Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam

Kiểm soát chính quyền địa phương (CQĐP) ở các nước trên thế giới rất đa dạng, nhưng cơ bản được chia thành 2 loại: 1) kiểm soát của các cơ quan nhà nước (kiểm soát của trung ương, kiểm soát của tòa án, kiểm soát của cơ quan dân cử); 2) kiểm soát của các thiết chế xã hội (kiểm soát của đảng phái chính trị; kiểm soát của các tổ chức, hiệp hội quần chúng; kiểm soát của phương tiện truyền thông; kiểm soát của nhân dân). Bài viết tập trung phân tích hoạt động kiểm soát đối với CQĐP của một số quốc gia trên thế giới và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam

Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5880
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam

Kiểm soát chính quyền địa phương trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam
i lập và đại biểu độc lập giữ vai trò phản biện [13]. Nói 
chung, các đại biểu hội đồng không phải là thành viên trong các cơ 
quan hành chính thì mới có những hoạt động giám sát tích cực. Hoạt 
động giám sát của các phe đối lập hay đại biểu độc lập trong các 
phiên họp toàn thể là để thể hiện chính kiến về những vấn đề giám 
sát, tuy nhiên, chính kiến của dân biểu thường sẽ chịu ảnh hưởng 
của đảng mình trong hoạt động giám sát. [14]. Hoạt động giám sát 
của các dân biểu cần thiết thể hiện các nguyên tắc, mối ưu tiên của 
đảng; tranh luận có lý lẽ, có bằng chứng khi lên tiếng phê phán một 
chính sách hay quyết định của hành chính, khi đưa ra chính sách 
mới hoặc sửa đổi một chính sách hiện hành. Mối quan hệ giữa dân 
biểu với các đảng cầm quyền có thể ảnh hưởng tới sự tích cực trong 
giám sát bởi việc giữ quan hệ tốt sẽ có lợi cho con đường chính trị 
của họ [15].
Ở Trung Quốc, chế độ kiểm tra, giám sát của Đảng rất quan 
trọng, một trong những phương thức kiểm soát đối với CQĐP 
đáng chú ý là chế độ tuần thị của Trung ương Đảng xuống địa 
phương. Đây là chế độ kiểm tra từ trên xuống dưới, một trong 
3263(4) 4.2021
Khoa học Xã hội và Nhân văn
những phương thức hữu hiệu để kiểm soát quyền lực của Đảng. 
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành “Điều lệ công 
tác tuần thị của Đảng Cộng sản Trung quốc” gồm 7 chương, 42 
điều, nội dung gồm tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc làm việc, cơ cấu 
và nguồn lực, nội dung và phạm vi, cách thức làm việc và quyền 
hạn, kỷ luật, trách nhiệm... của công tác tuần thị, thành lập Tổ Tuần 
thị trung ương, Tổ lãnh đạo công tác tuần thị Trung ương. Theo đó, 
cán bộ cấp bộ xuống địa phương tiến hành công tác kiểm tra. Đối 
tượng thuộc diện kiểm tra rất rộng; thành viên khu vực và thành 
viên tuần thị không cố định; lập danh sách tổ trưởng tổ tuần thị, tiến 
hành chế độ luân phiên làm tổ trưởng; địa điểm và đơn vị tuần thị 
được lựa chọn ngẫu nhiên chứ không cố định. Trong việc kiểm soát 
CQĐP, chế độ tuần thị đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng 
hàng rào chống tham nhũng, thoái hóa, biến chất; tăng cường vai 
trò giám sát việc chấp hành kỷ luật; tăng cường tác dụng răn đe...
Kiểm soát của các tổ chức, hiệp hội quần chúng đối với CQĐP: 
Các tổ chức, hiệp hội quần chúng có vai trò quan trọng trong 
việc kiểm soát chính quyền ở nhiều quốc gia. Ví dụ như ở Mỹ, các 
tổ chức phi chính phủ phát triển mạnh và tồn tại như một cơ quan 
giám sát, ngăn ngừa và ngăn chặn sự sai trái của công quyền, có 
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính sách của chính phủ. Ở Malaysia, 
các nhóm lợi ích có thể thực hiện các cuộc vận động hành lang để 
gây áp lực lên chính phủ về một vấn đề nào đó. Ở Thụy Điển, nhà 
nước luôn tạo điều kiện cho các lực lượng xã hội tham gia vào các 
tổ chức xã hội dân sự như phong trào quần chúng, các tổ chức lợi 
ích, hiệp hội. Các tổ chức này phát huy tốt vai trò kiểm soát QLNN 
và thường xuyên có những đóng góp quan trọng, tích cực, chia sẻ 
trách nhiệm với nhà nước, góp phần ổn định, phát triển đất nước.
Kiểm soát của phương tiện truyền thông đối với CQĐP:
Ở Mỹ, các cơ quan truyền thông phần lớn thuộc về sử hữu tư 
nhân. Truyền thông được sử dụng với nhiều mục đích: mục đích 
kinh doanh, mục đích chính trị và được coi là “quyền lực thứ tư”. 
Hoạt động truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong đời 
sống chính trị, xã hội và có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến cả 
chính quyền và người dân. Truyền thông là công cụ mang tính 
quyền lực xã hội, với vai trò định hướng công chúng, truyền thông 
trở thành yếu tố quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của 
nước Mỹ [16]. 
Nội dung các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội của công 
dân được ghi nhận trong hầu hết các bản hiến pháp của các nước. 
Tu chính án I, Hiến pháp Mỹ quy định, Nghị viện không được ban 
hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự 
do tín ngưỡng, ngôn luận, báo chí, quyền của dân chúng được hội 
họp hòa bình và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất 
bình. Ở Nga, Điều 29 Hiến pháp Liên bang Nga khẳng định, tự do 
báo chí được bảo đảm, cấm kiểm duyệt. Tương tự như vậy, Hiến 
pháp Nhật Bản ghi nhận quyền tự do tụ họp, ngôn luận, báo chí và 
mọi hình thức biểu đạt ý kiến đều được chấp nhận. Không có sự 
kiểm duyệt và sự tối mật trong các cách thức truyền đạt thông tin 
được bảo đảm.
Kiểm soát của nhân dân đối với CQĐP: 
Bầu cử là một trong những quyền chính trị pháp lý quan trọng 
của công dân, khẳng định địa vị pháp lý của mình đối với việc lựa 
chọn những người đại diện cho mình thực thi quyền lực trong bộ 
máy nhà nước.
Điều 93 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 quy định: “Người đứng 
đầu cơ quan hành chính địa phương, thành viên của các hội đồng tự 
quản địa phương và các công chức địa phương khác theo quy định 
của pháp luật đều được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu 
trực tiếp trong cộng đồng”; Điều 35 Hiến pháp Hunggari năm 2011 
quy định: “Các đại biểu của cơ quan đại diện địa phương và các thị 
trưởng do cử tri bầu theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp 
và bỏ phiếu kín”; ở Đức, cử tri trực tiếp bầu hội đồng huyện, hội 
đồng công xã và ở nhiều bang, huyện trưởng, nhất là xã trưởng 
cũng do cử tri trực tiếp bầu; ở Hàn Quốc, cụ thể hóa khoản 2 Điều 
118 Hiến pháp Hàn Quốc năm 1987, Luật Tự quản địa phương 
năm 1988 của Hàn Quốc quy định: hội đồng tỉnh, thành phố, quận 
và các tỉnh trưởng, thị trưởng, quận trưởng do cử tri trực tiếp bầu... 
Về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Điều 16 Hiến pháp 
Nhật Bản quy định, mọi công dân đều có quyền khiếu nại để đòi 
bồi thường thiệt hại, cách chức các công chức, kiến nghị áp dụng, 
hủy bỏ, sửa chữa đạo luật, quy tắc hành chính hay khiếu nại trong 
các lĩnh vực khác; không người nào bị phân biệt đối xử vì ủng hộ 
các kiến nghị này. Mọi công dân khi bị thiệt hại vì bất kỳ hành vi 
bất hợp pháp nào của công chức đều có quyền đòi chính phủ bồi 
thường theo pháp luật. Cùng với nội dung trên, Hiến pháp Cộng 
hòa Pháp cũng khẳng định, người nào bị thiệt hại do hành vi phạm 
tội của thành viên chính phủ gây ra trong khi thi hành công vụ có 
quyền gửi đơn kiện lên một ủy ban giải quyết đơn thư khiếu nại. 
Ủy ban này có quyền quyết định đình chỉ vụ việc hoặc chuyển hồ 
sơ sang Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa phá án để khởi tố 
trước Tòa Công lý cộng hòa. Ngoài quyền khiếu nại, Hiến pháp 
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa còn quy định về quyền phê bình, 
kiến nghị, tố cáo và những biện pháp bảo vệ công dân, cũng như 
nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền của mình... 
Về quyền tham gia trưng cầu ý dân, trưng cầu ý dân được hiểu 
là việc nhân dân (cả nước hay một địa phương) bỏ phiếu tán thành 
hay không tán thành khi được hỏi về một vấn đề cụ thể. Đó có thể 
là việc thông qua hiến pháp mới, sửa đổi, bổ sung hiến pháp, thông 
qua một đạo luật, hoặc đơn giản là một chính sách cụ thể của nhà 
nước [17]. Đây là một trong những quyền quan trọng của công dân 
đối với vận mệnh đất nước, và thông qua đó thực hiện việc kiểm 
soát quyền hành chính. Các quốc gia đều đưa nội dung này vào 
hiến pháp, như Pháp quy định, chủ quyền quốc gia thuộc về nhân 
dân. Nhân dân thực hiện chủ quyền của mình thông qua đại diện và 
thông qua con đường trưng cầu ý kiến nhân dân. Hiến pháp Liên 
bang Nga cũng khẳng định, công dân Liên bang Nga có quyền 
bầu và được bầu vào các cơ quan QLNN, các cơ quan tự quản địa 
phương, cũng như tham gia trưng cầu ý dân...
Ngoài các hình thức kiểm tra, giám sát CQĐP nêu trên, các 
nước đều quy định cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán việc 
quản lý, sử dụng tài sản và ngân sách của CQĐP. Ví dụ, Điều 171 
Hiến pháp Ba Lan quy định: các cơ quan thực hiện việc kiểm tra, 
giám sát các hoạt động của CQĐP gồm: thủ tướng và các tỉnh 
trưởng, các văn phòng kiểm toán khu vực đối với các vấn đề về 
tài chính.
3363(4) 4.2021
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Những giá trị tham khảo cho Việt Nam
Thứ nhất, qua nghiên cứu và trình bày nêu trên cho thấy, hầu 
như trong các bản hiến pháp của các quốc gia đều đề cao chủ thể 
nhân dân trong kiểm soát quyền lực của CQĐP. Pháp luật khẳng 
định, nhân dân là chủ thể của QLNN; trong đó có nội dung thể hiện 
quyền của mình trong hoạt động kiểm soát QLNN đối với việc 
thực hiện quyền lực của CQĐP thông qua các thiết chế dân chủ 
trực tiếp và gián tiếp. Vì thế ở các nước dân chủ và pháp quyền đều 
ra đời thiết chế bảo vệ hiến pháp chuyên trách như Hội đồng bảo 
hiến hay Toà án hiến pháp, hoặc giao cho tòa án tối cao để phán 
xét các văn bản hoặc hành vi của cá nhân người đứng đầu cơ quan 
nhà nước vi phạm hiến pháp, luật.
Thứ hai, Hiến chương châu Âu về quyền tự quản địa phương 
cũng như dự thảo Hiến chương quốc tế về quyền tự quản đã xác 
định các nguyên tắc cơ bản của việc giám sát như là những bảo 
đảm pháp lý đối với tự quản địa phương. Mọi sự giám sát CQĐP 
tự quản chỉ có thể được thực hiện theo một trình tự và trong trường 
hợp nhất định được quy định bằng luật hay hiến pháp. Sự giám sát 
CQĐP chỉ được thực hiện khi cần thiết và ở mức độ lợi ích muốn 
được bảo vệ. Mọi hoạt động giám sát đối với CQĐP chỉ được 
nhằm vào việc tuân thủ hiến pháp và luật. Đối với việc thực hiện 
nhiệm vụ được ủy thác của CQĐP thì việc giám sát hành chính của 
cấp chính quyền cao hơn có thể vượt ra khỏi phạm vi kiểm tra pháp 
lý để đảm bảo sự phù hợp với chính sách quốc gia [18].
Thứ ba, để đảm bảo những quyền hạn và trách nhiệm của 
CQĐP, đồng thời bảo đảm quyền kiểm soát của chính quyền trung 
ương, các quốc gia đều có quy định về kiểm soát của cơ quan trung 
ương đối với CQĐP nhằm đảm bảo tính tuân thủ hiến pháp và luật, 
bảo đảm lợi ích của quốc gia trong mối tương quan với lợi ích cộng 
đồng. Cơ chế giám sát này vừa phải đảm bảo quyền kiểm soát của 
chính quyền trung ương, vừa loại bỏ nguy cơ can thiệp không phù 
hợp từ chính quyền trung ương với quyền tự do của chính quyền 
tự quản trong khuôn khổ hiến pháp và luật.
Thứ tư, kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, đối 
với kiểm soát việc thực hiện quyền lực của CQĐP hữu hiệu nhất 
là cơ chế giám sát tư pháp. Tòa án chính là cơ quan độc lập, khách 
quan, chuyên nghiệp nhất để đánh giá tính hợp pháp trong hoạt 
động của CQĐP đối với những lĩnh vực địa phương được phân 
cấp, phân quyền. Ngay cả với những lĩnh vực chưa được phân 
cấp, phân quyền cho địa phương thì con đường tòa án vẫn tồn tại 
song song hoặc là con đường cuối cùng [19] để thực hiện sự kiểm 
tra, giám sát đối với CQĐP.
Thứ năm, ở một số nước, ủy ban chuyên trách về giám sát, 
thanh tra quốc hội - cơ quan do quốc hội thành lập, hoạt động 
độc lập và chỉ chịu trách nhiệm trước quốc hội - là thiết chế quan 
trọng trong hoạt động giám sát và tham gia tích cực trong phòng 
chống tệ nạn tham nhũng, bảo đảm quyền con người, quyền công 
dân được thực hiện trên thực tế. Mặc dù kiểm soát của trung ương 
với CQĐP là cần thiết, tuy nhiên, giám sát của trung ương cũng 
được giảm bớt tối đa bởi sự tôn trọng quyền tự chủ của địa phương 
và được đặt trong phạm vi tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa 
phương, với sự vào cuộc của tất cả các đòn bẩy của chế độ tự quản 
như vai trò của hội đồng, trách nhiệm giải trình trước dân cư và 
trách nhiệm giải trình trong nội bộ bộ máy bao gồm trách nhiệm 
báo cáo, giải trình, xử lý kỷ luật công vụ, xử lý tranh chấp công vụ, 
kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và con đường cuối cùng, bền 
vững nhất để kiểm soát chính là tòa án [20]. 
Thứ sáu, về kiểm soát đối với việc thực hiện QLNN của CQĐP 
bằng các thiết chế xã hội, các nước coi trọng giám sát của nhân 
dân, của các cơ quan báo chí, truyền thông... Đối với công dân là 
đề cao các quyền dân chủ trực tiếp, bảo đảm các quyền con người, 
quyền công dân. Các cơ quan báo chí, truyền thông thường được 
ví như “cành quyền lực thứ tư” giữ vai trò quan trọng trong giám 
sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của CQĐP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Sĩ Dũng (2011), Các mô hình CQĐP và sự phân chia chức năng, 
nhiệm vụ, trong phân cấp QLNN, Nxb Công an nhân dân, tr.187-188.
[2] Hội đồng châu Âu (1985), Hiến chương châu Âu về chính quyền tự quản địa 
phương. 
[3] Paul Craig and Gráinne De Búrca (2007), EU Law, Oxford, p.436.
[4] Thái Vĩnh Thắng (2010), Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - Lý luận và 
thực tiễn, Nxb Tư pháp, tr.215.
[5] Peter John (Ed.) (2001), Local Government in Western Europe, SAGE Publications, 
p.147, 148, 306.
[6] Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2012), Một số vấn đề cơ bản về 
hiến pháp các nước trên thế giới.
[7] Minh Minh (2011), “Vai trò của cơ quan dân cử địa phương ở Trung Quốc - 
Những mốc son quan trọng”, Báo Đại biểu nhân dân, số ra ngày 14/10/2011.
[8] Hoài Thu (2014), Đô thị Ấn Độ: Chức danh chính quyền đô thị do dân bầu 
trực tiếp, https://daibieunhandan.vn/do-thi-an-do--chuc-danh-chinh-quyen-do-thi-do-
dan-bau-truc-tiep-305916.
[9] Anwar Shah (2006), Local Governance in Developing Countries, Wahsington 
D.C.
[10] Tomila V. Lankina, Anneke Hudalla, Hellmut Wollmann (2008), Local 
Governance in Central and Eastern Europe Comparing Performance in the Czech 
Republic, Hungary, Poland and Russia, Palgrave Macmillan, p.140.
[11] Howard Elcock (2005), Local Government - Policy and Management in Local 
Authorities, London and New York.
[12] Janice Morphet (2008), Modern Local Government, p.33.
[13] Tomila V. Lankina, Anneke Hudalla, Hellmut Wollmann (2008), Local 
Governance in Central and Eastern Europe Comparing Performance in the Czech 
Republic, Hungary, Poland and Russia, Palgrave Macmillan, pp.139-175.
[14] Harry Blair (2000), “Participation and accountablility at the periphery: democratic 
local governance in six countries”, World Development, 28(1), pp.21-39.
[15] Eilen May V. Abellera (2011), “Explaining legislative oversight in Philippine 
sub-national governments”, Limits of Good Governance in Developing Countries, pp.317.
[16] Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm) (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn 
thiện cơ chế kiểm soát QLNN đối với việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư 
pháp ở nước ta, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr.59-60.
[17] Vũ Văn Nhiêm, Một số vấn đề về trưng cầu ý dân, 
edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=353:Msvvtc 
d&catid=103:ctc20061&Itemid=109.
[18] Lê Minh Thông (2019), “Bàn về tự quản CQĐP hiện nay”, Hội thảo khoa 
học: Phân định thẩm quyền giữa các cấp CQĐP của Việt Nam hiện nay, Viện Khoa 
học Tổ chức Nhà nước.
[19] Nguyễn Hoàng Anh (2019), “Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phân 
định thẩm quyền giữa các cấp CQĐP”, Hội thảo khoa học: Phân định thẩm quyền giữa 
các cấp CQĐP của Việt Nam hiện nay, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước.
[20] Đào Bảo Ngọc (2019), Quản trị địa phương ở các nước châu Âu - Nghiên cứu 
trường hợp Anh, Pháp, Đức và việc tiếp thu kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận án tiến sỹ 
Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.159.

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_chinh_quyen_dia_phuong_tren_the_gioi_va_gia_tri_th.pdf