Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre

Qua thực tế khảo sát, với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội,

cùng với tiềm năng phát triển du lịch huyện Thạnh Phú có điều kiện để hình thành

phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa lịch sử;

du lịch vui chơi giải trí. Hy vọng với bài viết này sẽ hữu ích cho các ban ngành và các

nhà làm về du lịch ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre có thêm tư liệu tham khảo đề ra

những chiến lược đầu tư về du lịch hiệu quả và bền vững hơn.

Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre trang 1

Trang 1

Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre trang 2

Trang 2

Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre trang 3

Trang 3

Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre trang 4

Trang 4

Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3080
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre

Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
 54 
KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH BIỂN HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE 
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh 
Lớp: ĐHSĐỊA 15A 
GVHD: TS. Phùng Thái Dương 
Tóm tắt: Qua thực tế khảo sát, với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, 
cùng với tiềm năng phát triển du lịch huyện Thạnh Phú có điều kiện để hình thành 
phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa lịch sử; 
du lịch vui chơi giải trí. Hy vọng với bài viết này sẽ hữu ích cho các ban ngành và các 
nhà làm về du lịch ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre có thêm tư liệu tham khảo đề ra 
những chiến lược đầu tư về du lịch hiệu quả và bền vững hơn. 
Từ khóa: Phát triển du lịch, khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch tỉnh 
Bến Tre. 
 1. Đặt vấn đề 
 Thạnh Phú là huyện ven biển với những nét đặc trưng riêng được du khách trong 
và ngoài nước biết đến về những dãi rừng ngập mặn,..các di tích lịch sử,làng nghề nổi 
tiếng và đặc biệt Thạnh Phú còn có lợi thế về bờ biển với chiều dài 25km thuộc hai xã 
Thạnh Phong và Thạnh Hải với những những cảnh quan thiên nhiên phong phú và 
nhiều cảnh đẹp hút mắt du khách khi mỗi lần đặt chân đến nơi đây ngoài ra Thạnh Phú 
còn là nơi quy tụ hầu hết các loại hải sản từ các vùng trong nước đó là điều kiện thuận 
lợi để Thạnh Phú phát triển du lịch biển đặc biệt là du lịch sinh thái. Trước đây huyện 
chưa phát triển loại hình du lịch biển, chưa khai thác được hết các tiềm năng phát triển 
du lịch, trên địa bàn hầu như không có các điểm tham quan du lịch do cơ sở hạ tầng 
còn hạn chế, chi phí còn hạn hẹp...chưa thật sự thu hút các nhà đầu tư.Từ khi có chỉ 
định của Tỉnh Uỷ về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định 
hướng đến năm 2020. Đã tạo được sự đồng tình và hưởng ứng của hầu hết các cá 
nhân, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh kể cả các nhà đầu tư nước ngoài. 
 Bên cạnh những tài nguyên du lịch Biển, Thạnh Phú còn có nhiều tài nguyên 
nhân văn,di tích lịch sử, văn hóa, những địa danh, làng nghề nổi tiếng như: di tích đầu 
cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam (xã Thạnh Phong - huyện Thạnh Phú), nhà cổ Huỳnh 
Phủ (xã Đại Điền- huyệnThạnh Phú) và đặt biệt đối với ngư dân vùng biển ở đây nổi 
tiếng với Lễ hội nghinh Ông Nam Hải (xã Thạnh Hải-huyện Thạnh Phú),Sự hòa 
huyện giữa chiều dài lịch sử của các di tích đan xen với tiềm năng du lịch biển đã tạo 
nên Thạnh Phú ngày càng được mở rộng,phong phú và đa dạng như ngày nay. 
 Du khách đến đây chủ yếu bằng phương tiện ô tô và xe gắn máy cơ sở hạ tầng 
phát triển, các hệ thống đường, cầu được mở rộng và đầu tư,..đến đây ngoài tận hưởng 
nhiều khung cảnh đẹp vùng biển du khách còn được đấm chìm trong muôn ngàn các 
loại hải sản phong phú và đa dạng, để phục vụ du khách và phát triển cạnh tranh với 
các tỉnh trong nước Thạnh Phú đã đầu tư các nhà hàng, khách sạn các sản phẩm du 
lịch: mô tô nước,dịch vụ câu cá,du lịch văn hóa-xã hội, du lịch tham quan làng nghề đa 
dạng và hấp dẫn với quy mô lớn để phục vụ du khách khi đến đây. 
 55 
 Với sự đầu tư trong công tác quản lý và phát triển các loại hình du lịch biển 
Thạnh Phú đã mang lại nhiều kết quả cao thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân 
vùng biển Thạnh Phú cũng như tỉnh Bến Tre.Gần đây nhất tính từ đầu năm 2018 đến 
nay Thạnh Phú là nơi thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến đây vào mỗi dịp cuối 
tuần, lễ, tết,Theo Ban Quản lý Khu du lịch Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển, 
lượng du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí từ đầu năm đến nay đạt hơn 335.000 
lượt người, tăng trên 90.800 lượt so với thời điểm này năm trước. Doanh thu ước đạt 
hơn 60 tỷ đồng, tăng trên 14 tỷ đồng. Điểm nhấn quan trọng là huyện đã tổ chức thành 
công Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực biển lần thứ I năm 2018 với nhiều hoạt 
động như: Hội chợ Thương mại Du lịch - Triển lãm - Ẩm thực biển, tour tham quan du 
lịch, tọa đàm về xây dựng sản phẩm du lịch cùng các hoạt động vui chơi giải trí, thu 
hút 58.000 lượt du khách. 
 Như vậy trong những năm qua du lịch Thạnh Phú đã đạt được những thành công, 
những kết quả đáng mong đợi, tích cực khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ phát 
triển du lịch huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.Tuy nhiên du lịch biển Thạnh Phú còn 
nhiều hạn chế: đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch biển còn manh múng chưa đồng bộ, trình 
độ nguồn nhân lực còn thấp tay nghề chưa cao,các sản phẩm du lịch chưa phong phú 
và đa dạng, 
 Qua thực tế khảo sát, với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, cùng với 
tiềm năng phát triển du lịch huyện Thạnh Phú có điều kiện để hình thành phát triển các 
loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh; du 
lịch vui chơi giải trí.Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “Khai thác điều 
kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện thạnh phú tỉnh bến tre” làm đề tài nghiên 
cứu. 
2. Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh 
Bến Tre 
 2.1. Địa hình 
 Địa hình huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre được hình thành trong khoảng thời gian 
lịch sử lâu dài, huyện nằm ở dưới cù lao Minh, có bờ biển dài 25km đa dạng các loại 
động thực vật đặt biệt là các loại hải sản biển, với những dãi rừng ngập mặn có vai trò 
hết sức quan trọng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi, đặc biệt có chức năng chống xói lở, 
cân bằng sinh thái cửa sông, còn có tác dụng bảo vệ đa dạng sinh học, tạo điều kiện 
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của nhân dân vùng ven biển, cung cấp nguồn 
giống, động thực vật và là nơi cư trú kiếm ăn của các loài sinh vật biển. 
 Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là 
bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo 
thuận lợi cho nuôi trồng hải sản thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, miệt vườn chèo 
thuyền, ẩm thực biển 
 Với đa dạng các loại địa hình ngoài việc thuận lợi trong công tác xây dựng các 
khu vui chơi,các nhà hàng biển, trò chơi biển phục vụ khách du lịch.Đến với Thạnh 
Phú khách du lịch còn được tận tay bắt các loại hải sản biển tại các vùng trũng, du 
khách sẽ được trải nghiệm những cảm giác thú vị chưa từng có. 
 56 
 Tài nguyên về địa hình cũng là tài nguyên quan trọng nhất trong sự hình thành và 
phát triển du lịch ở vùng biển Thạnh Phú-Bến Tre. Địa hình biển Thạnh Phú tạo nên 
nhiều quan cảnh đẹp hấp dẫn du khách gần xa sen giữa các bãi bồi là những hàng 
Dương xanh mướt vừa mang lại vẻ đẹp vùng biển hoang sơ, những hàng Dương là 
biểu tượng cho sự phát triển du lịch biển nó đã chứng kiến sự hình thành và phát triển 
của du lịch biển Thạnh Phú qua hằng chục năm gắn bó, du khách đến đây ngoài những 
đẹp về các cồn các biển bồi đấp thì những hàng Dương xen kẻ nhau tạo nên một nét 
đẹp ma mị mà các du khách luôn nhắc đến khi đã đặt chân đến Thạnh Phú. 
 2.2. Khí hậu 
 Huyện Thạnh Phú-Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích 
đạo với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hoạt 
động của gió mùa tây nam,mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau hoạt động của 
gió mùa đông bắc,lượng mưa trung bình hằng năm ở Bến Tre từ 2000 đến 2300mm, 
nhiệt độ trung bình hằng năm 260 C– 270 C.Lượng mưa nhiều thuận lợi cho việc nuôi 
trồng các loại thủy hải sản vùng ven biển. 
 Với điều kiện khí hậu thuận lợi cho phép vùng biển Thạnh Phú Bến Tre phát 
triển tất cả các lợi thế của vùng về nông nghiệp và cả công nghiệp. Khí hậu ôn hòa, 
ánh sáng, độ ẩm thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới,chăn nuôi các 
loại gia sút,gia cầm đặt biệt phát triển nuôi trồng các loại thủy hải sản vùng biển và đặt 
biệt thuận lợi trong sinh hoạt cho người dân nơi đây và khách du lịch khi đặt chân đến 
tham quan, khách du lịch ngoài việc ngắm cảnh,tận hưởng du lịch sinh thái ngoài ra 
còn được tận hưởng một làng gió biển, ấm áp và mát mẻ mà không lo âu về thời tiết. 
 Bến tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông nhưng ít chịu ảnh hưởng 
của thiên tai vì nằm ngoài vĩ độ thấp, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, khí hậu ôn 
hòa,mát mẻ quanh lăm là điều kiện thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt 
là khách nước ngoài muốn tìm đến làng gió mới khác hơn.Mang trên mình vẻ đẹp 
hoang sơ, với cái nắng vàng xen giữa những cồn cát mang đậm hương vị phù xa vùng 
biển cảnh vật hữu tình xen giữa giữa những hàng Dương rì rào trong gió, giữa cái 
hương vị gió biển được nhìn ngắm những cánh đồng trồng dưa,sắn,đậu mà khí hậu 
đã mang lại nơi đây du khách không khỏi bỡ ngỡ vì được tận mắt nhìn thấy và có thể 
tự tay chăm sóc và gặt hái những trái dưa ngọt nước và những củ sắn tinh khiết,những 
hạt đậu nảy mầm thật sự rất thích thú và bỡ ngỡ, dường như chỉ có vùng biển Thạnh 
Phú mới có được nét đặt trưng đậm đà như thế. 
 2.3. Đất đai 
 Bến Tre có nguồn tài nguyên đất phong phú, với nhiều loại đất như: đất cát,đất 
phù sa,đất phèn và đất mặn. Thạnh Phú được hình thành từ đất phù sa của hai sông lớn 
là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, bồi đấp nên nhiều cồn các ở cồn lợi xã Thạnh 
Hải. Đa dạng các cánh đồng bằng phẳng xen kẽ những cồn cát và các dãi rừng ngập 
mặn. Diện tích chung toàn huyện 41.180 ha thuận lợi phát triển nông nghiệp tuy nhiên 
gập nhiều khó khăn do đất nhiễm phèn nhiễm mặn. Rừng ngập mặn Bến Tre: có diện 
tích là 3.900 ha, trong đó rừng tự nhiên 1.000 ha, rừng trồng 2.900 ha. 
 Với diện tích đất lớn thuận lợi thu hút các nhà đầu tư phục vụ các cơ sở hạ tầng 
 57 
trong việc phát triển du lịch biển: các nhà hàng, các khu vui chơi giải trí biển, đồng 
thời thuận lợi cho việc trồng các loại cây nông nghiệp: dưa,sắn,xoàingoài việc phát 
triển kinh tế còn thu hút khách du lịch tham quan tại những cánh đồng nông nghiệp 
vào những mùa gặt hái, khách du lịch có thể trải nghiệm công việc đậm chất miền tây 
sông nước bằng việc hòa nhịp cùng các người dân biển cùng gặt hái các loại nông sản: 
dưa,sắn,đậu,. tại cánh đồng nơi đây. 
 2.4. Sinh vật 
 Huyện Thạnh Phú đa dạng các loại động thực vật: với hệ sinh thái rừng ngập 
mặn có vai trò hết sức quan trọng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi, đặc biệt có chức năng 
chống xói lở, cân bằng sinh thái cửa sông, còn có tác dụng bảo vệ đa dạng sinh học, 
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của nhân dân vùng ven biển, cung 
cấp nguồn giống, động thực vật và là nơi cư trú kiếm ăn của các loài sinh vật biển. 
Qua điều tra của Viện Quy hoạch Nam bộ, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước 
Thạnh Phú có 119 loài, gồm: 10 loài cây trồng và 109 mọc tự nhiên thuộc 45 họ thực 
vật, phong phú hơn nhiều so với rừng ngập mặn ở các khu bảo tồn thiên nhiên của 
đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại động vật,nguồn tài nguyên sinh vật biển vô 
cùng phong phú và đa dạng phục vụ cho du khách tham quan đặt biệt với các du khách 
từ các vùng khác trong và ngoài nước có thể thử một lần vào các dãi rừng ngập mặn để 
khám phá các hệ thực, động vật ở đây sinh sống như thế nào và phát triển ra sao. 
 Nằm giữa hai môi trường sông và biển đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí 
hậu gió mùa nhiệt đới nên vùng biển Thạnh Phú Bến Tre đa dang dạng các hệ động 
thực vật của miền Tây Nam Bộ với đa dạng các loài hải sản biển: tôm,cua,cá phi,cá 
nâu,cá biển,mực,nghêu,sò, hải sản rẻ, tươi sống, với vị mặn mặn của mùi biển và vị 
ngọt ấm áp của người dân chất phát miền tây sông nước đó chính là điều đặc biệt thu 
hút khách du lịch đến với vùng biển Thạnh Phú Bến Tre khác với các vùng biển khác 
trong nước. 
 Du khách không khỏi bất ngờ khi đặt chân đến Thạnh Phú không phải bởi vì 
cảnh đẹp nơi đây quá đặt sắc quá nổi bật mà bởi vì hương vị nơi đây thấm đậm tình 
người với sự mọc mạc đơn sơ giữa cái nắng vàng của mùi biển cả. Hải sản nơi đây 
được du khách đánh giá là rẻ nhất trong các nơi đã từng đặt chân đến của nước ta, vị 
ngon về thịt vị ngọt về tình người và chút mặn của mùi biển đã tạo nên cho hải sản nơi 
đây được mệnh danh là hải sản ngon nhất vùng biển. 
 3. Kết Luận 
Với tiềm năng tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch biển Thạnh Phú-Bến Tre và việc 
khai thác tiềm năng chưa thật sự hiệu quả.Do đó trong thời gian tới cần phát huy hơn 
nữa để đưa du lịch biển Thạnh Phú-Bến Tre trở thành trung tâm du lịch mà hầu hết du 
khách trong và ngoài nước điều hướng đến. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lê Minh Trí (2013), Khảo sát hệ thực vật rừng ngập mặn ở Xã Thạnh Phong 
huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, Bến Tre. 
 58 
[2] Nguyễn Hoài Nam (2017), Thực trạng và giải pháp tài nguyên trong phát 
triển du lịch biển Hải Phòng, Hải Phòng. 
[3]. Cổng Thông Tin Điện Tử Bến Tre, Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre. 
 [truy cập ngày: 17/03/2019]. 
[4]. https://text.123doc.org [truy cập ngày: 27/03/2019]. 
[5].  [truy cập ngày: 27/03/2019]. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_dieu_kien_tu_nhien_phat_trien_du_lich_bien_huyen_t.pdf