Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015

Bài viết phân tích một số vướng mắc, bất cập trong quy định về tội danh khủng bố quy định

tại Điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015). Từ đó,

đưa ra các phương hướng cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về tội danh này

trong BLHS và nâng cao nhận thức của người có thẩm quyền trong công tác áp dụng pháp luật

tại các giai đoạn tiến hành tố tụng.

Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015 trang 1

Trang 1

Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015 trang 2

Trang 2

Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015 trang 3

Trang 3

Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015 trang 4

Trang 4

Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015 trang 5

Trang 5

Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4860
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015

Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ luật hình sự năm 2015
ch nhiệm 
hình sự đối với nhóm các hành vi này mà 
chưa tạo ra cơ sở pháp lý để đấu tranh với các 
hành vi khủng bố khác như hành vi kêu gọi 
công khai thực hiện hành vi khủng bố; biện 
minh công khai hoặc tuyên truyền chủ nghĩa 
khủng bố; tổ chức và tham gia vào hoạt động 
của cộng đồng khủng bố; tổ chức và tham gia 
vào nhóm vũ trang bất hợp pháp...8. Điểm a 
khoản 2 Điều 299 đề cập tới hành vi “thành 
lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ 
khủng bố”, đồng thời hành vi này cũng được 
quy định tại Điều 300 (Tội tài trợ khủng bố). 
Đây là sự không thống nhất về cùng một loại 
8  Đỗ Khắc Hưởng (2015), Luận án Tiến sĩ: “Các tội 
phạm về khủng bố trong luật hình sự Việt Nam”, Viện 
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa 
học xã hội, Hà Nội, tr 112-113.
BÙI ĐÌNH TRỌNG
15Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
hành vi vì tài trợ khủng bố có thể thực hiện 
dưới danh nghĩa cá nhân, nhóm người hoặc 
tổ chức tiến hành và nếu do tổ chức tiến hành 
thì phải có bước thành lập, tham gia. 
Thứ tư, về sự mô tả hành vi nguy hiểm cho 
xã hội giữa tội khủng bố với một số tội phạm 
khác quy định trong BLHS năm 2015
Đối chiếu, so sánh quy định pháp lý hình 
sự tại Điều 299 và Điều 113 cho thấy sự chồng 
chéo trong quy định về hành vi nguy hiểm cho 
xã hội giữa hai tội phạm này. Cụ thể, hành vi 
“xâm phạm tính mạng của người khác hoặc 
phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” 
tại khoản 1 Điều 299 trùng với hành vi tại 
khoản 1 Điều 113; hành vi quy định tại điểm 
a, b, d khoản 2 Điều 299 trùng với hành vi quy 
định tại điểm a, b, d khoản 2 Điều 113; hành 
vi “xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc 
chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ 
chức, cá nhân” được quy định không chỉ tại 
điểm c khoản 2 Điều 299 mà còn được quy 
định cả tại điểm c khoản 2 Điều 113; hành vi 
“đe dọa xâm phạm tính mạng, đe dọa phá hủy 
tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có 
hành vi uy hiếp tinh thần” quy định tại khoản 
3 Điều 299 trùng với hành vi quy định tại 
khoản 3 Điều 299.
Bên cạnh đó, cũng tồn tại sự lặp lại về 
hành vi nguy hiểm cho xã hội giữa tội khủng 
bố với tội giết người (Điều 123); tội cố ý gây 
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 
của người khác (Điều 134); tội bắt, giữ hoặc 
giam người trái pháp luật (Điều 157). Thực 
chất, hành vi xâm phạm tính mạng của con 
người trong tội khủng bố có cùng bản chất, 
nội dung, hình thức thể hiện với hành vi 
nguy hiểm của tội giết người. Hành vi xâm 
phạm đến tự do thân thể, sức khỏe quy định 
tại điểm c khoản 2 Điều 299 trùng lặp với 
hành vi quy hiểm cho xã hội của tội cố ý gây 
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 
của người khác và tội bắt, giữ hoặc giam 
người trái pháp luật.
3. Khuyến nghị hoàn thiện nội dung quy 
định về tội khủng bố trong Bộ luật hình sự 
năm 2015
Từ những vướng mắc, bất cập nêu trên, tác 
giả cho rằng để hoàn thiện quy định pháp lý 
tại Điều 299 BLHS năm 2015 cần:
Một là, sửa đổi, quy định rõ dấu hiệu mục đích 
của tội khủng bố
Hiện nay, trong cấu thành tội phạm của tội 
khủng bố, “trạng thái tâm lí lo lắng của người 
dân về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, 
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ” là 
dấu hiệu cho phép phân biệt tội khủng bố với 
tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân 
dân quy định tại Điều 113 BLHS năm 2015 và 
với các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, 
tự do thân thể cũng như các tội cố ý xâm phạm 
sở hữu9. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu bắt 
buộc trong CTTP của tội khủng bố. Sở dĩ như 
vậy bởi trong BLHS có hai tội danh là khủng 
bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 
113) và tội khủng bố (Điều 299). Trong khi đó, 
hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ quy định 
một tội danh “Tội khủng bố” duy nhất trong 
BLHS của quốc gia mình10.
Theo quy định của luật pháp quốc tế cũng 
như pháp luật của một số quốc gia trên thế 
giới, các đối tượng khủng bố thường thực hiện 
những hành vi đặc biệt nguy hiểm có khả năng 
gây thương vong lớn cho người dân như đánh 
bom, mìn, gây cháy, nổ, để gây ra tình trạng 
hoảng sợ trong dân chúng, qua đó tác động, 
đưa ra yêu sách đối với chính quyền, tổ chức 
quốc tế thực hiện hoặc không thực hiện yêu 
sách của chúng11. Cụ thể như: Khoản 1 Điều 
1 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin 
quy định “người nào bắt giữ hoặc giam cầm và 
đe doạ giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam cầm 
người khác nhằm mục đích cưỡng ép bên thứ ba, cụ 
thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế liên chính 
phủ, một pháp nhân hoặc một thể nhân hoặc một 
nhóm người phải làm hoặc không làm một việc nào 
đó như một điều kiện rõ ràng hoặc ngầm hiểu để 
phóng thích con tin, thì bị coi là phạm tội bắt con 
tin”; điểm b khoản 1 Điều 2 Công ước quốc tế 
9  Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐTP ngày 25/10/2019 
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 
“Về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 
và Điều 300 của Bộ luật hình sự”.
10  Дорофеев Никита Александрович (2019), 
Магистерская диссертация: Уголовная 
ответственность за террористический акт, 
Кафедра уголовного права и криминологии, 
Институт - Алтайский государственный 
университет, Барнаул, С 91 , стр 13-18 (Dorofeev 
Nikita Alexsandvich (2019), Luận văn Thạc sĩ: Trách 
nhiệm hình sự đối với hành vi khủng bố, Bộ môn Luật hình 
sự và Tội phạm học, Đại học Tổng hợp Quốc gia Altai, 
Thành phố Barnaul, tr. 13-18).
11  Đỗ Khắc Hưởng (2015), tlđd, tr66.
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LÝ... 
16 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố quy 
định “Hành vi khác với ý định giết hại hoặc làm bị 
thương nặng thường dân, hoặc người khác không 
tham gia tích cực vào hoạt động thù địch trong 
hoàn cảnh có xung đột vũ trang khi xét về bản chất 
hoặc hoàn cảnh xảy ra thì hành vi đó có mục đích 
khủng bố dân cư hoặc ép buộc một Chính phủ hoặc 
một tổ chức quốc tế làm hoặc không làm một việc 
gì”. Trong khi đó, pháp luật của nhiều nước 
cũng quy định “nhằm mục đích chính trị” là 
dấu hiệu của hành vi khủng bố như tại khoản 1 
Điều 205 BLHS Liên bang Nga quy định “Thực 
hiện hoặc đe dọa thực hiện vụ nổ, cháy hoặc các 
hành vi khác đe dọa người dân hoặc gây thiệt thiệt 
hại đáng kể về vật chất hoặc gây thiệt hại nghiêm 
trọng khác nhằm mục đích tác động đến việc thông 
qua các quyết định của các cơ quan chính quyền 
hoặc các tổ chức quốc tế thì bị phạt tù từ 10 năm 
đến 15 năm”12 vv. 
Thực tiễn cũng cho thấy, các đối tượng 
thực hiện các hành vi khủng bố cũng thường 
hướng tới việc thực hiện yêu sách của chúng. 
Điển hình như các đối tượng khủng bố của tổ 
chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS 
tiến hành các hành vi như đánh bom liều chết, 
sát hại thường dân vô tội bằng các hình thức 
man dợ vv, nhằm chiếm giữ một phần lãnh 
thổ trải dài rộng lớn và thành lập nhà nước tự 
xưng là một “Vương quốc Hồi giáo”.
Từ những phân tích trên cho thấy, cần phải 
sửa đổi, quy định rõ mục đích của tội phạm quy 
định tại Điều 299 BLHS năm 2015 theo hướng 
“Thực hiện hành vi dẫn tới tình trạng hoảng 
sợ trong công chúng hoặc gây thiệt hại đáng kể 
về vật chất hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng 
khác nhằm mục đích tác động đến việc thông 
qua các quyết định của các cơ quan chính quyền 
hoặc các tổ chức quốc tế thì”.
Hai là, loại bỏ việc sử thuật ngữ “người khác” 
trong nội dung điều luật
Tuy được sử dụng để chỉ rõ đối tượng tác 
động của tội khủng bố với mục đích “gây ra 
tình trạng hoảng sợ trong công chúng” và là 
cơ sở để phân biệt đối tượng tác động của tội 
phạm quy định tại Điều 299 với đối tượng tác 
12  Уголовный кодекс Российской Федерации» 
от 13.06.1996 N 63-ФЗ (ред. от 24.02.2021, с изм. 
От 08.04.2021. (Bộ luật hình sự Liên bang Nga ngày 
13/6/1996 số 63.FZ – sửa đổi ngày 24/02/2021, chỉnh 
sửa ngày 08/4/2021). Nguồn truy cập: 
consultant.ru/document/cons_doc_LAW_10699/ .
động quy định tại Điều 113 và một số tội phạm 
khác của BLHS nhưng thuật ngữ “người khác” 
chưa được quy định và giải thích tại bất kỳ văn 
bản pháp lý nào.
Nghiên cứu các quy định trong BLHS cho 
thấy, đối với một số tội phạm có những điểm 
tương đồng về hành vi phạm tội thực hiện 
(như đã đề cập ở trên) trong nội dung của Điều 
luật, không nhất thiết phải chỉ ra đối tượng 
tác động của tội phạm. Đồng tình với quan 
điểm lập pháp này, tác giả cho rằng để tránh 
những suy luận chủ quan, không cần thiết về 
đối tượng tác động của tội phạm quy định tại 
Điều 299 thì không cần quy định về đối tượng 
tác động (người khác) trong nội dung điều 
luật. Đồng thời, Điều 5 Nghị quyết số 07/2019/
NQ-HĐTP đã quy định về việc truy cứu trách 
nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ 
thể. Theo đó, trường hợp đối tượng phạm tội 
thực hiện hành vi khủng bố mà xâm hại đến 
tính mạng của những người không phải là 
cán bộ, công chức với mục đích tác động đến 
việc thông qua các quyết định của các cơ quan 
chính quyền hoặc các tổ chức quốc tế thì sẽ bị 
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại 
Điều 113. Trong trường hợp đối tượng phạm 
tội thực hiện hành vi khủng bố mà xâm hại đến 
tính mạng của người khác không hướng tới 
mục đích chống chính quyền nhân dân cũng 
như mục đích tác động đến việc thông qua các 
quyết định của các cơ quan chính quyền hoặc 
các tổ chức quốc tế thì tùy từng trường hợp 
cụ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội 
phạm tương ứng. 
Ba là, loại bỏ quy định về nhóm hành vi “thành 
lập, tham gia tổ chức tài trợ khủng bố” quy định tại 
điểm a khoản 2 Điều 299 BLHS năm 2015 
“Thành lập, tham gia tổ chức tài trợ khủng 
bố” là nhóm hành vi nguy hiểm cần phải 
loại trừ ra khỏi đời sống xã hội nhưng nhóm 
hành vi này đã được quy định tại Điều 300 
BLHS năm 2015. Bởi lẽ, hành vi tài trợ khủng 
bố có thể được thực hiện dưới danh nghĩa 
của cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức tiến 
hành và nếu do tổ chức tiến hành thì phải có 
bước thành lập, tham gia vào tổ chức tài trợ 
khủng bố. Do đó, không cần thiết phải quy 
định về nhóm hành vi “thành lập, tham gia 
tổ chức tài trợ khủng bố” tại Điều 299 BLHS 
năm 2015.
Bốn là, chỉ rõ hành vi khủng bố điển hình để 
thông qua đó, hình thành nhóm hành vi CTTP cơ 
17Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
bản và xây dựng nhóm hành vi cấu thành tình tiết 
tăng nặng hay giảm nhẹ quy định tại điều luật này
Thực tế vụ khủng bố kinh hoàng tại Mỹ 
ngày 11/9/2001, vụ đánh bom khủng bố tại 
Thái Lan ngày 18/08/2015, vụ đánh bom liên 
hoàn đẫm máu tại Sri Lanka ngày 21/04/2019, 
vụ đánh bom khung bố tại Philippin ngày 
24/08/2020, các vụ khủng bố do các đối tượng 
của tổ chức khủng bố IS thực hiện, cũng như 
các vụ khủng bố do các đối tượng của tổ chức 
khủng bố “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia 
Việt Nam lâm thời” và “Triều đại Việt” thực 
hiện tại nước ta thời gian qua chỉ ra rằng để 
đạt được mục đích của mình, các đối tượng 
khủng bố thường tiến hành các vụ nổ, cháy 
hoặc thực hiện các hành vi khác. Tham khảo 
kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia cho 
thấy, quy định về tội khủng bố của các quốc 
gia thường khái quát hóa các hành vi khủng bố 
điển hình để hình thành CTTP cơ bản của tội 
phạm. Điển hình như tại Điều 205 BLHS Liên 
bang Nga quy định “Thực hiện đe dọa thực hiện 
vụ cháy, nổ hoặc các hành vi khác dẫn tới tình trạng 
hoảng sợ trong công chúng hoặc gây thiệt thiệt hại 
đáng kể về vật chất hoặc gây ra thiệt hại nghiêm 
trọng khác nhằm mục đích tác động đến việc thông 
qua các quyết định của các cơ quan chính quyền 
hoặc các tổ chức quốc tế thì bị phạt tù từ 10 năm 
đến 15 năm”.
Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng cần khái quát 
hóa hành vi khủng bố điển hình như cháy, nổ 
hoặc các hành vi khác để thông qua đó hình 
thành nhóm CTTP cơ bản, trên cơ sở đó xây 
dựng nhóm hành vi cấu thành tình tiết tăng 
nặng hay giảm nhẹ quy định tại điều luật này.
Năm là, cần tách nhóm hành vi quy định tại 
khoản 2 Điều 299 thành các điều luật tương ứng. 
Đồng thời, cần nghiên cứu “pháp điển hóa” một 
số hành vi khủng bố chưa được quy định tại Điều 
299 như hành vi kêu gọi công khai thực hiện hành 
vi khủng bố, biện minh công khai hoặc tuyên 
truyền chủ nghĩa khủng bố, tổ chức và tham gia 
vào hoạt động của cộng đồng khủng bố, tổ chức 
và tham gia vào nhóm vũ trang bất hợp pháp... 
và quy định thuộc Mục 3 Chương XXI “Các tội 
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” 
BLHS năm 2015.
Tóm lại, tội khủng bố quy định tại Điều 299 
BLHS năm 2015 là tội phạm có tính chất và 
mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Mặc 
dù đã có những bước tiến không ngừng, tuy 
nhiên trước yêu cầu của thực tiễn đấu tranh 
phòng, chống khủng bố tại Việt Nam và xu 
thế hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực này thì việc 
hoàn thiện quy định pháp lý đối với tội khủng 
bố cần phải tiếp tục xem xét kỹ lưỡng, tỉ mỉ./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 
1979. 
2. Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ cho 
khủng bố. 
3. Đỗ Khắc Hưởng (2015), Luận án Tiến sĩ: “Các 
tội phạm về khủng bố trong luật hình sự Việt Nam”, 
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện 
Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo 
dục pháp luật của Chính phủ (2009), “Luật sửa đổi, 
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự”, Đặc san 
tuyên truyền pháp luật, số 07, Hà Nội.
5. Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐTP ngày 
25/10/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân 
dân tối cao “Về hướng dẫn áp dụng một số quy định 
tại điều 299 và điều 300 của Bộ luật hình sự”. 
6. Phạm Thái Sơn (2020), Luận văn Thạc sĩ: “Các 
tội phạm về khủng bố trong Bộ luật hình sự Việt 
Nam năm 2015”, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Дорофеев Никита Александрович 
(2019), Магистерская диссертация: Уголовная 
ответственность за террористический акт, 
Кафедра уголовного права и криминологии, 
Институт - Алтайский государственный 
университет, Барнаул, С 91 , стр 13-18 
(Dorofeev Nikita Alexsandvich (2019), Luận 
văn Thạc sĩ, Trách nhiệm hình sự đối với hành 
vi khủng bố, Bộ môn Luật hình sự và Tội phạm 
học, Đại học Tổng hợp Quốc gia Altai, Thành phố 
Barnaul, tr. 13-18).
8. Постановление Пленума Верховного 
Суда РФ от 09.02.2012 N 1 (ред. от 03.11.2016) 
«О некоторых вопросах судебной практики 
по уголовным делам о преступлениях 
террористической направленности» (Nghị quyết 
số 1 ngày 09/02/2012 của Hội đồng Tòa án tối cao Liên 
bang Nga – sửa đổi ngày 03/11/2016 Về một số vấn đề 
thực tiễn tư pháp trong các vụ án hình sự về các tội phạm 
khủng bố).
9. Правовая основа борьбы с экстремизмом и 
терроризмом (Cơ sở pháp lý nhằm chống chủ nghĩa 
cực đoan và khủng bố).
10. Уголовный кодекс Российской 
Федерации» от 13.06.1996 N 63-ФЗ (ред. от 
24.02.2021, с изм. От 08.04.2021 (Bộ luật hình sự 
Liên bang Nga ngày 13/6/1996 số 63-FZ – sửa đổi ngày 
24/02/2021, chỉnh sửa ngày 08/4/2021).
11. Федеральный закон «О противодействии 
терроризму» от 06.03.2006 N 35-ФЗ (Luật chống 
khủng bố ngày 06/3/2006 số 35-FZ của Liên bang Nga). 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_quy_dinh_phap_ly_ve_toi_khung_bo_trong_bo_luat_hi.pdf