Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục

Từ Hán Việt chiếm 60-70% từ vựng tiếng Việt hiện đại, là bộ phận cấu thành

quan trọng của từ vựng tiếng Việt. Đây là ưu thế rất lớn cho học sinh Việt Nam học tiếng

Trung. Tuy nhiên, từ Hán Việt du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, hiện tại những từ này trong

tiếng Trung hiện đại đã có sự biến đổi nhất định, sau khi du nhập vào Việt Nam chúng cũng

biến đổi theo sự phát triển của tiếng Việt, tạo thành sự khác nhau đôi khi là rất lớn giữa từ

Hán Việt và từ tiếng Trung tương ứng. Điều này khiến học sinh Việt Nam phạm nhiều lỗi

sai khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung. Trong bài viết này, người viết tiến hành

phân tích kết quả khảo sát lỗi sai của sinh viên Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi

dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm hạn chế

những lỗi sai này.

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 1

Trang 1

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 2

Trang 2

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 3

Trang 3

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 4

Trang 4

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 5

Trang 5

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 6

Trang 6

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 7

Trang 7

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 8

Trang 8

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 9

Trang 9

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 7700
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục

Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục
h độ tiếng Hán, các em đã sử dụng từ ngữ chính xác hơn, nhưng vẫn không 
thoát khỏi sự ảnh hưởng của từ Hán Việt. Về tỉ lệ các loại lỗi sai mà sinh viên mắc phải xem 
Bảng 3. 
Bảng 3. Tổng hợp tỉ lệ thể loại lỗi sai của sinh viên 
Loại hình lỗi sai Từ loại 
Ý nghĩa 
sắc thái 
Kết hợp từ 
Tự tạo từ 
mới 
Nghĩa từ 
vựng 
Số lỗi sai/tổng số câu 904/2000 813/2000 645/2000 1833/6000 2073/8000 
Tỷ lệ 43.4% 40.65% 32.25% 30.55% 25.91% 
Bảng 3 cho thấy khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sinh viên mắc lỗi về từ loại nhiều nhất, 
chiếm hơn 43%, kế đến là các lỗi sai về ý nghĩa sắc thái, chiếm 40%, sai về kết hợp từ và tự tạo 
từ mới đều chiếm khoảng 1/3, lỗi sai về nghĩa từ vựng là ít nhất, chỉ chiếm 25.91%. Điều này 
chỉ ra rằng sinh viên thường chú trọng nhiều hơn về vấn đề ghi nhớ nghĩa từ vựng của từ mà 
chưa coi trọng việc nắm vững từ loại, cách kết hợp từ cũng như sắc thái của từ. 
Về tỉ lệ mắc lỗi giữa các sinh viên năm 2, 3 và 4 xem Bảng 4 
Bảng 4. Tỉ lệ mắc lỗi sai giữa sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 
Đối tượng Từ loại Ý nghĩa sắc thái Kết hợp từ Tự tạo từ mới Nghĩa từ vựng 
Năm 2 53.75% 45% 40% 40.65% 31.88% 
Năm 3 45% 40.26% 30.92% 30.57% 25.99% 
Năm 4 36.33% 36.5% 25.67% 18.61% 19.33% 
 Từ bảng 4 có thể thấy tuy tỉ lệ mắc lỗi sai của sinh viên giảm dần theo các năm, nhưng 
vẫn còn khá cao ở các thể loại: Lỗi về từ loại và ý nghĩa sắc thái, mỗi loại này chiếm đến hơn 
36% ngay cả đối với sinh viên năm 4, trong khi đó lỗi về nghĩa từ vựng và tự tạo từ mới đã 
giảm xuống còn rất thấp chưa đến 20%. Điều này cho thấy khi trình độ tiếng Hán được nâng cao 
các em phân biệt được ngữ nghĩa của từ một cách chính xác hơn, cũng hạn chế tự tạo từ mới 
một cách không có cơ sở. Dù vậy, lỗi về từ loại vẫn rất cao. Người viết cho rằng, lỗi về từ loại 
là một trong những loại lỗi tương đối dễ khắc phục, chỉ cần người học có nền tảng ngữ pháp 
vững chắc và nắm được từ loại của từ mình dùng thì hiếm khi mắc phải lỗi này. Vì vậy, có thể 
thấy rằng sinh viên không chú trọng việc học từ loại của từ. Giáo viên trong quá trình giảng dạy 
cần đầu tư nhiều hơn trong việc dạy cho sinh viên nắm được từ loại của từ, đồng thời phân biệt 
từ loại của từ tiếng Hán và từ Hán Việt tương ứng để hạn chế các lỗi sai trên. Ngoài ra, ý nghĩa 
sắc thái của từ và kết hợp từ cũng là một nội dung cần được nhấn mạnh trong quá trình giảng 
dạy. 
 Nguyên nhân chủ yếu tạo thành lỗi sai của người học bao gồm các nguyên nhân sau: 
 - Sử dụng từ tiếng Trung tương ứng từ Hán Việt theo cách dùng trong tiếng Việt 
 Phần lớn các lỗi sai của người học đều bắt nguồn từ nguyên nhân này. Từ Hán Việt vô 
cùng quen thuộc đối với người Việt Nam, rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
6 
“dục tốc bất đạt”, những bài thơ như “Nam quốc sơn hà” mà chúng ta thuộc lòng ngay từ rất 
nhỏ đều có yếu tố Hán Việt. Vì thế, để cho việc giao tiếp được lưu loát và trôi chảy, khi phải 
biểu đạt nội dung có từ Hán Việt, các em thường tìm ngay từ tương ứng trong tiếng Trung và sử 
dụng mà chẳng quan tâm xem ý nghĩa và cách dùng của chúng có tương đương với nhau không. 
Ví dụ như khi dịch câu “Cuối tuần này tôi bảo vệ luận văn tốt nghiệp” thì các em dịch thành 
“这个周末我要保卫毕业论文”. Từ Hán Việt “bảo vệ” tương ứng với từ “保卫” trong tiếng 
Trung. Tuy nhiên, ở đây nghĩa của từ “bảo vệ (保卫)” trong tiếng Việt đã được mở rộng để nói 
“bảo vệ luận văn”, nhưng trong tiếng Trung lại không như vậy, mà khi nói “bảo vệ luận văn” 
người ta dùng “论文答辩”. Người học do không nắm được sự khác nhau này mà biểu đạt sai. 
 - Do tài liệu, giáo trình, từ điển 
 Hiện tại các tài liệu dạy tiếng Trung cho người Việt vẫn còn rất hạn chế, thường là dịch từ 
tài liệu tiếng Trung dành cho các nước nói tiếng Anh, vì thế nó không phù hợp với đặc điểm của 
người Việt học tiếng Trung, cũng không khắc phục được những nhược điểm của người Việt khi 
học tiếng Trung. Phần giải thích nghĩa của từ trong tài liệu thường bằng tiếng Anh, người học 
khi học phải tự tra cứu tìm hiểu, dựa vào khối lượng kiến thức được tích luỹ của các em nếu như 
không có sự chỉ dẫn của giáo viên trên lớp, các em có thể tra đúng nghĩa của từ đã khó rồi, đừng 
nói đến chuyện hiểu rõ được cách sử dụng trong những hoàn cảnh ngôn ngữ khác nhau của từ. 
 Hiện nay có rất nhiều từ điển khi giải thích từ Hán Việt thì nghĩa đầu tiên từ điển đưa ra 
là từ tương ứng trong tiếng Trung. Ví dụ như trong từ điển Việt - Hán hiện đại do Nhà xuất bản 
nghiên cứu và dạy học ngoại ngữ xuất bản, trang 666 giải thích từ “phi thường” là “非常”; trang 
772 giải thích từ “thần tượng” là “神像, 偶像”, trong từ điển Việt - Hán hiện đại do Nhà xuất 
bản Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản năm 2005, trang 1071 giải thích từ “thủ đoạn” là 
“手段;手腕;手法”. Điều này dễ làm người học cho rằng đây là nghĩa cơ bản của từ. 
 Ngoài ra, đa phần các từ điển Việt - Hán chỉ đưa ra phần giải thích nghĩa mà không đưa 
ra từ loại. Ví dụ như trang 1679, từ điển Hán - Việt do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 
xuất bản năm 2008 giải thích từ “印象” là “Ấn tượng;深刻的~: ấn tượng sâu sắc. 
他给我的~很好: Ấn tượng của anh ta để lại cho tôi rất tốt”. Do không nói rõ từ loại của từ nên 
khi người học dịch sang tiếng Trung thường cho rằng từ tiếng Trung và tiếng Việt cùng một từ 
loại, tạo thành nhiều lỗi sai. 
 Thêm vào đó, một số từ điển đưa ra những ví dụ chưa đúng. Ví dụ như trang 358, từ điển 
Việt - Hán hiện đại do Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học 
xã hội Việt Nam xuất bản năm 2005 khi lấy ví dụ giải thích từ “đàng hoàng” có một ví dụ là 
“xây dựng nước ta đàng hoàng hơn” dịch thành “把我国建设得更加堂皇”, dịch như vậy là 
chưa chính xác, nên sửa thành “把我国建设得更加繁荣”. Hay ví dụ trong phần giải thích từ 
“bảo vệ” trang 54, từ điển dịch cụm từ “bảo vệ luận án” thành “辩护论文”, nên sửa thành 
“论文答辩”. Trên đây chỉ là một số các ví dụ về sự chưa chuẩn xác của từ điển dễ khiến người 
học mắc lỗi. 
 - Phương pháp học tập của người học chưa đúng 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
7 
 Ngoài nguyên nhân khách quan kể trên thì đây cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên lỗi 
sai của người học. Khi học tập và sử dụng tiếng Trung, khi cần phải tra cứu một từ, một thông 
tin, các em thường tra cứu từ một, hai kênh thông tin duy nhất, nên hầu như không có sự so sánh 
và chắt lọc thông tin, không tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy. Ví dụ như khi tra từ điển, 
rất nhiều em sử dụng phần mềm từ điển tích hợp vào điện thoại, một số phần mềm còn không rõ 
ràng, điều này dẫn đến tra sai nghĩa của từ, hoặc tra được nghĩa của từ nhưng không biết cách 
dùng do không có ví dụ minh họa... Đặc biệt khi tra từ điển Việt - Trung các em thường không 
đối chiếu kiểm tra lại bằng từ điển Trung - Việt hay các phương tiện khác mà chọn ngay nghĩa 
đầu tiên tìm được của từ. Từ điển thường chỉ cung cấp nghĩa của từ một cách tương đối, nó 
không thể nói rõ cái từ ấy được dùng trong hoàn cảnh nào, kết hợp với từ nào, trong khi đó 
người học khi tra nghĩa của từ điển thì rất yên tâm mà bê nguyên cả từ vào trong câu mà sử 
dụng, không để ý đến các yếu tố ngữ pháp khác của từ như từ loại, ý nghĩa sắc thái, sự kết hợp 
từ do vậy thường dùng từ sai, đặt câu sai. 
5. Đề xuất 
 Để phát huy những tác dụng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của từ Hán 
Việt đối với người Việt học tiếng Trung, người viết đưa ra một số đề xuất sau. 
5.1. Thông qua dạy học từ Hán Việt đơn âm tiết giúp người học ghi nhớ nghĩa của từ và 
mở rộng lượng từ vựng 
 Trong tiếng Trung, có rất nhiều từ đơn âm tiết tương ứng với từ tiếng Hán Việt. Ví dụ 大 
(đại); 马 (mã); 六 (lục); 国 (quốc); 安 (an)... Vì vậy, nếu người học có thể nắm vững ý nghĩa 
của những từ này thì việc đọc, ghi nhớ, hiểu, vận dụng từ ngữ sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ các từ Hán 
Việt tương ứng của thành ngữ “欲速不达” là “dục tốc bất đạt”, trong tiếng Việt có thành ngữ 
này, vì vậy người học thường ghi nhớ thành ngữ này rất nhanh. Ngoài ra, tỉ lệ sử dụng từ Hán 
Việt trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn học, chính trị... là rất cao. Theo thống kê, trong 
1080 thuật ngữ trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” thì có 785 là từ Hán Việt, 
chiếm 72%; trong 341 thuật ngữ trong cuốn “Thuật ngữ văn học” có đến 265 từ là từ Hán Việt, 
chiếm hơn 77%. Do đó, giáo viên có thể thông qua dạy từ Hán Việt đơn âm tiết để giúp người 
học hiểu, ghi nhớ cũng như nắm bắt vận dụng từ tiếng Hán được dễ dàng hơn. 
5.2. Đẩy mạnh vận dụng từ Hán Việt trong học tập, dịch thuật và giao tiếp tiếng Trung 
 Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên có thể truyền đạt cho người học cách tận 
dụng lợi thế của từ Hán Việt để nâng cao khả năng dịch thuật cũng như tốc độ biểu đạt bằng 
tiếng Trung. Như đã trình bày ở trên, trong tiếng Việt và tiếng Hán, đại đa số các thuật ngữ 
trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị và các danh từ chỉ người, sự vật, nơi chốn, phương 
hướng đều có thể dịch trực tiếp được. Do vậy, khi lên lớp vào những nội dung như thế giáo viên 
có thể nói rõ, cũng có thể dạy người học cách tận dụng từ Hán Việt để đẩy mạnh quá trình dịch 
thuật và giao tiếp. 
5.3. Tăng cường phân biệt các từ ngữ dễ gây nhầm lẫn 
 Đại đa số những giáo trình dạy học tiếng Trung đều bắt nguồn từ Trung Quốc, viết cho 
người học tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh. Do vậy, giáo viên mỗi khi gặp phải từ tiếng Trung có từ 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
8 
Hán Việt tương ứng đều nên tiến hành phân tích cho người học rõ sự khác nhau về ý nghĩa, từ 
loại, sắc thái, cách sử dụng của từ để phòng tránh người học sử dụng nghĩa và cách dùng của từ 
Hán Việt cho từ tiếng Trung tương ứng. Ví dụ như khi dạy từ “伤害” cần nói rõ những điểm 
khác nhau giữa từ này và từ Hán Việt “thương hại” tương ứng. Từ “伤害” trong tiếng Trung chỉ 
“khiến cho thân thể và tổ chức bị tổn hại”, nhưng trong tiếng Việt, từ “thương hại” dùng để chỉ 
“đáng thương”, đồng thời đưa ra ví dụ mà người học dễ mắc phải như biểu đạt sai câu “anh 
đừng thương hại tôi” bằng cách sử dụng từ tiếng Trung tương ứng “你不要伤害我”, lẽ ra phải 
dùng “你不要可怜我”. Giáo viên dựa theo kinh nghiệm của mình nên lựa chọn những ví dụ 
phổ biến, có tỉ lệ mắc lỗi cao. 
5.4. Chú trọng kết hợp giảng giải từ loại, cách phối hợp từ và dạy học có ngữ cảnh 
 Trung Quốc có câu “từ không rời câu”. Sự lý giải từ ngữ không thể tách rời khỏi ngữ 
cảnh của nó. Cùng một từ ngữ, có thể kết hợp với từ này, nhưng không thể kết hợp với từ kia. 
Người học tiếng Trung, đặc biệt trong giai đoạn sơ, trung cấp thường đem cách kết hợp từ trong 
tiếng mẹ đẻ vận dụng vào trong tiếng Trung mà tạo thành lỗi sai. Do đó, trong quá trình dạy 
học, người giáo viên cần phải chú trọng điều này. Ví dụ như khi dạy từ “节目” có thể nhấn 
mạnh rằng từ này thường kết hợp với từ “精彩”. Trong tiếng Trung thường nói 
“这个节目非常精彩” để chỉ “tiết mục này rất đặc sắc”, đồng thời chỉ ra rằng cách nói sử dụng 
từ Hán Việt tương ứng “这个节目很特色” là sai. Hay khi dạy từ “发挥”, mặc dù từ Hán Việt 
tương ứng là “phát huy” nhưng cách kết hợp từ của nó không giống nhau, người ta có thể nói 
“发挥优点” (phát huy... ưu điểm), nhưng lại không nói “发挥传统” (phát huy... 
truyền thống), mà nói “发扬 传统”. Hoặc khi dạy từ “才能” (tài năng), cần nhấn mạnh từ 
loại của nó. Trong tiếng Trung từ “才能” chỉ có thể làm danh từ, nhưng trong tiếng Việt, từ Hán 
Việt tương đương “tài năng” lại vừa làm danh từ vừa làm tính từ, vì thế tiếng Việt có thể nói 
“anh ta rất tài năng”, nhưng trong tiếng Trung không thể nói “他很才能” lại phải nói 
“他很有才能” mới đúng. 
6. Kết luận 
 Tóm lại, người Việt Nam khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung thường mắc một 
số lỗi cơ bản như sai về nghĩa của từ, sai về từ loại, về ý nghĩa sắc thái, cách kết hợp từ cũng 
như tự tạo từ mới, trong đó lỗi sai về từ loại là phổ biến nhất. Những lỗi sai này tuy có xu hướng 
giảm dần khi người học đạt được trình độ tiếng Trung cao hơn nhưng tỷ lệ mắc lỗi vẫn còn 
tương đối cao, chiếm đến trên 20% ở trình độ cao cấp. Nguyên nhân chủ yếu tạo thành lỗi sai 
trên là do người học đồng nhất những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp cũng như sắc thái của từ 
giữa từ Hán Việt và từ tiếng Trung tương ứng, ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác như 
do tài liệu học tập, do từ điển và do bản thân người học chưa thực sự có phương pháp học tập 
khoa học và hiệu quả. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ưu thế của từ 
Hán Việt đối với quá trình thụ đắc tiếng Trung, người giáo viên có thể thông qua dạy học từ 
Hán Việt đơn âm tiết giúp người học ghi nhớ nghĩa của từ và mở rộng lượng từ vựng; Tăng 
cường phân biệt các từ ngữ dễ gây nhầm lẫn; Chú trọng kết hợp giảng giải từ loại, cách phối 
hợp từ và dạy học có ngữ cảnh, đồng thời đẩy mạnh vận dụng từ Hán Việt trong học tập, dịch 
thuật và giao tiếp tiếng Trung. 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
9 
Tài liệu tham khảo 
Alexandre de Rhodes (1651). Annamiticum lusitanum et latinum. Rome: The Propaganda Fide. 
Đào Duy Anh (1931). Từ điển Hán Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 
Maspéro, H. (1912). Études sur la phonétique historique de la langue annamite. Hanoi: Imprimerie 
d'Extrême Orient. 
Nguyễn Tài Cẩn (2001). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
李 雪 宁 (2008). 分 析 汉 越 词 异 同 与 语 言 教 学, 东 南 亚 纵 横, 第 七 期.. 
杨 亚 萍 (2010). 汉 越 语 言 接 触 及 对 对 越 汉 语 教 学 的 启 示, 语 文 学 刊, 第 二 期.. 
王 力 (1991). 汉 越 语 研 究, 王 力 文 集, 山 东 教 育 出 版 社,山 东.. 
阮氏芳 (2006). 借助汉越音、汉越词对越汉语词汇教学, 东南亚纵横, 第二期.. 
陈 氏 梅 轩 (Nguyễn Thị Mai Hiên) (2012). 越 南 学 生 习 得 汉 语 词 偏 误 分 析-以 双 音 节 汉 
越 词 对 应 汉 语 词 为 例, 中央民族大学. 
A SURVEY ON COMMON ERRORS MADE BY VIETNAMESE 
STUDENTS OF CHINESE AT TNU SCHOOL OF FOREIGN 
LANGUAGES IN TRANSFERRING SINO-VIETNAMESE WORDS 
INTO CHINESE 
Abstract: Sino-Vietnamese words account for 60-70% of Vietnamese modern vocabulary, 
which is an important component of Vietnamese vocabulary. This is a great advantage for 
Vietnamese students to learn Chinese. However, since Sino-Vietnamese have been 
introduced into Vietnam for a long time, these words in modern Chinese have changed. 
After their introduction into Vietnam, they have also changed according to the development 
of the Vietnamese language, which results in significant differences between Sino-
Vietnamese words and Chinese words. This causes Vietnamese students to commit many 
mistakes when transferring Sino-Vietnamese words into Chinese. In this article, the writer 
analyzes the results of a survey on errors made by students’ at Thai Nguyen University 
School of Foreign Languages when doing translations from Vietnamese to Chinese and 
suggests potential solutions to tackle the problems at their roots. 
 Keywords: Chinese, error analysis, translation, Sino-Vietnamese word 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
10 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_loi_sai_cua_sinh_vien_khoa_ngoai_ngu_dai_hoc_thai_n.pdf