Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)

Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và tập tục công đức, cúng dường là nét

đẹp trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về tài sản tại các cơ sở tín

ngưỡng, tôn giáo hiện nay còn thiếu chặt chẽ do nhiều vấn đề chưa có quy phạm pháp luật

điều chỉnh. Điều này dẫn đến nhiều biến tướng, hệ lụy trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Bài viết phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý tài sản tại các

cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ những hạn chế, thiếu sót của pháp luật nhằm đưa ra

những giải pháp hoàn thiện phù hợp.

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 1

Trang 1

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 2

Trang 2

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 3

Trang 3

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 4

Trang 4

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 5

Trang 5

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 6

Trang 6

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 7

Trang 7

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 8

Trang 8

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3620
Bạn đang xem tài liệu "Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)
tư 
sẽ do cơ sở tôn giáo, tổ chức tôn giáo quản lý. Điều đó có nghĩa, tiền công đức tại đây sẽ do 
cơ sở tôn giáo, tổ chức tôn giáo quản lý, sử dụng để phục vụ cho các nghi lễ, trùng tu hay từ 
thiện Chủ dự án đầu tư chỉ được sở hữu, quản lý đối với nguồn tài chính thu được từ các 
hoạt động kinh doanh dịch vụ đi kèm tại các hạng mục liên quan (ví dụ tiền trông giữ xe, vé 
xe điện, phí tham quan bằng cáp treo, phí ăn uống, nghỉ dưỡng...). 
6 Điều 5, Luật Đất đai năm 2013. 
7 Điều 7, Luật Đất đai năm 2013. 
8 Điều 181, Luật Đất đai năm 2013. 
9 Theo Phụ lục 1 củaQuyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban 
hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, chỉ một số hoạt động của các tổ chức tôn giáo được cấp mã ngành bao 
gồm: Dịch vụ lễ tang tôn giáo; hoạt động của các tổ chức tôn giáo cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người theo đạo; 
hoạt động của các tổ chức cung cấp cho các nhà tu; hoạt động ẩn dật tu hành. 
76 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 3. Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngƣỡng, tôn giáo 
và một số góp ý hoàn thiện 
 Việc quản lý tiền công đức trong các cơ sở tôn giáo chưa có một mô hình thống nhất 
nào mà chỉ có những chỉ đạo của chính quyền là cần minh bạch và sử dụng đúng mục đích. 
Điều đáng nói là hầu hết các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tiền công đức tại các cơ 
sở, tổ chức tôn giáo chủ yếu được xác lập dưới dạng nguyên tắc, chỉ đạo chung. Các quy định 
về thu nhận, sử dụng, kiểm kê tài sản đều chỉ mang tính liệt kê, không đi kèm chứng từ, chế 
tài, bởi vậy không thể ngăn ngừa vi phạm. Một số vấn đề trong quản lý tài sản tại cơ sở tín 
ngưỡng, tôn giáo chưa có quy định. Đây chính là khoảng trống pháp lý cơ bản, quan trọng 
nhất trong việc quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 
 Trong khi các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ khác phải chịu nhiều sự kiểm 
soát của các cơ quan có thẩm quyền và nhiều nghĩa vụ tài chính thì việc thu tiền núp dưới 
hoạt động văn hóa, tâm linh lại rất dễ dàng, không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện10. 
Một số dự án được hưởng ưu đãi khi xây dựng ở những khu vực được hưởng ưu đãi đầu tư, 
thậm chí còn không cần bỏ nhiều vốn vì kêu gọi được nguồn xã hội hóa từ các tín đồ và nhà 
hảo tâm. 
 Hệ lụy khi buông lỏng quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã khiến hoạt 
động tâm linh xảy ra nhiều diễn biến phức tạp, gây ra sự khủng hoảng nghiêm trọng trong đời 
sống tín ngưỡng của người dân. Hoạt động tâm linh trở thành nơi kiếm tiền phi pháp của 
những đối tượng lợi dụng tâm linh nhằm mục đích trục lợi, cơ hội thu lợi đến cả trăm tỷ/năm 
như đã xảy ra ở Chùa Ba Vàng và một số nơi khác trên cả nước mà các cơ quan thông tin đại 
chúng đã đăng tải [5]. 
 Có ý kiến cho rằng, tiền công đức là do người dân tự nguyện đóng góp cho tổ chức tôn 
giáo, đây là việc nội bộ của tổ chức tôn giáo đó. Vì thế, nhà nước không thể can thiệp quá sâu 
vào việc chi tiêu. Tuy nhiên, chính vì tiền công đức là do các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng 
góp nên phải được quản lý chặt chẽ, công khai và phải được sử dụng đúng mục đích, tâm 
nguyện của những người đã phát tâm công đức. Nhà nước tuy không can thiệp quá sâu vào 
hoạt động của tổ chức tôn giáo nhưng cũng không thể buông lỏng quản lý để các cơ sở, tổ 
chức tôn giáo lợi dụng tâm linh để trục lợi. Trong khi nhận thức của người dân còn nhiều 
hạn chế và các cơ sở, tổ chức tôn giáo cũng thiếu những hoạt động quyết liệt để nâng cao 
nhận thức cho tín đồ thì việc thắt chặt quản lý của các cơ quan nhà nước lại càng trở nên 
cần thiết. 
 Với vai trò là cơ quan có nhiệm vụ quản lý về văn hóa, Nhà nước cần thắt chặt quản lý 
đối với tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thông qua việc bổ sung, hoàn thiện các quy 
định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Trong đó, tập trung vào những nội dung trọng 
tâm sau: 
 Thứ nhất, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hoặc chỉ đạo các bộ, ngành liên quan 
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài chính...) ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết cho 
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 về quản lý tài sản, đặc biệt là tiền công đức tại các cơ sở 
10 Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4, Luật Đầu tư năm 2014. 
 77 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định, thông tư mang mục đích hướng dẫn để việc cung tiến của 
người dân tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được văn minh, lịch sự và khoản tiền công đức 
được cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo quản lý minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích, góp phần thu 
hút các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp chung cho xã hội. 
 Thứ hai, trong văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cần quy định bắt buộc mỗi cơ sở 
tôn giáo chỉ được phép đặt một hòm công đức ở ban thờ chính và có bảng hướng dẫn người 
dân chỉ đặt tiền công đức vào hòm. Mục đích của việc công đức là để thể hiện tinh thần biết 
cho đi, giúp cơ sở tôn giáo trang trải chi phí nhang đèn, lễ vật, trùng tu, mở rộng hoặc tiến 
hành các hoạt động thiện nguyện (trợ giúp người gặp khó khăn, xây dựng trường học, bệnh 
viện...). Chính vì vậy chỉ cần đặt tiền công đức một lần ở một nơi theo quy định là phù hợp. Cơ 
sở, tổ chức tôn giáo có nghĩa vụ hướng dẫn, tuyên truyền để tín đồ nâng cao nhận thức của mình, 
tránh để người dân coi công đức như một hoạt động “hối lộ” thần thánh theo quan niệm “trần sao 
âm vậy”. Giải pháp này nhằm khắc phục tình trạng người dân rải tiền lẻ vương vãi khắp nơi, gây 
phản cảm và mất mỹ quan tại công trình tín ngưỡng, tôn giáo. 
 Thứ ba, đối với các khoản công đức bằng hiện vật (như đá quý, kim loại quý, hiện vật 
có giá trị khác), trụ trì, ban quản lý phải ghi vào sổ công đức, có chữ ký và thông tin của 
người công đức. Hiện vật phải được gửi tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, hoặc 
bán cho ngân hàng thương mại, tổ chức bán đấu giá. Số tiền thu về được ghi nhận như đối với 
khoản công đức bằng tiền. Đối với các hiện vật khác (như vật liệu xây dựng cơ bản, máy 
móc) đều phải ghi vào sổ công đức, có chữ ký và thông tin của người công đức. Đối với 
những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có số tiền công đức lớn, bắt buộc phải có trách nhiệm mở tài 
khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý sau mỗi kỳ kiểm 
kê hòm công đức, tránh gây mất mát do nơi cất giữ không đảm bảo an toàn và thuận tiện cho 
việc kiểm kê tài chính giữa các năm. 
 Thứ tư, quy định hành vi để tiền công đức không đúng nơi quy định của người dân và 
việc trụ trì, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng,tôn giáo không hướng dẫn, nhắc nhở người dân bỏ 
tiền công đức đúng nơi quy định là hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo. Đơn cử đối với 
trường hợp chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình, dọc theo hai hành lang La Hán, cảnh tượng du 
khách chen nhau tay cầm tiền lẻ xoa lên các pho tượng La Hán. Khách tham quan đặt lên bệ 
đỡ của các pho tượng những đồng tiền lẻ có mệnh giá từ 500 đồng đến 20.000 đồng, tiền lẻ 
vương vãi trên mặt đất.Hành động này rõ ràng đã làm tổn hại đến các giá trị tâm linh đích 
thực, vốn có của đạo Phật và gây mất mỹ quan công trình tôn giáo, cần phải được xử ký để 
kịp thời giáo dục, răn đe ý thức của người dân. 
 Thứ năm, quy định chặt chẽ về thẩm quyền, quy trình kiểm kê tài sản công đức. Theo 
đó,trụ trì, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa vụ thông báo thời gian kiểm kê đối 
với các thành viên của ban kiểm kê tiền công đức. Thành phần ban kiểm kê phải bao gồm đại 
diện của ban quản lý, tổ chức tôn giáo chủ quản (nếu có), cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban 
nhân dân cấp xã hoặc phòng Văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) và đại diện dân cư 
nơi đặt cơ sở tôn giáo (trưởng thôn, phố). Đi kèm với quy định này đó là giải pháp kỹ thuật, 
áp dụng loại hòm chỉ có thể mở được bằng nhiều khóa, đại diện mỗi bên giữ một khóa. Sau 
78 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
mỗi kỳ kiểm định, trụ trì, ban quản lý sẽ phải niêm yết thu, chi công khai tại cơ sở tôn giáo và 
trang thôn tin của cơ quan quản lý nhà nước (kể cả những tài sản là hiện vật đang được gửi 
giữ tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc đã được bán). Quy định minh bạch hóa 
tài sản công đức có thể được xem là giải pháp trọng tâm nhất, giúp người dân biết được tài 
sản mình công đức có được ghi chép, báo cáo đúng thực tế hay không, chúng được sử dụng 
vào mục đích gì. Theo sư thầy Thích Minh Quang - Phó trụ trì chùa Bái Đính: “Toàn bộ tiền 
công đức ở chùa do Ban trụ trì chùa quản lý và sử dụng vào việc chi trả tiền điện hằng tháng, 
tiền lương cho hơn 300 nhân viên làm việc trong chùa và một phần dùng để duy tu, sửa chữa 
lại các hạng mục trong chùa. Mỗi tháng nhà chùa phải chi trả hơn 400 triệu đồng tiền điện. 
Riêng năm 2017 cũng đã mất hơn 40 tỉ đồng. Tiền công đức ở chùa không đủ nên phía doanh 
nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn phải bỏ ra để đầu tư sửa chữa các hạng mục trong 
chùa”[2]. Nếu các quy định trên được triển khai trên thực tế, người dân sẽ có cơ sở để xác 
minh tính xác thực những thông tin mà trụ trì và doanh nghiệp Xuân Trường thông tin đến 
công chúng. 
 Thứ sáu, quy định cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm 
pháp luật về tôn giáo, trong đó có các hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản tại các cơ 
sở tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, có thể áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ trụ 
trì/thành viên ban quản lý đối với những cá nhân vi phạm trong quản lý tiền công đức; tịch thu 
giấy phép đầu tư đối với chủ đầu tư có liên quan đến vi phạm trong quản lý tiền công đức tại 
các dự án đầu tư về tâm linh khi để xảy ra sai phạm nghiêm trọng. 
 Thứ bảy, ngoài những quy định nêu trên, đối với những dự án đầu tư liên quan đến tâm 
linh, cần coi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trước hết, chủ đầu tư phải được sự 
chấp thuận của tổ chức tôn giáo và được tổ chức tôn giáo cử người đến trụ trì (đối với các cơ 
sở tôn giáo). Điều đó có nghĩa, tổ chức tôn giáo sẽ có quyền quyết định, bổ nhiệm người quản 
lý tại cơ sở tôn giáo nằm trong dự án đầu tư liên quan đến tâm linh. Tiếp đó, chủ đầu tư có 
nghĩa vụ cam kết chuyển giao quyền quản lý các hạng mục tâm linh cho cơ sở tôn giáo sau 
khi hoàn thành xây dựng các hạng mục chính theo thiết kế đã được phê duyệt. Kể từ thời điểm 
đó, các cơ sở tôn giáo trong dự án khu du lịch tâm linh độc lập với dự án về quyền sở hữu tài 
sản (kể cả quyền sử dụng đất) và các hoạt động tôn giáo. Đồng thời, chủ đầu tư cũng phải cam 
kết đảm bảo chất lượng các hạng mục tâm linh trong khoảng thời gian nhất định, nếu để xảy 
ra sai phạm về chất lượng công trình tôn giáo thì phải có nghĩa vụ khắc phục. Thiết kế xây 
dựng khu vực phụ trợ quanh công trình tôn giáo chỉ được phép xây dựng những hạng mục 
phục vụ nhu cầu thiết yếu, liên quan trực tiếp đến việc tham quan, lễ bái công trình tâm linh; 
các công trình giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp là không phù hợp. Quy định này nhằm minh bạch 
hóa, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa tổ chức tôn giáo và chủ dự án đầu tư. Cho 
phép chủ đầu tư bán vé tham quan, du lịch và thu tiền các dịch vụ đi kèm theo đúng quy định. 
Nhà nước thực hiện thu các loại thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác liên quan tới hoạt 
động kinh doanh dịch vụ của chủ đầu tư dự án [3]. 
 79 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 4. Kết luận 
 Mặc dù pháp luật hiện nay có quy định về vấn đề quản lý tài sản tại các cơ sở tôn giáo 
nhưng các quy định còn mang tính nguyên tắc, định hướng mà chưa chi tiết, rõ ràng về thẩm 
quyền, trình tự, quyền và nghĩa vụ cụ thể có các chủ thể có liên quan... Đây là những khoảng 
trống pháp lý cần nhanh chóng được khắc phục nhằm kịp thời phòng ngừa, xử lý, không để 
xảy ra những biến tướng trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn 
giáo để trục lợi cá nhân. 
 Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, biện pháp quan trọng không kém 
đó là: cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức tôn giáo cần đẩy mạnh 
tuyên truyền, giáo dục nhận thức văn hóa, tâm linh cho người dân. Mỗi người cần nhận thức 
rằng: các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là giá trị văn hóa truyền thống có tác dụng khuyên 
răn, khích lệ tinh thần con người sống thiện, biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Không có 
thế lực tâm linh nào có thể ban phát của cải, công danh, hạnh phúc cho mọi người nếu họ 
không biết sống thiện và nỗ lực tu dưỡng, phấn đấu. Vì vậy, mù quáng trong tâm linh chỉ 
khiến cho các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi cá nhân. Chỉ khi mọi người dân đều có nhận 
thức đúng đắn như vậy thì các quy định của pháp luật mới có thể thực sự phát huy hết hiệu 
quả trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch 
04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín 
ngưỡng, cơ sở tôn giáo, Hà Nội. 
 [2]. Nguyễn Hùng (2018), Tiền công đức - vẫn mãi là chuyện bí mật, Trang thông tin 
điện tử báo Lao động, truy cập ngày 09/03/2018 <https://laodong.vn/xa-hoi/ky-2-ai-quan-
tien-cong-duc-tai-ngoi-chua-594862.ldo>. 
 [3]. Nguyễn Linh (2020), Việc xây dựng khu du lịch tâm linh và công tác quản lý nhà 
nước, Cổng thông tin điện tử Ban Tôn giáo Chính phủ, truy cập ngày 30/7/2020 
<
_linh_va_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_P2_>. 
 [4]. Lê Thanh Phong (2019), Tiền chùa, tiền sư hay tiền bá tánh, Báo Lao động online, 
truy cập ngày 11/10/2019 < https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tien-chua-tien-su-hay-tien-
ba-tanh-759475.ldo>. 
 [5]. Phan Phan (2019), Khoảng trống pháp lý trong quản lý tiền công đức ở các đền, 
chùa, Tạp chí Pháp lý điện tử, truy cập ngày 19/04/2019<https://phaply.net.vn/khoang-trong-
phap-ly-trong-quan-ly-tien-cong-duc-o-cac-den-chua/>. 
 [6]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội. 
 [7]. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, Hà Nội. 
 [8]. Quốc hội (2016), Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội. 
 [9]. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 
2018 ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 
80 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 LEGAL GAPS IN ASSET MANAGEMENT AT RELIGIOUS 
 INSTITUTIONS IN VIETNAM NOWADAYS 
(A CASE STUDY OF NGA HOANG PAGODA IN TAM DAO DISTRICT, 
 VINH PHUC PROVINCE) 
 Nguyen Nhu Son, M.A 
 Abstract: Religious practices are always of the Vietnamese cultural beauty. However, 
the lack of legal regulations has led to the inadequacies in asset management at religious 
institutions nowadays. This causes many shorcomings in religious activities. The article 
analyzes the current Vietnamese law provisions on asset management at religious institutions 
and clarifies the shortcomings of the law in the hope of proposing appropriate solutions to 
this problem. 
 Key word: legal gaps, asset management, religious institution, Nga Hoang pagoda 
(Vinh Phuc province) 
Người phản biện: NCS. Nguyễn Thị Thu Trang (ngày nhận bài 01/9/2020; ngày gửi phản biện 
01/9/2020 ngày duyệt đăng 06/11/2020). 
 81 

File đính kèm:

  • pdfkhoang_trong_phap_luat_trong_quan_ly_tai_san_tai_cac_co_so_t.pdf