Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ

Trò chơi nhỏ là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó

những người tham gia đều tìm cách để đi đến một giải pháp chung được

mọi người thừa nhận.

Trò chơi nhỏ là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó

những người tham gia đều tìm cách để đi đến một giải pháp chung được

mọi người thừa nhận.

Trong quá trình diễn biến trò chơi nhỏ tính tình người chơi được bộc lộ ra

hết như : bạo dạn, nhút nhát, tự cao, gian lận, nóng nảy, điềm đạm, vị tha

Vì thế, người ta sử dụng trò chơi nhỏ xem đây là một phương tiện giáo dụng

để phát huy những tính tốt và đồng thời sửa lại những tính xấu.

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 1

Trang 1

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 2

Trang 2

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 3

Trang 3

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 4

Trang 4

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 5

Trang 5

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 6

Trang 6

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 7

Trang 7

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 8

Trang 8

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7100
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ

Hướng dẫn cách tổ chức một trò chơi nhỏ
Hướng dẫn cách tổ chức một 
 trò chơi nhỏ 
Trò chơi nhỏ là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó 
những người tham gia đều tìm cách để đi đến một giải pháp chung được 
mọi người thừa nhận. 
 Trò chơi nhỏ là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó 
những người tham gia đều tìm cách để đi đến một giải pháp chung được 
mọi người thừa nhận. 
Trong quá trình diễn biến trò chơi nhỏ tính tình người chơi được bộc lộ ra 
hết như : bạo dạn, nhút nhát, tự cao, gian lận, nóng nảy, điềm đạm, vị tha  
Vì thế, người ta sử dụng trò chơi nhỏ xem đây là một phương tiện giáo dụng 
để phát huy những tính tốt và đồng thời sửa lại những tính xấu. 
I. GIÁ TRỊ CỦA TRÒ CHƠI NHỎ: 
1. Giá trị hàng đầu của trò chơi nhỏ là giải trí, vì trò chơi nhỏ thường đem 
đến cho tập thể bầu không khí vui tươi, thoải mái, thân mật sau những giờ 
học tập, lao động, hội họp căng thẳng hay trong những buổi sinh nhật, cắm 
trại, tham quan, du lịch  Ngoài ra thông qua trò chơi nhỏ cũng là dịp để 
mọi người hiểu biết về nhau, từ đó đưa đế sự cảm thông đoàn kết trong tập 
thể. 
2. Giá trị về mặt giáo dục: Trò chơi nhỏ được xem là một phương tiện giáo 
dục sinh động, vì mục đích của trò chơi nhỏ là giáo dục những cá nhân cụ 
thể. Do vậy, người làm công tác giáo dục ( quản trò ) cần phải xác định được 
mục đích, ý nghĩa của trò chơi nhỏ, cụ thể khi chơi đem lại hiệu quả giáo 
dục đối với tập thể tham gia chơi. 
VD: Nhân dịp 22/12 tổ chức 1 trò chơi “hát về người lính” nhằm đi vào chủ 
đề truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. Nếu quả trò không giới hạn 
luật chơi thì người chơi có khả năng dẫn đến hiện tượng hát những bài hát cũ 
về lính cộng hoà, đây chính là hiện tượng phản tác dụng giáo dục. 
3. Một số giá trị khác : 
 Phát triển trí thông minh, trí tưởng tượng, óc quan sát nhạy bén, tự 
chủ, tháo vát, ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo. 
 Rèn luyện sức khoẻ, tính chịu đựng bền bỉ, phát triển các giác quan 
khác. 
II. PHÂN LOẠI: 
1. Phân loại theo sự vận động (Tức trò chơi nhỏ vận động): 
 Trò chơi vận động: Là trò chơi vận dụng nhiều đến cơ bắp, bắt người 
chơi phải di chuyển nhiều. 
 Trò chơi tĩnh (Tức trò chơi nhỏ tĩnh): Là trò chơi vận dụng nhiều đến 
trí óc, ít di chuyển. 
2. Phân loại theo địa điểm: 
 Trò chơi nhỏ ngoài trời : Có thể sử dụng hầu hết các trò chơi. Tuy 
nhiên phải chú ý sân chơi. 
 Trò chơi nhỏ trong phòng (Hội trường, trên xe, tàu): Thường sử dụng 
những trò chơi tĩnh, những trò chơi mà người chơi không phải chạy nhảy, 
đổi chổ  
3. Phân loại trò chơi nhỏ theo nội dung giáo dục và rèn luyện năng 
khiếu: trò chơi trí tuệ, trò chơi khéo léo, trò chơi rèn luyện tính cách : tự 
chủ, quyết đoán, trung thực 
Mục đích của việc phân loại trò chơi là giúp cho người quản trò lựa chọn trò 
chơi nhỏ cho phù hợp đố tượng địa điểm, thể trạng  
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRÒ CHƠI NHỎ: 
1. Giai đoạn chuẩn bị: 
1.1. Chuẩn bị đầy đủ trên giấy. 
Như người thầy giáo soạn giáo án trước khi dạy: đưa những trò chơi gì vào 
chương trình sinh hoạt tại đoán quán, tại các buổi cắm trại, thứ tự tiến hành 
các loại trò chơi (lúc mở đầu, giữa và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần 
có một số trò chơi thích hợp). 
Việc chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ 
vào nhiều yếu tố : 
 Người tham dự cuộc chơi: độ tuổi (rất quan trọng), tình hình sức khỏe, 
trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn (trò chơi không vượt quá khả năng 
thể lực, trí tuệ, của người chơi), giới tính : có loại trò chơi thích hợp với nam 
nhưng lại không thích hợp với nữ giới và ngược lại, số lượng người tham dự 
: có loại trò chơi chỉ vui với số ít (do đó phải chia người chơi thành nhiều 
nhóm nhỏ, chơi làm nhiều đợt), ngược lại có loại trò chơi chỉ thích hợp với 
một số lượng người chơi đông, có loại trò chơi chỉ có thể tiến hành với một 
số đối tượng đã quen biết nhau (cùng đội, cùng đoàn ) nên không thích 
hợp với đa số người mới gặp nhau lần đầu. 
 Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh, sân 
bãi rộng hẹp, có hoặc không có giới hạn rõ ràng, ảnh hưởng qua lại của môi 
trường và việc tổ chức thực hiện trò chơi. Ví dụ : có thể tổ chức các trò chơi 
leo trèo, ẩn nấp các nơi có cây xanh, lùm cây, nhưng lại không tổ chức trò 
chơi ném bóng ở gần các loại cây hoang dại để đề phòng rắn rết khi kiếm 
bóng  
 Khí hậu, thời tiết: mùa, tháng trong năm, ban ngày, ban đêm (để quyết 
định thời gian, cường độ thích hợp của các trò chơi). 
 Thời gian chơi: thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong 
buổi sinh hoạt hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong 
chương trình chung. 
 Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi: trò chơi rèn luyện, 
phát triển đức tính hoặc khám phá những đức tính gì ở người chơi (thể lực, 
sự mềm dẻo, khéo léo, sự nhanh trí, óc quan sát ? ) người điều khiển phải 
xác định rõ mục tiêu giáo dục trong buổi sinh hoạt  để chọn những trò 
chơi đáp ứng yêu cầu của mình. 
 Tính chất của mỗi trò chơi: trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nổ lực 
hỗn hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải), trò chơi 
động (đòi hỏi một sự nổ lực liên tục nhưng có xen kẻ những lúc nghỉ ngơi 
ngắn), trò chơi tĩnh (sự nỗ lực về mặt thể lực yếu nhưng sự nỗ lực về tinh 
thần, trí tuệ lại cao, trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong 
niềm vui). 
Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi rất hoạt động với 
các trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người 
chơi hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhàm chán (chơi một trò 
chơi quá lâu, lập lại một trò chơi mới hơn ) 
1.2. Những trò chơi cần đến dụng cụ. 
Thì phải lập danh sách đầy đủ và nhớ đem theo đến nơi chơi. Dụng cụ phải 
thích hợp với độ tuổi, sức khỏe người chơi (ví dụ : bóng to hoặc nặng dành 
cho thanh thiếu niên lớn khỏe, bóng vừa và nhỏ, mềm, nhẹ cho thiếu nhi nhỏ 
tuổi và nhi đồng). Dự kiến cả một số bài hát kèm theo một số trò chơi nào đó 
để có kế hoạch ôn luyện trước. 
Một số trò chơi cần thêm người giám sát, trong các cuộc tranh tài giữa các 
đội cũng phải chọn người, sắp xếp trước. Ngoài số trò chơi chính đã lựa 
chọn cho chương trình sinh hoạt cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, 
đề phòng một số trò chơi chính vì những lý do, điều kiện ngoài trời dự kiến 
không thể tổ chức được ở nơi vui chơi, cắm trại (ví dụ: trời mưa, số người đi 
cắm trại ít hơn các lần trước ) 
1.3. Các trò chơi trong 1 buổi sinh hoạt. 
Phải đạt được tác dụng, hiệu quả giáo dục (mục đích, yêu cầu chính) đồng 
thời phải gây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn 
đoàn kết, không để xảy ra tranh cải khi phân thắng, thua, xếp vị thứ, không 
để xảy ra tai biến gì dù rất nhỏ (cũng cần mang dự phòng một túi cấp cứu 
gồm ít bông băng, thuốc sát trùng) 
Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức 
quan trọng, đảm bảo tới ba phần tư sự thành công của buổi chơi –chơi để mà 
học, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò 
chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt. 
2. Giai đoan thực hiện: 
2.1. Trình bày trò chơi. 
 Chọn lối giải thích rõ ràng. Ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm. Giải thích sao 
cho người chậm hiểu nhất cũng hiểu được. Nếu cần thì không cần giải thích 
mà dẫn dắt ngưòi chơi từng bước để tạo sự hấp dẫn. 
 Nói và cử động làm mẫu thì dễ hiểu hơn, nều cần thỉ sẽ xuống đất hay 
lên bảng, có thể chơi thử để giảng lại luật lệ trò chơi. 
 Đừng mất kiên nhẫn vì những phá rối nô đùa của những người đã biết 
trò chơi. 
2.2. Điều kiện trò chơi. 
 Chuẩn bị trước sự phân chia trong vòng tròn sao cho mạnh yếu đồng 
yếu, nếu nam nữ xen kẽ được thì tốt. 
 Phải luôn luôn di động để nhìn được mọi người. Điều khiển từ chậm 
đến nhanh để tạo sự căng thẳng. 
 Khai thác sự dí dỏm của người chơi, hay chế biến trò chơi sao cho vui 
vẻ, thoải mái. 
 Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, dành cho người phát 
huy sáng kiến trong phạm vi luật lệ trò chơi. 
 Phải đổi trò chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc, người thắng về 
nhanh nhẹn, người thắng về sức khỏe, người thắng về tính tự chủ. 
 Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khoát, công bằng. 
 Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi mọi người có dấu hiệu mệt mỏi, 
chán nản hay khi trò chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng. 
3. Giai đoạn kết thúc: 
 Phạt những người thua bằng những hình phạt nhẹ nhàng, thoải mái, dễ 
thực hiện, tranh những hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt. 
 Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi có cần thêm bớt gì không ? Về 
luật lệ, các chơi và tính hấp dẫn, sự giáo dục của trò chơi đến đâu. 
IV. QUY TRINH MỘT TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ: 
1. Ổn định: 
 Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người 
quản trò cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố : tiếng động (thường 
gặp) và hình dáng. 
 Tiếng động: Cho vòng tròn hát, một trò chơi băng reo hoặc trò chơi 
phản xạ từ thấp lên cao. 
 Hình dáng: Người quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ 
nghĩnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn. 
2. Giới thiệu trò chơi: 
 Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự 
háo hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn. 
3. Hướng dẫn cách chơi – luật chơi: 
 Tuỳ theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn. Có những trò 
chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có 
những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thử vừa giải thích, 
làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi. 
4. Chơi thử: Rất quan trọng nhưng cần lưu ý: 
 Nếu thử nhiều : khi chơi thật sẽ nhàm chán. 
 Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm 
được cách chơi sẽ gây khó khăn cho người quản trò khi hướng dẫn chơi. 
5. Chơi: 
 Khi chơi người quản trò nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng 
cách và động viên khích lệ người chơi cần trọng tài. 
 Khi chơi người quản trò phải quan sát ngưòi chơi (vòng tròn) nhất là 
khi chơi với trẻ em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách từ đó giáo dục 
điều chỉnh phong cách của mình (quản trò). 
 Trong quá trình chơi, quản trò có thể chuyển hướng khác với dự kiến 
ban đầu một ít thì người quản trò nên linh động khéo léo dẫn dắt. Đừng quá 
nguyên tắc, cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt. 
 Người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách 
quan, không thiên vị, không quá dễ dãi. 
 Tác phong ngưòi quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm 
không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng. 
 Trò chơi hình phạt: Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, 
đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt 
tham gia. 
6. Ngừng đúng lúc: 
 Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh 
nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần 
chơi sau. Đừng để người chơi nhàm chán, than mệt và ngán chơi. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_cach_to_chuc_mot_tro_choi_nho.pdf