Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long

Du lịch nông nghiệp (DLNN) là loại hình du lịch đang phát triển ở các quốc gia có lợi thế về nông

nghiệp. Việc phát triển du lịch nông nghiệp đem lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế và góp phần

nâng cao đời sống xã hội của cư dân. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ rộng lớn

với hàng nghìn kênh rạch chằng chịt, đươc bồi đắp bởi phù sa từ dòng Mekong, thích hợp trồng

cây lúa nước và cây ăn quả. Nơi đây là vựa lúa lớn nhất và quan trọng của Việt Nam. Đồng bằng

sông Cửu Long còn là vùng văn hóa giàu bản sắc. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân

tích các giá trị văn hóa sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: ẩm thực, cảnh quan

sông nước, văn hóa sản xuất nông nghiệp, văn hóa làng nghề, chợ nổi, lễ hội, nghệ thuật truyền

thống, trò chơi dân gian, Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân

tích và đánh giá thông tin. Nguồn dữ liệu được thu thập từ sách, bài nghiên cứu học thuật trên

tạp chí chuyên ngành và kết hợp khảo sát điền dã. Kết quả nghiên cứu cho thấy Đồng bằng sông

Cửu Long với những thế mạnh và đặc trưng riêng, là một trong những nơi phát triển du lịch nông

nghiệp của cả nước. Trong đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước có ý nghĩa

đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển du lịch hiện nay

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long

Khai thác các giá trị văn hóa sông nước trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng bằng sông Cửu Long
HIỆP NHẰMBẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN
HÓA SÔNGNƯỚCĐBSCL
Khai thác theo hướng bền vững, bảo vệmôi
trường
Theo chu kỳ hàng năm, mùa lũ về sẽ mang theo lượng
phù sa màu mỡ từ thượng nguồn sông Mekong bồi
đắp cho đất đai, đồng ruộng, mang theo một lượng
lớn cá, tôm, để nghề đánh bắt theo mùa này cũng
phát triển. Du lịch trên sông nước vào mùa nước nổi
cũng từ đó được hình thành. Tuy nhiên, từ năm 2015,
ĐBSCL không còn lũ mang phù sa bồi đắp nữa mà
phải đối diện với hiện tượng xâm nhậpmặn của nước
biển, có nơi vào sâu đến 60 km, gây tác động lớn đến
môi trường18.
Đến nay, những tháng đầu năm 2020, các kênh truyền
thông liên tục đưa tin về tình hình hạn mặn, thiếu
nước ngọt đang diễn ra trầm trọng ở các tỉnh ĐBSCL.
Đó chính là những tác độngmạnhmẽ của biến đổi khí
hậu, sự khai thác tài nguyên nước không kiểm soát ở
thượng nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt và thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở hạ
lưu ĐBSCL.
Như thế, sông nước được xem là tài nguyên tự nhiên
quan trọng đang bị ảnh hưởng trực tiếp, liên tục, sẽ
dẫn đến loại hình DLNN ở ĐBSCL giảm sức hút, đe
dọa trực tiếp đến mức độ an toàn của cộng đồng địa
phương và cả du khách. ĐBSCL nằm trong vùng bị
ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng nhất vì thế phát
triển bền vững du lịch nói riêng và phát triển bền vững
quốc gia nói chung cần có những giải phápmang tính
vĩ mô, thiết thực, kịp thời và nhanh chóng.
Một số giải pháp trong khả năng ngành du lịch làm
được: một là, phát triển du lịch xanh, bảo vệ môi
trường và cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn văn hóa bản
địa đối với người dân địa phương; hai là,mở rộng và
hoàn thiện các tuyến đường sông, biển, trong đó cần
lưu ý tác động đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp;
ba là, bảo tồn bản sắc các tộc người; tôn vinh nét đặc
sắc, độc đáo và phát huy được tính giao thoa, cấu kết
của các cộng đồng đang sinh sống trong vùng.
Các địa phương, các hãng lữ hành có thể tổ chức các
tour du lịch tìm hiểu và chung tay bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên sông nước; các chuyến đi du lịch kết hợp
hoạt động bảo tồn, tham gia hoạt động bảo vệ đa dạng
sinh học, tài nguyên nước; tour du lịch không rác thải
nhựa, hoặc lựa chọn các phương tiện xuồng, ghe, đi
bộ du lịch để thay thế cho các phương tiện có khí thải
CO2.
Khai thác theo hướng liên kết, hợp tác khu
vực
Hướng đến việc khai thác có hiệu quả tài nguyên
DLNN, các cấp quản lý cần liên kết và chia sẻ lợi ích
với các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế.
Các tổ chức, công ty du lịch cầnmở rộng hợp tác trong
nước và quốc tế trong việ nối tour, tuyến du lịch; song
song với việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực thông
qua các khóa tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên sâu.
ĐBSCL cần có sự chủ động phối hợp, liên kết hiệu
quả trong việc khai thác hợp lí tài nguyên, có khai
thác đồng thời có bảo tồn, giữ gìn. Đặc biệt là hợp tác
liên vùng, liên biên giới giữa các tỉnh ĐBSCL với các
tỉnh, các quốc gia có sông Mekong chảy qua để hoàn
thiện chính sách quy hoạch, xây dựng tiêu chí kiểm
tra, giám sát nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước.
Các cấp chính quyền, ngành du lịch cần có sự hợp
tác, liên kết với người dân địa phương trong việc định
vị sản phẩm du lịch thông qua các buổi hội thảo, tọa
đàm, giao lưu định kỳ; trao đổi kinh nghiệm kinh
doanh du lịch homestay, trang trại, làng du lịch;
đồng thời chia sẻ các giải pháp tạo ra sản phẩm, dịch
vụ du lịch độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu của từng
nhóm khách du lịch trong nước và quốc tế.
Khai thác theo hướng chuyênmôn hóa, kết
hợp xu hướng hiện đại hóa
Hiện nay, vấn đề đặt ra trong phát triển loại hình
DLNNđó là tính đơnđiệu, trùng lặp của các sảnphẩm
du lịch. Motip quen thuộc của các tour du lịch thường
là đi xuồng vào các kênh rạch nhỏ, tham quan vườn
trái cây, lò kẹo dừa, lò bánh tráng, đi xem chợ nổi, ăn
trái cây, nghe đờn ca tài tử.
Vì vậy, cần phải ưu tiên phát triển các sản phẩm,
mô hình du lịch đặc thù trên sông nước trong vùng
ĐBSCL theo hướng chuyên môn, phù hợp với điều
kiện từng địa phương. Các cấp quản lý cần hỗ trợ,
tư vấn trong việc tổ chức các hoạt động DLNN thông
qua các sự kiện, triển lãm, lễ hội, kích cầu du lịch
ở khu vực ĐBSCL. Chính phủ, ngân hàng hỗ trợ vay
vốn, cho vay không lãi suất đối với các gia đình, các
cá nhân có phương án kinh doanh DLNN, homestay
ở địa phương, các vùng phù hợp,
Các sản phẩmdu lịch ởmột số quốc gia trong khu vực
đang hướng đến lợi thế so sánh như: Malaysia – du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục
915
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(1):908-918
và du lịch MICE; Singapore – du lịch MICE, du lịch
kết hợp tham gia sự kiện; Thái Lan – du lịch văn hóa;
Indonesia – du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng19.
Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế tạo ra sự
bùng nổ về số lượng người giàu, trung lưu trong xã
hội đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng sản phẩm du
lịch của thế giới. Đặc biệt, sự bùng nổ củamạng xã hội
và các ứng dụng trên điện thoại di động tác động rất
lớn đến việc lựa chọn điểm đến, nơi lưu trú, địa điểm
ăn uống của du khách. Vì vậy, ĐBSCL cần phát huy
tối đa các lợi thế tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và
văn hóa; hài hòa trong xây dựng, phát triển sản phẩm
du lịch; phát huy tính trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của các thị trường khách du lịch trong từng
loại hình sản phẩm; gia tăng tính hấp dẫn và tính bền
vững của sản phẩm du lịch; phát triển các sản phẩm
du lịch thông minh đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế
và khu vực.
Ví dụ, du lịch ẩm thực hiện đang là một xu hướng lớn
trên thế giới. Thưởng thức ẩm thực là sở thích của
hàng triệu người, nó ngày càng chiếmvị trí quan trọng
trong chuyến du lịch và đã trở thànhmột trong những
lý do chính khi du khách lựa chọn điểm đến. ĐBSCL
có bản sắc ẩm thực phong phú, khác biệt ở từng địa
phương chắc chắn sẽ trở thành yếu tố tạo sức cạnh
tranh cho sản phẩm du lịch.
Với việc trải nghiệm đánh bắt thủy hải sản, thu hoạch
rau củ quả, rồi trực tiếp chế biến các món ăn, đồ
uống, du khách sẽ được hòa mình và cảm nhận giá
trị truyền thống địa phươngmột cách chân thực nhất.
Mô hình du lịch “từ ruộng vườn đến bàn ăn” sẽ mở
ra những cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế địa phương,
đóng góp đáng kể vào giá trị DLNN.
Sản phẩm du lịch là yếu tố cốt lõi xây dựng thương
hiệu du lịch vùng và địa phương. ĐBSCL có những
yếu tố “mở” và “động” hoàn toàn có thể phát triển
DLNNmột cách hiện đại, đẳng cấp.
KẾT LUẬN
Đồng bằng sông Cửu Long có những lợi thế về điều
kiện tự nhiên, văn hóa đặc sắc cùng với đời sống thuần
nông đã góp phần hình thành nên những giá trị văn
hóa sông nước rất độc đáo, phong phúmà không phải
nơi nào cũng có được. Đây chính là tiềm năng to lớn
để phát triển DLNN.
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030” của Thủ tướng chính phủ, ban hành
ngày 18-11-2016 với một số quan điểm: “Phát triển
các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh góp phần
khẳng định thương hiệu du lịch của Vùng, trên cơ sở
phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và
đặc trưng văn hóa của Vùng; Phát triển du lịch thích
ứng với các diễn biến của tình trạng biến đổi khí hậu,
phòng, chống thiên tai, mực nước biển dâng và các
biến động bất thường về thủy văn sông Mekong”. Từ
đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu phát triển của vùng đó
là: “Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh; khẳng định vị trí quan trọng của Vùng đối với
du lịch Việt Nam. Từng bước nâng cao vị trí, vai trò
của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của Vùng,
góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân, góp
phần quảng bá hình ảnh vùng đồng bằng sông Cửu
Long với cả nước và quốc tế.”20.
Vì vậy, phát triển du lịch gắn kết với nông nghiệp là
vấn đề mang tính khoa học, thực tiễn cao, phù hợp
với chủ trương chiến lược phát triển bền vững vùng
ĐBSCL. Chính quyền và các cấp, ngành du lịch ở
ĐBSCL cần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho
nông dân làm du lịch; có chính sách khuyến khích,
nhân rộng các mô hình mới, những cách làm hay
trong nông nghiệp, hình thành ý thức làm du lịch từ
trong nông nghiệp. Song song đó, các tỉnh, thành
ĐBSCL cần có kế hoạch giới thiệu quảng bá các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực; bảo tồn, tôn vinh các
giá trị văn hóa và xây dựng thương hiệu DLNN địa
phương.
DLNN được mở rộng là động lực thúc đẩy kinh tế
ĐBSCL phát triển; ổn định đời sống, nâng cao thu
nhập cho người dân; góp phần xây dựng thành công
nông thôn mới; cũng như lan tỏa các giá trị văn hóa
sông nước ĐBSCL đến với cộng đồng và thế giới.
LỜI CẢMƠN
Đây là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước “Phát triển
chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông
Cửu Long trong bối cảnh mới”. Mã số: KX.01.52/16-
20
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DLNN: Du lịch nông nghiệp
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations
MICE: Meeting Incentive Conference Event
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Tác giả không có xung đột về lợi ích với bất cứ ai liên
quan đến việc công bố bài viết này.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Bài viết tập trung phân tích các giá trị văn hóa sông
nước ở Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên phương
pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và đánh
giá thông tin. Kết quả cho thấy, Đồng bằng sông
Cửu Long có nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hóa, nông
nghiệp cho sự phát triển du lịch nông nghiệp. Trong
916
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(1):908-918
đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông
nước có ý nghĩa đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát
triển du lịch hiện nay.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Hilchey D. Agritourism in New York State. Farming Alterna-
tives Program. Department of Rural Sociology. Ithaca, New
York: Cornell University. 1993;.
2. Lobo R, Goldman GE, Jolly DA, Wallace BD, Schrader WL,
Parker SA. Agricultural tourism benefits in San Diego County.
CaliforniaAgriculture. 1999;53(6):20–24. Available from: https:
//doi.org/10.3733/ca.v053n06p20.
3. Tew C. Importance of Agritourism for agripreneur
goal accomplishment. Thesis of Faculty of the Gradu-
ate School University of Missouri. 2010;Available from:
https://mospace.umsystem.edu/xmlui/bitstream/handle/
10355/8110/research.pdf?sequence=3&isAllowed=y.
4. HươngBTL. Du lịch nôngnghiệp và du lịch nông thôn. Nội san
Nghiên cứu khoa học. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và
phát triển nông nghiệp 2. 2010;1:51–53.
5. Tuấn DT, Hoản NX. Đa dạng hóa hình thức du lịch nông thôn.
Hội thảo quốc tế Phát triển du lịch nôngnghiệp và du lịch đón
tiếp tại nông hộ: thể chế chính sách và bài học kinh nghiệm,
Bắc Cạn. 2012;.
6. Hoàng NH. Hợp tác xuyên biên giới của vùng Tây Nam bộ. Hà
Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 2018;.
7. Bình NT. Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Thực
trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập. Hà Nội:
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. 2015;.
8. Sử LQ. Những khía cạnh kinh tế của văn minh kênh rạch Nam
Bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 1999;.
9. Hiếu NH. Sông nước trong đời sống văn hóa Nam Bộ. Hà Nội:
Nhà xuất bản Mỹ thuật. 2017;.
10. Thêm TN. Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ. Thành phố
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa văn nghệ. 2014;.
11. Gấm HT. Những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng
bằng sông Cửu Long từ năm1975 đến năm1995. Hà Nội: Nhà
xuất bản Lý luận chính trị. 2007;.
12. Mai ND. Sắc thái văn hóa sông nước vùngUMinh. HàNội: Nhà
xuất bản Dân trí. 2011;.
13. Nô D. Nông ngư cụ thủ công Kiên Giang. Kiên Giang: Sở Văn
hóa Thông tin Kiên Giang. 1998;.
14. Hùng N. Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. 2009;.
15. Lệ NV. Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long - nét đặc trưng
văn hóa của người Việt Nam bộ. Tạp chí Phát triển Khoa học &
Công nghệ. 2014;17(X3):5–14.
16. Thương TM. Đặc điểm văn hóa sông nước miền Tây Nam bộ.
Hà Nội: Nhà xuất bản Mỹ thuật. 2017;.
17. Trảng HN. Chơi & trò chơi và phong hóa. Trung tâm văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh. Trò chơi dân gian & truyền thống.
Thành phố Hồ Chí Minh. 2007;.
18. Trường M, Tú T. Quy luật về lũ, xâm nhập mặn tại Đồng
bằng sông Cửu Long đã thay đổi. Báo Tuổi trẻ. 2019;Avail-
able from: https://tuoitre.vn/quy-luat-ve-lu-xam-nhap-man-
tai-dbscl-da-thay-doi-20190619115142602.html.
19. Anh TTK. Những cách làm hay. Tạp chí Du lịch. 2016;Available
from: 
20. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2016;Available from:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-
dinh-2227-QD-TTg-Quy-hoach-phat-trien-du-lich-vung-
dong-bang-song-Cuu-Long-den-2020-2016-330910.aspx.
917
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 5(1):908-918
Open Access Full Text Article Review article
Long Thoi Highschool, Nha Be, Ho Chi
Minh city, Vietnam
Correspondence
Thieu Quang Thinh, Long Thoi
Highschool, Nha Be, Ho Chi Minh city,
Vietnam
Email: thieuquangthinh@gmail.com
History
 Received: 7/7/2020 
 Accepted: 12/03/2021 
 Published: 31/03/2021
DOI : 10.32508/stdjssh.v5i1.645 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Exploiting cultural values of water for developing Agritourism in
theMekong Delta
Thieu Quang Thinh*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Agritourism is a popular type of tourism in countries that have an advantage in agriculture. The
development of agricultural tourism brings many opportunities for economic development and
contributes to improving the social life of residents. The Mekong Delta is located in the lowland
with thousands of densely crick-crossing canals formed by alluvium of the Mekong River. Its fertile
soil is very favourable to aquatic rice and fruit-tree planting. The delta is the richest granary of
Viet Nam. The Mekong Delta is also imbued with cultural identities. In this article, we will focus on
analyzing cultural values of river in theMekong Delta including cuisine, river landscape, agricultural
production culture, craft village culture, floating market, festivals, traditional arts, folk games, etc.
The research uses data collection, aggregating, analysis, and information evaluation. Data sources
are collected from books, research papers in journals and combined with field surveys. The results
show that theMekongDelta, with its ownunique and unique strengths, is one of the ideal locations
for agricultural tourism development in the country. Preserving and developing the cultural values
of water play a special role in the trend of tourism integration and development nowadays.
Key words: Agritourism, cultural values of river, the Mekong Delta
Cite this article : Thinh T Q. Exploiting cultural values of water for developing Agritourism in the 
Mekong Delta. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 5(1):908-918.
918

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_cac_gia_tri_van_hoa_song_nuoc_trong_phat_trien_du.pdf