Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục

Tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới. Đối với những người học tiếng

Nhật, không chỉ cách phát âm, chữ Hán (Kanji) mà ngay cả ngữ pháp cũng vô cùng phức tạp. Đặc biệt,

có nhiều mẫu ngữ pháp có ý nghĩa gần giống nhau và những mẫu câu điền kiện cũng không là ngoại lệ.

Các mẫu câu điều kiện là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng, bởi vì trước hết đây là mẫu câu

quan trọng không thể thiếu khi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến

nhầm lẫn cách sử dụng các mẫu câu điều kiện của người học. Chính vì thế, để hạn chế những sai sót

trong cách sử dụng các diễn đạt câu điều kiện, việc tìm hiểu và so sánh, đối chiếu câu điều kiện trong

tiếng Nhật và tiếng Việt là rất cần thiết.

Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục trang 1

Trang 1

Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục trang 2

Trang 2

Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục trang 3

Trang 3

Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục trang 4

Trang 4

Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục trang 5

Trang 5

Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2800
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục

Khảo sát lỗi thường gặp của sinh viên tiếng Nhật sử dụng câu điều kiện “to”, “tara”, “nara”, “ba” và biện pháp khắc phục
 những mẫu câu điền kiện cũng không là ngoại lệ. 
Các mẫu câu điều kiện là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng, bởi vì trước hết đây là mẫu câu 
quan trọng không thể thiếu khi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến 
nhầm lẫn cách sử dụng các mẫu câu điều kiện của người học. Chính vì thế, để hạn chế những sai sót 
trong cách sử dụng các diễn đạt câu điều kiện, việc tìm hiểu và so sánh, đối chiếu câu điều kiện trong 
tiếng Nhật và tiếng Việt là rất cần thiết. 
Từ khóa: tiếng Nhật; câu điều kiện; chữ Kanji; ngữ pháp; tương đồng 
1. Đặt vấn đề 
Trong quá trình giảng dạy tiếng Nhật cho sinh viên 
khoa Nhật – Hàn – Thái, Trường Đại học Ngoại ngữ, 
Đại học Đà Nẵng, tôi nhận thấy rằng rất nhiều sinh viên 
mắc lỗi về cách dùng các mẫu câu điều kiện. Các mẫu 
câu điều kiện là một trong những điểm ngữ pháp quan 
trọng, bởi vì trước hết đây là mẫu câu quan trọng không 
thể thiếu khi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày cũng 
như trong công việc. Hơn nữa, tài liệu, giáo trình nghiên 
cứu về đề tài này vẫn còn ít, nên dù ở cấp độ Trung – 
Cao cấp, sinh viên vẫn không tự tin khi sử dụng các 
mẫu câu như と」,「ば」, たら」, なら. 
Có thể nói tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ 
khó so với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Đối với 
những người học tiếng Nhật, không chỉ cách phát âm, 
chữ Hán (Kanji) mà ngay cả ngữ pháp cũng vô cùng 
phức tạp. Đặc biệt là có nhiều mẫu ngữ pháp có ý nghĩa 
gần giống nhau. Và những mẫu câu điều kiện cũng 
không là ngoại lệ. Để hiểu và sử dụng đúng mẫu câu 
này cần phải dựa trên sự tham khảo các yếu tố của ngôn 
ngữ giao tiếp như hiểu biết về ngữ cảnh của phát ngôn, 
nắm vững quan hệ con người và có kiến thức về ngữ 
pháp. Chính vì thế, để hạn chế những sai sót trong cách 
sử dụng các diễn đạt câu điều kiện, việc tìm các kiểu 
loại câu điều kiện trong tiếng Nhật rất cần thiết. 
2. Giải quyết vấn đề 
2.1. Các kiểu loại câu điều kiện trong tiếng Nhật 
Trong mỗi mẫu câu điều kiện tiếng Nhật, có rất 
nhiều trường hợp, bối cảnh cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, 
bài báo chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích những 
trường hợp thường gặp, sinh viên dễ nhầm lẫn trong quá 
trình học. 
2.1.1. 「と」 
a. Diễn tả quy luật tự nhiên 
(1) 春が来ると花が咲く。 
Hễ mùa xuân đến thì hoa nở. 
(2) 来年のことを言うと鬼が笑う。 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4B(2015),92-97 
 93 
Hễ nói chuyện sang năm sẽ bị quỷ cười cho (không 
thể phán đoán những chuyện thuộc tương lai xa vời). 
b. Diễn tả điều kiện giả định 
(1) 雨天だと明日の試合は中止になります。 
Nếu trời mưa thì trận đấu này mai sẽ bị hoãn lại. 
(2) 動くと撃つぞ。 
Mày mà cử động là tao bắn đấy. 
c. Diễn tả một thói quen, hành động được lặp đi lặp 
lại hoặc một thói quen trong quá khứ 
(1) 隣の犬は私の顔を見るといつもほえる。 
Con chó nhà bên cạnh hễ cứ thấy mặt tôi thì lại sủa. 
(2) 彼は給料が入ると飲みに行く。 
Hễ cứ nhận lương xong là anh ta đi nhậu. 
d. Lời mào đầu 
(1) 昨年に比べると、今年は桜の開花がちょ っ 
と 遅いようだ。 
So sánh với năm ngoái thì dường như năm nay hoa 
anh đào nở muộn hơn một chút. 
(2) 今となって考えてみると、彼の言うこと 
ももっとだ。 
Bây giờ nghĩ lại thì những gì anh ta nói cũng có lí. 
2.1.2. 「ば」 
a. Biểu thị mối quan hệ điều kiện 
- Điều kiện phổ biến 
(1) 春が来れば花が咲く。 
Nếu mùa xuân đến, hoa sẽ nở. 
(2) 年をとれば身体が弱くなる。 
Nếu có tuổi, cơ thể sẽ trở nên yếu đi. 
- Điều kiện giả định 
(1) もし天気が悪ければ、試合は中止になるか 
もしれない。 
Nếu thời tiết xấu, không chừng trận đấu sẽ dời lại. 
(2) 手術をすれば助かるでしょう。 
Nếu phẫu thuật, có lẽ sẽ cứu được. 
- Điều kiện trái với sự thật 
(1) 宿題がなければ夏休みはもっと楽 しいの に。 
Nếu không có bài tập ở nhà thì kì nghỉ hè sẽ vui 
hơn nhiều. 
(2) 発見がもう少し遅ければ助からなかったか 
もしれない。 
Nếu phát hiện trễ một chút không chừng đã không 
cứu được rồi. 
- Diễn tả tập quán, động tác được lặp đi lặp lại 
(1) 祖母は天気がよければ毎朝近所を散歩します。 
Bà tôi hễ trời đẹp là sáng nào cũng đi dạo trong xóm. 
(2) 彼は暇さえあればいつもテレビを見ている。 
Anh ấy hễ rảnh rỗi lúc nào là xem phim lúc ấy. 
b. Cách nói mào đầu 
(1) 
もし、お差し支えなければ、ご住所とお名前を聞
かせください。 
Nếu không có gì trở ngại, xin ông cho biết địa chỉ 
và quý danh. 
(2) 50 年前と比べれば、日本人もずいぶん背 
が高 なったと言える。 
Nếu so với trước đây 50 năm, có thể nói rằng chiều 
cao của người Nhật đã tăng lên nhiều. 
c. Cho lời khuyên 
(1) A: これなんかどうかなあ。 
Cái này cậu thấy thế nào? 
B: 着てみれば。 
Cậu mặc thử đi. 
(2) A: あ、これ間違ってる。 
A: Chỗ này sai rồi. 
B: 教えてあれば。 
Cậu chỉ cho anh ấy biết đi. 
2.1.3. 「たら」 
a. Biểu thị mối quan hệ điều kiện 
- Điều kiện giả định 
(1) 万一雨が降ったら試合は中止です。 
Ngộ nhỡ nếu trời mưa thì trận đấu sẽ ngưng lại. 
(2) 宿題が済んだら遊びに行ってもいいよ。 
Nếu làm bài tập xong, con có thể đi chơi. 
- Điều kiện trái với sự thật 
 Dương Quỳnh Nga 
94 
(1) あの時彼と結婚していたら、私の人生はも 
っと幸せだったはずだ。 
Nếu hồi ấy tôi kết hôn với anh ấy thì giờ chắc chắn 
đời tôi đã sung sướng hơn bây giờ. 
(2) 祖母が生きていたら、どんなの喜んだことか。 
Giá mà bà còn sống thì vui biết mấy. 
- Điều kiện xác định 
(1) 空港についたら友達が迎えに来ていた。 
Khi đến sân bay, tôi thấy đã có bạn bè ra đón. 
(2) 薬を飲んだら、熱が下がった。 
Uống thuốc vào thì cơn sốt đã hạ xuống. 
b. Biểu thị sự không thay đổi trạng thái 
(1) 
賭け事は一度手を出したら最後、ずるずると抜け 
られ な くなる人が多い。 
Nhiều người một khi đã nhúng tay vào chuyện cờ 
bạc là cứ thế mãi, không bao giờ dứt ra khỏi được. 
(2) 彼は寝たら最後、周りでどんなに騒いで 
も、 絶対に目を覚まさまない。 
Nó mà nằm xuống ngủ là ngủ một mạch, dù xung 
quanh có ồn ào đến đâu cũng không có chuyện nó tỉnh dậy. 
c. Lời mào đầu 
(1) 良かったら、週末、家にいらっしゃいま 
せんか。 
Nếu được, mời anh cuối tuần lại đến nhà tôi chơi. 
(2) 私から見たら、こんなことはたいした問題 
ではない。 
Theo tôi thấy, đây chẳng phải là một vấn đề gì quan 
trọng. 
d. Khuyên bảo 
(1) 危ないからやめといたら。 
Thôi bỏ đấy, đừng làm nữa nguy hiểm 
(2) 立って見ていないで、ちょっと手伝ってあ 
げたら。 
Đừng có đứng đó mà nhìn, giúp anh ta một tay đi. 
2.1.4. 「なら」 
a. Điều kiện giả định 
(1) 東京ならこんなに安い家賃で家は借りられ 
ません。 
Nếu ở Tokyo thì với tiền thuê rẻ như thế này thì 
không thể thuê nhà được. 
(2) 日曜日、お天気ならハイキングに行きまし 
ょう。 
Chủ nhật, nếu đẹp trời, chúng ta đi dã ngoại nhé. 
b. Biểu thị mối quan hệ đối lập 
(1) パリが芸術の都なら、ロンドンは金融の都だ。 
Nếu Paris là kinh đô của nghệ thuật thì London là 
kinh đô của tài chính. 
(2) 兄が努力型の秀才なら弟は天才型の秀 
才だ。 
Nếu người anh là một anh tài của sự nỗ lực, thì 
người em là một anh tài thuộc dạng thiên phú. 
c. Nêu lên quan điểm 
(1) 私に言わせるなら、この作品はあまり面白 
いとは思えない。 
Theo quan điểm của tôi thì tác phẩm này không thể 
cho là hay lắm. 
(2) 
一部を除くなら、彼の意見は正しいと思う。 
Ngoại trừ một bộ phận, thì tôi cho rằng ý kiến của 
anh ấy là đúng. 
2.2. Những lỗi thường gặp khi sử dụng mẫu 
câu điều kiện “TO”, “BA”, “TARA”, “NARA” 
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 50 sinh viên năm 3 
để tìm ra những lỗi sai khi sử dụng mẫu câu điều kiện 
trong tiếng Nhật. Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ sinh 
viên trả lời đúng các mẫu câu điều kiện trong tiếng Nhật 
không cao. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên sử dụng 
đúng câu (1) diễn tả quy luật tự nhiên, điều kiện phổ 
biến chiếm tỉ lệ cao nhất (82.5%); các câu (7, 8) chiếm 
tỉ lệ từ 60% đến 62.5%; còn các câu (6, 9, 10, 11) thì 
chiếm tỉ lệ từ 12.5% đến 40%, thậm chí câu (12) diễn tả 
mối quan hệ mang tính nhân quả, hay mối quan hệ 
mang tính quy luật tỉ lệ sinh viên sử dụng đúng chiếm tỉ 
lệ rất thấp (10%). 
2.2.1. 「と」(câu 1, 4, 6) 
Câu 1. 春が..................花が咲く。 
a. 来ると b. 来たら 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4B(2015),92-97 
 95 
c. 来るなら d. 来れば 
Mẫu câu điều kiện này diễn tả quy luật tự nhiên, 
điều kiện phổ biến, với ý nghĩa “nếu” xảy ra sự việc A 
“thì” sự việc B sẽ xảy ra một cách tự phát, tự động. Với 
mẫu câu này, tỉ lệ sinh viên trả lời đúng khá cao, chiếm 
82.5 %. 
Câu 4. その角を.........................、右手に郵便局 
があります。 
a.曲がると b. 曲がったら 
c. 曲がるなら d.曲がれば 
Mẫu câu này diễn tả điều kiện giả định “nếu” làm việc 
A “thì” việc B sẽ xảy ra. Mẫu câu này đã được đưa vào 
giảng dạy trong [4] với rất nhiều ví dụ, nhưng tỉ lệ sinh 
viên trả lời đúng ở mẫu câu này không cao, chỉ 52.5 %. 
Câu 6.お酒を....................といつも頭が痛くなる。 
a. 飲むと b. 飲んだら 
c. 飲むなら d. 飲めば 
Mẫu câu này diễn tả một thói quen, hành động được 
lặp đi lặp lại của một ai đó (“hễ cứ ... thì”), thường đi 
với những trạng từ diễn đạt thói quen, sự lặp đi lặp lại 
như 必ず、よく、いつも... Có một số sinh viên còn 
nhầm lẫn với mẫu điều kiện giả định của mẫu 
câu「たら」nên tỉ lệ sinh viên trả lời đúng của câu hỏi 
này là 45% . Như vậy, tỉ lệ sinh viên sử dụng đúng mẫu 
câu 1, 4 và 6 chiếm 60%. 
2.2.2. 「ば」(câu 9, 12) 
Câu 9........................、事業が成功するまでの 
この10年は長い年月だった。 
a. 思うと b. 思ったら 
c. 思うなら d. 思えば 
Mẫu câu「ば」gắn sau những động từ diễn tả sự 
phát ngôn, suy nghĩ, so sánh như 
「言う」(nói)、「思う」(suy nghĩ)、「比べる」(so 
sánh) ... để nêu quan điểm, dự báo hay giải thích, suy 
nghĩ lại. Trong trường hợp này, biểu thị ý nghĩa suy 
nghĩ lại một điều trước đây, do sinh viên nhầm lẫn rằng 
đây là mẫu câu điều kiện giả định nên tỉ lệ sinh viên trả 
lời đúng câu này rất thấp: 27.5%. 
Câu 12. 経済状態が悪化.......................、犯罪 
が増加する。 
a. すると b. したら 
c. するなら d. すれば 
Đây là mẫu câu diễn tả mối quan hệ mang tính nhân 
quả, hay một mối quan hệ mang tính quy luật, không 
liên quan tới một mốc thời gian đặc biệt, nên động từ 
cuối câu luôn dùng nguyên dạng. Số lượng sinh viên 
nhầm lẫn cách sử dụng của mẫu câu 「ば」này với mẫu 
câu「と」là 37,6% và số lượng sinh viên chọn mẫu 
câu「たら」là 40%. Do đó, tỉ lệ sinh viên trả lời đúng 
ở câu này rất thấp, chỉ 10%. 
2.2.3. たら」(câu 2, 3, 5, 7) 
Câu 2.お金を..........................、すぐ警察に届け 
てください。 
a. 拾うと b. 拾ったら 
c. 拾うなら d. 拾えば 
Câu 7. この仕事が.........................、食事に行 
こう。 
a. 終わると b. 終わったら 
c. 終わるなら d. 終われば 
Hai mẫu câu điều kiện trên được đưa làm ví dụ 
trong [5] cũng như trong giờ học và được chú ý sử dụng 
với mẫu cấu trúc 「Vたら~Vてください」và 
「Vたら~Vよう」 nên tỉ lệ sinh viên trả lời đúng hai 
câu này tương đối cao, câu 2 là 50% và câu 7 là 62.5%. 
Câu 3.薬を................................、熱が下がった。 
a. 飲むと b. 飲んだら 
c. 飲むなら d. 飲めば 
Câu 3 này có tỉ lệ sinh viên trả lời đúng là 52.5%. 
Đây là mẫu câu điều kiện xác định, biểu thị hai sự việc 
đã xảy ra, dễ phân biệt với những mẫu câu điều kiện 
khác nên trong quá trình sử dụng, sinh viên ít nhầm lẫn. 
Câu 5.万一雨が..........................、試合は中止です。 
a. 降ると b. 降ったら 
c. 降るなら d. 降れば 
Tỉ lệ sinh viên trả lời đúng của câu này là 50%. Đây 
là mẫu câu điều kiện giả định sự việc chưa xảy ra, và 
 Dương Quỳnh Nga 
96 
“nếu A xảy ra thì cũng sẽ xảy ra B”. Mẫu câu này là 
điều kiện giả định, ở dạng phổ biến, thường được dùng 
với 「万一」、「もし」. 
2.2.4. 「なら」(câu 8, 10, 11) 
Câu 8.東京.......................、こんなに安い家賃 
で家 は借りられません。 
a. だと b. だったら 
c. なら d. であれば 
Mẫu câu này diễn tả ý nghĩa “giả định là như thế” 
một sự việc chưa xác định được là sự thật hay không. 
Những mẫu câu tương tự mẫu câu này được sử dụng 
nhiều làm ví dụ trong quá trình giảng dạy nên tỉ lệ sinh 
viên trả lời đúng câu này cao, 60%. Và đây là một trong 
những đặc trưng và dễ nhớ của mẫu câu điều 
kiện「なら」. 
Câu 10.タバコを..............................、入って も 
いい です。 
a.吸うと b. 吸ったたら 
c. 吸うなら d. 吸えれば 
Tỉ lệ sinh viên trả lời đúng câu này rất thấp, 20%. 
Và có nhiều sinh viên nhầm lẫn giữa 「なら」với 
「ば」. Hơn nữa, trường hợp sử dụng mẫu 「なら」 
thì hành động của vế sau (mệnh đề phụ) sẽ xảy ra trước. 
Và nếu sử dụng mẫu 「たら」thì hành động của vế 
trước (mệnh đề chính) sẽ xảy ra trước. Học sinh khó 
phân biệt được ý nghĩa của hai mẫu này nên dễ nhầm 
lẫn khi sử dụng. 
Câu 11.お母さんが病気.........................いい 
よ。早く家に帰ってあげなさい。 
a. だと b. だったら 
c. なら d.であれば 
Dựa trên tình huống và nội dung câu chuyện, mẫu 
câu này diễn tả thái độ cho phép hoặc mặc kệ của người 
nói, với ý nghĩa rằng “nếu sự tình là như thế thì làm vậy 
cũng không sao”. Tỉ lệ sinh viên trả lời đúng câu này 
thấp, chỉ đạt 12.5%, vì sinh viên dễ nhầm lẫn cách sử 
dụng của mẫu câu「なら」với mẫu câu「たら」tỉ lệ 
sinh viên chọn mẫu này chiếm 50% trong mẫu ngữ 
pháp「たらいいです」. 
2.3. Biện pháp khắc phục 
Dựa trên kết quả khảo sát và phân tích những lỗi 
thường gặp của sinh viên khi sử dụng mẫu câu điều kiện 
trong tiếng Nhật, chúng tôi đề xuất một số biện pháp 
giúp sinh viên phân biệt và tránh nhầm lẫn khi vận dụng 
các mẫu câu điều kiện này: 
- Sinh viên cần nắm vững mệnh đề điều kiện; 
- Nắm vững cấu trúc ngữ pháp; 
- Tăng cường hành chức mệnh đề phụ để xây dựng 
kĩ năng sử dụng câu điều kiện; 
- Tăng cường rèn luyện kĩ năng, tránh nhầm lẫn khi 
sử dụng câu điều kiện tiếng Nhật; 
- Thường xuyên làm bài tập luyện cách sử dụng câu 
điều kiện tiếng Nhật. 
3. Kết luận 
Việc tìm hiểu khái niệm, cấu trúc câu điều kiện, các 
kiểu câu điều kiện trong tiếng Nhật và đối chiếu câu 
điều kiện trong tiếng Nhật và tiếng Việt là rất quan 
trọng và cần thiết giúp chúng tôi có cơ sở xác định để 
nghiên cứu, khảo sát và phân tích lỗi, tìm ra nguyên 
nhân sinh viên mắc lỗi khi sử dụng mẫu câu điều kiện 
“TO”, “BA”, “TARA”, “NARA”. 
Đồng thời, việc tiến hành khảo sát, phân tích những 
lỗi của sinh viên khi sử dụng mẫu câu điều kiện trong 
tiếng Nhật không chỉ giúp sinh viên nắm vững mệnh đề 
điều kiện, cấu trúc ngữ pháp, phân biệt sự giống và khác 
nhau của các mẫu câu điều kiện mà còn giúp chúng tôi 
tìm ra những nguyên nhân, từ đó có cơ sở để phân tích 
và đề ra giải pháp nhằm hạn chế những lỗi thường gặp 
của sinh viên khi sử dụng mẫu câu điều kiện trong tiếng 
Nhật. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Triệu Thị Thu Hương (2008), Đối chiếu câu điều 
kiện trong tiếng Nhật và tiếng Việt, Luận văn 
Thạc sĩ Tiếng Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[2] Nhóm tác giả Jammassy (2009), Từ điển mẫu câu 
tiếng Nhật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
[3] Seiji Koike, Kenji Kobayashi, Hideo Hosokawa, 
Takashi Inukai (1997), Từ điển từ khóa tiếng 
Nhật, Nhà xuất bản Asakura. 
[4] みんなの日本語初級I』(1998) スリーエ ー 
ネットワーク. 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4B(2015),92-97 
 97 
[5]『みんなの日本語初級II』(1998) スリーエ ー 
ネ ットワーク. 
[6] 小池清治・小林賢次・細川英雄・犬飼隆 編 
集 (1997) 『日本語ケーワード辞典』朝倉 
書店 
AN INVESTIGATION INTO COMMON MISTAKES MADE BY STUDENTS OF THE 
JAPANESE LANGUAGE IN USING CONDITIONALS 
 “TO”, “TARA”, “NARA”, “BA” AND MEASURES FOR THEIR CORRECTION 
Abstract: Japanese is one of the most difficult languages in the world. To learners of the Japanese language, the problems lie 
not only in its pronunciation and Chinese script system (Kanji) but also in its extremely complicated grammar. Especially, there are 
many grammatical patterns that bear similar meanings and conditional sentences are not exceptions. These conditional sentences 
are among important grammatical points, because first and foremost, they play an indispensable role in communication in daily life as 
well as at workplaces. However, learners often get confused in the use of different types of conditionals. Therefore, in order to 
minimize mistakes in using conditionals, it is necessary to investigate Japanese conditional sentences as well as compare and 
contrast them with those of the Vietnamese language. 
Key words: Japanese; conditionals; Kanji; grammar; similarity 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_loi_thuong_gap_cua_sinh_vien_tieng_nhat_su_dung_cau.pdf