Hoạt động Công tác xã hội tại một số bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội
Mục tiêu: Mô tả thực trạng hoạt động Công tác xã hội (CTXH) tại một số bệnh viện tuyến Trung ương
(TW) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định
tính. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân CTXH, nhân viên y tế và cán bộ quản
lý cấp khoa/phòng. Nghiên cứu từ tháng 02-12/2018 tại 3 bệnh viện: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi
Trung ương và bệnh viện K Tân Triều.
Kết quả nghiên cứu: Trong các hoạt động CTXH đã và đang được triển khai tại các bệnh viện thuộc địa
bàn khảo sát, các hoạt động hỗ trợ người bệnh đến khám bệnh và làm thủ tục nhập viện, xuất viện mang
tính giản đơn, được thực hiện thường xuyên và được người bệnh đánh giá cao. Các hoạt động kết nối,
vận động tài trợ và hỗ trợ người bệnh các nhu cầu thiết yếu trong quá trình điều trị cũng được thực hiện
thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Các hoạt động mang tính đặc thù của CTXH, đòi hỏi tính chuyên
môn cao như: tham vấn, tư vấn, trị liệu tâm lý, can thiệp khủng hoảng chưa được quan tâm thực hiện và
còn thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao.
Kết luận và khuyến nghị: CTXH tại các bệnh viện tuyến TW trên địa bàn Hà Nội vẫn đang trong giai
đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển. Bộ Y tế cần có các văn bản hướng dẫn phòng CTXH các
bệnh viện thực hiện các giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả các hoạt động CTXH. Các
cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CTXH trong bệnh viện cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo và tăng
cường hướng dẫn kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động Công tác xã hội tại một số bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội
h and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) ở giai đoạn này đều rất thấp, đa số các hoạt động đều dưới 10% số khách thể tham gia phỏng vấn lựa chọn. Đặc biệt, các hoạt động kết nối, giới thiệu bệnh nhân với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau điều trị tại bệnh viện là không đáng kể, chỉ giao động trong khoảng từ 0,7 đến 2% số ý kiến trả lời. So sánh số bệnh nhân được tiếp cận với CTXH ở 3 giai đoạn của quá trình khám chữa bệnh có thể thấy, tỷ lệ người bệnh được CTXH hỗ trợ nhiều nhất là ở giai đoạn đầu tiếp cận với bệnh viện (khi đến khám bệnh và/ hoặc làm thủ tục nhập viện) với 43% số người được nhân viên CTXH hướng dẫn thực hiện; 37,1% người được nhân viên CTXH trực tiếp hỗ trợ và 22,5% người được nhân viên CTXH kết nối, giới thiệu với các dịch vụ hỗ trợ. Các con số này đều cao hơn khá nhiều so với các hoạt động hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị và khi bệnh nhân xuất viện, hồi gia (Biểu đồ 1). BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau nhiều năm triển khai Đề án 32 và Đề án phát triển CTXH trong lĩnh vực Y tế, CTXH trong các bệnh viện thuộc địa bàn khảo sát về cơ bản đã hình thành và bước đầu đi vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được Bộ Y tế qui định tại Thông tư số 43 về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện hoạt động CTXH tại bệnh viện. Tuy nhiên số người bệnh được tiếp cận với CTXH chiếm tỷ lệ thấp. Trong 151 người bệnh tham gia khảo sát, có đến hơn 50% cho biết họ có nhu cầu hỗ trợ nhưng chưa được hỗ trợ, ngoài việc nguồn lực tham gia CTXH của bệnh viện quá mỏng, một trong các nguyên nhân của thực trạng này là nhiều người bệnh chưa biết nhân viên CTXH là ai để tìm đến. Hoạt động hỗ trợ người bệnh đến khám và làm thủ tục nhập viện Với những người đến khám và/hoặc làm thủ tục nhập viện, hoạt động hỗ trợ của nhân viên CTXH tập trung vào việc Đón tiếp, đánh giá nhu cầu khám, chữa bệnh và Hướng dẫn quy trình, thủ tục, vị trí các khoa/phòng cần đến để khám bệnh. Hai hoạt động này đều hợp với nhiệm vụ của CTXH được qui định tại Thông tư 43 đồng thời góp phần giải quyết tốt tình trạng quá tải của các bệnh viện, khi NVYT Biểu đồ 1. Khái quát các hoạt động hỗ trợ người bệnh của nhân viên CTXH trong các giai đoạn của quá trình khám chữa bệnh Bùi Thị Mai Đông 57 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020) Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) không đủ thời gian để vừa chăm sóc người bệnh, vừa trả lời rất nhiều câu hỏi của những bệnh nhân khác và người nhà của họ. Các hoạt động: “Hỗ trợ người bệnh ra các quyết định liên quan đến điều trị, bảo hiểm, quyền lợi” và “Hướng dẫn làm thủ tục nhập viện” cũng là những hoạt động phù hợp với Thông tư 43 và đáp ứng nhu cầu của nhiều người bệnh, tuy nhiên, các hoạt động này không quá phức tạp, không đòi hỏi nhiều về chuyên môn. Trong bối cảnh CTXH mới được hình thành trong bệnh viện, nhân viên CTXH có thể trực tiếp thực hiện nhưng về lâu dài, các hoạt động này có thể giao cho đội ngũ cộng tác viên hoặc tình nguyện viên để nhân viên CTXH chuyên nghiệp thực hiện các hoạt động đúng chuyên môn hơn. Riêng hoạt động Phổ biến và tư vấn lựa chọn phác đồ điều trị, bác sĩ điều trị ít được thực hiện hơn các hoạt động khác cùng nhóm, có thể do nhân viên CTXH không đủ kiến thức về y học để hỗ trợ người bệnh hoặc người bệnh hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của các y bác sĩ, cũng có thể do người bệnh không có quyền để lựa chọn trước tình trạng quá tải của các bệnh viện hiện nay. Hoạt động hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh viện Các hoạt động hỗ trợ của CTXH đối với những người bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện tương đối đa dạng song chưa phải là toàn diện, chưa phủ kín các đối tượng cần trợ giúp; mới chỉ tập trung vào nhóm bệnh nhân nghèo, khó khăn về tài chính. Các hoạt động còn thiên về từ thiện, nổi bật là hoạt động kết nối, vận động tài trợ tiền viện phí, tổ chức trao quà, tặng tiền, xe lăn, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu như: chăn màn, quần áo, đồ dùng cá nhân hoặc các suất ăn miễn phí vv... Mặc dù những hoạt động này rất có ý nghĩa đối với người bệnh, đặc biệt là những người bệnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, bệnh nhân là người dân tộc thiểu số, tuy nhiên, các hoạt động này chỉ hỗ trợ người bệnh giải quyết các vấn đề trước mắt, chưa giúp họ giải quyết tận gốc nhiều vấn đề mà họ đang phải đối mặt vv... Các hoạt động: Hỗ trợ bệnh nhân ổn định nơi điều trị và hòa nhập với môi trường bệnh viện; Hỗ trợ người bệnh làm quen với phản ứng tâm sinh lý ngay sau khi chẩn đoán và điều trị; Hỗ trợ bệnh nhân ổn định nơi điều trị và hòa nhập với môi trường bệnh viện, hỗ trợ người bệnh tiếp cận các chính sách về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội vv... chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục một phần do nhân lực của phòng CTXH quá mỏng so với số người bệnh cần trợ giúp trong các bệnh viện, một phần do nhận thức của cả nhân viên CTXH và người bệnh về vai trò của CTXH trong bệnh viện chưa được đầy đủ. Nhiều hoạt động nhân viên CTXH không trực tiếp thực hiện nhưng hướng dẫn người bệnh tự thực hiện; Điều này vừa phát huy được tiềm năng của mỗi người bệnh, vừa giúp cho nhân viên CTXH có thời gian để hỗ trợ những người bệnh khác có nhu cầu cao hơn. Đặc biệt, kết quả khảo sát cũng cho thấy, hầu hết các hoạt động hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị là những hoạt động giản đơn, không đòi hỏi nhiều về trình độ, năng lực chuyên môn. Điều này sẽ làm cho vai trò của nhân viên CTXH không được đánh giá cao. Các hoạt động hỗ trợ mang tính đặc thù của CTXH như: tham vấn tâm lý, can thiệp khủng hoảng, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; bảo vệ các chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội cho người dân trong trong khám bệnh, chữa bệnh còn ít, trong khi đó, tại nhiều quốc gia trên thế giới như tại Singapo, các hoạt động CTXH trong bệnh viện được kể đến đầu tiên là tham vấn và trị liệu cho bệnh nhân và gia đình họ khi họ phải đối mặt Bùi Thị Mai Đông 58 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020) Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) với nhiều vấn đề tâm lý như: lo lắng vì bệnh tật, đau khổ vì mất mát, thậm chí có thể bị sang chấn tâm lý sau tai nạn, bị trầm cảm sau sinh con vv... Tại Mỹ, nhân viên CTXH trong bệnh viện có trách nhiệm tiếp cận, đánh giá những bệnh nhân có hành vi tự tử hoặc có ý định tự tử để tìm giải pháp can thiệp phù hợp; tham vấn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân để họ có khả năng ứng phó với sự thay đổi trong cuộc sống; Hỗ trợ và can thiệp khủng hoảng là các dịch vụ cơ bản của CTXH (2). Thực tế trong các bệnh viện được khảo sát có thể lý giải bằng sự thiếu hụt về nhân lực và năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên CTXH trong các bệnh viện như tác giả Phan Thị Hòa nhận định trong báo cáo kết quả nghiên cứu về các dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư từ bệnh viện K năm 2017: “Do mới thành lập, nhân lực mỏng nên cả 4 loại hình dịch vụ CTXH chưa thể đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Một số đối tượng đã được quan tâm nhưng nhóm đối tượng có nhu cầu cao chưa được cung cấp dịch vụ” (3); Cũng có thể lý giải bằng sự hạn chế trong nhận thức của người bệnh về các dịch vụ CTXH như nhận định của tác giả Phạm Tiến Nam và các cộng sự khi nghiên cứu “Nhu cầu và năng lực cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung thư Quốc gia Việt Nam” năm 2017. Theo nhóm tác giả này: “Hiện tại, dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội chưa được phòng CTXH tại VNHC triển khai. Cụm từ “Hỗ trợ tâm lý xã hội” vẫn còn rất mới đối với những bệnh nhân ung thư không nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ này. Họ chỉ muốn nhận được hỗ trợ vật chất, giải quyết các thủ tục và chính sách và được cung cấp thông tin về chi phí phòng ngừa và điều trị ung thư” (4). Ngoài ra, nghiên cứu của Lý Thị Hảo cũng chỉ ra rằng, nhiều người bệnh không hề biết đến nhân viên CTXH, nghĩ rằng CTXH là hoạt động từ thiện, vì vậy: “.chỉ có 8,4% số khách thể tìm đến nhân viên CTXH để được biết thêm thông tin về bệnh” (5). Theo Trần Đình Tuấn: “Không phải bệnh nhân nào cũng cần nhân viên CTXH, những bệnh nhân có gia đình chăm sóc chu đáo và có phương tiện vật chất đầy đủ thường ít khi cần dịch vụ CTXH. Những bệnh nhân cần được hỗ trợ của CTXH là bệnh nhân có dấu hiệu khủng hoảng; bệnh nhân hoặc gia đình có dấu hiệu thiếu khả năng thích ứng với tình trạng nhập viện; bệnh nhân hoặc gia đình không có đủ tài nguyên để ứng phó với tình thế phát sinh do bệnh tật của bệnh nhân; bệnh nhân hoặc gia đình không có khả năng quản lý lâu dài tình trạng sức khỏe của bệnh” (1). Để có thể thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyên sâu này, nhân viên CTXH phải được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của CTXH, ngoài ra, cần có thêm các kiến thức cơ bản về tâm lý học và y học lâm sàng mới có thể giúp người bệnh phát huy tiềm năng của bản thân, tự giải quyết tận gốc rễ các vấn đề và vươn lên trong cuộc sống. Nếu CTXH trong bệnh viện chỉ chú trọng vào các hoạt động kêu gọi, vận động tài trợ, kết nối, giới thiệu có thể sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nhân ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp mà không tự vận động, phát huy nội lực và nhiều bệnh nhân có nhu cầu trợ giúp về tâm lý, tinh thần sẽ không được quan tâm hỗ trợ. Hoạt động hỗ trợ người bệnh xuất viện hồi gia, về điều trị tại nhà Cũng như các hoạt động hỗ trợ người bệnh đến khám và làm thủ tục nhập viện, các hoạt động hỗ trợ người bệnh khi xuất viện hồi gia mang tính đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều về kiến thức, kỹ năng của CTXH. Các hoạt động chủ yếu thường làm là Hỗ Bùi Thị Mai Đông 59 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020) Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) trợ người bệnh làm thủ tục xuất viện, thanh toán viện phí, Hướng dẫn thời gian tái khám, Hướng dẫn phòng bệnh và cách duy trì kết quả điều trị vv... Các hoạt động này có thể được thực hiện bởi các cộng tác viên, tình nguyện viên hoặc nhân viên phòng hành chính của bệnh viện. Kết quả khảo sát cho thấy, số người bệnh được hỗ trợ ở tất cả các hoạt động đều thấp. Ngoài hoạt động Giải thích cho bệnh nhân/người nhà biết rõ kết quả điều trị có số người bệnh được nhân viên CTXH trực tiếp hỗ trợ cao nhất (8,6%), các hoạt động khác đều chỉ đạt từ 3,3 đến 5,3%. Tính cả số người bệnh được nhân viên CTXH trực tiếp hỗ trợ, những người bệnh được nhân viên CTXH giới thiệu với các dịch vụ phù hợp và những người bệnh được nhân viên CTXH hướng dẫn thực hiện thì số người bệnh được hỗ trợ xuất viện hồi gia thì hoạt động được thực hiện thường xuyên nhất nhất cũng chỉ chiếm 20,5% số người được hỏi trả lời. Kết quả này cho thấy, vai trò của CTXH trong hỗ trợ người bệnh cách chăm sóc sức khỏe và phục hồi các chức năng xã hội sau khi xuất viện trở về gia đình, cộng đồng còn rất mờ nhạt; Phải chăng vì Thông tư số 43 của Bộ Y tế không qui định cụ thể nhiệm vụ này của CTXH hay đây là nhiệm vụ của nhân viên CTXH tại cộng đồng? Theo Jessica A.Ritter và cộng sự thì: “Nhân viên CTXH trong bệnh viện là những người giúp đỡ bệnh nhân và gia đình của họ đối phó hữu hiệu với những đau đớn, tổn thương về thể chất cũng như tâm lý khi bị chẩn đoán bệnh tật đặc biệt là bệnh mãn tính bằng việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ để họ thực hiện chức năng xã hội khi trở về gia đình, cộng đồng” (6). Thực trạng hoạt động CTXH trong các bệnh viện cho thấy, để đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ người bệnh theo hướng chuyên sâu, phòng CTXH trong các bệnh viện cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức, xây dựng đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Bộ Y tế cần hướng dẫn các bệnh viện triển khai các hoạt động CTXH cụ thể. Các cơ sở đào tạo nghề CTXH cần xây dựng chương trình đào tạo nhân viên CTXH trong bệnh viện sát hợp với nhu cầu thực tiễn, tăng cường đưa sinh viên xuống bệnh viện để thực hành, rèn luyện tay nghề. Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về nghề CTXH trong bệnh viện. KẾT LUẬN Hoạt động CTXH tại các bệnh viện tuyến TW trên địa bàn Hà Nội tuy đa dạng song vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển. Các hoạt động hỗ trợ người bệnh đến khám, làm thủ tục nhập viện và xuất viện mang tính giản đơn, được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Các hoạt động kết nối, vận động tài trợ và hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho người bệnh trong quá trình điều trị cũng được chú trọng thực hiện và đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ tâm lý, xã hội như: tham vấn, tư vấn, trị liệu, xử lý căng thẳng, can thiệp khủng hoảng chưa được các bệnh viện quan tâm thực hiện. Do phạm vi nghiên cứu hạn hẹp của đề tài nên việc chọn mẫu nghiên cứu tuy lấy ngẫu nhiên nhưng không đủ mang tính đại diện cho các bệnh viện lớn có số lượng người bệnh đông. Đây là hạn chế của nghiên cứu mà nhóm tác giả sẽ khắc phục nếu cơ quan chủ quản và các ngành quan tâm, tạo điều kiện, đầu tư nghiên cứu ở cấp độ cao hơn. Thay mặt nhóm nghiên cứu, xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể phòng Bùi Thị Mai Đông 60 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020) Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) CTXH Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã quan tâm tạo điều kiện và hỗ trợ nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Tuấn. Công tác xã hội trong bệnh viện. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án 32 về Phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020. Bộ Y tế. 2015. 2. Nguyễn Trung Hải, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Lê Trang. Một số mô hình Công tác xã hội trong bệnh viên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2018. 3. Phan Thị Hòa. Dịch vụ Công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn bệnh viện K. Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam. 2016. 4. Pham Tien Nam, Hoang Van Minh, Nguyen Kim Oanh, Le Tu Hoang, Nguyen Khac Liem and Bui Thi Thu Ha (Hanoi University of Public Health, Vietnam). Demand and capacity for the provision of social work services for cancer patients at the Vietnam National Cancer Hospital, 2017. 5. Lý Thị Hảo. Công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực tiễn Viện huyết học truyền máu TW – Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam. 2016. 6. Jessica A. Ritter, Halaevalu F. O. Vakalahi, & Mary Kiernan - Stern. 101 Careers in Social Work. New York: Springer Publishing Company, LLC, p. 91. 2009. Bùi Thị Mai Đông
File đính kèm:
- hoat_dong_cong_tac_xa_hoi_tai_mot_so_benh_vien_tuyen_trung_u.pdf