Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán

Lập dự toán về những chỉ tiêu SXKD một cách chi tiết, phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể của doanh

nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý doanh nghiệp tất cả thông tin về kế hoạch SXKD trong từng thời

gian cụ thể và trong cả quá trình SXKD. Nội dung của hệ thống chỉ tiêu dự toán giúp cho các nhà quản

trị trong doanh nghiệp có những dự định trong tương lai cần thực hiện cũng như những giải pháp để

đạt được mục tiêu đề ra. Dự toán cũng là căn cứ tin cậy để các nhà quản trị tại các TTTN và trong doanh

nghiệp khai thác khả năng tiềm tàng về nguồn lực tài chính, phát huy nội lực và tăng sức cạnh tranh của

doanh nghiệp.

Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán trang 1

Trang 1

Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán trang 2

Trang 2

Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán trang 3

Trang 3

Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán trang 4

Trang 4

Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5840
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán

Kế toán trách nhiệm với việc lập dự toán và đánh giá dự toán
ng pháp này nếu TTTN của doanh nghiệp 
có nhiều hoạt động thì sẽ mất nhiều thời gian và 
công sức để xác định.
Mỗi TTTN của doanh nghiệp có chức năng 
nhiệm vụ riêng cũng như trình độ, năng lực của 
đội ngũ cán bộ, chuyên viên khác nhau nên có thể 
vận dụng các phương pháp khác nhau phù hợp 
nhằm xác định được các chỉ tiêu dự toán sát với 
thực tế.
Vai trò của dự toán đối với quản trị doanh 
nghiệp
Theo tác giả Ngô Thế Chi và Nguyễn Mạnh 
Thiều (2015), “Dự toán phục vụ cho chức năng 
hoạch định và kiểm soát hoạt động SXKD của các 
nhà quan trị trong doanh nghiệp, qua đó hướng 
tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Dự toán đòi hỏi 
các nhà quản trị phải dự tính những gì xảy ra trong 
tương lai, nếu kết quả không như mong muốn thì 
nhà quản trị phải có biện pháp khác để khắc phục”.
Dự toán là căn cứ để các nhà quản trị kiểm soát 
hoạt động của các TTTN của doanh nghiệp trên cơ 
sở so sánh kết quả thực hiện với dự toán đã lập. 
Trong công tác quản trị, việc lập dự toán một cách 
chi tiết, phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh 
nghiệp sẽ đem lại những lợi ích thiết thực, tạo điều 
kiện cho các nhà quản trị có kế hoạch hợp lý cho 
tương lai, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh 
trong thực tế; truyền đạt được mục tiêu, kế hoạch, 
chiến lược của doanh nghiệp đến tất cả các TTTN 
trong doanh nghiệp; dự báo những vấn đề khó 
khăn, thách thức và rủi ro của doanh nghiệp. Theo 
tác giả Nyakuwanika (2012) cho rằng, thông qua 
việc lập dự toán, các nhà quản trị buộc phải chú ý 
đến mục tiêu, chiến lược kinh doanh và các yếu tố 
thuộc môi trường bên ngoài tác động đến doanh 
nghiệp như đối thủ cạnh tranh, chính sách kinh tế 
vĩ mô của nhà nước, nhu cầu thị trường và chính 
sách lãi suất”. Tác giả Okoye và cộng sự (2013) 
thì cho rằng dự toán tạo ra thước đo chuẩn cho việc 
đánh giá tình hình thực thi mọi hoạt động của từng 
bộ phận/ đơn vị hay TTTN của doanh nghiệp, đồng 
thời dự toán cũng dự kiến được các khoản thu, chi 
của các bộ phận/đơn vị hay TTTN trong doanh 
TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 02 (199) - 2020
11Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
nghiệp, do đó đánh giá được thành quả hoạt động 
của từng bộ phận hay TTTN cũng như toàn doanh 
nghiệp”.
Vai trò của dự toán đối với công tác quản trị thể 
hiện trên những điểm sau đây:
Một là, dự toán giúp cho việc liên kết một cách 
chặt chẽ giữa các bộ phận/TTTN của doanh nghiệp 
để cùng phối hợp thực hiện mục tiêu chung của 
doanh nghiệp. Ngoài ra, dự toán còn giúp các nhà 
quản trị các cấp trong doanh nghiệp cụ thể hóa các 
mục tiêu thông qua các số liệu thực hiện trong quá 
trình SXKD.
Hai là, dự toán cung cấp thông tin về kế hoạch 
tài chính, kế hoạch SXKD trong từng thời gian cụ 
thể cũng như trong cả quá trình SXKD cho các nhà 
quản trị doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản trị 
doanh nghiệp có được những thông tin tin cậy phục 
vụ cho việc kiểm soát hoạt động và ra quyết định 
kinh tế chính xác.
Ba là, dự toán cung cấp thông tin kinh tế, tài 
chính một cách chi tiết cho các nhà quản trị doanh 
nghiệp trong việc kiểm soát chặt chẽ quá trình hoạt 
động SXKD. Đồng thời, đánh giá được trách nhiệm 
của từng nhà quản trị đứng đầu các bộ phận/đơn vị 
hay TTTN của doanh nghiệp.
Quy trình và lập dự toán
Việc TTTN cũng như doanh nghiệp xác định 
một quy trình dự toán đúng đắn và hợp lý sẽ tạo 
điều kiện cho công tác dự toán được chính xác và 
phù hợp với thực tế, có như vậy việc thực hiện dự 
toán mới đảm bảo tính khả thi. 
Mỗi TTTN cũng như mỗi doanh nghiệp có đặc 
điểm hoạt động SXKD khác nhau, quy trình quản 
trị và trình độ chuyên môn của nhà quản trị và của 
nhân viên kế toán cũng khác nhau. Do đó, quy trình 
lập dự toán cũng có những điểm mang tính đặc thù. 
Tuy nhiên, khái quát lại đều phải đảm bảo quy trình 
gồm 3 giai đoạn: (i). Giai đoạn chuẩn bị dự toán; 
(ii). Giai đoạn soạn thảo dự toán và (iii). Giai đoạn 
theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện dự toán.
(i) Giai đoạn chuẩn bị dự toán: Giai đoạn này là 
bước khởi đầu nhưng cũng là giai đoạn quan trọng 
nhất của quy trình lập dự toán. Ở giai đoạn này, cần 
xác định rõ mục tiêu cần đạt được của từng TTTN 
của doanh nghiệp cũng như của toàn doanh nghiệp. 
Bởi vì, mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh 
nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng hàng 
đầu để xây dựng báo cáo dự toán. Đồng thời với 
việc này, cần chuẩn bị đầy đủ nguồn tài liệu phục 
vụ cho việc lập dự toán. Nguồn tài liệu phục vụ cho 
việc lập dự toán thường bao gồm dự toán và tình 
hình thực hiện dự toán kỳ trước liền kề; các nhân 
tố bên trong và nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng 
đến kỳ dự toán tiếp theo như tình hình biến động 
về nhân sự, biến động về nhiệm vụ sản xuất kinh 
doanh; tình hình biến động về các chính sách kinh 
tế tài chính vĩ mô, ảnh hưởng của môi trường tác 
động đến SXKD của doanh nghiệp
(ii) Giai đoạn soạn thảo dự toán: Trong giai 
đoạn này, các bộ phận hay cá nhân có liên quan 
đến công tác lập dự toán phải tiến hành tập hợp 
toàn bộ thông tin về nguồn lực có liên quan đến 
các chỉ tiêu dự toán như khai thác các thông tin của 
các nguồn tài liệu đã được chuẩn bị trong giai đoạn 
trước. Trên cơ sở đó, tính toán, ước tính các khoản 
thu, chi và lợi nhuận thu được của từng bộ phận 
của doanh nghiệp và của toàn doanh nghiệp. Khi 
đã có đầy đủ số liệu, tài liệu phục cho lập dự toán, 
các TTTN tiến hành soạn thảo dự toán theo các chỉ 
tiêu cụ thể, đồng thời tổng hợp các chỉ tiêu dự toán 
để trình người có thẩm quyền phê duyệt dự toán. 
(iii) Giai đoạn triển khai thực hiện và kiểm tra 
tình hình thực hiện dự toán: Sau khi dự toán được 
cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự toán sẽ được triển 
khai thực hiện ở các TTTN của doanh nghiệp. Giai 
đoạn này, cần có các biện pháp cụ thể để thực hiện 
từng chỉ tiêu dự toán. Do dự toán được lập liên tục 
từ kỳ này sang kỳ khác, vì thế để dự toán ngày càng 
hoàn thiện, sát với thực tế và phù hợp với đặc điểm 
của doanh nghiệp thì cần thiết phải theo dõi, kiểm 
tra và đánh giá tình hình thực hiện dự toán nhằm 
kiểm tra lại các thông tin, các căn cứ lập dự toán để 
có những điều chỉnh cần thiết và rút kinh nghiệm 
cho công tác lập dự toán cho kỳ dự toán tiếp theo 
tốt hơn. 
Trình tự lập dự toán
Trong quá trình SXKD, các bộ phận hay TTTN 
của doanh nghiệp là nơi thực hiện việc lập dự toán, 
triển khai thực hiện dự toán. Các TTTN này căn cứ 
vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể 
của mình, nghiên cứu tình hình thị trường và những 
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình SXKD, dựa vào 
các căn cứ khoa học để lập dự toán về các chỉ tiêu 
quản lý, chuyển cho lãnh đạo, người có thẩm quyền 
xem xét và có ý kiến góp ý. Sau khi lãnh đạo, người 
có thẩm quyền đã có ý kiến góp ý về dự toán của đơn 
vị cơ sở và chuyển lại cho đơn vị cơ sở chỉnh sửa 
cho phù hợp. Sau khi đơn vị chỉnh sửa xong, trình 
TAØI CHÍNH VÓ MOÂSoá 02 (199) - 2020
12 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
lãnh đạo, người có thẩm quyền phê duyệt dự toán. 
Khi đó dự toán trở thành chính thức, các TTTN có 
trách nhiệm thực hiện. “Theo trình tự này, quá trình 
lập dự toán gắn liền với quản trị SXKD tại cơ sở, 
tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo của 
cơ sở và tính khả thi của dự toán đã lập. Mặt khác, 
nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường công 
tác kiểm soát, kiểm tra của cấp trên”.
Đánh giá tình hình thực hiện dự toán tại các 
trung tâm trách nhiệm
Tại trung tâm chi phí
Mục tiêu của TTCP là tối thiểu hóa chi phí. Để 
thực hiện được mục tiêu này, tại TTCP cần thiết 
phải đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí, 
xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân 
để có biện pháp khắc phục những yếu kém nhằm 
giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể. Phương 
pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm 
này là đánh giá việc sử dụng hiệu quả các yếu tố 
đầu vào để sản xuất khối lượng sản phẩm đầu ra. 
Xác định chênh lệch chi phí thực hiện so với chi 
phí dự toán:
C
T
 - C
D
 = D
T
Trong đó: C
T 
là chi phí thực hiện;
 C
D 
là chi phí dự toán;
D
T 
là chênh lệch chi phí thực hiện và chi phí dự 
toán.
Sau đó, tính toán xác định các nhân tố ảnh 
hưởng:
- Nhân tố ảnh hưởng về số lượng: (D
L
)
D
L 
= g
D 
x (L
T 
- L
Đ
)
- Nhân tố ảnh hưởng về đơn giá: (D
G
)
D
G 
= L
T 
x (G
T 
- G
Đ
)
Trong đó: 
L
T
; L
Đ
 lần lượt là số lượng thực hiện và số lượng 
dự toán;
G
T
; G
Đ 
lần lượt là giá thực hiện và giá dự toán. 
+ Khi số lượng của các loại vật tư, NVL sử dụng 
thực tế tăng (giảm) so với dự toán sẽ làm cho chi 
phí của doanh nghiệp tăng (giảm). 
+ Khi đơn giá các loại vật tư, NVL tăng (giảm) 
sẽ làm chi phí thực tế tăng (giảm) so với dự toán. 
Tại trung tâm doanh thu
Mục tiêu của TT doanh thu là tối đa hóa doanh 
thu và đảm bảo kết cấu hàng hóa tiêu thụ hợp lý, 
bền vững. Để đánh giá đối với các chỉ tiêu tại trung 
tâm doanh thu, cần thiết phải so sánh các chỉ tiêu 
thực hiện với chỉ tiêu dự toán của trung tâm này để 
xác định chênh lệch và tính toán các nhân tố ảnh 
hưởng đến chỉ tiêu doanh thu, bao gồm nhân tố số 
lượng hàng đã bán, kết cấu hàng đã bán và giá cả 
của hàng đã bán. 
D
T
 - D
D
 = DD = DL + DK + DG
Trong đó: D
T
 là doanh thu thực hiện;
 D
D
 là doanh thu dự toán;
DD là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện và 
doanh thu dự toán;
Sau đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến 
doanh thu để có kết luận đúng đắn về tình hình thực 
hiện dự toán doanh thu. Các nhân tố ảnh hưởng đến 
doanh thu gồm: 
1. Nhân tố ảnh hưởng về số lượng sản phẩm, 
hàng hóa đã bán: (DL)
DL = (L
T 
- L
D
) x K
T
G
T
2. Nhân tố kết cấu sản phẩm, hàng hóa đã bán 
(DK)
DK = (K
T 
- K
D
) x L
T
G
T
3. Nhân tố giá bán sản phẩm, hàng hóa (DG). 
DG = (G
T 
- G
D
) x L
T
K
T
Trong đó: 
L
T
; L
D 
 lần lượt là số lượng hàng bán thực hiện 
và dự toán;
K
T
; G
D
 lần lượt là kết cấu hàng bán thực hiện; 
G
T
; G
D 
lần lượt là giá bán thực hiện và giá bán 
dự toán.
+ Trong điều kiện bình thường, khi số lượng sản 
phẩm, hàng hóa bán ra tăng (giảm) sẽ làm cho tổng 
doanh thu tăng (giảm);
+ Khi kết cấu hàng bán ra thay đổi, tăng (giảm) 
những sản phẩm, hàng hóa có giá bán cao (thấp) sẽ 
làm cho tổng doanh thu tăng (giảm) và ngược lại;
+ Khi tỷ giá bán bình quân của các loại sản 
phẩm, hàng hóa tăng (giảm) sẽ làm cho tổng doanh 
thu tăng (giảm) và ngược lại.
Tại trung tâm lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ 
doanh nghiệp nào, là cơ sở để tồn tại và phát triển 
bền vững doanh nghiệp. Để đánh giá đối với các 
chỉ tiêu tại trung tâm lợi nhuận, cần so sánh các 
chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu dự toán để xác định 
chênh lệch và tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến tình 
hình thực hiện dự toán lợi nhuận.
TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 02 (199) - 2020
13Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH VÓ MOÂSoá 02 (199) - 2020
LNT - LND = DLN = DL + DK + Dt
Trong đó: 
LNT là lợi nhuận thực hiện;
LND là lợi nhuận dự toán;
DLN là chênh lệch lợi nhuận thực hiện và lợi 
nhuận dự toán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện 
lợi nhuận gồm:
1. Nhân tố số lượng hàng hóa đã bán (DL)
DL = ( L
T 
- L
D
) x K
T
t
T
2. Kết cấu hàng hóa đã bán (DK)
DK = (K
T 
- K
D
) x L
T
t
T
3. Tỷ suất lợi nhuận từng lô hàng đã bán (Dt).
Dt = (t
T
 - t
D
) x LTKT
+ Trong điều kiện bình thường, khi số lượng sản 
phẩm, hàng hóa bán ra tăng (giảm) sẽ làm cho tổng 
lợi nhuận tăng (giảm);
+ Khi kết cấu hàng bán ra thay đổi, tăng (giảm) 
những sản phẩm, hàng hóa có lợi nhuận cao (thấp) 
sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng (giảm) và ngược lại;
+ Khi tỷ suất lợi nhuận của các loại sản phẩm, 
hàng hóa tăng (giảm) sẽ làm cho tổng lợi nhuận thu 
được tăng (giảm) và ngược lại.
Tại trung tâm đầu tư
Nhiệm vụ quan trọng của trung tâm đầu tư là 
quyết định các phương án sản xuất kinh doanh, huy 
động vốn và tái đầu tư. Mục tiêu chủ yếu của trung 
tâm này là tối đa hóa lợi nhuận và sử dụng vốn 
đầu tư có hiệu quả cao Để đánh giá hiệu quả của 
TTĐT cần xem xét sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu 
(ROE);
- Hệ số sinh lời của doanh thu (ROS);
- Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI);
- Lợi nhuận còn lại (RI);
- Giá trị kinh tế gia tăng của TTĐT (EVA);
- Giá trị thị trường của TTĐT (MVA).
Cuối kỳ kinh doanh hoặc bất kỳ lúc nào nhà 
quản trị cần thiết có số liệu phục vụ cho việc ra 
quyết định, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ cần 
tính toán, đánh giá các chỉ tiêu thông qua việc so 
sánh giữa các chỉ tiêu thực hiện với dự toán để 
xem xét chênh lệch và ảnh hưởng của từng nhân 
tố. Ví dụ: 
ROIT - ROID = DROI = DL + DK + Dt
Trong đó: 
ROIT là tỷ suất đầu tư hoàn vốn thực hiện;
ROID là tỷ suất hoàn vốn đầu tư dự toán;
DROI là chênh lệch tỷ suất đầu tư thực hiện với 
dự toán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện 
dự toán của chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đầu tư gồm:
1. Nhân tố lợi nhuận bình quân của từng loại SP, 
hàng hóa (DLb)
DLb = (Lb
T 
- Lb
D
) x K
T
Vb
T
2. Kết cấu hàng hóa đã bán (DK)
DK = (K
T 
- K
D
) x Lb
T
Vb
T
3. Tổng số vốn sử dụng bình quân (DVb).
DVb = (Vb
T
 - Vb
D
) x LbTKT
+ Khi lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng 
hóa bán ra tăng (giảm) sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất 
hoàn vốn đầu tư, làm cho tỷ suất hoàn vốn đầu tư 
tăng (giảm) cùng chiều. 
+ Khi kết cấu của từng loại sản phẩm, hàng hóa 
bán ra thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất hoàn vốn 
đầu tư, cụ thể là khi tăng (giảm) những loại sản 
phẩm, hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao (thấp) sẽ 
làm cho tỷ suất đầu tư tăng (giảm) cùng chiều. Nếu 
trong kỳ, doanh nghiệp tăng cường bán ra những 
loại sản phẩm, hàng hóa tỷ suất lợi nhuận cao trên 
cơ sở tiết kiệm chi phí làm cho tỷ suất hoàn vốn đầu 
tư tăng cao.
+ Khi tổng vốn sử dụng bình quân của từng loại 
sản phẩm, hàng hóa tăng (giảm) sẽ ảnh hưởng đến 
tỷ suất hoàn vốn đầu tư, làm cho tỷ suất hoàn vốn 
đầu tư giảm (tăng) ngược chiều. Nếu cùng số vốn 
như nhau mà lợi nhuận đem lại cao hơn dẫn đến tỷ 
suất hoàn vốn đầu tư tăng thì điều đó có nghĩa là 
việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đạt hiệu quả 
cao./.
Tài liệu tham khảo:
 Ngô Thế Chi và Nguyễn Mạnh Thiều (2016), “Giáo trình kế 
toán dành cho các nhà quản lý”, NXB Tài chính, Hà Nội.
Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (2010), “Giáo trình kế 
toán quản trị” NXB Thống kê Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Quang (2010), “ Giáo trình Kế toán quản trị” 
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Lương Thị Thanh Việt (2019), “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu 
đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp 
thuộc ngành sản xuất cao su Việt Nam”, luận án tiến sỹ.
Nyakuwanika (2012), “Responsibility Accounting: A Tool 
for managerial Control in the public secto”, Journal of business 
studies and Resarch. 8(2), pp.123-118.
Okoye và cộng sự (2013), “Improvement of Managerial 
Performance in Manufacturing Organizations - An Application 
of Reponsibility Accouting”, Jounal of the Management Sciences. 
9(1), pp 2-28]

File đính kèm:

  • pdfke_toan_trach_nhiem_voi_viec_lap_du_toan_va_danh_gia_du_toan.pdf