Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh lấy điện Lam Kinh (xã Xuân Lam,

huyện Thọ Xuân) là trung tâm nhưng phạm vi lan tỏa trên địa bàn nhiều xã lân cận thuộc các

huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân (Thanh Hóa). Đây là một không gian tích tụ các

giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật. Có thể thấy rằng, không gian lịch sử - văn hóa

Lam Kinh thấm đẫm “hơi thở” của triều đại Lê sơ và mang dấu ấn văn hóa cung đình đậm

nét trên nhiều phương diện. Hào khí Lam Sơn cùng sự hiện hữu của di sản văn hóa Lam Kinh

đã tạo cho nơi đây trở thành một không gian lịch sử liền mạch và một vùng văn hóa đa dạng,

đặc sắc, trở thành một chủ lưu trong dòng chảy lịch sử - văn hóa xứ Thanh.

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh trang 1

Trang 1

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh trang 2

Trang 2

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh trang 3

Trang 3

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh trang 4

Trang 4

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh trang 5

Trang 5

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh trang 6

Trang 6

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6420
Bạn đang xem tài liệu "Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh
Ngọc Phụng và thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân). Như vậy, hương 
Lam Sơn là một vùng rộng, “bao” cả một phần thượng du Thanh Hóa, xung quanh sông Chu, 
sông Âm mà làng Cham - quê hương Lê Lợi - là khu trung tâm. 
 Sự hình thành của không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh mang dấu ấn đậm nét của 
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, song tên gọi Lam Kinh chỉ bắt đầu có tên gọi sau khi khởi nghĩa 
Lam Sơn giành thắng lợi hoàn toàn. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên 
(1428), đặt quốc đô là Đông Đô (Hà Nội ngày nay, sau đổi thành Đông Kinh), đồng thời chủ 
trương xây dựng quê hương Lam Sơn thành khu kinh thành thứ hai gọi là Lam Kinh. Lam 
Kinh còn có tên gọi khác là Tây Kinh hay Tây Đô - khu điện miếu và lăng mộ của nhà Hậu 
Lê vừa là đất quý hương của bản triều, vừa là nơi khởi phát của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổi 
tiếng trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc Việt Nam hồi thế kỷ 15. 
 2.Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh 
 Xứ Thanh - theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh là: “một cách gọi dân gian chỉ tỉnh Thanh 
Hóa, một thực thể địa lý tự nhiên và văn hóa, khiến Pierre Pasquier, viên Toàn quyền Đông 
Dương người Pháp trước kia coi Thanh Hoá không chỉ là một tỉnh mà là một Xứ (pays). Cái 
nhìn địa - văn hóa này đã được cha ông ta từ xa xưa thấu tỏ, do vậy, dù trải qua bao nhiêu 
triều đại, qua bao cuộc sát nhập và phân chia thì Xứ Thanh vẫn là Xứ Thanh, Thanh Hóa vẫn 
là Thanh Hóa” [1,tr.91]. 
 Xứ Thanh là mảnh đất cổ, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam, có lịch sử 
phát triển gắn liền với tất cả các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Di chỉ núi Đọ phát 
hiện năm 1960 ở huyện Thiệu Hóa, là cái mốc tối cổ, nơi tìm được dấu tích con người thuộc 
sơ kỳ thời đại đá cũ. Đông Sơn là nền văn hóa thời đại kim khí (đồ đồng, sơ kỳ sắt), phát hiện 
lần đầu tiên năm 1924 tại làng Đông Sơn, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, và tên làng đã trở 
thành tên gọi Văn hóa Đông Sơn, một nền văn hóa khảo cổ có diện phân bố rộng, trong đó 
trung tâm là châu thổ sông Hồng và sông Mã. Các di chỉ khảo cổ học Đông Sơn tìm thấy 
nhiều nhất trên đất Thanh Hóa, hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn là trống đồng cũng 
tìm thấy ở đây với các kiểu dạng khác nhau. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hóa, 
 43 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
văn minh Việt Nam trên cơ sở phát triển nông nghiệp lúa nước, kỹ thuật đúc đồng, rèn sắt, từ 
đó hình thành nhà nước cổ đại, định hình cơ tầng của văn hóa Việt Nam cổ truyền. Trước thời 
Hán, Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Thời Hán, quận Cửu Chân thuộc bộ Giao Chỉ. Thời 
nhà Lương, đổi Cửu Chân thành Ái Châu. Bắt đầu thời phong kiến tự chủ, Thanh Hóa vẫn 
thuộc Châu Ái. Đến thời Lý, năm Thuận Thiên thứ nhất, đổi thành phủ Thanh Hóa, cái tên 
Thanh Hóa bắt đầu có từ đấy. Sau này, trải qua các triều đại, có lúc Thanh Hóa được gọi là 
phủ, trấn, lộ, trại, thừa tuyên... Thậm chí, danh xưng Thanh Hóa có từ thời Lý (được xác định 
bắt đầu có tên gọi này từ năm 1029) cũng có lúc đổi thành Thanh Đô, Tây Đô, Thanh Hoa, 
nhưng thực thể xứ Thanh vẫn không có gì thay đổi. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), chính 
thức đổi tên tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa do kỵ húy với hoàng thái hậu và trở thành 
tên gọi tồn tại tới ngày nay [4; tr.212]. 
Theo GS. Trần Quốc Vượng: “Xứ Thanh là vị trí địa - chiến lược, địa - chính trị, địa - văn 
hóa quan trọng của Việt Nam” [9,tr.242].Với vị trí địa - chính trị, địa - văn hóa riêng biệt đã 
tạo cho xứ Thanh những sắc thái văn hóa độc đáo, mang tính trung gian, chuyển tiếp. Văn hóa 
xứ Thanh trải qua nhiều triều đại vừa bảo lưu lại vừa tiếp nhận, chuyển hóa, phát triển nhiều 
tầng, nhiều giá trị văn hóa. Trong dòng chảy mãnh liệt của văn hóa xứ Thanh qua ngàn đời, có 
sự đóng góp quan trọng của những dòng chủ lưu như văn hóa núi Đọ, văn hóa Đa Bút, văn 
hóa Đông Sơn, không gian văn hóa Hàm Rồng và đương nhiên không thể thiếu vai trò của 
không gian văn hóa Lam Sơn, mà cụ thể hơn, đậm đặc hơn là không gian lịch sử - văn hóa 
Lam Kinh. 
 Nằm trong vùng đất cổ Lam Sơn, không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh mang nhiều 
nét riêng biệt. Với yếu tố lịch sử nổi bật là dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự nghiệp 
vang dội của người anh hùng áo vải Lê Lợi, không gian lịch sử - văn hóa ấy càng khẳng định 
được tầm vóc và giá trị của nó trong bề dày lịch sử - văn hóa xứ Thanh. 
 Không gian lịch sử -văn hóa Lam Kinh chứa đựng một hệ thống di sản đồ sộ, đặc biệt 
có giá trị, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, giữ vai trò không thể thiếu trong 
kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh. Di sản văn hóa vật thể trong không gian văn hóa Lam Kinh 
có số lượng lớn, khoảng 354 di tích, chiếm 23,8% trong tổng số 1.535 di tích - danh thắng của 
xứ Thanh, chủ yếu là các công trình kiến trúc - nghệ thuật gắn với lịch sử và đời sống tôn giáo 
- tín ngưỡng của vương triều Lê Sơ và nhân dân. 
 Di sản văn hóa vật thể trong không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh 
 400 354 
 350
 300
 250
 200
 150 Số lượng di tích 
 100
 50 1 6 3 
 0
 Di tích kiến trúc - Di tích khảo cổ Di tích lịch sử, Danh lam thắng 
 nghệ thuật cách mạng cảnh 
 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 
44 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Trước hết và quan trọng nhất là Lam Kinh với vị thế và ý nghĩa tồn tại đặc biệt, tự thân 
nó đã là một “lớp văn hóa” quý giá. Đó là một hệ thống kiến trúc nghệ thuật với lăng mộ, bia 
ký, đền đài, miếu mạo và vô số các di tích vệ tinh. Đây vừa là đất quý hương của triều Lê, vừa 
là nơi khởi phát của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổi tiếng trong lịch sử chống xâm lược ở thế 
kỷ 15. Các di tích gốc còn lại ở Lam Kinh gồm: Bia Vĩnh Lăng (bia ca ngợi công lao của Lê 
Thái tổ); bia Khôn Nguyên Chí Đức Lăng (bia lăng của Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao); 
bia Chiêu Lăng (bia lăng vua Lê Thánh Tông), bia Dụ Lăng (bia lăng vua Lê Hiển Tông), bia 
Kính Lăng (bia lăng vua Lê Túc Tông), các tượng thú và tượng quan hầu bằng đá, mộ của các 
vua Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Hiến TôngHiện nay, 9 tòa miếu phía sau điện chính 
đang được khôi phục. Khu di tích Lam Kinh được các nhà nghiên cứu xem như một “mẫu 
mực” về việc xây dựng kiến trúc lăng mộ dưới thời phong kiến Việt Nam, thể hiện sự hòa 
trộn giữa tư tưởng Nho giáo đang ngày càng chiếm thế chủ đạo và văn hóa, tín ngưỡng dân 
gian Việt - Mường của một trong những triều đại phong kiến tiêu biểu bậc nhất Việt Nam 
(triều đại Lê sơ). 
 Bên cạnh Lam Kinh còn có kinh đô Vạn Lại - Yên Trường. Vạn Lại (thuộc xã Xuân 
Châu) là vùng núi nằm về phía tây bắc huyện Thọ Xuân, giáp với Lam Kinh về phía tây nam, 
có sông Chu chảy qua, hình thế rất rộng rãi. Khu vực hành điện rộng chừng 7 - 8ha, đến nay 
còn nhiều dấu vết cũ: hành điện, các vật liệu kiến trúc, di vật nghệ thuật... Hành cung Yên 
Trường nay thuộc xã Thọ Lập, cách Vạn Lại 4km về phía đông theo đường chim bay. Khi 
cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn bùng nổ, các chúa Trịnh lại xây dựng phủ khố ở Yên Trường 
gọi là Nghi Kinh - nơi chứa quân lương của nhà Lê - Trịnh. Đây cũng là nơi các vua Lê 
thường lánh nạn mỗi khi ngai vàng bị uy hiếp. Cho đến khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc Hà, Yên 
Trường mới bị đốt phá. 
 Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh còn là vùng sinh thái độc đáo và hấp dẫn, với 
diện tích trên 200 ha gồm quần thể di tích, đồi núi, rừng cây, sông, hồ, khe, suối, vừa cổ kính, 
linh thiêng, vừa kỳ vĩ thơ mộng.Đây là vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi 
cao, có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp và từng giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu 
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ 15 như: Núi Chủ (Chủ Sơn, núi Chúa), núi Mục (Mục 
Sơn), núi Dầu (Du Sơn, Lam Sơn) 
 Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa vật thể quan trọng, nơi đây còn chứa đựng kho tàng 
văn hóa phi vật thể như các làng cổ, các làng nghề thủ công truyền thống, các lễ hội mà tiêu 
biểu hơn cả là lễ hội Lam Kinh, các trò chơi, trò diễn vừa có yếu tố cung đình, vừa đậm tính 
dân gian. 
 Vùng Lam Kinh còn lại nhiều làng cổ mà tên gọi đã đi vào lịch sử. Đó là những ngôi 
làng gắn với nơi sinh ra và lớn lên của Lê Lợi như làng Cham (Lam Sơn) quê cha, làng Chủa 
(Thủy Chú) quê mẹ; các làng bản cổ xung quanh khu vực Lam Kinh lưu giữ ký ức gian khó, 
đầy hào hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Minh. Những tên làng đã đi vào ký ức: làng 
Nhân, Hữu Lễ, Bái Thượng, Bái Đô...chỉ tình cảm vua - dân nồng hậu, thân tình. Làng Trò 
(Ngọc Lặc) gắn với sinh hoạt văn hóa Mường. Làng Bất Căng gợi nhớ trận đánh thành Đa 
 45 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
Căng lịch sử. Làng Miềng-một làng Mường cổ gắn với câu chuyện Nữ thần Cáo Trắng (Hồ 
Ly phu nhân) đã cứu Lê Thái Tổ thoát vây ráp của quân Minh. 
 Làng nghề thủ công truyền thống trong không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh cũng rất 
phong phú như nghề kéo sợi, dệt vải ở Trung Vực; nghề dệt lụa ở Phong Lai; làm giắng ở Xá 
Lê; làm thừng, chão ở Bắc Lương, Vạn Lại. Song nổi tiếng khắp xứ Thanh và đựơc nhiều tỉnh 
trong cả nước biết tới phải kể đến làng bánh gai Tứ Trụ.Tứ Trụ thuộc xã Thọ Diên, huyện 
Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 40 km về phía tây. Bánh gai Tứ Trụ khởi đầu là do 
người làng Mía trong vùng làm ra để cúng giỗ Lê Lợi, Lê Lai, cúng ông bà tổ tiên trong tết 
Nguyên đán và lễ hội trong năm. Dần dần nghề làm bánh gai được phổ biến ở các làng vùng 
Tứ Trụ, xã Thọ Diên và trở thành đặc sản của xứ Thanh. 
 Vùng Lam Kinh là nơi còn gìn giữ và bảo lưu tốt hệ thống lễ hội truyền thống đa dạng, 
phản ánh cuộc sống sản xuất nông tang, trị thủy, tái hiện lịch sử thể hiện tiêu biểu trong lễ hội 
Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, hội làng Hào Lương, hội chùa Xuân Phả, hội làng Phong Lai 
 Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ hội Lam Kinh diễn ra vào mùa xuân, mà trọng điểm 
là tháng hai âm lịch. Không thấy chép thời gian tháng tám âm lịch như dân gian lưu truyền 
“Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Khi điện miếu Lam Kinh bị phá hủy hoàn toàn do con 
người và thiên nhiên, thì lễ hội Lam Kinh cũng bị đi vào quên lãng cùng thời gian. Năm 1985, 
đền Cham được tu sửa tôn tạo khang trang đáp ứng lòng ngưỡng mộ của nhân dân cả nước 
đối với vị anh hùng dân tộc Lê Lợi thì lễ hội Lam Kinh mới chính thức quay trở lại. Từ đó, lễ 
hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm nhưng không phải diễn ra vào tháng 2 như sử sách còn 
lưu giữ mà lễ hội được tổ chức vào tháng tám âm lịch, phù hợp với tâm thức dân gian. 
 Di tích Lam Kinh gắn liền với lễ hội Lam Kinh và trở thành một mối quan hệ hòa hợp. 
Di sản vật thể đã góp phần làm sống dậy một sinh hoạt văn hóa đặc trưng và đến lượt mình, di 
sản phi vật thể đã góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho di tích. Cùng với việc khôi phục và bảo 
tồn “thánh địa” Lam Kinh, từ năm 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường 
xuyên, để trở thành một sự kiện văn hóa lớn của xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung mỗi 
dịp 21 - 22 tháng 8 âm lịch. Lễ hội Lam Kinh với nhiều nghi thức cổ truyền đậm tính cung 
đình, đặc biệt là nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái tổ, Lê Thái tông, Lê Nhân tông, Lê Thánh 
tông truyền lại, nhằm ca ngợi công lao của tổ tiên và công thần nhà Lê trong sự nghiệp trung 
hưng đất nước. 
 Lễ hội Lam Kinh hiện nay tái hiện nhiều sự kiện trọng đại của quốc gia Đại Việt dưới 
thời Lê sơ, như “Hội thề Lũng Nhai”, dòng suối “Lê Lợi vi quân, Lê Lai vi tướng, Nguyễn 
Trãi vi thần”, “Lê Lai cứu chúa”, “Giải phóng thành Đông Quan”, “Vua Lê Thái tổ đăng 
quang”... Ngoài ra, lễ hội Lam Kinh còn là “sân khấu” của các trò diễn đặc trưng trong không 
gian lịch sử- văn hóa Lam Kinh nói riêng và của cả xứ Thanh như trò Xuân Phả, trò Chiềng, 
múa rồng, trống hội... Có thể khẳng định, với các giá trị đặc sắc và không thể thay thế, lễ hội 
Lam Kinh gắn với di tích Lam Kinh ví như cội nguồn văn hóa - lịch sử đáng trân trọng và tự 
hào không chỉ của riêng xứ Thanh, mà của cả dân tộc. 
 Hệ thống trò diễn dân gian không thể không nhắc tới trò Xuân Phả (gồm một hệ thống 
các trò diễn dân gian đặc sắc mang nhiều yếu tố dân gian xen lẫn cung đình gồm: trò Hoa 
46 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
Long (Hòa Lan), trò Ai Lao, trò Tú Huần (Lục hồn nhung), trò Xiêm Thành, trò Ngô Quốc, 
còn gọi là “ngũ trò”. Hình ảnh các quân trò dáng điệu vua chúa, xứ thần, người dân mang 
mặt nạ da bò, đầu đội bằng rế, phủ lá quanh mình, tái hiện những sự kiện, khung cảnh lịch sử 
quyện vào cảm hứng sinh hoạt dân gian. Trò Xuân Phả là diễn xướng tổng hợp tập quán, 
phong tục, tín ngưỡng, âm nhạc, múa, sân khấu, hóa trang, được xem như một đỉnh cao trong 
sáng tạo nghệ thuật sân khấu cổ đại của người Việt. 
 Di sản văn hóa phi vật thể trong không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh 
 TT Di sản văn hóa phi vật thể Số lượng 
 1 Lễ hội 30 
 2 Trò diễn dân gian 01 
 3 Làng nghề 06 
 4 Huyền thoại, nhân vật lịch sử 14 
 5 Làng cổ 12 
 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 
 Tóm lại, là một vùng đất cổ, không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh gắn liền với dấu ấn 
sâu đậm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần thánh và lưu giữ trong mình hệ thống di sản đồ sộ 
phản ánh những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo. Với vị trí quan trọng đó, không gian lịch sử - 
văn hóa Lam Kinh đã khẳng định được tầm vóc và giá trị của nó, khẳng định vai trò là một 
trong những dòng chủ lưu góp phần hình thành lịch sử - văn hóa xứ Thanh. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2003), Di tích và Danh thắng 
Thanh Hóa, tập 3, Nxb Thanh Hóa. 
 [2]. Vũ Minh Giang (2001), Khu vực học với nghiên cứu phương Đông, Kỷ yếu Hội 
thảo quốc gia lần thứ nhất, Nxb ĐHQG Hà Nội. 
 [3]. Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Thọ Xuân (2005),Địa chí huyện Thọ Xuân, Nxb 
KHXH. 
 [4]. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa Thông tin. 
 [5]. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa 
học Xã hội. 
 [6]. Ngô Đức Thịnh (2000), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 
 [7]. Ngô Đức Thịnh (2004), Tiểu vùng văn hóa xứ Thanh, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 
(1), trang 91. 
 [8]. Phạm Tuấn, Thử xác định địa bàn hương Lam Sơn đầu thế kỷ 15, Thanh Hóa xưa và nay. 
 [9]. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 
 47 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 LAM KINH CULTURAL HISTORICAL SPACE 
 Luu Thi Ngoc Diep, Ph.D student 
 Abstract: Lam Kinh cultural historical space (Xuan Lam commune, Tho Xuan district) 
is centered by Lam Kinh shrine. However, this site belongs to many neighboring communes of 
Tho Xuan, Ngoc Lac and Thuong Xuan districts (Thanh Hoa).This is a space that 
accumulates outstanding cultural values (including tangible and intangible cultural values). 
The spiritual strength of Lam Son region land and the existence of Lam Kinh cultural heritage 
has made this place a seamless historical space and an unique cultural area in the cultural-
historical flow of Thanh land. 
 Key words: heritage, cultural value, cultural-historical space, Thanh land. 
 Người phản biện: TS. Lê Thị Thảo (ngày nhận bài 21/02/2019; ngày gửi phản biện 
22/02/2019; ngày duyệt đăng 02/4/2019). 
48 

File đính kèm:

  • pdfkhong_gian_lich_su_van_hoa_lam_kinh_trong_dong_chay_xu_thanh.pdf