Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên

Nghề kế toán, kiểm toán trong kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập

Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc nền kinh

tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đa sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường,

mở cửa và hội nhập. Cùng với sự đổi mới kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã và

đang cải cách sâu sắc, triệt để, từng bước tiếp cận và hòa nhập với nguyên tắc, thông

lệ, chuẩn mực phổ biến trên thế giới. Kiểm toán, lĩnh vực hoạt động mới phát sinh từ

kế toán, phục vụ yêu cầu của kế toán cũng đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong

những năm gần đây.

Kế toán, kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế - tài chính thuần túy,

mà đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một nghề nghiệp được thừa nhận trong nền kinh

tế thị trường, mở cửa.

Như chúng ta đã biết, đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên

chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng thì môn nguyên lý kế toán được ví như là

nền tảng khi đi sâu vào học chuyên ngành và mang tính chất bắt buộc trong chương

trình đào tạo.

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, nền tảng về

nguyên lí kế toán: nắm được bản chất; chức năng, vai trò của hạch toán kế toán; các

nhiệm vụ, các yêu cầu, các quy định và các nguyên tắc cơ bản của hạch toán kế toán;

nắm được đối tượng nghiên cứu của kế toán; phân loại được tài sản, nguồn hình thành

tài sản của đơn vị kế toán. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương

pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và

phương pháp tổng hợp - cân đối để nghiên cứu đối tượng của hạch toán kế toán.

Có nhiều quan điểm khác nhau cho rằng: kế toán và kiểm toán là 2 thuật ngữ

tương tự với nhau, có mối quan hế chặt chẽ với nhau. Nhưng chúng không phải là một,

chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Kế toán có phải là lĩnh vực rộng hơn

kiểm toán hay không, kiểm toán có phải là một chuyên đề trong kế toán hay không?

Để hiểu rõ bản chất và mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và kiểm toán trước hết chúng

ta cần tìm ra điểm chung và mối quan hệ giữa 2 lĩnh vực này.

Định nghĩa về kế toán, kiểm toán

Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và

sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài

chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các

quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh

nghiệp.

Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý

của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị,

doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.

Điểm chung giữa kế toán và kiểm toán

Đều làm việc trên những con số và dữ liệu từ nhiều đối tượng cung cấp, và sau

đó tổng hợp lại thành một báo cáo tài chính để thuyết trình với người yêu cầu báo cáo.

Có kế toán thı̀ mớ i có kiểm toán, kiểm toán cũng là từ cái gốc kế toán mà ra. Kiểm

toán viên làm việc trên các số liệu do kế toán cung cấp và mục tiêu cuối cùng là đưa ra

ý kiến đánh giá các thông tin mà kế toán đã lập ra.

Kế toán về nguyên tắc đi từ chi tiết đến tổng hợp còn kiểm toán bắt đầu từ

những góc nhìn tổng hợp mà kế toán cung cấp để đi đến các vấn đề chi tiết để xác

minh những nôi dung ̣ mà kế toán cung cấp. Kế toán làm ra số liệu, kiểm toán kiểm tra

tính chính xác, trung thực của số liệu đó và đưa ra ý kiến, kiến nghị để điều chỉnh,

giúp hệ thống kiểm soát nội bộ của kế toán được cải thiện hơn. Báo cáo tài chính nếu

đi kèm cùng báo cáo kiểm toán sẽ có độ tin cậy cao hơn.

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 1

Trang 1

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 2

Trang 2

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 3

Trang 3

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 4

Trang 4

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 5

Trang 5

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 6

Trang 6

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 7

Trang 7

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 8

Trang 8

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 9

Trang 9

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 193 trang xuanhieu 4460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: Mối quan hệ giữa các môn học chuyên ngành Kế toán, kiểm toán - Góc nhìn từ sinh viên
bình đẳng về công nghệ giữa người học với nhau có thể là rào cản 
đối với việc học tập của sinh viên thiếu cơ hội tiếp cận với công nghệ. Điều này có thể 
khắc phục khi người học được hướng dẫn ngay từ đầu các kỹ năng cơ bản để sử dụng 
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 
179 
tài liệu trên mạng, và đồng thời nhiều trường đại học hiện nay cũng cung cấp cho sinh 
viên nhiều cơ hội tiếp cận sử dụng máy tính và mạng. Khi đã có cơ hội tiếp cận mạng, 
thì cả thầy và trò có cơ hội tiếp cận với nhiều công cụ mở trên mạng, các công cụ Web 
2.0 chứa đựng có những ứng dụng rất thú vị và hiệu quả đối với việc giảng dạy. 
Thứ ba, nhiều sinh viên còn chưa có thói quen học tập theo mô hình này, nên họ 
sẽ gặp khó khăn và thậm chí lơ là không chịu chuẩn bị bài trước. Mặc dù thế, giáo viên 
có thể kiểm soát sinh viên thông qua các hoạt động hỗ trợ như trả lời câu hỏi, đặt câu 
hỏi và yêu cầu sinh viên trả lời khi nghe bài giảng, theo dõi thông qua hệ thống quản 
lý hoạt động truy cập của người học. 
Có lẽ rào cản lớn nhất chính là bản thân người thầy phải thay đổi vai trò của 
mình từ truyền thụ sang hướng dẫn, quản lý để tạo ra một môi trường học tập năng 
động, uyển chuyển và thú vị cho người học. Một trong những câu hỏi quan trọng là 
vận dụng mô hình lớp học nghịch đảo vào bài giảng như thế nào? Giảng viên cần lưu ý 
rằng không phải mô hình lớp học nghịch đảo có thể vận dụng cho tất cả các nội dung 
dạy học. Mô hình này phù hợp với việc giảng dạy các khái niệm cơ bản, mô hình, cơ 
chế hoạt động, hoặc kiến thức thuộc loại quy trình, phương thức này cũng sử dụng 
hiệu quả đối với dạy học bằng dự án. Như vậy, điều quan trọng là phải có sự chọn lọc 
khi sử dụng phương thức dạy học này. 
Bài học kinh nghiệm cho việc giảng dạy kế toán ở các trường đại học Việt 
Nam 
Thực trạng các môn học chuyên ngành kế toán hiện nay ở Việt Nam còn nặng 
về lý thuyết với khối lượng kiến thức nhiều mà thời lượng mỗi tiết học trên lớp còn 
hạn chế là một trong những khó khăn khiến cho việc giảng dạy ở các trường đại học 
còn gặp nhiều khó khăn. Sinh viên ít được thực hành được tiếp cận với công việc kế 
toán thực tế (tiếp cận chứng từ, lập chứng từ; ghi chép sổ sách theo các hình thức kế 
toán và phần mềm kế toán; lập báo cáo tài chính; phân tích báo cáo tài chính; thực hiện 
kê khai, quyết toán thuế...). 
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 
180 
 Từ mô hình lớp học nghịch đảo ở các trường đại học tại Mỹ, người viết nghĩ 
rằng có thể ứng dụng mô hình dạy học này trong bối cảnh đại học ở Việt Nam khi điều 
kiện cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn. Giúp hạn chế thực trạng đọc – chép trong mỗi 
tiết học trên lớp khiến sinh viên trở nên thụ động hơn với bài giảng. Sinh viên có thể 
được tiếp cận chứng từ, lập chứng từ; ghi chép sổ sách theo các hình thức kế toán và 
phần mềm kế toán; lập báo cáo tài chính; phân tích báo cáo tài chính; thực hiện kê 
khai,thông qua đoạn băng hình bài giảng. Có thể khẳng định rằng, mô hình sẽ giúp 
nâng cao ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập và đồng thời tạo ra thói quen học hợp 
tác ở người học, những thái độ và kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi sinh viên sau 
khi ra trường. Để ứng dụng tốt mô hình này, điều quan trọng là thiết kế các hoạt động 
sao cho thu hút người học và gắn kết người học thành một cộng đồng học tập. 
Bên cạnh đó, một trong những công cụ để nghịch đảo bài giảng là thiết kế các 
đoạn băng hình bài giảng và đưa lên hệ thống. Sau đây là một số bước chuẩn bị một 
bài giảng bằng ghi hình: 
 Xác định mục tiêu bài giảng, cân nhắc liệu bài giảng có phù hợp với việc sử 
dụng băng ghi hình không. 
 Thiết kế bài giảng bằng phần mềm PowerPoint. 
 Chuẩn bị Webcam, Mi-cờ-rô trên máy tính để ghi âm và hình. 
 Sử dụng phần mềm Screencast-O-Matic để kết hợp trình chiếu PowerPoint 
và ghi âm bài giảng (cũng có thể sử dụng công cụ trực tuyến presentme để 
ghi hình trực tuyến). 
 Đưa bài giảng lên hệ thống quản lý học hoặc chép ra đĩa CD. 
 Sử dụng kỹ thuật lớp học nghịch đảo không nhất thiết là điều không hay, 
nhưng người ứng dụng cần phải thực tiễn khi áp dụng nó. 
Tóm lại, đổi mới công tác giảng dạy không phải là một vấn đề dễ dàng, bởi có 
rất nhiều việc phải cân nhắc, có rất nhiều người liên quan, nhiều cuộc thảo luận cần 
thực hiện và phải thực hiện thường xuyên. Do đó, nhằm từng bước nâng tầm kế toán – 
kiểm toán Việt nam lên vị trí tương xứng trong nghề nghiệp ở khu vực và thế giới. Cần 
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 
181 
phải thay đổi tư duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của 
các trường Đại học, từ đó thay đổi cung cách dạy, học và phương pháp, nội dung tổ 
chức và quản lý giáo dục với một nền tảng giáo dục phù hợp hơn với yêu cầu của xã 
hội và cuộc sống trong kỷ nguyên kinh tế trí thức. 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Văn Lợi (2014) “Lớp học nghịch đảo – mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và 
trực tuyến” - Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ 
2. Bài viết “Đào tạo kế toán gắn liền với doanh nghiệp và hội nhập”(2016) trên trang 
web: thanhtra.com.vn 
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 
182 
ĐÀO TẠO KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC THỰC TẾ – 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
Tạ Thu Phương 
CQ51/22.05 
Hiện nay việc đào tạo kế toán kiểm toán bậc đại học được thực hiện ở rất nhiều 
ngôi trường đại học kinh tế tài chính cả công lập và ngoài công lập trên cả nước. Ở 
những trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán thì có đủ mọi hệ đào 
tạo và cấp bậc đào tạo như trung cấp, cao đẳng, liên thông đại học, đại học chính quy, 
thạc sỹ, tiến sỹ, tại chức hay là đào tạo từ xa. Đó là chưa tính hàng trăm trung tâm, các 
tổ chức mở lớp dạy nghề kế toán kiểm toán. Điều đó đồng nghĩa mức độ cạnh tranh 
khi tuyển dụng là không hề nhỏ. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì số 
lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế đòi hỏi nguồn nhân lực tương ứng là rất lớn, bởi 
lẽ doanh nghiệp dù lớn hay là vừa hoặc nhỏ đều tổ chức công tác kế toán hoặc sử dụng 
các dịch vụ kế toán. Tuy nhiên một thực trạng đáng buồn đó là trong số hàng ngàn 
sinh viên tốt nghiệp thì một số lượng lớn sinh viên ra trường phải làm một công việc 
trái ngành, hoặc không tìm được công việc kế toán phù hợp. 
Theo các nhà tuyển dụng, những khó khăn chung khi tuyển dụng nhân sự ngành 
kế toán là chất lượng nhân sự không đáp ứng được nhu cầu công việc, đặc biệt là 
nguồn nhân sự mới tốt nghiệp ra trường. Với những đối tượng này, họ thiếu kỹ năng 
cần thiết cho công việc, chưa có cái nhìn chính xác về nội dung công việc mà họ sẽ 
làm, chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản Khi tuyển dụng đối tượng này nhà tuyển 
dụng chấp nhận đào tạo lại để phù hợp với tình hình công việc thực tế tại doanh 
nghiệp. 
Nhận thấy được thực trạng sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc thực 
tế, các trường cao đẳng, đại học trên cả nước đã có những hành động cụ thể và thiết 
thực để thay đổi như đổi mới phương pháp đào tạo; mời giảng viên thỉnh giảng là 
những người có thâm niên làm công tác kế toán thực tế tại các doanh nghiệp; trang bị 
mô hình phòng kế toán mô phỏng theo đúng thực tế; bổ sung những môn học cần thiết 
như phần mềm kế toán, thuế, kế toán excel; tích cực mời các doanh nghiệp ngành kế 
toán tổ chức hội thảo chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ cho công việc thực tế; tổ 
chức các CLB kế toán, tổ chức thực tập cuối khóa cho sinh viên . 
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 
183 
Bên cạnh những nỗ lực và hành động thiết thực trên, công tác đào tạo tại nhiểu 
cơ sở giáo dục đào tạo vì những lý do chủ quan lẫn khách quan cũng còn nhiều bất 
cập. Ngoài ra thái độ học tập của chính bản thân sinh viên cũng là nguyên nhân dẫn 
đến hiện trạng này. 
Những bất cập liên quan đến công tác đào tạo nói chung 
Thứ nhất, do số lượng sinh viên đông, phòng kế toán mô phỏng chưa thực sự 
được triển khai hiệu quả, chưa mô tả hết được các công việc thực tế mà người kế toán 
phải làm. 
Việc đào tạo kế toán kiểm toán bậc đại học được thực hiện khá phổ biến , ở rất 
nhiều ngôi trường đại học kinh tế tài chính cả công lập và ngoài công lập trên cả nước. 
Tuy nhiên hầu như các trường đại học mới chỉ truyền đạt lý thuyết chứ chưa tạo cơ hội 
cho các sinh viên tiếp cận thực tế nên lượng sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành 
nghề này phải đi tìm đến các phòng kế toán mô phỏng để trải nghiệm. Tuy nhiên khi 
đến các trung tâm, phòng kế toán mô phỏng cũng đặt tiêu chí lợi nhuận lên hàng đầu 
nên chưa có các chính sách cũng như điều kiện để người học được cọ xát bên ngoài mà 
hầu như chỉ nêu ra những thứ căn bản trong ngành kế toán. 
Thứ hai, trong đào tạo, môn học kế toán thường được chia ra thành nhiều phần, 
chưa chú trọng việc hệ thống một cách tổng thể, xuyên suốt nội dung đào tạo từ đó 
sinh viên chưa nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của kế toán cũng như chưa hiểu rõ 
một cách tổng thể và chi tiết các công việc phải làm của người kế toán. 
Trong các ngôi trường đại học, đặc biệt là các trường chuyên môn đào tạo kế 
toán, kiến thức chuyên ngành là khá rộng với rất nhiều trường hợp trong thực tế khác 
nhau nên chia ra nhiều môn và học phần như nguyên lý kế toán, kế toán tài chính, kế 
toán hành chính sự nghiệp, v.v nên có thể tạo ra tâm lý lúng túng cho các sinh viên 
không biết trong thực tế nên áp dụng trường hợp nào. 
Thứ ba, chương trình đào tạo chỉ chú trọng đến kiến thức về kế toán, trong khi 
đó để làm tốt công việc trong thực tế, người kế toán phải biết những kiến thức về việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo thuế như : làm thế nào nộp tờ khai thuế, 
ký số là gì, thực hiện như thế nào Ngoài ra nhà trường chưa chú trọng đến việc 
hướng dẫn các quy trình kế toán cơ bản của từng phần hành kế toán để giúp sinh viên 
hiểu rõ công việc, nhiệm vụ của từng vị trí trong phòng kế toán và trình tự cần phải 
thực hiện. 
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 
184 
Giáo trình, tài liệu của các môn học chưa theo kịp sự thay đổi của chính sách 
cũng như chưa sát với thực tế công việc. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng 
như hiện nay, các quy định pháp lý về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán 
doanh nghiệp được bổ sung và thay đổi theo tinh thần chung của các chuẩn mực và 
quy định chung của các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu đối 
với đội ngũ giảng viên, người làm công tác chuyên môn và nghiên cứu tại các cơ sở 
đào tạo trong việc cập nhật những kiến thức mới nhất và phù hợp với tình hình thực tế. 
Nguyên nhân chủ quan từ sinh viên 
Sinh viên chưa ý thực được tầm quan trọng của kiến thức nền tảng dẫn đến thái 
độ học tập đa phần là để đối phó 
Một lượng lớn sinh viên hiện nay chưa ý thức được những kiến thức mình dùng 
là để phục vụ cho tương lai sau này làm việc mà hầu như chỉ học để cho qua môn, để 
tìm được học bổng, để có thể trang bị chắc kiến thức cho những môn học chuyên 
ngành sau này  Sinh viên chỉ chú trọng các kiến thức trong sách giáo trình, những 
lời thầy cô dạy mà chưa có ý thức tự tìm tòi, học hỏi để lo lắng sau này trong thực tế sẽ 
áp dụng như thế nào. Điển hình như đa số các sinh viên ngành kế toán có thể lập báo 
cáo tài chính nhưng những báo các khác như báo cáo lưu chuyển tiền tệ,  cũng là 
một trong những văn bản kế toán viên cần biết làm thì chưa chắc đã làm được. 
Chưa chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng có liên quan để phục vụ cho công 
việc như kiến thức về các ứng dụng công nghệ thông tin, tin học văn phòng 
Chưa chủ động cập nhật những thay đổi có liên quan về chính sách thuế, chế độ 
kế toán. 
Một phần quan trọng của nguyên nhân này cũng bắt nguồn từ chưa có ý thức 
tìm tòi học hỏi các kiến thức thực tế, không nắm bắt các thông tin kinh tế xã hội của 
Việt Nam mà có liên quan đến sau này. Với tâm lý e ngại cũng như lười cập nhật 
thông tin chính sách nhà nước, và có thể là lấy những nguyên nhân như chờ nghị định 
khi nào thực thi rồi tìm hiểu cũng chưa muộn là những lý do phổ biến. 
Giải pháp 
Về phía sinh viên, 
Một là, tích cực tìm hiểu, trang bị và cập nhật các chính sách nhà nước, chuẩn 
mực kế toán để sau này khi ra trường có thể tự tin tìm kiếm các cơ hội việc làm theo 
đúng chuyên ngành mà mình đã được học. 
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 
185 
Hai là, chủ động trang bị các kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán để 
phục vụ cho công việc tương lai. 
Trong thời đại công nghệ thông tin phổ biến như hiện nay, không khó để sinh 
viên có thẻ tiếp cận các thông tin, các kiến thức từ các khóa học online, các video do 
các chuyên gia trong ngành thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực Việt Nam để cạnh tranh với quốc tế trong thời kỳ hội nhập. 
Ba là, sinh viên phải tự có ý thức học để tìm hiểu bản chất của các vấn đề, trau 
dồi thêm kiến thức cho chính bản thân mình và loại bỏ ngay tâm lý học đối phó, học vì 
thầy cô, vì bạn bè, vì cha mẹ. Sinh viên phải đặt cái tâm vào nghề mà mình đã chọn để 
theo học thì tương lai mới có thể rộng mở. 
Về phía nhà trường, luôn tạo điều kiện cho sinh viên không chỉ kiến thức, 
chương trình dạy học hợp lý mà còn phải cho sinh viên trải nghiệm thực tế, cọ xát với 
các tình huống thực tế để khi ra trường sinh viên không khỏi bỡ ngỡ. 
Nhà trường có thể tạo các khóa huấn luyện cho cả sinh viên lẫn giảng viên, hay 
mở các cuộc thi dành cho tất cả đối tượng trong nhà trường để nâng cao sức cạnh tranh 
giữa các sinh viên, mời các chuyên gia trong ngành về để truyền đạt cũng như giảng 
dạy cho sinh viên trong trường. 
Về phía doanh nghiệp 
Rất nhiều người nói rằng, ở trường được học như thế này nhưng khi làm việc 
thực tế thì rất khác, điều đó là chưa đúng. Kế toán là một nghề có tính logic rất cao, 
nếu trong quá trình học tập nắm vững kiến thức cơ bản thì khi làm việc thực tế, chỉ cần 
chú ý và bổ sung thêm một số kỹ năng cần thiết thì sinh viên hoàn toàn có thể nắm bắt 
công việc thực tế một cách dễ dàng, có chăng sự khác biệt ở đây là việc vận dụng như 
thế nào kiến thức đã học để phù hợp với thực tế doanh nghiệp. 
Trước thực trạng này, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kế toán tài 
chính cần phải góp phần hỗ trợ sinh viên nhanh chóng hòa nhập vào mội trường thực 
tế bằng cách tổ chức những khóa đào tạo kế toán thực tế. Họ có điều kiện để tổ chức 
những lớp học ngắn hạn hoàn toàn tập trung vào các công việc thực tế mà người kế 
toán phải làm, các kỹ năng cần thiết mà mà người kế toán cần trang bị, các tình huống 
thực tế mà kế toán phải xử lý, các quy trình kế toán cơ bản phải biết, các mô tả công 
việc cụ thể của từng phần hành kế toán làm sao để sau khi học xong, người học hiểu 
được mình phải làm gì và làm như thế nào để tự tin đáp ứng nhu cầu công việc của nhà 
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 
186 
tuyển dụng. Đây cũng là một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay để sinh viên mới 
tốt nghiệp nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng yêu cầu công việc thực tế. 
Tài liệu tham khảo 
toan-trong-boi-canh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-105046.html 

File đính kèm:

  • pdfky_yeu_hoi_thao_khoa_hoc_sinh_vien_moi_quan_he_giua_cac_mon.pdf