Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch

Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là phần độc đáo nhất của công viên địa chất toàn cầu

UNESCO Đắk Nông với khoảng 50 hang động. Tại nhiều hang động núi lửa, các nhà khoa học đã

ghi nhận, khám phá nhiều giá trị về di sản địa chất, đa dạng sinh học và dấu tích hoạt động của người

tiền sử. Khai thác giá trị của hệ thống hang động Krông Nô cho phát triển du lịch sẽ đồng thời đạt

được hai mục đích, vừa phát triển kinh tế nâng cao thu nhập người dân, vừa bảo tồn được các di sản

tự nhiên và văn hóa. Trên cơ sở phân tích các giá trị di sản địa chất và một số điều kiện thúc đẩy phát

triển du lịch trên cơ sở khai thác hang động núi lửa, bài báo đã gợi ý một số giải pháp: quy hoạch hệ

thống hang động núi lửa và tài nguyên du lịch khác; đa dạng hóa, phát triển các loại hình du lịch theo

đặc điểm tính chất của từng loại hang; hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác tài nguyên di sản

địa chất cho phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch.

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch trang 1

Trang 1

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch trang 2

Trang 2

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch trang 3

Trang 3

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch trang 4

Trang 4

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch trang 5

Trang 5

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch trang 6

Trang 6

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch trang 7

Trang 7

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2920
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch

Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch
c họ Dẻ, họ Vang, họ Trinh 
nữ, họ Dầu, họ Dâu tằm, họ Đậu... Ngoài ra còn 
có các loài Dương xỉ, Rêu và Địa y ở khu vực 
cửa hang động. Phần thứ hai không có ánh sáng 
mặt trời chỉ có rêu mốc, địa y. Đa dạng sinh học 
ở đây chủ yếu là đa dạng động vật không xương 
sống và rêu tảo (địa y). Khu vực tối hoàn toàn 
trong hang động núi lửa thường có sự hiện diện 
hiếm hoi của Nấm hoại sinh và dễ bắt gặp Nấm 
phát quang. 
Về đa dạng động vật: Hang động là nơi cư trú 
và quần tụ của nhiều loài động vật hoang dã, từ 
các loài thú đến côn trùng. Trong hang, động vật 
không xương sống chiếm tới 96% còn lại là một 
số loài dơi, rắn và một số loài sinh vật khác chỉ 
trú ngụ tạm thời trong hang. Kết quả nghiên cứu 
khu hệ động thực vật không xương sống trong 
hang động núi lửa khu vực Krông Nô đã bắt gặp 
240 cá thể bao gồm 54 họ thuộc 7 lớp, 21 bộ [2]. 
Có thể khẳng định rằng, hang động núi lửa 
Krông Nô chứa đựng giá trị đa dạng sinh học ở 
mức cao, đã định danh được 69 loài sinh vật 
trong đó có tới 30 loài mới và đặc hữu [2]. 
3.2. Các điều kiện thúc đẩy du lịch dựa vào 
khai thác giá trị hang động núi lửa Krông Nô 
Bên cạnh di sản địa chất đặc sắc thuộc hệ 
thống hang động núi lửa Krông Nô thì Đắk 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
44 
Nông còn được đánh giá là một tỉnh có tài 
nguyên du lịch tự nhiên hết sức phong phú và đa 
dạng với cảnh núi non, hồ, thác nước hùng vĩ, 
thơ mộng bên cạnh hệ động thực vật phong phú 
[5]. Đắk Nông có hệ thống sông, hồ phân bố 
khắp toàn tỉnh với địa hình chia cắt mạnh tạo 
thành nhiều dòng thác đẹp và hùng vĩ bậc nhất 
Tây Nguyên như thác Len Gun (thác Bảy tầng), 
thác Liêng Nung, thác Gia Long, thác Đray Sáp, 
thác Trinh Nữ, thác Đắk Plao.... Bên cạnh đó, 
khu vực còn có các khu bảo tồn thiên nhiên chứa 
đựng nhiều giá trị về mặt sinh thái. Khu bảo tồn 
thiên nhiên Nam Nung giàu tiềm năng kinh tế du 
lịch với hệ thực vật phong phú gồm 300 loài, 
trong đó có các loài vùng cổ nhiệt đới và nhiều 
loài đặc hữu có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và 
thế giới. Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng là 
vùng giao thoa địa lý và sinh học giữa khu vực 
Nam Tây Nguyên và khu vực miền Đông Nam 
Bộ. Đây là một trong 3 khu bảo vệ của Việt Nam 
có hươu vàng - loài phụ đặc hữu của Đông 
Dương và Thái Lan, đồng thời còn là một trong 
những vùng chim đặc hữu ở Việt Nam. Ngoài 
ra, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng còn có vị 
trí địa lý đặc biệt nằm ở khu vực thượng nguồn 
sông Đồng Nai, có các dự án thủy điện Đồng Nai 
3, 4 đang hoạt động đã tạo ra những hồ nước 
rộng khoảng 3.632 ha mặt nước và hình thành 
47 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau tạo cảnh quan 
đẹp, được ví như “vịnh Hạ Long của mảnh đất 
Tây Nguyên”. 
Bên cạnh đó, khu vực nghiên cứu còn có 
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc với 
giá trị văn hóa của tộc người Tây Nguyên và dân 
tộc tại chỗ Mnông, Mạ, Ê-đê... 10 di tích lịch sử 
cấp quốc gia gắn liền với dân tộc tại chỗ và hệ 
thống chùa, thiền viện (nổi bật là chùa Pháp 
Hoa, thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên) và các 
lễ hội góp phần tạo nên đa dạng các loại hình du 
lịch. 
Đắk Nông có 3 tuyến quốc lộ chạy qua là 
QL14, 14C và QL 28 với tổng chiều dài 311 km; 
6 tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài 318 km với các 
hệ thống đường bộ, đường thủy liên huyện liên 
xã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển du 
lịch. Các cơ sở lưu trú phục vụ du khách trong 
tỉnh cũng tăng lên đến 204 cơ sở với khoảng 
2.139 phòng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 
khách đạt 9,15%/năm; doanh thu du lịch tăng 
trưởng bình quân đạt 10,4%/năm [8]. Đây là 
những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch 
tỉnh Đắk Nông nói chung và du lịch địa chất của 
tỉnh nói riêng. 
3.3. Hiện trạng và những hạn chế trong 
khai thác hang động địa chất Krông Nô 
Du lịch tỉnh Đắk Nông mới ở giai đoạn đầu 
của quá trình phát triển, nhưng cũng đã đạt được 
một số kết quả đáng khích lệ. Số lượng khách du 
lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch có dấu 
hiệu tăng qua các năm, thể hiện ở bảng sau. 
Bảng 1. Tình hình phát triển du lịch Đắk Nông giai đoạn 2015-2019 
Chỉ tiêu Đơn vị tính 
Năm 
2015 2016 2017 2018 2019 
Doanh thu của các cơ sở lưu trú 
Triệu đồng 
85.161 99.300 102.508 115.410 125.789 
Doanh thu của các cơ sở lữ hành 931 597 613 704 749 
Khách du lịch nghỉ qua đêm 
Nghìn lượt người 
563,5 546,2 452,4 447,3 486,3 
Khách du lịch trong ngày 113 271 371,7 465,2 509,4 
Số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ 686,4 817,3 824,2 912,4 995,7 
Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ 0,4 0,3 0,4 0,4 0,6 
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông, 2019 
Phạm Thị Trầm - Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa 
45 
Mặc dù lượng khách tăng lên theo thời gian 
nhưng lượng khách du lịch nghỉ lại qua đêm còn 
thấp, có dấu hiệu giảm, chỉ có khách du lịch 
trong ngày tăng dần đều qua các năm. Hơn nữa, 
doanh thu từ các cơ sở lữ hành và số lượt khách 
do các cơ sở lữ hành phục vụ còn rất thấp thể 
hiện dịch vụ lữ hành của tỉnh còn rất hạn chế, 
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch 
của tỉnh. Các doanh nghiệp lữ hành hiện hoạt 
động với quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu là 
các tour ngắn ngày tại địa phương, hướng dẫn 
du lịch chưa chuyên nghiệp, nhất là chưa có khả 
năng quảng bá được đặc điểm nổi bật về giá trị 
tài nguyên du lịch cho du khách. Cơ sở dịch vụ 
ăn uống, ẩm thực chỉ tập trung ở trung tâm của 
tỉnh và huyện, còn hạn chế ở các khu du lịch. 
Đặc biệt, tỉnh Đắk Nông chưa có quy hoạch 
chi tiết khu vực công viên địa chất toàn cầu 
UNESCO Đắk Nông nói chung cũng như khu 
vực hệ thống hang động núi lửa Krông Nô nói 
riêng cho mục đích phát triển du lịch. Các khu, 
điểm du lịch hiện mới được khai thác ban đầu, 
đa số mới chỉ bán vé tham quan chứ chưa có các 
dịch vụ chiều sâu khác nên thời gian du khách 
lưu lại các khu, điểm thường rất ngắn, hiệu quả 
kinh doanh chưa cao. Khu vực hang động núi 
lửa hiện vẫn đang được khám phá, nghiên cứu 
chứ chưa được đầu tư khai thác để phát triển các 
loại hình du lịch đặc thù. 
Ngoài ra hệ thống giao thông đường bộ, nhất 
là hệ thống đường nội tỉnh dẫn tới các khu bảo 
tồn, khu hang động núi lửa còn khó khăn khiến 
cho khách du lịch khó có thể tiếp cận được với 
các tài nguyên du lịch đặc sắc của tỉnh một cách 
thuận lợi. 
Đó là những hạn chế cơ bản nhất trong phát 
triển du lịch tỉnh Đắk Nông nói chung, du lịch 
công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông và du lịch 
địa chất hang động núi lửa Krông Nô nói riêng. 
3.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch 
bền vững trên cơ sở khai thác di sản địa chất 
* Quy hoạch hệ thống hang động núi lửa và 
tài nguyên du lịch lân cận để phát triển du lịch: 
Đặc điểm độc đáo của di sản địa chất cùng với 
các đặc điểm về đa dạng sinh học, các danh lam 
thắng cảnh gắn với đặc điểm phong phú về văn 
hóa là nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc của tỉnh 
Đắk Nông. Vì vậy, cần thiết phải có quy hoạch, 
kế hoạch chi tiết khai thác hệ thống hang động 
núi lửa Krông Nô phục vụ phát triển du lịch. 
Trong quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch 
khai thác tài nguyên địa chất, phải kết hợp với 
việc quy hoạch và bảo vệ đa dạng sinh học, bảo 
tồn các tài nguyên du lịch nhân văn. Bên cạnh 
đó, cần lập quy hoạch/kế hoạch phát triển hạ 
tầng giao thông, cơ sở lưu trú và các cơ sở dịch 
vụ khác. 
- Du lịch khoa học cần phát triển đối với 
những hang có đặc điểm bảo tồn các tư liệu quan 
trọng, có ý nghĩa to lớn cho nghiên cứu khoa 
học, có đặc điểm nhạy cảm, dễ biến đổi và dễ bị 
phá hủy bởi sự hiện diện của con người. Đối 
tượng hướng tới là các nhà nghiên cứu khoa học, 
nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên ngành về địa 
chất và sinh học như khu vực núi lửa Chư B’Luk 
có hang C7 và hang P20. 
- Du lịch tâm linh kết hợp tham quan, khám 
phá và nghiên cứu khoa học cần phát triển đối 
với những hang có bảo tồn các tư liệu/di tích của 
người tiền sử (như các di tích: cư trú, xưởng, mộ 
táng, trại săn tạm thời...). Nên có các trưng bày 
tại chỗ các di tích đã khai quật được. Theo kết 
quả nghiên cứu đã thực hiện, hệ thống hang núi 
lửa Chư B’Luk có tới 12 hang chứa di tích tiền 
sử [2], nhưng hang có di cốt người tiền sử chỉ 
mới được phát hiện tại hang C6.1. 
- Du lịch mạo hiểm cần được khai thác ở 
những hang có cửa vào dốc đứng, nguy hiểm mà 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
46 
không thể ra vào một cách tự nhiên, phải dùng 
thiết bị chuyên dụng như dây leo chuyên dụng, 
thang... Đối tượng khai thác là các khách du lịch 
muốn khám phá mạo hiểm, ưa thích cảm giác 
mạnh và có kỹ năng leo trèo, dũng cảm. Hang 
P8, P20 với miệng sâu thẳng đứng khoảng 25 - 
26 m có thể khai thác loại hình du lịch này. 
* Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác 
tài nguyên di sản địa chất cho phát triển du lịch: 
Đối với hệ thống hang động núi lửa Krông Nô 
hiện còn đang ở trạng thái nguyên sơ, ít chịu tác 
động của các quá trình ngoại sinh cũng như chưa 
được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội. Vì 
vậy, cơ sở hạ tầng khu vực này còn chưa được 
quan tâm đầu tư phát triển. Để khai thác có hiệu 
quả tài nguyên này cho mục đích phát triển du 
lịch, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện cơ sở 
hạ tầng, dịch vụ của khu vực. Đặc biệt, bên trong 
hệ thống hang động núi lửa Krông Nô cần thực 
hiện việc xử lý chống sập lở trần hang, đảm bảo 
độ an toàn tuyệt đối cho khách. Bên cạnh đó, cần 
thiết kế, trang trí nội thất hang nhằm làm nổi bật 
các đặc điểm độc đáo trong cấu trúc, kiến tạo 
hang. Cần có các chỉ dẫn và thông tin giới thiệu 
các đặc điểm về quá trình hình thành, giá trị 
khoa học và giá trị thực tiễn của mỗi hang trong 
hệ thống. 
* Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển 
du lịch, đặc biệt là các hướng dẫn viên chuyên 
nghiệp, có kiến thức về hang động nói chung và 
hang động núi lửa nói riêng: Đối với hướng dẫn 
viên du lịch tại các khu vực hang động, ngoài 
việc trau dồi, học hỏi về kiến thức chuyên môn 
đặc thù để cung cấp các thông tin và giá trị của 
di sản địa chất cho du khách, cần phải rèn luyện 
về thể chất, nâng cao các kỹ năng khác (leo trèo, 
sơ cứu khi có người gặp nạn, xử lý các tình 
huống phát sinh trong quá trình khám phá hang 
động...). 
* Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng 
đồng về di sản địa chất: cần tuyên truyền cho 
người dân biết về giá trị và vai trò của di sản địa 
chất. Di sản địa chất là tài nguyên không tái tạo 
được, bảo tồn di sản địa chất để khai thác các giá 
trị di sản chứ không phải khai thác thực thể di 
sản, khai thác để phát huy các giá trị di sản là để 
phát triển bền vững kinh tế xã hội nhằm tạo 
nguồn lực quay trở lại làm công tác bảo tồn được 
tốt hơn. 
Hình thức tuyên truyền có thể đa dạng, thực 
hiện trên các phương tiện thông tin truyền thông, 
các trang mạng xã hội trong và ngoài nước với 
nhiều thứ tiếng. Bên cạnh đó, có thể truyền 
thông bằng việc chỉ dẫn và giới thiệu giá trị của 
di sản địa chất tại mỗi hang để phổ biến các giá 
trị của hệ thống hang động núi lửa, đồng thời 
nâng cao nhận thức cho người dân về việc phải 
bảo vệ các di sản địa chất độc đáo này. 
4. Kết luận 
Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là 
hang động núi lửa thực thụ được tìm thấy ở khu 
vực Tây Nguyên với các giá trị đặc sắc về di sản 
địa chất, đa dạng sinh học và di tích lịch sử văn 
hóa. Từng chi tiết về di sản địa chất trong hang 
động núi lửa sẽ được tích hợp để giới thiệu cho 
du khách đến tham quan thưởng ngoạn, sẽ là 
những nguồn thông tin khoa học rất bổ ích và lý 
thú, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về 
bảo tồn di sản địa chất, khai thác giá trị di sản 
địa chất, thu hút du khách, phát triển du lịch. 
Để khai thác, phát triển du lịch trên cơ sở các 
giá trị di sản địa chất độc đáo này, cần thiết phải 
có kế hoạch chi tiết về việc phát huy các giá trị 
tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn khu vực 
nghiên cứu, kết nối và khai thác với các dạng tài 
nguyên khác trong tỉnh. Đặc biệt, cần có quy 
hoạch chi tiết cho việc phát triển các loại hình 
du lịch gắn với đặc điểm của từng hang động 
Phạm Thị Trầm - Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa 
47 
trong hệ thống nhằm đa dạng hóa các loại hình 
du lịch cũng như phát huy hết các giá trị địa chất 
trong hệ thống hang động. Cần đa dạng hóa, kết 
hợp các loại hình du lịch như: du lịch địa chất 
kết hợp du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du 
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... 
Bên cạnh đó, cần phải thực hiện các giải pháp 
về tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc bảo 
tồn các di sản địa chất cũng như quảng bá rộng 
rãi đặc điểm và vai trò của hệ thống hang động 
núi lửa trong công viên địa chất toàn cầu 
UNESCO Đắk Nông và các danh thắng khu vực 
Tây Nguyên. 
Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các đặc 
điểm nổi trội của hệ thống hang động núi lửa 
không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, 
nâng cao thu nhập cho người dân địa phương mà 
còn có vai trò quan trọng trong bảo tồn di sản 
địa chất đa dạng của khu vực Tây Nguyên nói 
riêng, cả nước nói chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. La Thế Phúc (2017), Báo cáo đề tài KHCN đột xuất: “Nghiên cứu, điều tra thăm dò (thám sát) khảo cổ hang dộng núi 
lửa thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”, 1/2017-12/2017, thuộc dự án: Xây dựng bộ sưu tập mẫu vật Quốc gia về 
thiên nhiên Việt Nam. 
2. La Văn Phúc (2021), Báo cáo tổng hợp đề tài mã số TN17/06: “Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuất xây dựng 
bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy thí dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”, Chương trình Tây 
Nguyên giai đoạn 2016-2020, Hà Nội, 2021. 
3. La Thế Phúc, Hiroshi Tachihara, Tsutomu Honda, Lương Thị Tuất (2015), Phát hiện hang động núi lửa ở Việt Nam-
Di sản địa chất độc đáo và những kỷ lục, Tạp chí Di sản Văn hóa số 4 (53)-2015; Cục Di sản Văn hóa, Hà Nội. 
4. Nguyễn Khắc Sử (2019), Khảo cổ hang động núi lửa: Một loại hình di sản độc đáo ở Việt Nam (trường hợp hang C6-
1 Krông Nô), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 61(10), Tháng 10/2019 
5. Trường Đại học Đà Lạt (2017), Báo cáo khoa học: Đánh giá tiềm năng và nghiên cứu phát triển mô hình du lịch sinh 
thái dựa vào cộng đồng tại Đắk Nông, Chủ nhiệm đề tài Trương Thị Lan Hương, Đắk Nông, 2017. 
6. UNESCO (2017), Global Geoparks Network (Guidelines and Criteria for National Geoparks seeking UNESCO’s 
assistance to join the Global Geopark Network. 
7. Wolfgang Eder (2004), The Global UNESCO Network of Geoparks. Proc. 1st Intern. Conf. On Geoparks, pp.1-3. 
Beijing, China. 
8. https://thanhnien.vn/ban-can-biet/dak-nong-huong-toi-phat-trien-du-lich-ben-vung-1138118.html 
9. https://vnexpress.net/hang-dong-nui-lua-dai-nhat-dong-nam-a-vua-phat-hien-o-viet-nam-3125485.html 
Thông tin tác giả: 
Phạm Thị Trầm, Viện Địa lí nhân văn - Viện Hàn lâm Khoa học 
xã hội Việt Nam 
Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội 
ĐT: 0984 845 279; Email: trampham.iesd@gmail.com 
Nhật ký tòa soạn: 
Ngày nhận bài: 10/02/2021 
Biên tập: 03/2021 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_di_san_dia_chat_he_thong_hang_dong_nui_lua_krong_n.pdf