Hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa là một trong những lễ hội đặc sắc, có từ thời Lý, được khôi phục từ năm
2007 sau hơn nửa thế kỷ tạm dừng. Hội thi làm bánh răng bừa và bánh nhãn nhiều màu
trong lễ hội Trò Chiềng có nét riêng, tạo nên giá trị của lễ hội. Qua khảo sát thực tế và
tham khảo tư liệu, bài viết mô tả khái lược quy trình, cách chế biến các loại bánh truyền
thống, đồng thời cố gắng luận giải những ý nghĩa ẩn chứa trong hội thi, từ đó đề xuất
giải pháp bảo tồn và phát huy.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
phố Thanh Hóa 30km về phía Tây. Đây là miền quê của trò diễn nổi tiếng có từ thời Lý đã đi vào ca dao: Trò Chiềng, vật Bộc, rối Si Cơm đắp kẻ Lở, cơm thi kẻ Lào... 1 Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 50 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU Người sáng lập ra Trò Chiềng là Tam Công Trịnh Quốc Bảo, người làng Trịnh Xá, làm quan dưới triều Lý Thái Tông (1028 - 1054). Ông là người có công giúp vua đánh Tống ở phía Bắc, dẹp yên giặc Chiêm Thành ở phía Nam nên được phong là Đông Phương Hắc Quang Đại Vương. Khi dàn trận, ông đã cho làm một đội voi nan giả làm voi thật khiến cho quân giặc khiếp sợ. Thắng trận, trò voi trận của Trịnh Quốc Bảo được nhà vua vời ra kinh đô để biểu diễn. Khi trở về quê nhà, ông đã tổ chức cho con cháu diễn lại các trận đánh xưa, đồng thời tiếp thu thêm các trò diễn từ đất Thăng Long về truyền lại cho dân làng. Khi mất, ông được phong là phúc thần làng Trịnh Xá (Trịnh Xá phúc thần, Đông phương vị hựu Hắc Quang Đại Vương). Lễ hội Trò Chiềng diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng giêng hàng năm. Theo truyền thống, bình thường dân làng tổ chức "trung trò" (diễn 5 - 6 trò), năm nào được mùa sẽ diễn "đại trò" (đủ 12 trò), nếu mùa màng thất bát thì chỉ diễn "tiểu trò" (chủ yếu là tế rước để giữ lễ trò). Đây là một lễ hội độc đáo nhằm thư giãn sức dân sau những ngày mùa vụ vất vả trong năm, đáp ứng nhu cầu tâm linh, cầu cho dân an vật thịnh, mùa màng tốt tươi. Theo quan niệm xưa, nếu người nào trong làng, xã không được tham gia lễ hội coi như cả năm xui xẻo. Trò Chiềng được duy trì trong cộng đồng làng xã qua gần 1000 năm cùng với hệ thống đền nghè, miếu dần dần hình thành. Từ nửa đầu thế kỷ XX, do điều kiện chiến tranh nên trò diễn bị gián đoạn, đến năm 2007 mới được khôi phục lại. Các vật dụng của Trò Chiềng được chuẩn bị công phu và tỉ mỉ, sáng tạo từ chính những vật liệu bằng tre quen thuộc với làng quê Việt Nam. Hệ thống của Trò Chiềng gồm 12 trò diễn (trò kén rể, rước cỗ vàng, trò rước cỗ gà, trò chọi voi...) đã tái hiện tất cả lĩnh vực của cuôc sống, lao động, sản xuất, chiến đấu, vui chơi, giải trí của dân làng, trong đó có hội thi làm các loại bánh (bánh nhãn, bánh răng bừa). Đây là hội thi thể hiện tình đoàn kết, sự yêu thương, giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau trong cuộc sống lao động, cũng như thể hiện được sự ấm no hạnh phúc của những con người nơi đây. 3. Hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ hội Trò Chiềng chủ yếu là các sản phẩm từ hoa quả, cây trồng, vật nuôi do chính những người dân làng nuôi trồng và các đặc sản ẩm thực địa phương. Hai đặc sản chính trong lễ hội là bánh răng bừa và bánh nhãn nhiều màu, đều được làm từ những hạt gạo, một sản phẩm nông nghiệp mang đậm linh hồn Việt. Việc chế biến hai món bánh này đã trở thành một phần khá sôi nổi trong lễ hội Trò Chiềng. Tên bánh răng bừa và bánh nhãn được gọi từ hình thể của hai loại bánh này. Đây là hai loại bánh phổ biến ở nhiều vùng quê Bắc Bộ, gắn liền với sản vật nông nghiệp và 51 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU mong ước được no đủ của cư dân nông nghiệp. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có những cách chế biến và thể hiện sản phẩm khác nhau. Trong lễ hội Trò Chiềng, hai loại bánh này còn trở thành thước đo cho cuộc thi giữa các đội và là vật phẩm dâng lên thần linh làng xã. Theo truyền thống, hội thi làm bánh được tổ chức giữa các giáp trong làng với nhau. Ngày nay, khi lễ hội được tổ chức với quy mô rộng hơn thì mỗi đội thi gồm một hay một vài thôn, làng. Nguyên liệu để làm bánh thường được các gia đình trong làng chuẩn bị kỳ công trong cả năm: trồng lúa, trồng vừng, nuôi lợn, làm mật... Người tham gia là những người phụ nữ có bàn tay khéo léo, được dân làng tin tưởng bầu chọn, trong năm không vướng tang gia... Bánh nhãn là loại bánh được làm ở nhiều địa phương, nhưng ở trong lễ hội Trò Chiềng, loại bánh này được làm rất cầu kỳ và có hương vị đặc biệt. Nguyên liệu làm bánh gồm: bột nếp, muối tinh, mật mía, vừng vàng, mỡ lợn (hoặc dầu rán) và không thể thiếu vỏ quả bưởi phơi khô. Vỏ bưởi là nguyên liệu tạo nên màu sắc và hương vị đặc biệt của loại bánh nhãn nơi đây. Vỏ bưởi được cắt mỏng, chỉ lấy phần vỏ màu xanh có tinh dầu, phơi khô từ trước và bảo quản cho đến kỳ lễ hội. Khi làm bánh, những người phụ nữ khéo léo hơ vỏ bưởi trên bếp than hồng, phải rất khéo léo để không cháy quá mà vẫn dậy mùi thơm và đã ngả màu đen, sau đó đem nghiền nhuyễn. Bột nếp được trộn với nước và muối theo tỷ lệ thích hợp, sau đó được chia làm hai phần: một phần để nguyên để tạo màu trắng, một phần trộn với vỏ bưởi đã nghiền để tạo màu đen. Tất cả được nhào bằng tay đến khi thật nhuyễn thì lăn đều và véo thành những viên to bằng quả nhãn. Sau đó đem các viên bánh nhãn đã được lăn tròn vào chiên trên chảo mỡ (hoặc dầu) đến khi bánh có độ ròn thì vớt ra, để ráo dầu cho vào chảo mật mía đã được đun nóng và lắc đều cùng với vừng vàng cho đều rồi vớt ra để nguội. Tất cả công đoạn đều phải làm thật khẩn trương và thật "chuẩn", bởi nếu bột khô quá hay nhão quá, chiên chưa tới độ hay chiên quá, đun trong mật nhanh hoặc lâu quá đều làm cho bánh không ngon. Cái tài của mỗi đội là có thể làm ra các viên bánh nhãn với độ dẻo, độ giòn khác nhau, hương vị, màu sắc từ trắng ngà, đến vàng giòn hay đen tùy theo gia giảm vỏ bưởi và mức độ chiên trong dầu (mỡ). Trong cùng một đĩa bánh, thực khách sẽ được thưởng thức những hương vị bánh, màu sắc bánh khác nhau, tạo nên sự thú vị lạ thường. Người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của mật, xen lẫn với độ giòn của phần vỏ bánh và vị ngậy thơm của vừng, hương thơm của vỏ bưởi. Theo thời gian, bánh nhãn nhiều màu đã trở thành một đặc sản ẩm thực đậm đà của người dân làng Trịnh Xá trong ngày lễ hội cũng như ngày lễ tết hàng năm. Hương vị bánh nhãn trộn lẫn với hương bưởi thì chỉ có nơi đây mới có và được lưu truyền mãi đến ngày nay. 52 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU Bên cạnh bánh nhãn nhiều màu, các đội còn thi làm bánh răng bừa. Loại bánh này nhiều vùng ở Bắc Bộ cũng làm dưới nhiều hình dáng khác nhau, với tên gọi chung là bánh lá. Bánh răng bừa được làm từ gạo tẻ, nhưng không phải loại gạo nào cũng làm được bánh ngon. Kinh nghiệm của người dân chỉ có thể làm từ một vài loại, hoặc trộn một số loại gạo tẻ theo tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này được truyền lại từ lâu đời trong cộng đồng, tùy theo kinh nghiệm mà gia giảm để có được bột làm bánh tốt nhất. Gạo được ngâm nước trong thời gian 2 - 3 tiếng rồi vớt ra xay nhỏ với nước. Ngày nay, mặc dù bột làm bánh thường được xay bằng máy, nhưng theo truyền thống phải xay bằng cối xay đá, phải xay đi xay lại nhiều lần thì bột mới mịn. Theo các cụ già, bột làm bánh được xay thủ công bao giờ cũng sánh mịn và có độ dẻo hơn hẳn bột xay bằng máy. Bột thường được bỏ thêm ít muối để tạo vị đậm đà, và hình như vị muối cũng làm cho bột bánh sánh, dẻo hơn. Bột và nước được gia giảm theo một tỷ lệ nhất định, không được loãng quá, cũng không được đặc quá. Sau đó ráo bột bằng bếp củi, trong quá trình ráo bột không được chín quá, độ dẻo vừa phải (nếu bột ráo đang còn sống gói dễ bị dính, không thể lăn cho bánh tròn được, nếu bột chín quá bánh dễ bị bở, nhão). Nhân bánh là tổng hòa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ, hạt tiêu, gia vị. Có thể trộn thêm một ít bột vào nhân để tạo độ dẻo, quánh, khi hấp nhân bánh không bị rời rạc mà kết chặt với bột bánh. Bánh thường được gói bằng lá chuối hoặc lá dong cỡ nhỏ. Nếu gói bằng lá chuối phải chọn lá bánh tẻ, hơ lá trên lửa để lá dẻo, dễ gói. Người có kinh nghiệm thích gói bằng lá dong hơn, vì lá dong giữ được màu trắng và mùi thơm của bánh. Những người phụ nữ thoăn thoắt lấy đũa cả cho bột vào lá bánh, phải cho thật đều để bánh không bị cái to cái nhỏ, đẹp nhất là đảm bảo tỷ lệ: 1kg gạo làm 30 cái bánh. Bột thường rất dính nên nếu không khéo tay bột dễ lem ra xung quanh, người làm phải xoay tròn đũa cả để gạt bột thật đều và gọn trên lá. Nhân bánh được cho gọn vào giữa, rồi cuộn lá lại, gấp mép lá, bẻ gập hai đầu, cho vào nồi hấp cách thủy, tính từ lúc nước sôi khoảng 30 phút là bánh chín. Người có kinh nghiệm chỉ cần ngửi mùi thơm là đã biết bánh chín hay chưa, nếu cẩn thận thì bóc thử bánh, nếu phần bột và phần lá dễ dàng tách ra mà bột vẫn thành khối tròn lẳn là bánh đã chín tới. Yêu cầu các chiếc bánh phải đều nhau, thân trắng bóng, tròn lẳn, bánh dẻo, nhân ngậy và thơm. Sau đó vớt ra để cho ráo nước, khi bánh chín bóc phần lớp lá bên ngoài sẽ có mùi thơm đặc trưng của lá, độ dẻo dai của bánh, độ ngon ngọt và béo ngậy của nhân bánh. Bánh răng bừa chấm với nước mắm cốt đã để lại hương vị không thể quên cho những ai được thưởng thức một lần và nó tạo nên sự háo hức của ngày hội làng. Điểm đặc biệt của hội thi bánh là việc làm bánh không chỉ của một người mà cả đội phải cùng tham gia, trong đó mỗi người chỉ đảm nhận một khâu nhất định. Đối với 53 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU việc làm bánh răng bừa, người lo xay bột, người ráo bột, người làm nhân, người hơ lá, lau lá, người gói bánh, người hấp bánh. Đối với việc làm bánh nhãn cũng như vậy: người nhào bột, người đốt vỏ bưởi, người vo bột, người chiên, người lăn vừng, mật. Có nhiều người tham gia nhưng yêu cầu phải làm nhanh và nhịp nhàng nên mọi thành viên phải phối hợp với nhau rất ăn ý, tạo nên không khí sôi nổi, rộn rã của ngày hội. Và hơn hết, đó là sự đoàn kết, đồng lòng, hòa thuận của các thành viên, mở rộng ra là sự hòa đồng, đoàn kết của dân làng, của cộng đồng làng - nước. Mỗi chiếc bánh nhãn, bánh răng bừa có thể gặp ở đó đây trên khắp mọi miền quê của đất nước, nhưng khi đã trở thành vật phẩm để thi tài, để dâng lên thần linh trong hội thì nó đã mang những ý nghĩa cao cả hơn. Hai loại bánh là kết tinh của những sản phẩm nông nghiệp tinh túy nhất: gạo nếp và gạo tẻ (lương thực đạo), thịt heo (vật nuôi quen thuộc nhất), hành, mộc nhĩ, hạt tiêu (gia vị thể hiện sự hài hòa âm dương)... Sản phẩm của đội thắng sẽ được lựa chọn để dâng cúng lên Thành hoàng làng như một lời cảm tạ của dân làng đối với thần linh đã ban cho mùa màng tươi tốt, vạn vật và con người sinh sôi, phát triển. Sự hiệp đồng trong quá trình làm bánh đã trở thành biểu tượng kết tinh của tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng. Từ đó, có thể nhận ra rằng, hội thi làm bánh là một trong số những trò diễn của lễ hội Trò Chiềng, không chỉ đơn thuần là cuộc thi với sự tôn vinh đội thắng cuộc, mà nó nằm trong hệ thống chung, phản ánh một phương diện của cuộc sống đa dạng: chiến đấu chống giặc ngoại xâm, lao động, sản xuất, các sinh hoạt văn hóa tinh thần... Đó là ước vọng cao cả của cộng đồng về một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc và no đủ. 4. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng Sau hơn nửa thế kỷ tạm dừng, từ năm 2007, hội thi làm bánh được khôi phục cùng với sự khôi phục lễ hội Trò Chiềng. Sự đứt đoạn một thời gian khiến nhiều nghi lễ, hội thi, trò diễn trong lễ hội không khỏi bị mai một nhiều giá trị truyền thống. Sự mai một không chỉ ở phương diện trình tự, cách thức, mà cả ở cách nghĩ, cách hiểu và tâm thức của cộng đồng đối với lễ hội. Hội thi đã giản lược nhiều công đoạn (như xay bột bằng máy, được chuẩn bị trước hội thi...), và theo đó cũng giảm đi phần nào sự cầu kỳ, tinh tế của cách làm thủ công truyền thống. Nên chăng những cách chế biến truyền thống nên được tiếp diễn trong lễ hội để thêm phần náo nức và cầu kỳ, từ đó tạo thêm giá trị cho sản phẩm trước sự cổ vũ, chứng kiến của cộng đồng? Ngày nay, hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng thường được nghĩ đến với ý nghĩa đề cao sự khéo léo, tinh tế để làm ra những chiếc bánh ngon nhất, đẹp mắt nhất với tư cách là sản vật ẩm thực của quê hương. Những ý nghĩa truyền thống sâu xa của 54 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU hội thi làm bánh, hướng tới ước vọng no đủ, đầm ấm, sự cố kết cộng đồng dường như ít được để ý đến. Trong công tác quản lý lễ hội nên chăng cần chú ý hơn đến khía cạnh này, để cộng đồng được chắp nối lại với những giá trị cổ xưa, và như thế lễ hội mới thực sự có ý nghĩa, có vai trò sống động trong cộng đồng ngày nay. Khi du khách đến với lễ hội Trò Chiềng thích thú với sản vật ẩm thực chính là cơ hội để quảng bá cho sản vật địa phương. Chiếc bánh răng bừa, bánh nhãn có thể trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với mỗi du khách khi đến thăm vùng đất này, hòa mình vào không khí thiêng liêng và náo nức của lễ hội. Chính vì vậy, cần tổ chức quảng bá rộng rãi về sản phẩm ẩm thực của lễ hội truyền thống Trò Chiềng bằng nhiều hình thức khác nhau như: chụp ảnh tư liệu, quay video hoặc làm phim tư liệu về quá trình hội thi làm bánh, cũng như quá trình thực hiện từng công đoạn chuẩn bị, đến khi hoàn thành sản phẩm. Có sự lưu ý đến các nghệ nhân làm bánh, tập huấn, nhân rộng các cơ sở sản xuất để phục vụ nhu cầu của du khách. Có thể tổ chức các hoạt động cho du khách cùng tham gia vào quá trình làm bánh để trải nghiệm, từ đó quảng bá hình ảnh địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. 5. Kết luận Qua việc khảo sát hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định ta thấy rõ hơn lịch sử, văn hóa của một vùng đất đặc biệt, hòa chung vào nền văn hóa dân tộc tạo nên một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Từ những sản vật nông nghiệp đặc trưng, người xưa đã biết sáng tạo ra nhiều món ăn độc đáo để vừa là thưởng thức, vừa là lễ vật dâng đến thần linh, Thành hoàng làng trong ngày lễ hội. Từ văn hóa ẩm thực của lễ hội cũng phần nào phản ánh được nét văn hóa nông nghiệp lúa nước đặc trưng của người Việt. Tài liệu tham khảo [1] . Như Hoa (2014,) Ẩm thực 3 miền: cẩm nang ẩm thực và du lịch Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin. [2] . Mai Khôi (1996), Hương vị quê hương, Nxb Mỹ thuật. [3] . Nguyễn Quang Lê (2003), Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin. [4] . Võ Thúc Loan, Nguyễn Hữu Ngôn (2009), Văn hóa ẩm thực xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa. 55 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU THE CAKE-MAKING CONTEST OF TRO CHIENG FESTIVAL IN TRINH XA VILLAGE, YEN NINH COMMUNE, YEN DINH DISTRICT, THANH HOA PROVINCE Trinh Xuan Phuong Abstract: Tro Chieng festival in Trinh Xa village, Yen Ninh commune, Yen Dinh district, Thanh Hoa province is one o f specific festivals. It was originated in Ly Dynasty and restored in 2007 after more than a half century of cancellation. The contests of making rang bua and nhan cakes have created unique characteristics and special values of Tro Chieng festival. Through practical surveys and reference materials, the paper describes briefly the procedures and the ways of making traditional cakes, explains the deep meaning of the contest and proposes some solutions to preserve and promote the traditional values o f Tro Chieng festival. Key words: contest, Tro Chieng festival, food culture, traditional cake... 56
File đính kèm:
- hoi_thi_lam_banh_trong_le_hoi_tro_chieng_lang_trinh_xa_xa_ye.pdf