Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)

Khai thác sản phẩm du lịch tại một số địa điểm di sản là xu

hướng mới trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Bên cạnh

một số lợi thế của điểm đến như giá trị lịch sử, kiến trúc thì sức hút

của điểm đến di sản còn liên quan trực tiếp đến chiến lược xây

dựng sản phẩm du lịch từ nghi lễ diễn xướng dân gian. Nghiên cứu

trường hợp tại tháp Po Ina Nagar (thành phố Nha Trang) với mục

đích tìm hiểu nguồn lực văn hóa và sản phẩm du lịch đã được tái

tạo, xây dựng trong quá trình phát triển du lịch thông qua phương

pháp nghiên cứu của ngành Nhân học là quan sát tham gia và phỏng

vấn sâu có chủ đích. Phát hiện chính bao gồm hai nội dung như

sau: nghi lễ, lễ hội và diễn xướng dân gian là một trong những

nguồn lực văn hóa phát triển du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch

bền vững và hiệu quả dựa trên sự tham gia của cộng đồng địa

phương và tộc người. Hàm ý thực tiễn của nghiên cứu là đóng góp

quan điểm phát triển du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng nhằm đảm

bảo tính bền vững và cân bằng trong mối quan hệ giữa kinh tế du

lịch và văn hóa.

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trang 1

Trang 1

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trang 2

Trang 2

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trang 3

Trang 3

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trang 4

Trang 4

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trang 5

Trang 5

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trang 6

Trang 6

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trang 7

Trang 7

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6960
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)
 múa của bà bóng người 
Chăm và âm nhạc tế lễ; văn hóa dân gian Chăm cần được quảng bá cho du khách trong và ngoài 
nước bằng những sản phẩm du lịch thực sự. Với chủ trương này, Ban quản lý tháp đã hướng đến 
một số sản phẩm văn hóa cụ thể như gốm Bàu Trúc, thổ cẩm (dệt vải) để mang về trưng bày tại 
tháp, đồng thời tạo điều kiện cho người Chăm đến tháp mở cửa hàng bán sản phẩm. Thế mạnh về 
nghi lễ diễn xướng cũng là một nguồn lực để khai thác sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, để xây dựng 
một sản phẩm du lịch từ nghi lễ diễn xướng là một công việc rất khó khăn. Do đó, Ban quản lý 
tháp đã hướng đến nghệ thuật ca múa dân gian Chăm nhằm để phục vụ du khách trong thời gian 
ngắn, hướng đến sự giải trí và thu hút cái nhìn mới lạ. 
Ban quản lý tháp đã mời một số thành viên đại diện trong cộng đồng người Chăm ở huyện 
Ninh Phước, Phan Rang để cộng tác cùng xây dựng và tập luyện đội múa dân gian Chăm. Làng 
Chăm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) là nơi đội múa và đánh trống 
được chọn lựa. Đây là làng Chăm vẫn còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống lâu đời. Với yêu cầu 
của Ban quản lý tháp, cộng đồng làng Chăm Mỹ Nghiệp đã thống nhất và đồng thuận trong việc 
chọn lựa thành viên của đội múa Chăm, gồm các cô gái người Chăm và nghệ nhân đánh trống, 
thổi kèn. Hình thức cộng tác là thông qua hợp đồng của Trung tâm Bảo tồn Di tích với một số 
nghệ nhân biểu diễn múa và đánh trống ghi-năng, thổi kèn sanarai. Đội múa người Chăm thực hiện 
hợp đồng ngắn hạn theo mỗi năm, vào năm 2019, mức lương của nghệ nhân khoảng 3 triệu/tháng 
và được cung cấp chỗ ở. Đội múa biểu diễn hằng ngày, nhất là khi có đoàn khách du lịch đến tham 
quan. Ngoài tiền lương hằng tháng, thỉnh thoảng đội múa còn nhận được tiền tip của du khách. 
Một số điệu múa đã được trình diễn từ năm 2005 cho đến nay là múa đội lu, múa quạt và 
múa Apsara. Đây là những điệu múa dâng lên cho nữ thần xứ sở của người Chăm, vừa có tính chất 
nghi lễ vừa giàu tính nghệ thuật dân gian. Vì vậy, các cô gái Chăm múa dưới chân tháp thờ nữ 
thần Po Ina Nagar là một hình ảnh đẹp phản ánh giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm. 
Mặt khác, những điệu múa này không nặng về yếu tố tín ngưỡng thuần túy, có thể trình diễn ở 
không gian đền tháp hoặc trong không gian làng Chăm. Ngoài ra, những điệu múa do nghệ sĩ dân 
gian Chăm sáng tạo cũng giàu tính nghệ thuật và giải trí. Thời gian trình diễn là 15 phút/tiết mục 
trên sân trải tấm bạt (không trang trí sân khấu) nhằm đảm bảo tính chân thực khi tái hiện tiết mục 
múa dân gian Chăm. 
Một số sản phẩm du lịch của người Chăm ở tháp Po Ina Nagar góp phần lan tỏa văn hóa 
truyền thống của người Chăm ra khỏi không gian làng Chăm và hội nhập vào không gian du lịch. 
 Nguyễn Thị Thanh Xuyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 46-53 51 
Đây được xem là một cách thức bảo tồn văn hóa truyền thống rất hiệu quả trong bối cảnh xã hội 
đương đại. Bên cạnh đó, phương pháp bảo tồn này còn có ý nghĩa thực tiễn là khẳng định thương 
hiệu của sản phẩm du lịch như gốm Chăm, thổ cẩm Chăm và múa dân gian Chăm. 
Trong bối cảnh phát triển du lịch, văn hóa truyền thống đứng trước hai xu thế, hoặc là hội 
nhập, biến đổi để phát triển hoặc tự tách ra khỏi bối cảnh hiện đại với nỗ lực bảo tồn trong không 
gian truyền thống. Sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch của người Chăm đã đáp ứng xu hướng thứ 
nhất, đã vươn ra khỏi không gian truyền thống làng Chăm để du khách chiêm ngưỡng tại một địa 
điểm thiêng. Ông Th. là người đi đầu trong chủ trương và thực hiện kế hoạch xây dựng sản phẩm 
du lịch, cho rằng việc xây dựng sản phẩm du lịch mang lại hai lợi ích cơ bản là phát huy giá trị 
văn hóa truyền thống của người Chăm, nuôi dưỡng văn hóa Chăm trong hoàn cảnh mới và tạo điều 
kiện thu nhập cho nghệ nhân để họ dành tâm huyết bảo tồn văn hóa bằng chính hoạt động nghệ 
thuật của mình. 
Sự tham gia của cộng đồng với tư cách là người cộng tác và hưởng lợi đã phản ánh cụ thể 
trong quá trình gắn bó với hoạt động trình diễn sản phẩm du lịch trong suốt thời gian dài với một 
mức thù lao vừa phải. Mức thù lao hợp đồng dành cho nghệ nhân biểu diễn tăng dần qua nhiều 
năm, đáp ứng một phần nhu cầu việc làm trong hoàn cảnh khó khăn về sinh kế. Trong trường hợp 
nghệ nhân C. (Phan Rang, Ninh Thuận) là người đã gắn bó với đội múa Chăm hơn 10 năm, phụ 
trách chơi trống ghi-năng, vốn xuất phát từ niềm say mê với văn hóa, nghệ thuật dân gian Chăm 
và mong muốn bảo tồn văn hóa truyền thống đang mai một, do đó đã tham gia đội múa để đưa làn 
điệu dân gian của dân tộc mình đến với du khách trong và ngoài nước. Ông C. cho rằng thu nhập 
hằng tháng khá thấp nhưng khoản tiền tip của du khách khá lớn đã đóng góp thêm vào thu nhập, 
cùng với niềm say mê và trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống đã giúp ông trụ vững cùng đội 
múa hơn một thập kỉ qua. 
3.2.2. Hiệu quả của sản phẩm du lịch 
Múa Chăm, gốm Chăm và thổ cẩm Chăm là những sản phẩm du lịch đầu tiên và thành 
công tại tháp Po Ina Nagar tính đến thời điểm hiện nay. Trong đó, múa Chăm là sản phẩm diễn 
xướng độc đáo nhất tạo nên hiệu quả giải trí và tái tạo cảm xúc cho du khách. Hơn thế, múa Chăm 
diễn ra trong không gian tín ngưỡng kết hợp với nghi lễ tạ ơn của người Chăm hành hương thực 
sự đã kiến tạo hình ảnh văn hóa của cộng đồng người Chăm. Đây cũng là hàm ý quảng bá văn hóa 
trong phát triển du lịch, cụ thể là du khách không cần phải đến các làng Chăm cũng có thể chiêm 
ngưỡng và tìm hiểu văn hóa Chăm trong một điểm đến du lịch vốn đã biểu hiện một cách chân 
thực nghi lễ diễn xướng truyền thống, cùng với sự tăng cường hỗ trợ và minh họa của sản phẩm 
du lịch. Mặc dù trải qua 15 năm hình thành và phát triển, song các sản phẩm du lịch của người 
Chăm đã đạt đến trạng thái bão hòa về lượng và chất, chỉ diễn ra sự thay đổi về nhân sự. Đối với 
vấn đề này, tồn tại nhiều quan điểm tranh luận khác nhau, một là quan điểm của nhà quản lý trước 
đây cho rằng sản phẩm du lịch của người Chăm được xây dựng với mục đích chính là bảo tồn văn 
hóa và lan tỏa cái đẹp của văn hóa đến du khách, tạo thêm sức hấp dẫn cho điểm đến, nhưng không 
phá vỡ tính chất ổn định, cổ kính của không gian thiêng; hai là quan điểm của những nhà quản lý 
hiện nay cho rằng cần tăng cường thêm sản phẩm du lịch bên cạnh sản phẩm du lịch của người 
Chăm đã tồn tại nhiều năm nay. Cả hai quan điểm trên đều hướng đến mục tiêu bảo tồn văn hóa. 
Trong chủ trương phát triển du lịch ở điểm thiêng của các nhà quản lý hiện nay ở Khánh Hòa đều 
thống nhất không thương mại hóa và không phát triển bằng mọi giá. 
“Thật ra tháp Bà có lợi thế vị trí trung tâm, cảnh quan đẹp, kiến trúc đẹp, thêm giá trị văn 
hóa tác động vào nâng nó lên, cho dù không có du khách tham quan thì hằng ngày người 
hành hương, đi cúng rất nhiều làm cho di tích sinh động. Phần diễn xướng múa Chăm 
chừng đó là đủ, nếu làm hoành tráng nữa thì không phù hợp, vì khách du lịch nhanh đến 
nhanh đi, nên không thể sân khấu hóa, dàn trải cho họ xem như vậy là hợp lý. Hồi chú còn 
 52 Nguyễn Thị Thanh Xuyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 46-53 
làm, luôn khuyến khích người nước ngoài vào cùng múa, cùng nhảy, giao lưu, phải mời 
khách vào để múa cùng với nhau, chỉ cần chụp ảnh chung lưu niệm là đã thú vị. Du khách 
thích lắm”. (PVS, ông T., Nha Trang) 
“Mình tạo nên sản phẩm gì đó, không phải riêng gì nghệ thuật không đâu, cái giá trị đó 
thì phải giá trị cốt lõi, không ăn xổi ở thì, không chạy theo kinh tế, nó phải bộc lộ bản sắc 
của dân tộc mình. Quan điểm của trung tâm không đặt nặng lắm vấn đề doanh thu. Nó là 
một nơi để thu hút khách, đồng thời phục vụ công tác tín ngưỡng, không chỉ là khách Việt 
mà khách Trung Quốc và khác họ cũng đến với Mẫu, họ cũng chắp tay lạy, họ cũng thực 
hiện theo cách của người Việt người Chăm là xoa tay lên tượng, họ cũng rất tâm linh. Giờ 
đầu tư bằng cách là tôn tạo cảnh quan xanh sạch đẹp, con người ngày một hoàn thiện hơn, 
phong cách phục vụ tốt hơn, văn minh lịch sự hơn. Còn về phía đầu tư chuyên môn sẽ đầu 
tư thêm, đồng thời công tác mang tính tín ngưỡng sẽ nâng tầm lên”. (PVS, ông N., Nha 
Trang) 
Thành công tiếp theo của sản phẩm du lịch của người Chăm đó là tính hiệu quả của mô 
hình du lịch dựa trên sự tham gia của cộng đồng, trong đó các thành viên của cộng đồng được 
tham gia và hưởng lợi từ hoạt động này, thể hiện qua một số đặc điểm như sau: cộng đồng có 
quyền thảo luận để lựa chọn người tham gia (giai đoạn đầu), người tham gia là nghệ nhân dân gian 
với khả năng chơi trống hoặc những cô gái có niềm đam ca múa được cộng đồng tuyển chọn; chính 
sách thù lao và ràng buộc trách nhiệm; thu nhập từ hoạt động biểu diễn được chia sẻ cho các thành 
viên trong đội múa; hỗ trợ về chỗ ở và chế độ nghỉ phép. 
Tóm lại, thông qua những phát hiện của nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của khai 
thác nguồn lực văn hóa trong phát triển song cần phải đảm bảo tính bền vững của văn hóa và du 
lịch. Mặc dù sản phẩm văn hóa giàu tính giải trí và thẩm mĩ song sự chân thực của trình diễn văn 
hóa vẫn luôn tạo sức hút đối với trải nghiệm của du khách. Do vậy, đối với những địa điểm di sản 
giàu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống, cần thiết phải vận dụng chính sự phát triển của du lịch 
trở thành cơ hội bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đồng thời việc khai thác cần dựa trên quá trình 
tham gia của cộng đồng địa phương. 
4. Thảo luận 
Quá trình khai thác văn hóa trong phát triển du lịch tại tháp Po Ina Nagar thể hiện qua việc 
xây dựng biểu trưng văn hóa và sản phẩm du lịch. Xây dựng biểu trưng văn hóa phản ánh sự hợp 
tác thành công giữa nhà quản lý và một số bên tham gia khác nhằm tăng cường sự hiện diện của 
trình diễn văn hóa giàu tính chân thực tạo sức hút cho điểm đến. Ở đây, cộng đồng có vai trò trung 
gian tạo nên tính chân thực đó. Họ hoàn toàn không tham gia hoặc chỉ cung cấp thông tin cho nhà 
quản lý và một vài bên tham gia với tư cách là một tín đồ hành hương và lễ bái. Trong khi đó, các 
bên tham gia đã có uy quyền tác động đến quyết định kiến tạo biểu trưng văn của nhà quản lý. 
Mặc dù vậy uy quyền này luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chủ trương phát triển du lịch 
và bảo tồn văn hóa. Xây dựng sản phẩm du lịch thực sự là một “sân chơi”, trong đó, cộng đồng 
bước đầu khẳng định sự tham gia của mình thể hiện qua tính chất cộng tác bằng hình thức hợp 
đồng với nhà quản lý. Múa Chăm (cùng một số sản phẩm khác như thổ cẩm, gốm Bàu Trúc) là sản 
phẩm du lịch thành công tại tháp Po Ina Nagar trong suốt 15 năm qua. 
Trong quá trình này, cộng đồng đóng vai trò như người cộng tác và thực hiện chế độ hợp 
đồng với nhà quản lý, khá gần với vai trò của một bên tham gia/liên quan. Tuy nhiên, trong quá 
trình cộng tác, người tham gia không có nghĩa vụ đóng góp ý kiến với nhà quản lý, ngoài ra, họ 
phải tuân thủ theo các quy định theo hợp đồng. Có thể thấy rằng, mô hình du lịch dựa vào cộng 
đồng này chỉ dừng lại ở sự tham gia mang tính cộng tác của cộng đồng đối với nhà quản lý mặc dù 
cũng có hơi hướng của một bên tham gia thông qua sự ràng buộc về hợp đồng. Ngoài ra, do tính 
chất bão hòa của sản phẩm du lịch, cho nên cơ hội đóng góp ý kiến của người tham gia rất thấp. 
 Nguyễn Thị Thanh Xuyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 46-53 53 
5. Kết luận và khuyến nghị 
Sự gia tăng của du lịch đại chúng tác động lên kinh tế - xã hội và văn hóa mang đến lợi ích 
song cũng hàm chứa ảnh hưởng tiêu cực. Trong bối cảnh phát triển du lịch di sản của tháp Po Ina 
Nagar, khai thác nguồn lực văn hóa, xây dựng sản phẩm du lịch vừa là giải pháp tăng sức hút của 
điểm đến đồng thời là cơ hội để bảo tồn văn hóa. Tuy nhiên, quá trình này cần thiết phải đảm bảo 
sự tham gia của cộng đồng, trao đổi ý kiến và trình diễn nghi lễ. Nhu cầu trải nghiệm của du khách 
không chỉ đến từ phong cảnh, kiến trúc mà còn đến từ hoạt động nghi lễ, lễ hội hoặc những diễn 
xướng dân gian truyền thống giàu tính nghệ thuật. Nghiên cứu này cũng cho thấy xu hướng xây 
dựng sản phẩm du lịch gắn liền với trình diễn văn hóa của cộng đồng địa phương, đồng thời hạn 
chế hoạt động nghệ thuật dàn dựng mà để cho diễn xướng, nghi lễ, lễ hội, hành hương diễn ra chân 
thật. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng gợi mở về cách thức gia tăng sự tham gia của cộng đồng 
địa phương trong bảo tồn văn hóa truyền thống. 
Sự tham gia là vấn đề quan trọng bậc nhất trong khai thác văn hóa phát triển du lịch hiện 
nay. Nghiên cứu này đề xuất giải pháp đối với quá trình tham gia khai thác nguồn lực văn hóa gồm 
ba giai đoạn như sau: 1) xác định mức độ tham gia của cộng đồng; 2) xây dựng cơ chế hợp tác; 3) 
đóng góp vào quá trình ra quyết định theo mức độ tham gia. Qua đó cung cấp góc nhìn mới về 
việc khai thác văn hóa trong mối tương tác với nhiều bên tham gia khác nhau, trong đó cộng đồng 
phải trở thành một bên tham gia/liên quan như các bên tham khác. Từ quá trình tái hiện tính chân 
thực trong thực hành thờ cúng cho đến sản phẩm du lịch, cộng đồng là tác nhân quan trọng nhất 
để thúc đẩy sự trải nghiệm của du khách, nhờ đó củng cố và bảo vệ nguồn lực văn hóa. Nghiên 
cứu này cũng gợi mở một số khả năng mới trong hợp tác song phương hoặc đa phương giữa nhà 
quản lý với các đối tượng khác thông qua sự thành công của sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, sự phát 
triển du lịch tại một không gian tín ngưỡng tôn giáo chỉ là hoạt động có tính chất phụ trợ, yếu tố 
chính vẫn là thực hành thờ cúng và sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng. Việc phát triển du lịch chỉ 
là một yếu tố để tạo nên môi trường trao đổi, chia sẻ liên văn hóa và tạo động lực thúc đẩy sự hợp 
tác giữa cộng đồng với nhà nghiên cứu, quản lý và một số bên tham gia khác. 
Tài liệu tham khảo 
MacCannell, D. (1976). The tourist: A new theory of the leisure class. Berkeley, LA and London: 
University of California Press. 
Macleod, D. V. L., & Carrier, J. G. (Eds.) (2010). Tourism, power and culture: Insights from 
Anthropology. Bristol, UK: Channel View Publications. 
Maspero, G. (1928). Le royaume de Champa. Paris et Bruxelles: Les Edition G. Van Oest. 
Nguyen, B. C. (2000). Khái quát về văn hóa tiền - sơ sử Khánh Hòa. Khánh Hòa diện mạo một 
vùng đất [An overview of prehistoric culture - Khanh Hoa. A new look of Khanh Hoa]. Phân 
Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Khánh Hòa, 2, 11-12. 
Okazaki, E. (2008). A community-based tourism model. Journal of Sustainable Tourism, 16(5), 
511-530. doi:10.2167/jost782.0 
Parmentier, H. (1902). Le sanctuaire de Po-Nagar à Nhatrang. Bulletin de l'Ecole franҫcaise 
d'Extrême-Orient, 2, 17-54. 
Schweyer, A.-V. (2004). Po Nagar de Nha Trang (1re partie). Aséanie, 14, 109 - 140. 
Theodossopoulos, D. (2010). Tourists and indigenous culture as resources: Lessons from embera 
cultural tourism in Panama. In D. V. L. Macleod & J. G. Carrier (Eds.), Tourism, power and 
culture: Insights from Anthropology (pp. 115-132). Bristol, UK: Channel View Publications. 
Tư liệu điền dã tại Nha Trang (Khánh Hòa), 2019. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_nguon_luc_van_hoa_trong_phat_trien_du_lich_di_san.pdf