Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng

Với một bề dày lịch sử giao thoa văn hóa khoảng 2000 năm,

hội tụ trọn vẹn trong văn hóa Champa, và quan hệ ngoại giao chính

thức vào năm 1956, Việt Nam và Ấn Độ trong thế kỷ XXI có nhiều

triển vọng trong hợp tác, giao lưu về văn hóa. Khi mỗi nước phát

huy tối đa những “sức mạnh mềm”, những “sản phẩm tinh túy” của

tư duy thì quá trình giao lưu văn hóa sẽ trở nên thực sự hiệu quả.

Trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” (Look East) của Ấn Độ

phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn mới thành “hành động

phía Đông” (Act East) thì Việt Nam càng đóng vai trò quan trọng

trong ưu tiên chiến lược của Ấn Độ tại Đông Nam Á. Sử dụng

phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, bài viết trình bày cơ sở

của sự hợp tác văn hoá Việt Nam và Ấn Độ, những thành tựu và

hoạt động hợp tác, nhờ đó tạo ra sự hiểu biết, gắn bó giữa hai dân

tộc, góp phần mở ra những hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực,

để Việt Nam và Ấn Độ thực là những đối tác chiến lược toàn diện

trong một kỷ nguyên mới

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 1

Trang 1

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 2

Trang 2

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 3

Trang 3

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 4

Trang 4

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 5

Trang 5

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 6

Trang 6

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 7

Trang 7

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 8

Trang 8

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 9

Trang 9

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3100
Bạn đang xem tài liệu "Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng
Chí Minh, 1992; Ramayana: Sử thi Ấn Độ, Xuân Quý dịch, NXB Đà Nẵng, 1998; 
Hợp tuyển văn học Châu Á, tập 2: Văn học Ấn Độ, Lưu Đức Trung tuyển chọn, giới thiệu Đại học 
Quốc gia, 2002, Thần thoại Ấn Độ, Lê Thành dịch, NXB Mỹ thuật, Hồ Chí Minh, 2004 (Luu, 
2009). Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về văn học Ấn Độ 
từ thời cổ đại đến hiện đại, một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của văn chương Ấn Độ được đưa vào 
sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy từ bậc phổ thông đến bậc đại học ở Việt Nam. 
 Đặc biệt, một đại diện xuất sắc của văn chương Ấn Độ, chủ nhân của giải thưởng Nobel 
Văn học vào năm 1913, với thi phẩm Gitanjali (theo tiếng Bengal là Lời dâng) - Rabindranath 
Tagore, đã được các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam giới thiệu và dịch tác phẩm ra tiếng Việt 
từ rất sớm, ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX. 
 Nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là nghệ thuật múa Ấn Độ đặc sắc đã được trình diễn nhiều 
lần tại Việt Nam. Năm 2014, trong khuôn khổ Festival Ấn Độ được tổ chức ở Việt Nam từ ngày 5 
đến ngày 15 tháng 3/2014, ở ba Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, khán 
giả Việt được thưởng thức nghệ thuật múa Ấn với nhiều thể loại phong phú: Múa Cổ điển do Học 
viện Sangeet Natak biểu diễn, Múa Dân gian do Đoàn Kalbelia biểu diễn... Cũng năm 2014, trong 
tháng 6 từ ngày 25 đến ngày 29, tại 3 Thành phố Hà Nội, Phú Thọ và Yên Bái, Đoàn Múa Dance 
Era - một nhóm múa Bollywood của Ấn Độ gồm 12 thành viên - do ICCR tài trợ, đã đến biểu diễn. 
 3.1.3. Kiến trúc 
 Ngô Bích Thu. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 77-86 83 
 Dự án bảo tồn và khôi phục đền tháp Chăm Thánh địa Mỹ Sơn - một trong những trung 
tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này 
ở Việt Nam, được UNESCO công nhận vào năm 1999 đã được chính phủ Ấn Độ đầu tư khoảng 3 
tỷ USD là một điểm nhấn đáng chú ý trong hợp tác về nghệ thuật kiến trúc. Trong thực trạng đền 
tháp Chăm ở miền Trung Việt Nam, nhiều đền tháp bị xuống cấp, không ít đền tháp rơi vào tình 
trạng “dần biến mất”, thì dự án đầu tư bảo tồn và khôi phúc đền tháp Chăm của chính phủ Ấn Độ 
thực sự là dự án có ý nghĩa thực tế, qua đó nhấn mạnh sự quan tâm của chính phủ Ấn Độ đối với 
một nền văn hóa tương đồng đậm nét, mối quan hệ lâu đời giữa văn hóa Champa, văn hóa Ấn Độ 
và văn hóa Việt. Dự án này được ký kết trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng 
Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10/2014. Ngoài dự án nổi bật nêu trên, một số dự án nghiên cứu về 
mối quan hệ giữa Champa và Ấn Độ cũng được triển khai. 
 3.1.4. Giáo dục - Đào tạo và các lĩnh vực xã hội khác 
 Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật Ấn Độ (Indian Technical and 
Economic Cooperation Progmamme- ITEC), nhiều ứng viên Việt Nam đã nhận được nhiều học 
bổng. Mỗi năm, ITEC cấp 150 học bổng cho Việt Nam, với 16 học bổng thuộc Chương trình Học 
bổng Văn hóa Chung (General Cultural Scholarship Scheme - GCSS), 14 học bổng Chương trình 
Trao đổi Giáo dục (Educational Exchange Programme - EEP) và 10 học bổng Chương trình Học 
bổng Hợp tác Mekong - sông Hằng (Mekong Ganga Cooperation Scholarship Scheme - MGCSS). 
Ấn Độ đã thành lập Trung tâm Đào tạo tiếng Anh Việt Nam-Ấn Độ vào tháng 7/2007 nhằm hỗ trợ 
Việt Nam về phương diện ngôn ngữ để thuận lợi hơn trong hòa nhập vào cộng đồng ASEAN. 
 Ngoài lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Ấn Độ được 
triển khai: Năm 2014, cũng trong khuôn khổ Festival Ấn Độ được tổ chức ở Việt Nam từ ngày 5 
đến ngày 15 tháng 3/2014, ở ba thành phố Hà Nội, Đà nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, có Lễ hội 
Phật giáo do Học viện Trung ương Nghiên cứu Văn hóa Hymalaya tổ chức, Lễ hội Ẩm thực, và 
chương trình Yoga... Các hoạt động nghệ thuật trên trong lễ hội đều được khán giả Việt Nam nồng 
nhiệt chào đón. 
 Ấn Độ thành lập Trung tâm Văn hóa tại Hà Nội vào năm 2017, là một kênh quảng bá hiệu 
quả văn hoá Ấn Độ, đưa hình ảnh đất nước và con người Ấn Độ đến với Việt Nam và góp phần 
củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện thân thiện giữa hai quốc gia. 
 Về phía Việt Nam: Việt Nam trong nhiều sự kiện giao lưu văn hóa hoặc kỷ niệm những sự 
kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước đã giới thiệu đến công chúng Ấn Độ những nét 
đặc sắc của văn hóa Việt như ẩm thực, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn... Năm 2012, kỷ niệm 40 
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ và 5 năm quan hệ nâng tầm Đối tác Chiến lược, 
“Những ngày văn hóa Việt Nam” đã được tổ chức ở một số bang của Ấn Độ. Ngày 9 tháng 1/2012, 
trong dịp bế mạc “Năm hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ”, Hội đồng Ấn Độ về quan hệ Văn hóa (Indian 
Council for Cultural Relations - ICCR) và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đồng phối hợp tổ chức 
một chương trình ca múa nhạc đặc sắc do các nghệ sĩ của đoàn văn công Việt Nam biểu diễn. 
Chương trình được Ban tổ chức ICCR đánh giá “đã thể hiện rõ những nét văn hóa truyền thống 
tương đồng giữa Ấn Độ và Việt Nam, góp phần tạo nền móng vững chắc cho quan hệ lâu dài giữa 
hai nước (Tran, 2016). 
 3.2. Triển vọng hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ 
 Nhìn khái quát, hợp tác văn hóa giữa hai nước diễn ra với bề dày trên dưới 2000 năm, tuy 
nhiên đáng chú ý là “dù trải qua quá trình tiếp biến văn hóa từ cổ đại nhưng quá trình này 
diễn ra chủ yếu theo một chiều từ Ấn Độ vào Việt Nam” (Tran, 2016). Ấn Độ đã giới thiệu đến 
Việt Nam nói riêng, nhiều nước trong khu vực châu Á và trên thế giới nói chung những thế mạnh 
84 Ngô Bích Thu. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 77-86 
“sức mạnh mềm” của Ấn Độ - đó là “nền văn hóa, tôn giáo và triết học ưu việt có ảnh hưởng sâu 
rộng và lâu đời từ thời cổ đại” (Tran, 2016). Quá trình tiếp biến văn hóa một chiều này trải dài tới 
thế kỷ XX ở Việt Nam. Chỉ từ mấy thập niên cuối thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, quá trình 
giao lưu văn hóa mới thực sự diễn ra ở cả hai chiều Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, ngay cả khi 
quá trình giao lưu trở thành hai chiều thì những hoạt động giao lưu văn hóa chủ động từ phía Việt 
Nam vẫn chưa nhiều và chưa có chiến lược cụ thể, có tính tổng thể. Vì thế hiểu biết của người dân 
Ấn Độ về Việt Nam và văn hóa Việt Nam chưa được đầy đủ. Đối với họ, Việt Nam nghĩa là đất 
nước có Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam thắng Pháp và Mỹ, những thông tin chủ yếu trên phương 
diện lịch sử, còn văn hóa Việt Nam như thế nào, có những gì đặc sắc thì hầu như họ không biết. 
(Đó là cảm nhận của chúng tôi trong lần công tác Ấn Độ vào năm 2012). 
 Vậy làm sao để văn hóa hóa Việt Nam, những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam đến được 
Ấn Độ và người dân Ấn Độ như văn hóa Ấn Độ và một số quốc gia châu Á Nhật Bản, Hàn Quốc, 
Trung Quốc đã làm được và làm tốt ở Việt Nam? Quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài cần 
có chiến lựợc mang tính tổng thể dài hạn, đồng thời cần cụ thể, rõ ràng. Dưới đây là một vài đề 
xuất về việc quảng bá đưa văn hóa Việt đến với Ấn Độ, người dân Ấn Độ nói riêng và người nước 
ngoài nói chung. 
 Về thời gian quảng bá: “Ngày Việt nam” hay “Những ngày văn hóa Việt Nam” nên được 
tổ chức với tần suất nhiều hơn, thường niên hoặc nhiều lần hơn trong năm, không chỉ vào những 
năm có sự kiện quan trọng liên qua đến quan hệ đối ngoại giữa hai nước. 
 Về phương thức quảng bá: nên tận dụng hiệu quả nhiều kênh, từ kênh ngoại giao chính 
thức giữa hai nước, hai chính phủ, các phương tiện truyền thông như truyền hình, các trang mạng 
xã hội và cả kênh cá nhân bởi mỗi người Việt chúng ta nếu có ý thức và năng lực, có nền tảng văn 
hóa và ngoại ngữ tốt thì đều có thể trở thành những “đại sứ văn hóa” cho những người bạn Ấn Độ, 
các bạn nước ngoài để họ hiểu hơn, từ đó yêu thích văn hóa Việt Nam và quảng bá văn hóa Việt 
nam tại nước họ. Ngoài ra, nếu có chương trình “Văn hóa Việt” trên truyền hình và mạng xã hội 
bằng tiếng Anh thì sẽ có hiệu quả. 
 Nội dung quảng bá: cần đầy đủ, toàn diện và có điểm nhấn, đặc biệt nên nhấn vào những 
nét đặc sắc nhất của văn hóa Việt Nam: 
 Về ẩm thực: chúng ta biết đến cari của Ấn Độ, ngoài ra kim chi của Hàn Quốc, sushi của 
Nhật Bản, vậy chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu ẩm thực Việt Nam, như phở Việt, 
nem rán, bún chả...; 
 Trang phục: Ấn Độ có sari, Hàn Quốc có hanbok, Nhật Bản có kimono, và Việt Nam có 
áo dài. Áo dài Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam chọn là quốc phục, vừa 
có vẻ đẹp kín đáo, truyền thống, cũng không kém phần duyên dáng, gợi cảm. Ẩm thực Việt và 
trang phục áo dài hiện nay rất nổi tiếng ở một số nước trong khu vực châu Á và trên thế giới. Trong 
Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn 
Quốc (1992-2002), một giáo sư Hàn quốc trình bày tham luận, trong đó viết rằng: ở Hàn Quốc, 
người Hàn Quốc gọi Việt Nam là “đất nước của phở và áo dài” (a country of pho and ao dai). 
Quảng bá thành công những đặc sắc trong văn hóa Việt này hoàn toàn có tính khả thi ở Ấn Độ và 
các nước khác; 
 Âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn: Việt Nam có thể giới thiệu Dân ca quan họ Bắc Ninh, 
Nhã nhạc Cung đình Huế, văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, hát xoan... những loại hình nghệ 
thuật biểu diễn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, hay những điệu múa dân 
tộc truyền thống như múa sạp, múa xòe Thái... bởi người Ấn Độ có sự yêu thích đặc biệt đối với 
loại hình nghệ thuật múa; 
 Ngô Bích Thu. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 77-86 85 
 Du lịch: là một lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh trong quảng bá văn hóa Việt Nam: 
Một số tour du lịch mà du khách Ấn Độ nói riêng, du khách nước ngoài nói chung quan tâm, đó 
là: Du lịch sinh thái đưa du khách đến với tự nhiên, tận hưởng những vẻ đẹp thiên nhiên như Vịnh 
Hạ Long-xếp thứ 3 trong danh sách.Top 10 di sản thế giới ấn tượng nhất châu Á, hang Sơn Đoòng 
(Quảng Bình)-một trong những hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong quần 
thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng...; Du lịch lịch sử, đến với những di tích lịch sử nổi tiếng gắn 
với những chiến thắng “chấn động địa cầu” của Việt Nam, cũng rất nổi tiếng và được người Ấn 
Độ quan tâm như Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc...; Du lịch văn hóa: để đem lại ấn 
tượng đặc biệt đối với du khách Ấn Độ chắc chắn nên giới thiệu văn hóa Champa, với những ngôi 
đền tháp Chăm ở miền Trung, Thánh địa Mỹ Sơn... Du khách Ấn Độ có thể trực tiếp thăm quan 
và nhận ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa kiến trúc đền tháp Chăm với các ngôi đền Ấn giáo 
ở Ấn Độ, những bức tượng, phù điêu các vị thần Ấn giáo như thần Shiva, Visnu, Lasmi, linga 
yoni... giống hệt như ở Ấn Độ. Một kỹ sư ở một tập đoàn lớn của Ấn Độ Tata Steel Group đã chia 
sẻ cảm nhận của anh sau khi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn: Tôi có cảm giác như đang ở quê hương 
tôi Ấn Độ bởi Mỹ Sơn giống hệt đền ở Ấn Độ...; Ngoài ra, du lịch tâm linh cũng là một hướng thu 
hút du khách Ấn Độ. Là quê hương của một trong những tôn giáo lớn trên thế giới - Phật giáo, 
“ngoại giao Phật giáo” là một chính sách mà chính phủ Ấn Độ đang theo đuổi, nhằm tạo mối quan 
hệ gắn kết giữa Ấn Độ và các nước theo tôn giáo này, trong đó có Đông Nam Á và Việt Nam. 
Chúng ta cũng hoàn toàn có thể vận dụng chính sách này khi mà ở Việt Nam có nhiều ngôi chùa 
đẹp, cổ kính, lịch sử lâu đời như Chùa Hương, Động Hương Tích vốn được coi là “Nam thiên đệ 
nhất động” (Động đẹp nhất trời Nam), Yên Tử nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu 
hành, sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (dòng Phật giáo của Việt Nam, Bái Đính (Ninh Bình) 
- một trong những chùa lớn nhất Đông Nam Á, đặc biệt là chùa Dâu (Bắc Ninh) - nơi theo tư liệu 
thiền sư Ấn Độ Kalyanacuri từng trụ trì (Sharma, 2011)... Mặc dù tôn giáo chính ở Ấn Độ hiện 
nay là đạo Hinđu, số người theo đạo Phật còn ít, tuy nhiên những chuyến hành hương đến những 
ngôi chùa cổ nơi có cội nguồn từ Ấn Độ sẽ là một trải nghiệm thú vị đối với nhiều người Ấn Độ. 
 Ngoài ra, nếu Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch Việt Nam chọn một Đại sứ Du lịch người 
Ấn Độ để họ trực tiếp đi thăm các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, chia sẻ cảm nhận và giới 
thiệu văn hóa Việt Nam cho người dân Ấn Độ thì sẽ rất hiệu quả. Đây là cách mà ngành văn hóa 
nhiều nước đã làm, như Nhật Bản chọn ca sĩ Noo Phước Thịnh, Hàn Quốc chọn ca sĩ Mỹ Linh... 
làm đại sứ du lịch. 
 4. Kết luận 
 Việt Nam nói riêng Đông Nam Á nói chung được coi là “quê hương thứ hai của Ấn Độ và 
cũng là nơi lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyên thống của Ấn Độ” (Ha Dan, 2012). Đó 
chính là nền tảng vững chắc cho sự hợp tác, giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ 
trong thế kỷ XXI. Đồng thời, cũng đặt ra cho các nhà quản lý văn hóa, hoạch định chính sách văn 
hóa của Việt Nam những suy ngẫm, để có thể đưa ra những chiến lược hợp lý và hiệu quả đưa 
“sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam đến được với quốc gia Nam Á cùng khu vực và các nước 
trên thế giới, để hoạt động giao lưu văn hóa thực sự trở thành sự tương tác hai chiều giữa văn hóa 
của hai quốc gia. 
Tài liệu tham khảo 
Ha Dan (2012). Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Việt Nam [Indian culture's 
 influence on Vietnamese culture]. In X. B. Ngo (Ed.), Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Ấn Độ 
 trong bối cảnh mới [Promote Vietnam-India relations in the new context]. Hanoi, Vietnam: 
86 Ngô Bích Thu. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 77-86 
 NXB Từ điển Bách khoa. 
Ha, L. T. (2016). Vì sao phim truyền hình Ấn Độ dễ dàng áp đảo các kênh truyền hình Việt? [Why 
 does Indian TV series easily overwhelm Vietnamese TV channels?] Retrieved March 10, 
 2021, from 
 cac-kenh-truyen-hinh-viet-20160629144048323.htm 
Hofstede, G., Hofstede, G. J., Minkov, M. (2014). Văn hóa và tổ chức phần mềm tư duy [Cultures 
 and organizations software of the mind]. Hanoi, Vietnam: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Luu, T. D. (2009). Học phần Văn học Ấn Độ - Đông Nam Á [Indian Literature - Southeast Asia]. 
 Retrieved March 01, 2021, from Tài liệu tham khảo học tập-nghiên cứu, VAN 4062, Trường 
 Đại học Khoa học, Đại học Huế online,  
Nguyen, D. T. (2000). Văn hóa Ấn Độ [Indian culture]. Ho Chi Minh, Vietnam: NXB 
 Tp. Hồ Chí Minh 
Sharma, G. (2011). Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam [Indian cultural traces in Vietnam]. 
 Ho Chi Minh, Vietnam: NXB Văn hóa Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Tran, P. K. (2012). Khảo luận về kiến trúc đền-tháp Champa tại miền Trung Việt Nam [Discussion 
 about the temple-tower architecture of Champa in Central Vietnam]. Retrieved March 11, 
 2021, from  
Tran, T. N. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam [Vietnamese cultural foundation]. Ho Chi Minh, 
 Vietnam: NXB Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh. 
Tran, T. N. (2016). Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới [India with Southeast Asia 
 in the new international context]. Ho Chi Minh, Vietnam: NXB Văn hóa-Văn nghệ, Tp Hồ 
 Chí Minh. 
Van Tuan (2015). Liên hoan phim Ấn Độ tại Việt Nam [Indian Film Festival in Vietnam]. 
 Retrieved March 12, 2021, from https://www.sggp.org.vn/lien-hoan-phim-an-do-tai-viet-
 nam-352515.html 

File đính kèm:

  • pdfhop_tac_van_hoa_viet_nam_va_an_do_trong_hai_thap_nien_dau_th.pdf