Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Tóm tắt

Trong bối cảnh ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (SXTACN) ngày càng phát triển, đặc

biệt tại các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thì cạnh tranh giữa các DN

(DN) cùng ngành cũng ngày càng khốc liệt. Từ duy trì đến tăng lợi nhuận là mong muốn

và cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại của một DN SXTACN. Để làm được điều đó, việc tối

ưu từng bộ phận từ khâu thu mua nguyên vật liệu (NVL), lập và quản lý công thức đến

khâu sản xuất luôn là chủ đề được các DN quan tâm. Một trong những giải pháp tối ưu,

để giúp DN SXTACN giải quyết các khó khăn của mình là kiểm soát tốt chi phí (KSCP)

NVL trực tiếp.

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trang 1

Trang 1

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trang 2

Trang 2

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trang 3

Trang 3

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trang 4

Trang 4

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trang 5

Trang 5

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trang 6

Trang 6

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trang 7

Trang 7

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 12900
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam
lượng kế và máy đếm đóng bao; 
(2) ẨM ĐỘ: Trong quá trình lưu trữ, bảo quản nguyên liệu, chế biến (nghiền, ép viên, 
làm nguội); 
(3) PHẾ THẢI: Lượng cám hồi còn đọng lại khi kết thúc một mẻ sản xuất; 
(4) KHÁC: Nguyên liệu trên công thức đã bị thay thế bởi một nguyên liệu khác không 
cùng giá. 
Với những phân tích trên thì NVL có thể bị thất thoát, hao hụt từ khâu mua vào, khâu 
dự trữ, bảo quản đến khâu sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát tốt chi phí NVL trực tiếp có thể 
làm tăng lợi nhuận và giảm được giá thành sản phẩm, có ý nghĩa sống còn đối với DN. 
3. Nội dung KSCP NVL trực tiếp trong các DN SXTACN Việt Nam 
NVL có thể bị thất thoát, hao hụt từ khâu mua vào, khâu dự trữ, bảo quản đến khâu 
sản xuất và sau sản xuất. Do vậy, để kiểm soát tốt chi phí NVL trực tiếp cần phải kiểm soát 
tốt các khâu từ khâu xây dựng công thức định mức tiêu hao NVL; Lập kế hoạch mua sắm; dự 
trữ, bảo quản; Sản xuất đến công tác ghi chép sổ sách của kế toán. Tức là phải kiểm soát 
trước, trong và sau quá trình sản xuất. 
Để tăng cường công tác kiểm soát NVL, cần thực hiện tốt quá trình kiểm soát thông 
qua các nội dung công tác kiểm soát. 
Xây dựng công thức định mức tiêu hao NVL (Thiết lập khẩu phần ăn) 
Trước khi bắt tay vào sản xuất, việc tiến hành xây dựng định mức tiêu hao NVL (thiết 
lập khẩu phần ăn) là một bước quan trọng, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, 
đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả sử dụng và thời gian 
bảo quản thức ăn, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất. 
Việc xây dựng và thực hiện định mức tiêu hao NVL góp phần quan trọng để sử dụng 
NVL hiệu quả, hợp lý, đồng thời kiểm tra được việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng NVL 
của DN. Và là căn cứ quan trọng, để đảm bảo việc lập và thực hiện kế hoạch về thu mua, sử 
dụng, dự trữ vật tư cho sản xuất của DN. 
Khi xây dựng định mức tiêu hao NVL cần kiểm soát được tính cân đối dinh dưỡng 
cho vật nuôi và có giá thành hợp lý mang lại hiệu quả cho người nuôi và cần tuân thủ các 
nguyên tắc sau: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của từng loại động vật; Lựa chọn nguyên liệu 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 235 
phối hợp; Tính toán giá cả và tìm hiểu tính sẵn có của nguyên liệu; Tính toán phương pháp tổ 
hợp khẩu phần. 
Một đặc điểm nữa là, khác với các DN sản xuất khác, họ xây dựng định mức tiêu hao 
nguyên liệu cho 1 sản phẩm hoặc 1kg sản phẩm, đối với DN SXTACN xây dựng định mức 
tiêu hao nguyên liệu cho 1 tấn sản phẩm (1.000kg) để phù hợp với đặc thù nguyên liệu là vi 
chất sử dụng trong công thức, vì có những vi chất khi sử dụng để sản xuất 1.000kg thức ăn chỉ 
sử dụng 1kg vi chất. 
Lập kế hoạch và tổ chức thu mua, bảo quản, dự trữ NVL 
Lập kế hoạch là một khâu quan trọng trong công tác kiểm soát NVL, nó đảm bảo cho 
việc cung ứng NVL hợp lý, giảm tồn đọng NVL trong kho dài ngày làm tăng vốn lưu động và 
có kế hoạch sử dụng NVL tiết kiệm nhất. Với đặc thù nguyên liệu để SXTACN mang tính 
thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và nhất là, hiện nay NVL nhập khẩu vẫn 
chiếm tỷ trong cao (Theo nguồn của VTV.vn - Nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi tiếp tục 
tăng mạnh trong tháng 6 vừa qua, với giá trị lên tới 350 triệu USD) thậm chí có những loại 
nguyên liệu phải nhập khẩu hoàn toàn như: Hạt lúa mỳ, bột huyết, Primex, Việc lập kế 
hoạch sẽ giúp DN chủ động về tài chính, chủ động liên hệ với các nhà cung cấp, thương 
lượng, đặt hàng trước, lường trước được các rủi ro, dễ dàng ứng phó với sự thay đổi của thị 
trường. 
Thông thường, các DN đều lập kế hoạch sản xuất cho cả năm, căn cứ vào đó phòng kế 
hoạch, phòng thu mua sẽ lập kế hoạch tháng, quý. Ngoài ra, khi lập kế hoạch thu mua, bảo 
quản, dự trữ NVL các DN SXTACN đặt ra các mục tiêu về mua sắm, sử dụng, dự trữ mà 
mình cần đạt được trong kỳ kế hoạch trên cơ sở đã cân nhắc, dự báo khả năng của kỳ kế 
hoạch. 
Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, các nhà quản lý sẽ phân công thực hiện thu mua NVL 
đảm bảo tiến độ kế hoạch. Vai trò của kiểm soát ở đây là làm sao phải kiểm soát được việc 
thu mua có đúng kế hoạch không? Khi nhập kho khối lượng trên chứng từ và trên biểu cân khi 
qua trạm cân ở cổng vào có bằng nhau không hay chênh lệch. Đồng thời, bộ phận KCS có 
kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm thực nhập với phiếu kết quả thử nghiệm của phòng 
thí nghiệm không? Công tác bảo quản như thế nào? Xuất sử dụng bao nhiêu? Dự trữ tồn kho 
thế nào là hợp lý? 
Mục đích của việc kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch về NVL là giúp cho hoạt 
động của DN đi đúng hướng, đảm bảo việc thực hiện đúng kế hoạch về tiến độ sản xuất và 
các mục tiêu đề ra. Đồng thời, phản ánh công tác quản lý tốt, chặt chẽ, khoa học, qua đó thể 
hiện trình độ năng lực của nhà quản lý. 
Tổ chức ghi chép vào chứng từ, sổ sách kế toán 
Song song với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch thu mua, bảo quản dự trữ 
NVL cần có sự tham gia của kế toán vật tư với nhiệm vụ ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác 
tình hình biến động của từng loại NVL để tăng cường công tác kiểm soát. Không có sự ghi 
chép, không phản ánh được số liệu biến động của NVL sẽ làm giảm hiệu quả của kiểm soát. 
Kiểm soát tốt tình hình biến động của NVL vào chứng từ, sổ kế toán sẽ giúp cung cấp nguồn 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 236 
thông tin được chính xác, kịp thời, minh bạch. Từ đó, đưa ra được những quyết định quản lý 
quan trọng. 
Việc tổ chức ghi chép được thông qua hệ thống chứng từ và hệ thống sổ kế toán, 
chứng từ liên quan đế kế toán vật tư là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm 
nghiệm vật tư hàng hóa. Thông tin trên chứng từ sẽ là bằng chứng chứng minh cho những số 
liệu được ghi chép là đúng đắn, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, phản ánh đúng số lượng NVL 
thực nhập, thực xuất vào kho, ra khỏi kho. Nó còn cung cấp thông tin chính xác về chất 
lượng, chủng loại nguyên vất liệu nhập kho đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dinh dưỡng 
của vật liệu. Trên cơ sở các chứng từ đã lập, kế toán vật tư tổ chức ghi sổ kế toán chi tiết, tổng 
hợp nhằm cung cấp thông tin vừa chi tiết, vừa tổng hợp về tình hình nhập, xuất, tồn kho từng 
thứ, từng loại NVL cả về số lượng và giá trị. Đây là cơ sở số liệu để đối chiếu với việc theo 
dõi, bảo quản của bộ phận kho, phát hiện kịp thời các trường hợp sử dụng NVL sai mục đích, 
lãng phí. 
Tổ chức quá trình sản xuất 
Căn cứ kế hoạch sản xuất và công thức định mức tiêu hao NVL, bộ phận sản xuất lĩnh 
vật tư từ các kho để tiến hành sản xuất. Khi nhận vật tư cũng như khi sản xuất vừa có sự kiểm 
soát của giám đốc sản xuất vừa có sự giám sát của bộ phận KCS. 
Việc SXTACN đòi hỏi phải khắt khe và nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất nhằm 
đảm bảo được sự bền vững của thức ăn và thành phần phối trộn không bị thay đổi qua quy 
trình sản xuất cũng như giữ được chất lượng trong quá trình vận chuyển, sử dụng và bảo 
quản. 
NVL được đưa vào dây chuyền sản xuất qua 2 đường, những NVL đã được nghiền sẵn 
hay dạng bột được đưa thẳng lên pin chứa được đánh số, những nguyên liệu dạng hạt, miếng 
được cấp lên pin chứa C sau đó đưa xuống máy nghiền, sau khi nghiền xong được tải lên pin 
chứa được đánh số (mỗi pin chỉ chứa 1 loại NVL). Lúc này, công thức định mức tiêu hao cho 
một mẻ sản xuất đã được cài đặt trên máy tính, nhân viên kỹ thuật tiến hành thao tác để máy 
thực hiện lệnh phối trộn. Sau khi phối trộn xong, máy tự động xả xuống buồng trộn (thời gian 
trộn từ 6 - 7 phút tùy theo từng công thức), trộn xong tiếp tục xả và tải vào pin B. Nguyên liệu 
lúc này ở dạng bột hỗn hợp sẽ được đưa vào hệ thống hồ hóa nhiệt, sau đó đưa sang buồng ép. 
Ép thành viên được chuyển sang buồng lạnh rồi chuyển ra sàng rung, những viên cám đạt yêu 
cầu sẽ được vít tải đưa xuống các pin A. Sau đó, đóng bao và nhập kho thành phẩm, những 
viên cám vỡ, dạng bột, cám hồi không đạt yêu cầu được vít tải đưa lại pin B rồi tiếp tục quy 
trình sản xuất đến khi đóng bao, nhập kho. Quy trình cứ liên tục cho đến khi kết túc mẻ sản 
xuất, lúc này lượng cám vụn, cám hồi sẽ đọng lại và được xả ra ống xả để đóng bao riêng. 
Thức ăn sau khi sản xuất đóng bao, sẽ được bảo quản tại kho chứa thành phẩm, sau đó 
tiến hành phân phối thức ăn đến các cơ sở chăn nuôi, các đại lý, các trang trại, 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 237 
Sơ đồ 1: Nội dung công tác kiểm soát NVL trực tiếp 
Kiểm soát sau 
sản xuất 
Kho 
Máy nghiền 
C1 C2 
3 2 1 4 5 6 7 8 9 1
0 
1
1 
1
2 
Buồng trộn 
Buồng ép 
Buồng lạnh 
Sàng rung 
A1 A2 A3 A4 
Cám 
hồi 
Cân đóng 
bao 
SP vỡ không đạt Kết thúc mẻ sản 
xuất 
Kho 
thành 
phẩm 
Xây dựng định mức tiêu hao NVL 
Lập kế hoạch thu mua, sử dụng, 
dự trữ NVL 
Thực hiện thu mua, sử dụng, dự 
trữ NVL 
Tổ chức ghi chép vào chứng 
từ, sổ kế toán 
Trạm cân 
Kiểm soát 
trong sản 
xuất 
Kiểm soát 
trước sản xuất 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 238 
4. Một số giải pháp KSCP NVL trực tiếp trong DN SXTACN Việt Nam 
Trên cơ sở phân tích nội dung KSCP NVL trực tiếp tại các DN SXTACN, tác giả nhận 
thấy để phát huy một cách tốt nhất hiệu quả công tác KSCP NVL trực tiếp tại các DN này thì 
mỗi DN cần phải kiểm soát tốt tất cả các khâu có khả năng thất thoát, hao hụt NVL nhất, cụ 
thể như: 
Khâu cân tải trọng ở trạm cân vào cổng trước khi nhập kho và cân điện tử khi xuất NVL 
để nghiền, phối trộn: 
Trong quá trình cân đong nguyên liệu, các nhà máy sản xuất cho phép mỗi tấn nguyên 
liệu được hao hụt 7kg. Nhưng do hệ thống cân dùng lâu năm, không được bảo trì bảo dưỡng 
đúng quy định có thể làm tăng mức hao hụt cho phép, hoặc do cố tình lợi dụng mức hao hụt 
cho phép trong định mức để báo các chuyến nhập vật liệu đều hao hụt. 
Trước khi đưa vật liệu vào nghiền đều phải cân NVL đủ theo công thức và sau khi đưa 
vật liệu vào pin chứa được đánh số, bắt đầu phối trộn hệ thống cân điện tử lại tự động cân 
nguyên liệu thô, vi chất một lần nữa rồi mới phối trộn theo công thức. Vấn đề là một số nhà 
máy đã đổi mới dây chuyền sản xuất, hệ thống cân điện tử độc lập với dây chuyền sản xuất, 
một số nhà máy sử dụng dây chuyền sản xuất cũ hệ thống cân điện tử gắn với dây chuyền sản 
xuất, khi máy chạy sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của cân. 
Một vấn đề xảy ra trong quá trình đưa vật liệu vào sản xuất là, có sự thay thế của một 
loại nguyên liệu khác không cùng giá. 
Tất cả những trường hợp trên đều ảnh hưởng đến lợi ích của các DN, hao hụt hoặc 
thừa ra, giá thành thực tế của sản phẩm có thể bị cao hơn hoặc thấp hơn so với công thức định 
mức mà nhà quản lý không biết. Vậy kiểm soát khâu tốt khâu này, sẽ giúp DN SXTACN 
tránh được rủi ro trên. 
Khâu bảo quản trong kho liên quan đến ẩm độ: 
NVL sau khi thu mua nhập kho cũng như sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho, đều 
phải được bảo quản theo đúng quy định. Quá trình lưu trữ bảo quản có thể làm cho NVL, 
thành phẩm bị giảm chất lượng, quá thời gian sử dụng. Nguyên nhân có thể do tác động của 
quá trình ô xi hóa, tác động bởi vi khuẩn, côn trùng, các loài gặm nhấm, những biến đổi hóa 
học trong quá trình lưu trữ, Nhiệt độ, độ ẩm đóng vai trò quan trọng, là tác nhân gây ảnh 
hưởng đến việc bảo quản và hạn sử dụng của NVL, đặc biệt các nguyên liệu vi lượng, vi chất, 
men. Các nhân tố này ảnh hưởng đến độ ẩm, tốc độ biến đổi hóa học, phát triển của nấm, mốc 
và côn trùng. Ánh sáng và ô xy cũng là tác nhân gây ra sự giảm chất lượng nguyên liệu, thành 
phẩm. 
Lưu trữ, bảo quản NVL, thành phẩm đúng cách, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là hạn chế 
các tác nhân như nhiệt độ, độ ẩm không khí, vi khuẩn, sự tấn công của côn trùng và các loại 
gặm nhấm. Thời gian bảo quản thích hợp với từng loại NVL. Trong quá trình bảo quản nhiệt 
độ thường có xu hướng tăng lên và gây tác hại trong bảo quản, vì vậy cần tạo ra sự thông 
thoáng ở kho và độ ẩm thích hợp nên duy trì là 75%. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 239 
Khâu quản lý phế thải (cám hồi khi kết thúc mẻ sản xuất) và cám vụn rơi ra trong quá 
trình sàng rung, đóng bao 
Sau khi viên cám được chuyển từ buồng lạnh đến sàng rung, do tốc độ rung lắc mạnh 
sẽ làm cám văng ra, hoặc khi đóng bao do tính thiếu cẩn trọng của công nhân sẽ làm cám 
vương ra ngoài, loại này các DN SXTACN gọi là cám vụn, cám vãi. 
Cám hồi là loại cám vỡ, bột không đạt sau khi sàng rung vẫn nằm trên dây truyền sẽ 
hồi lại khi máy còn chạy, lượng cám hồi này tự động được đưa lên pin B để tiếp tục quá trình 
sản xuất. Chỉ đến khi máy dừng (kết thúc mẻ sản xuất hay còn gọi là kết thúc một công thức) 
thì lượng cám hồi này sẽ đọng lại và được xả ra ống riêng, công nhân sẽ đóng bao chờ đến khi 
sản xuất đúng công thức hoặc công thức tương đương sẽ được phối trộn để sản xuất tiếp. 
Theo nghiên cứu, khảo sảt thực tế tại các nhà máy sản xuất cứ mỗi mẻ sản xuất (không phụ 
thuộc vào số lượng tấn cám sản xuất của mẻ đó), cám cho gia súc hồi lại từ 60 – 100 kg/mẻ, 
cám cho gia cầm hồi lại từ 40-50 kg/mẻ tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất. 
Cám vãi và cám hồi nếu như không kiểm soát tốt khâu này, sẽ là thất thoát lớn đối với 
DN. Bởi lẽ, công nhân thiếu trách nhiệm hoặc cố tính không bảo quản cám hồi, cám vãi đúng 
bao của loại cám đó, khi hồi lại có thể lẫn từ loại cám nọ sang cám kia, mà giá thành của các 
loại cám không giống nhau, do thành phần trong công thức định mức không giống nhau. 
Hiện nay, giá thành sản xuất cám trung bình tại các nhà máy tùy theo loại, từ 
7.000đ/kg – 25.000đ/kg, nếu lấy loại 25.000đ/kg để hồi vào loại 7.000đ/kg là một tổn thất mà 
DN cần kiểm soát. 
5. Kết luận 
Để đồng hành cùng nền kinh tế hội nhập, sự gia tăng và phát triển mạnh mẽ của các 
tập đoàn SXTACN có vốn đầu tư nước ngoài thì các DN SXTACN Việt Nam cần phải xây 
dựng cho mình hệ thống KSNB về chi phí, trong đó chú trọng đến KSCP nguyên vận liệu trực 
tiếp, là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và lợi 
nhuận của DN. Nếu kiểm soát không tốt hoặc hoạt động kém dẫn đến sự lãng phí, thất thoát 
về chi phí sản xuất, đồng thời có thể đẩy giá thành lên cao, làm suy yếu khả năng cạnh tranh 
về sản phẩm trên thị trường, điều đó liên quan đến sự tồn tại của DN. Nếu kiểm soát tốt chi 
phí NVL trực tiếp sẽ giúp DN SXTACN hạ giá thành sản xuất, duy trì ổn định chất lượng sản 
phẩm, tăng tính ổn định của DN. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, vận dụng vào điều kiện thực 
tế của các DN SXTACN, bài viết nêu lên những nội dung thiết thực cần kiểm soát về chi phí 
NVL trực tiếp. Đồng thời, gợi ý những giải pháp KSCP NVL trực tiếp, nhằm giúp các DN đạt 
được mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững. 
---------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
1. TS. Viên Thị An, TS. Lê Thị Kim Hoa (2016), Giáo trình quản trị sản xuất, NXB Tài chính. 
2. Phạm Quang Huy, Giám sát hệ thống KSNB, theo hướng dẫn năm 2009 của COSO, Tạp chí Kế toán, số tháng 
8/2009. 
3. Claude Tauveron - Olmix (2018) Hội thảo “Quản lý hao hụt trong SXTACN”. 
---------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_chi_phi_nguyen_vat_lieu_truc_tiep_trong_cac_doanh.pdf