Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt)

Kính ngữ tiếng Hàn có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của người

Hàn Quốc cả trên phương diện ngôn ngữ và phương diện văn hoá. Xét trên phương diện ngôn ngữ,

kính ngữ được biểu hiện qua phương tiện ngữ pháp và phương tiện từ vựng thay thế mang nghĩa

đề cao. Phương thức biểu hiện kính ngữ qua từ vựng thay thế không phức tạp như phương thức

biểu hiện qua ngữ pháp nhưng lại được xem là phương thức phổ biến trong biểu thị kính ngữ tiếng

Hàn và có sự tương quan nhất định với tiếng Việt. Phương thức biểu thị kính ngữ qua từ vựng là

hoạt động thay thế thể từ biểu thị ý nghĩa đề cao với các đại từ nhân xưng và danh từ chỉ vật cùng

nghĩa; và thay thế vị từ gồm các động từ, tính từ biểu thị sự đề cao chủ thể và khách thể. Số lượng

các từ vựng thay thế trong tiếng Hàn biểu thị kính ngữ không nhiều nhưng lại được sử dụng với

tần suất cao trong hoạt động giao tiếp của người Hàn. Xét trong mối tương quan với tiếng Việt thì

phương thức thay thế từ vựng biểu thị sự đề cao cũng được người Việt sử dụng phổ biến nhưng số

lượng các từ vựng thay thế trong tiếng Việt lại hạn chế hơn. Việc nắm bắt rõ các phương thức biểu

hiện của kính ngữ tiếng Hàn trong đó có phương thức biểu thị qua từ vựng thay thế sẽ giúp người

học tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Hàn và tránh được những xung đột về văn hoá có thể xảy ra

trong quá trình tiếp xúc và giao tiếp với người Hàn Quốc.

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 1

Trang 1

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 2

Trang 2

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 3

Trang 3

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 4

Trang 4

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 5

Trang 5

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 6

Trang 6

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 7

Trang 7

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 8

Trang 8

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 9

Trang 9

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 3760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt)

Kính ngữ tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (Xét trong mối tương quan với tiếng Việt)
 thị 
sự đề cao chủ thể cũng được sử dụng trong 
giao tiếp tiếng Việt. Số lượng các từ vựng 
thay thế mang ý nghĩa đề cao trong tiếng 
Việt cũng không nhiều và thường tập trung 
ở động từ và trợ động từ (TrĐT) trong câu. 
Xem xét chức năng biểu thị tính lịch sự, sự 
kính trọng và đề cao của TrĐT trong tiếng 
Việt khi so sánh với vị từ bổ trợ tiếng Hàn 
cho thấy các TrĐT trong tiếng Việt có thể 
được đặt trước hoặc sau vị từ và đều biểu 
thị sự đề cao, trân trọng, lễ phép, lịch sự với 
đối tượng tiếp thoại như tiếng Hàn. Tuy 
nhiên TrĐT tiếng Việt lại không có đuôi 
liên kết đi kèm để khu biệt, nhận diện với 
động từ chính hoặc giữa các TrĐT với nhau 
như tiếng Hàn. Yếu tố giúp có thể phân 
biệt, nhận diện được TrĐT và động từ 
chính trong tiếng Việt là phép tỉnh lược 
TrĐT. Khi đó ý nghĩa của câu không thay 
đổi lớn như lược bỏ động từ chính nhưng 
mức độ biểu thị tính lịch sự, khiêm tốn, trân 
trọng với đối ngôn sẽ bị giảm đáng kể. Điều 
này phản ánh rõ chức năng quan trọng của 
TrĐT tiếng Việt trên phương diện ngữ 
pháp để biểu thị sự tính lịch sự, đề cao 
trong giao tiếp. TrĐt tiếng Việt được xem 
như một phương tiện bổ sung ngữ nghĩa 
cho động từ chính nhằm biểu thị tính lịch 
sự, đề cao và trân trọng vai tiếp nhận giống 
như vị từ bổ trợ kính ngữ tiếng Hàn. Tuy 
nhiên các TrĐT mang sắc thái đề cao trong 
tiếng Việt không đa dạng, mức độ và phạm 
vi sử dụng cũng hạn chế hơn so với vị từ bổ 
trợ kính ngữ tiếng Hàn. 
Khác với trợ động từ được biểu hiện trên 
phương diện ngữ pháp thì các động từ được 
thay thế mang ý nghĩa đề cao chủ thể mới 
là yếu tố thuộc phương tiện biểu hiện qua 
từ vựng là nội dung trọng tâm mà chúng tôi 
đang xem xét ở báo cáo nghiên cứu này. 
Động từ mang sắc thái đề cao phổ biến 
trong tiếng Việt gồm các động từ như bảng 
2 sau: 
Bảng 2: Các động từ làm vị từ biểu thị sự 
đề cao vai chủ thể thường dùng 
 trong tiếng Việt 
STT Động từ 
thường 
Động từ đề cao 
có nghĩa tương 
ứng 
1 ăn xơi, mời, dùng 
2 chết từ trần, ra đi, mất, 
qua đời, tạ thế, 
quy tiên, hy sinh 
3 Kêu gọi, mời 
4 Nói Thưa, bẩm, phát 
biểu, trình bày, 
báo cáo 
5 Cho, đưa Biếu, tặng 
Các động từ trên đều là những từ vựng thay 
thế mang sắc thái đề cao được người Việt 
sử dụng như một phương tiện biểu thị sự 
lịch sự, kính trọng của người có vị thế thấp 
với người có vị thế cao. Bảng 2 trên cho 
thấy khi người nói muốn thể hiện thái độ 
lịch sự, đề cao, kính trọng với người trên 
thường sử dụng các động từ biểu thị sự hạ 
mình, khiêm nhường thay cho các động từ 
thường. Mặt khác, khi thể hiện sự kính 
trọng và đề cao chủ thể, người nói cũng 
thường sử dụng các động từ biểu thị tính 
lịch sự, kính trọng, đề cao và tôn bậc người 
nghe với sắc thái nghĩa giảm nhẹ hơn hoặc 
tăng lên để tránh nguy cơ đe doạ đến thể 
diện của người nghe thay cho các động từ 
không mang sắc thái biểu cảm trang trọng, 
kính trọng v.v.. Cụ thể chúng ta có các ví 
dụ sau: 
Ví dụ 7: 
 Dạ thưa anh, chỉ là một lỗi nhỏ 
nhưng khách hàng họ không 
chịu/Nói để anh biết đây chỉ là 
một lỗi nhỏ nhưng khách hàng họ 
không chịu (kịch bàn phim Tình 
thù hai mặt) 
36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
 Bẩm cụ từ ngày cụ bắt đi ở 
tù../Nói để cụ biết từ ngày cụ bắt 
đi ở tù.. (tác phẩm Chí phèo) 
 Anh Hoà mời bác lên dùng bữa 
sáng với anh ấy đấy ạ/Anh Hoà 
kêu bác lên ăn sáng với anh ấy 
đấy ạ (kịch bàn phim Tình thù hai 
mặt) 
Các vị từ ở ví dụ 7 trên đều thể hiện sự 
khiêm nhường, hạ mình của vai phát ngôn 
có vị thế thấp với vai tiếp nhận có vị thế cao 
để biểu thị sự tôn trọng, kính trọng. Nếu 
dùng phép thử thay các vị từ này bằng các 
vị từ thường khác có cùng nghĩa như ví dụ 
7 trên chúng ta sẽ thấy mức độ đề cao, kính 
trọng, khiêm nhường, hạ mình trong phát 
ngôn bị giảm đáng kể thậm chí có trường 
hợp còn biểu thị sắc thái bất lịch sự, không 
trân trọng, tôn trọng vai tiếp nhận. Điều này 
cho thấy các từ vựng mang sắc thái đề cao 
này được sử dụng như một phương tiện 
biểu hiện tính lịch sự, lễ phép, đề cao và tôn 
trọng trong giao tiếp tiếng Việt. Chúng tôi 
cho rằng ngoài một số phương tiện ngữ 
pháp thì phương thức sử dụng các từ vựng 
mang sắc thái hạ mình, khiêm nhường và 
đề cao chủ thể được xem là phương tiện 
biểu thị sự đề cao phổ biến trong giao tiếp 
tiếng Việt. Mặt khác, nếu xem thành phần 
phụ ‘thưa gọi’, ‘thưa bẩm’ thuộc phạm trù 
ngữ pháp của tiếng Việt thì các động từ 
thưa, bẩm, gọi, mời v.v.. lại được xem là 
thuộc phạm trù từ vựng biểu thị sự lễ phép, 
đề cao vai tiếp nhận trong tiếng Việt. Thực 
tế cả tiếng Hàn và tiếng Việt đều có số 
lượng các động từ mang sắc thái lịch sự, 
kính trọng không nhiều nhưng tần suất sử 
dụng trong giao tiếp lại rất phổ biến. 
2.2. Vị từ đề cao đối với khách thể 
2.2.1.Vị từ đề cao khách thể trong tiếng 
Hàn 
Phương thức đề cao chủ yếu đối với khách 
thể trong tiếng Hàn là phương thức thay thế 
từ vựng ở vị từ, thường tập trung ở động từ 
để biểu thị sự kính trọng, tôn trọng đối với 
vai khách thể. Số lượng các vị từ đề cao 
khách thể cũng không đa dạng nhưng được 
sử dụng phổ biến trong giao tiếp thường 
ngày của người Hàn Quốc. Các động từ đề 
cao khách thể được sử dụng phổ biến trong 
giao tiếp tiếng Hàn như bảng 3 sau: 
Bảng 3: Các động từ làm vị từ biểu thị sự 
đề cao vai khách thể thường dùng 
 trong tiếng Hàn 
STT Động từ 
thường 
Động từ đề cao 
có nghĩa 
tương ứng 
1 보다 
(xem, 
gặp) 
뵈다/뵙다 
(gặp) 
2 주다 
(cho, đưa) 
드리다 (biếu, 
tặng, thưa..) 
3 묻다 (hỏi, 
truy vấn) 
여쭈다 (hỏi) 
4 데리다 
(dẫn, dắt) 
모시다 (chăm 
sóc, đưa đón) 
5 보내다 
(gửi, 
chuyển 
tới) 
올리다 (trình, 
gửi) 
5 알리다 
(cho biết) 
알뢰다 (báo 
cho, bẩm, tâu) 
Các động từ đề cao khách thể trên thường 
được sử dụng song song với tiểu từ tặng 
cách ( TTTC) kính ngữ biểu thị vai 
khách thể là vai tiếp nhận và chịu tác động 
các hành động do chủ thể thực hiện. Ví dụ 
8 sau cho thấy vai khách thể được đề cao 
qua TTTC – và vị từ đề cao: 
Ví dụ 8: 
/Nhờ mẹ hay 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 37 
không em tự quyết định đi (kịch 
bản phim Gia đình chồng tôi) 
? Nhưng tôi xin hỏi 
trưởng phòng một chuyện có 
được không? (kịch bản phim 
Cuộc sống không trọn vẹn) 
Tuy nhiên khi vai khách thể đứng ở vị trí 
tân ngữ thì tiểu từ bổ cách lại không 
biểu thị sắc thái kính trọng, vì thế các động 
từ thay thế như một sự bù đắp sẽ thực hiện 
chức năng chính biểu thị sự đề cao khách 
thể. Ví dụ 9 dưới đây cho thấy vai khách thể 
đứng ở vị trí tân ngữ sẽ chỉ có tiểu từ bổ 
cách nên vị từ sẽ đảm nhận vai trò đề cao 
khách thể. 
Ví dụ 9: 
!/Mặc dù là con trai thứ 
mà vẫn phải phải chăm sóc 
phụng dưỡng bố mẹ (kịch bản 
phim Gia đình chồng tôi) 
./Anh không ngủ 
được từ sau khi gặp mẹ (kịch 
bản phim Gia đình chồng tôi) 
Nhiều trường hợp sự đề cao vai khách thể 
đã không được thể hiện trong phát ngôn do 
số lượng các vị từ đề cao vai khách thể 
không đa dạng nên không có vị từ thay thế 
và không có phương thức đề cao khác 
ngoài hậu tố (nim) như ví dụ 10 sau: 
Ví dụ 10: 
 ./trưởng 
ban, tôi sẽ thuyết phục (kịch bản 
phim Cuộc sống không trọn vẹn) 
 ./Thì ra là cậu 
đã gặp trưởng ban tài chính rồi! 
(kịch bản phim Cuộc sống không 
trọn vẹn) 
Ví dụ 10 trên cho thấy hoạt động của từ 
vựng trong đề cao vai khách thể đang có xu 
hướng giảm trong giao tiếp tiếng Hàn hiện 
nay. Hiện chỉ có số lượng hạn chế các vị từ 
đề cao vai khách thể được sử dụng song 
song với TTTC mang sắc thái kính trọng 
như đã nêu trên. 
1.2.3. Vị từ đề cao khách thể trong 
tiếng Việt 
Trong tiếng Việt phương thức thay thế vị 
từ đề cao vai khách thể được sử dụng phổ 
biến với một số các vị từ ở bảng 4 sau: 
Bảng 4: Các động từ làm vị từ biểu thị sự 
đề cao vai khách thể thường dùng 
trong tiếng Việt 
STT Động từ 
thường 
Động từ đề 
cao có nghĩa 
tương ứng 
1 Nói Thưa, bẩm, 
tâu, trình 
2 Cho, đưa tặng, biếu 
Các vị từ đề cao trong bảng 4 trên không 
chỉ được sử dụng đề cao với vai tiếp nhận 
mà còn được sử dụng với cả vai khách thể 
để biểu thị sự khiêm nhường, hạ mình, kính 
trọng của người nói với đối tượng tiếp nhận 
các hành động liên quan này. Chúng ta có 
các ví dụ 11 sau: 
Ví dụ 11: (Trích kịch bản phim lập 
trình cho trái tim) 
 Em em muốn trình bày với 
sếp việc này anh ạ 
 Giờ mình ra siêu thị tìm mua quà 
biếu bố mẹ anh nhé! 
Tuy nhiên vị từ đề cao vai khách thể trong 
tiếng Việt cũng có số lượng hạn chế như 
tiếng Hàn nên trong một số trường hợp mặc 
dù khách thể là vai trên nhưng do không có 
từ vựng thay thế nên sự đề cao, thái độ kính 
trọng với vai khách thể chỉ được biểu thị 
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
với tính trung lập, không thể hiện rõ sắc 
thái đề cao trong hội thoại giao tiếp. Chẳng 
hạn như trường hợp”Em đã nói không đi 
cùng mẹ anh. Anh không giữ lời được thì 
anh đi một mình đi, em về. (Kịch bản phim 
sống chung với mẹ chồng) cho thấy cô con 
dâu tương lai không thể hiện rõ được sự 
kính trọng với vai khách thể là mẹ chồng 
trong phát ngôn với cụm từ không đi cùng 
mẹ anh. 
3.Kết luận 
Phương thức biểu hiện kính ngữ tiếng 
Hàn qua từ vựng gồm có phương thức thay 
thế thể từ và phương thức thay thế vị từ. 
Thể từ ở đây gồm các ĐTNX và danh từ 
biểu thị sự đề cao còn vị từ là các động từ 
biểu thị sự đề cao chủ thể và khách thể. Các 
từ vị từ thay thế mang sắc thái đề cao có số 
lượng không nhiều nhưng có tần suất sử 
dụng cao trong giao tiếp thường ngày của 
người Hàn. Tiếng Việt thuộc lại hình ngôn 
ngữ đơn lập nên không có phương thức 
chắp dính các phụ tố vào thể từ và thân từ 
như tiếng Hàn. Thay vào đó, trong các phát 
ngôn biểu thị sự kính trọng, người Việt sử 
dụng chủ yếu phương thức thay thế từ vựng 
với các đại từ, danh từ và vị từ cùng nghĩa 
biểu thị sự đề cao, kết hợp với các trợ động 
từ, hư từ biểu thị tình thái. Kính ngữ tiếng 
Hàn được xem là một phương tiện, một 
chiến lược giao tiếp ngôn ngữ quan trọng 
hướng tới mục tiêu và hiệu quả cuối cùng 
của giao tiếp. Việc nắm bắt rõ các phương 
tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn trong đó 
không chỉ trên phương diện ngữ pháp mà 
trên phương diện từ vựng cũng sẽ giúp 
người Việt đạt được những giao tiếp tiếng 
Hàn chuẩn mực hơn và thể hiện được thái 
độ đề cao, tôn trọng và lịch sự với đối 
tượng tiếp nhận hơn. Mặt khác, kính ngữ 
tiếng Hàn hàm chứa các đặc trưng và quy 
ước mang đậm tính văn hoá truyền thống 
Nho giáo Hàn Quốc nên việc nắm bắt và sử 
dụng kính ngữ tiếng Hàn chuẩn còn giúp 
người Việt tránh được những xung đột văn 
hoá, giảm thiểu được nguy cơ đe doạ thể 
diện tới người khác trong giao tiếp hội 
thoại hàng ngày. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Ahn Kyeong Hwan (1996), Tiểu từ cách 
trong tiếng Hàn, Tạp chí ngôn ngữ (2) 
2. Lưu Tuấn Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu 
về ngôn từ ứng xử trong hội thoại tiếng 
Hàn. Phương Đông hợp tác và phát 
triển: Kỉ yếu HTTQ Đông phương học 
Việt Nam lần thứ hai. Nxb Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
3. Lưu Tuấn Anh (2001a) ‘Kính ngữ’, Các 
ngôn ngữ phương Đông, NXB ĐHQG 
Hà Nội. 
4. Lưu Tuấn Anh (2001b) Bước đầu tìm 
hiểu ngôn từ ứng xử trong hội thoại 
tiếng Hàn, Kỷ yếu hội thảo quốc gia 
Đông phương học Việt Nam lần thứ 
hai, NXB ĐHQG Hà Nội. 
5. Lưu Tuấn Anh (2000), Phụ tố trong tiếng 
Hàn, một ngôn ngữ thuộc loại hình 
chắp dính, Kỷ yếu Hội thảo Đông 
phương học Việt Nam lần thứ nhất, 
NXB ĐHQG Hà Nội. 
6. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng 
Việt, NXB Giáo dục. 
7. Nguyễn Hồng Cổn (2008), Cấu trúc cú 
pháp tiếng Việt: Chủ vị hay đề thuyết, 
Hội nghị khoa học về Việt Nam tại Hà 
Nội. 
8. Đỗ Hữu Châu (2005), Tập 1: Từ vựng- 
Ngữ nghĩa, NXB giáo dục. 
9. Đỗ Hữu Châu (2005), Tập 2: Đại cương- 
Ngữ dụng học- Ngữ pháp văn bản, NXB 
giáo dục. 
10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng 
Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ 
học và tiếng Việt, NXB giáo dục. 
11. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ 
giao tiếp của người Việt, NXB văn hóa -
thông tin. 
12. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp, Ngữ 
nghĩa- Ngữ dụng các tiểu từ tình thái 
tiếng Việt, Đề tài khoa học cấp ĐH 
Quốc gia, Hà Nội, 2001. 
13. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp ( =2003), 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 39 
Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học, 
Tạp chí ngôn ngữ, 170(7), trang 17-26. 
14. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp ( 2003), 
Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học, 
Tạp chí ngôn ngữ 171(8), trang 56-65, 
2003. 
15. Nguyễn Văn Hiệp (2007), Một số phạm 
trù tình thái trong ngôn ngữ, Tạp chí 
ngôn ngữ số 8. 
16. Nguyễn Văn Hiệp (2005), Các tiểu từ 
tình thái cuối câu tiếng Việt và chiến 
lược lịch sự, Hội thảo quốc tế ngôn ngữ 
học liên Á lần thứ VI, Nxb Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
17. Nguyễn Văn Hiệp (2001), Hướng đến 
một cách miêu tả và phân loại các tiểu 
từ tình thái cuối câu tiếng Việt, Tạp chí 
ngôn ngữ, 137(5), tr 54-63. 
18. Nguyễn Văn Khang (2014), Ngôn ngữ 
học xã hội, NXB giáo dục Việt Nam. 
19. Nguyễn Văn Khang (1996), Ứng xử 
ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người 
Việt, NXB văn hóa- thông tin. 
20. Hoàng Phê (chủ biên) (2012), Từ điển 
tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, Viện 
ngôn ngữ học. 
21. Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong 
tiếng Việt hiện đại, NXB khoa học xã 
hội. 
22. Nguyễn Như Ý (1990), Vai xã hội và ứng 
xử ngôn ngữ trong giao tiếp, Tạp chí 
ngôn ngữ số 3. 
23. (2009),
24. (1974),
10-2,
25. (2000),
26. (2015),
27. (1998),
28. (1999),
29. (1981),
45
30. (2011),
31. (1986),
32. (2011),
33. (1999),
34. (1996),
35. (2012),
DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 
TT Ngữ liệu 
1 
Park –Jieun(1976), Gia đình chồng tôi/ , phim do truyền hình KBS2 Hàn 
Quốc sản xuất 2012. 
2 
Jung Yoon-jung (1968), Cuộc sống không trọn vẹn/ -Misaeng phim do truyền hình tvN Hàn 
Quốc sản xuất 2014. 
40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
3 
Kim Eun Hee (1972), Tín hiệu/ - signal phim do truyền hình tvN Hàn Quốc sản xuất 
năm 2016. 
4 
Hyun Jin-geon (1900~1943), Một ngày may mắn/ [1924], NXB Sapiens21, 2012. 
5 
Kim Dong-in (1900~1951), Khoai tây/ – Gamj [1925], NXB Moonji Publishing, 2004. 
6 
Na Do-hyang(1902~1926), Chàng câm Sam-ryong/ -Beongeori Samryong [ 
1925], NXB CommunicationBooks, 2017. 
7 Đặng Thiếu Ngân (1975), Sống chung với mẹ chồng Phim do Trung tâm Sản xuất Phim truyền 
hình Việt Nam sản xuất năm 2017. 
8 Nhóm biên kịch”Lưỡng Hà Song Thủy”gồm Thu Hà, Thái Hà, Nguyễn Thủy, Đinh Thủy (thế 
hệ 7x và 8x), Lập trình cho trái tim phim do công ty FPT Media sản xuất và phát hành năm 
2009. 
9 Hà Anh Thu (1980), Tình thù hai mặt phim do công ty do công ty Midi com S.J.C sản xuất năm 
2016. 
10 Nguyễn Công Hoan (1903~1977), Người ngựa, ngựa người [1931], NXB Văn học, 2016. 
11 Nam Cao (1915/1917~1951), Một bữa no [1943], tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2005. 
12 Nam Cao (1915/1917~1951), Chí Phèo [1941], NXB Kim Đồng, 2014. 
Địa chỉ tác giả: Khoa tiếng Hàn Trường Đại học Hà Nội 
Email: Omonisaranghe@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfkinh_ngu_tieng_han_qua_phuong_thuc_thay_the_tu_vung_xet_tron.pdf