Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân

Thời gian kết thúc hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ

2016 - 2021 đang đến gần. Việc đánh giá kết quả hoạt động của Hội

đồng nhân dân trong nhiệm kỳ này và đồng thời đề ra phương hướng,

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ

tới là cần thiết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá

các quy định của pháp luật về tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân

trong nhiệm kỳ và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

về vấn đề này

Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân trang 1

Trang 1

Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân trang 2

Trang 2

Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân trang 3

Trang 3

Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân trang 4

Trang 4

Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 1500
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân

Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân
goài những nội dung của kỳ họp thường 
lệ, HĐND, Thường trực HĐND và Ủy ban 
nhân dân (UBND) cùng cấp, ở cấp xã thì 
HĐND, Chủ tịch HĐND, Ủy ban nhân dân 
báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ hoạt động của 
mình”. Nội dung này được Luật Tổ chức 
HĐND và UBND năm 2003 kế thừa. Cụ 
thể, khoản 1 Điều 60 Luật quy định: Tại 
kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND xem xét, 
thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của 
HĐND, Thường trực HĐND, Ủy ban nhân 
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG 
TỔNG KẾT NHIỆM KỲ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Tóm tắt: 
Thời gian kết thúc hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 
2016 - 2021 đang đến gần. Việc đánh giá kết quả hoạt động của Hội 
đồng nhân dân trong nhiệm kỳ này và đồng thời đề ra phương hướng, 
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 
tới là cần thiết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá 
các quy định của pháp luật về tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân 
trong nhiệm kỳ và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật 
về vấn đề này.
Thông tin bài viết: 
Từ khóa: Tổng kết nhiệm kỳ 
hoạt động, Hội đồng nhân dân.
Lịch sử bài viết: 
Nhận bài : 27/12/2020
Biên tập : 05/01/2021
Duyệt bài : 06/01/2021
Article Infomation:
Keywords: Evaluation of 
performance, the People’s Council.
Article History:
Received : 27 Dec. 2020
Edited : 05 Jan. 2021
Approved : 06 Jan. 2021
Abstract: 
It is the coming time to end the performance of the People’s Councils 
at all levels for the term 2016-2021. It is necessary to evaluate the 
performances of the People’s Council this term and as well as provide 
recommendations for solutions to improve the performances of the 
People’s Council next term. In the scope of this article, the author provides 
analysis and evaluation of the legal regulations on performances of the 
People’s Council during the term and gives some recommendations to 
improve the law on this concerning matter.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
 59
dân, các Ban của HĐND, Tòa án nhân dân, 
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Ngày 2/4/2005, UBTVQH khóa 
XI ban hành Nghị quyết số 753/2005/
UBTVQH11 về Quy chế hoạt động của 
HĐND. Điều 15 Nghị quyết quy định: “Kỳ 
họp cuối nhiệm kỳ được tiến hành chậm 
nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử 
đại biểu HĐND khóa mới. Tại kỳ họp này, 
ngoài những nội dung của kỳ họp thường 
lệ, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban 
của HĐND, UBND, Tòa án nhân dân và 
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp báo cáo 
kiểm điểm nhiệm kỳ hoạt động của mình”. 
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, 
trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ 2011 - 
2016, HĐND các cấp đã tổ chức kỳ họp 
cuối nhiệm kỳ để xem xét báo cáo của các 
cơ quan cùng cấp, đồng thời khen thưởng 
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành 
tích xuất sắc trong hoạt động của HĐND 
nhiệm kỳ đó1. Các quy định và trình tự, 
thủ tục được tổ chức như kỳ họp thường lệ 
và có nội dung tổng kết, đánh giá kết quả 
hoạt động một nhiệm kỳ của các cơ quan 
của HĐND. 
Tuy nhiên, từ năm 2015, quy định về 
kỳ họp cuối nhiệm kỳ đã được chuyển từ 
luật tổ chức sang luật giám sát. Vì vậy, Luật 
Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 
không còn quy định về kỳ họp cuối nhiệm 
kỳ của HĐND; thay vào đó, Luật Hoạt động 
giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 
(Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và 
HĐND) quy định về vấn đề này.
1. Hồng Nhung, Kỳ họp thứ mười lăm (cuối nhiệm kỳ 2011 - 2016), HĐND tỉnh khóa VIII, Trang thông tin điện tử 
Đại biểu nhân dân tỉnh Bình Phước, tại 
Tin-hoat-dong/Ky-hop-thu-muoi-lam-cuoi-nhiem-ky-2011-2016-HDND-tinh-khoa-VIII-440, truy cập ngày 
27/12/2020; Tổng kết hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016, Trang thông tin điện tử Hội đồng nhân 
dân tỉnh Lâm Đồng, tại: https://lamdong.gov.vn/sites/dbnd/hdnd/tintuc/SitePages/tong-ket-hoat-dong-cua-hdnd-
tinh-nhiem-ky-2011-2016.aspx, truy cập ngày 27/12/2020.
Có lẽ xuất phát từ nhận thức việc xem 
xét báo cáo tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ là 
hoạt động để thực hiện chức năng giám 
sát của HĐND đối với các chủ thể chịu sự 
giám sát của HĐND nên Luật Hoạt động 
giám sát của Quốc hội và HĐND quy 
định, tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND 
xem xét báo cáo công tác nhiệm kỳ của 
Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Ủy 
ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm 
sát nhân dân cùng cấp (điểm b khoản 2 
Điều 59).
Trong thời gian tới, trên cơ sở quy định 
của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội 
và HĐND, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 
 2021 cần tổ chức kỳ họp cuối nhiệm kỳ 
thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, các 
quy định hiện hành về kỳ họp cuối nhiệm 
kỳ của HĐND còn một số điểm chưa được 
làm rõ sau đây:
Thứ nhất, mặc dù Luật Hoạt động 
giám sát của Quốc hội và HĐND có đề 
cập đến kỳ họp cuối nhiệm kỳ, nhưng do 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 
không đề cập đến kỳ họp cuối nhiệm kỳ 
nên thời gian tổ chức kỳ họp cuối nhiệm 
kỳ không được xác định. Thời hạn tổ chức 
kỳ họp cuối nhiệm kỳ không được đặt ra 
chậm nhất là 60 ngày hay 30 ngày trước 
ngày bầu cử (như quy định tại Nghị quyết 
số 301 - NQ/UBTVQH, Nghị quyết 
số 753/2005/UBTVQH11).
Thứ hai, quy trình tổ chức không 
được xác định là một kỳ họp thường lệ 
của HĐND (nếu là kỳ họp thường lệ thì 
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
60 
sẽ được đưa vào nghị quyết về kế hoạch 
tổ chức được HĐND thông qua tại kỳ họp 
cuối của năm trước đó2). Tuy nhiên, theo 
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và 
HĐND, việc tổ chức kỳ họp cuối nhiệm kỳ 
để xem xét các báo cáo kiểm điểm nhiệm 
kỳ của các cơ quan không biết được áp 
dụng theo quy trình của kỳ họp thường lệ 
hay kỳ họp để giải quyết các vấn đề phát 
sinh giữa hai kỳ họp thường lệ. Vì trình tự, 
thủ tục và các yêu cầu về thời gian (gửi tài 
liệu, thông báo, giấy mời) của hai loại 
kỳ họp này khác nhau3. 
Vì không xác định thời gian cùng 
với tính chất của loại kỳ họp nên đặt ra 
tình huống: Nếu sau khi HĐND tổ chức 
kỳ họp cuối nhiệm kỳ để thực hiện Điều 
59 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội 
và HĐND mà phát sinh nhu cầu giải quyết 
các vấn đề của địa phương thì HĐND 
có quyền tổ chức kỳ họp bất thường hay 
không? Vì hiện nay, theo quy định của 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương và 
thực tế, HĐND không hạn chế việc tổ chức 
kỳ họp bất thường để giải quyết các vấn đề 
phát sinh giữa hai kỳ họp4. 
Thứ ba, việc kết hợp để thực hiện 
công tác khen thưởng tại kỳ họp HĐND 
như thông lệ các nhiệm kỳ trước có phù 
hợp với bản chất là phương thức hoạt động 
để thực hiện chức năng giám sát và quyết 
2. Khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nếu được xác định là kỳ họp thường lệ thì kỳ họp 
cuối nhiệm kỳ 2016 - 2021 là một nội dung của kế hoạch tổ chức kỳ họp được HĐND các cấp thông qua tại 
kỳ họp cuối năm 2020.
3. Tham khảo Điều 78 Luật Tổ chức chính quyền địa phương về kỳ họp HĐND. 
4. Theo thống kê, số kỳ họp HĐND bất thường ở cấp tỉnh trong năm 2019: Có 03 địa phương tổ chức 4 kỳ họp, 
8 địa phương tổ chức 3 kỳ họp, 21 địa phương tổ chức 02 kỳ họp (Báo cáo số 218BC - BCTĐB ngày 06/3/2020 
của Ban Công tác đại biểu về tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020).
5. Khoản 3 Điều 68 Luật Tổ chức Quốc hội.
6. Khoản 1 Điều 3 quy định ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do 
UBTVQH quyết định.
định các vấn đề quan trọng của địa phương 
thuộc thẩm quyền của HĐND? 
Đối với Quốc hội, các văn bản pháp 
luật về tổ chức và hoạt động của Quốc 
hội đã quy định kỳ họp cuối nhiệm kỳ. Cụ 
thể, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy 
định, Quốc hội xem xét báo cáo nhiệm kỳ 
của UBTVQH (khoản 5 Điều 44) hoặc Hội 
đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gửi 
báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ của 
mình đến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp cuối 
của mỗi khóa Quốc hội5. Thời gian tổ chức 
kỳ họp và thẩm quyền đề nghị được quy 
định tại Nghị quyết số 102/2015/QH13 
ngày 24/11/2015 của UBTVQH ban hành 
Nội quy kỳ họp Quốc hội6.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Quốc 
hội và HĐND có nét tương đồng vì đều là 
cơ quan dân cử, có cơ chế hoạt động tập 
thể, làm việc theo chế độ hội nghị nhưng 
vì sao pháp luật hiện hành chỉ điều chỉnh 
kỳ họp cuối nhiệm kỳ của Quốc hội mà 
không đề cập đến kỳ họp cuối nhiệm kỳ 
của HĐND. Vì sự thiếu đồng bộ giữa các 
luật tổ chức và luật giám sát, nên hiện 
nay, các địa phương gặp khó khăn trong 
việc xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ họp 
cuối nhiệm kỳ 2016 - 2021. Áp dụng như 
thông lệ các nhiệm kỳ trước hay chờ văn 
bản hướng dẫn từ UBTVQH? Đó là vấn 
đề trước mắt để giải quyết hoạt động tổng 
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
 61
kết nhiệm kỳ của HĐND 2016 - 2021. Về 
lâu dài, những nội dung trên cần được xem 
xét để bổ sung trong Luật Tổ chức chính 
quyền địa phương hoặc UBTVQH cần ban 
hành văn bản của hướng dẫn về tổ chức kỳ 
họp này của HĐND. 
2. Hội nghị toàn quốc về hoạt động của 
HĐND
Hiện nay, một vấn đề nữa đang đặt 
ra là hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của 
HĐND theo đề nghị của UBTVQH. Trở 
lại lịch sử tổ chức Hội nghị toàn quốc về 
hoạt động của HĐND do UBTVQH thực 
hiện cho thấy:
- Ngày 14/7/1993, UBTVQH thông 
qua Nghị quyết ban hành Quy chế hoạt 
động của UBTVQH, trong đó quy định 
về hoạt động tổng kết của HĐND. Cụ 
thể, UBTVQH có nhiệm vụ, quyền hạn: 
“Hàng năm, tổ chức và chủ trì Hội nghị 
toàn quốc về HĐND để tổng kết hoạt 
động của HĐND các cấp trong năm và 
bàn phương hướng nhiệm vụ năm tới” 
(khoản 3, Điều 26). 
- Nghị quyết số 26/2004/NQ - QH11 
ngày 15/6/2004 ban hành Quy chế hoạt 
động của UBTVQH thay thế Quy chế năm 
1993 đã sửa đổi theo hướng có sự phối hợp 
giữa Chính phủ và UBTVQH trong việc tổ 
chức hội nghị về hoạt động của HĐND7. 
- Nghị quyết số 1075/2015/
UBTVQH13 ngày 11/12/2015 ban hành 
Quy chế làm việc của UBTVQH thay thế 
Nghị quyết số 26/2004/NQ - QH11 không 
còn quy định về việc UBTVQH phối hợp 
7. Khoản 5 Điều 30 Nghị quyết 26/2004/QH11 quy định: UBTVQH phối hợp với Chính phủ tổ chức hội nghị 
về hoạt động của HĐND.
8. Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động 
giám sát của Quốc hội và HĐND, Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13 về Quy chế làm việc của UBTVQH, 
Nghị định số 138/2016/NĐ - CP ngày 01/10/2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.
với Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc 
HĐND. 
Các văn bản pháp luật hiện hành 
về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, 
UBTVQH, Chính phủ cũng không đề cập 
đến vấn đề này8. 
Như vậy, từ thời điểm thực hiện Quy 
chế hoạt động của UBTVQH năm 1993 
đến nhiệm kỳ HĐND các cấp 2016 - 2021, 
hoạt động tổ chức Hội nghị toàn quốc về 
hoạt động của HĐND được tiếp cận là 
một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của 
UBTVQH, Chính phủ đối với chính quyền 
địa phương. Thực hiện nhiệm vụ đó, từ 
năm 1993 đến năm 2016 (trước thời điểm 
kết thúc nhiệm kỳ 2011 - 2016), UBTVQH 
đã phối hợp với Chính phủ tổ chức 6 Hội 
nghị toàn quốc (có kết hợp đánh giá hoạt 
động của UBND nên được gọi là Hội nghị 
toàn quốc về hoạt động của HĐND và 
UBND) vào các năm 1993, 1998, 2003, 
2006, 2010, 2016. Ngoại trừ nhiệm kỳ 
2004 - 2011 được kéo dài 7 năm nên có 02 
Hội nghị, các nhiệm kỳ khác tổ chức 01 
hội nghị/nhiệm kỳ.
Thời điểm tổ chức Hội nghị toàn quốc 
về hoạt động của HĐND thường là giữa 
nhiệm kỳ để đánh giá kết quả hoạt động 
từ đầu đến giữa nhiệm kỳ và đề ra phương 
hướng, giải pháp trong thời gian còn lại của 
nhiệm kỳ. Tuy nhiên, hai Hội nghị toàn quốc 
gần nhất được tổ chức vào tháng 10/2010 và 
tháng 02/2016, tức là thời điểm gần kết thúc 
nhiệm kỳ. Do vậy, ý nghĩa của hai Hội nghị 
đó được gắn với công tác tổng kết nhiệm kỳ. 
Ví dụ, Hội nghị toàn quốc tổ chức vào tháng 
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
62 
2 năm 2016 để đánh giá tình hình tổ chức 
và hoạt động của chính quyền địa phương 
nhiệm kỳ 2011 - 2016 và phổ biến, quán triệt 
triển khai thực hiện các văn bản pháp luật 
liên quan đến HĐND và UBND như Luật Tổ 
chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử 
đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật 
Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 
cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Với mục đích tổng kết tình hình tổ chức 
và hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 
2016 - 2021, đề ra phương hướng, nhiệm 
vụ và những giải pháp tiếp tục nâng cao 
chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, 
ngày 18/11/2020, UBTVQH đã ban hành 
Hướng dẫn số 624/HD - UBTVQH14. 
Theo đó, sau khi kết thúc kỳ họp cuối năm 
2020, Thường trực HĐND các tỉnh, thành 
phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình 
hình thực tế của địa phương quyết định việc 
tổng kết tổ chức và hoạt động của HĐND 
các cấp tại địa phương mình. Về hình thức 
tổng kết có thể thông qua báo cáo hoặc tổ 
chức hội nghị. Do ảnh hưởng khách quan 
vì dịch bệnh Covid-19, UBTVQH không 
phối hợp với Chính phủ tổ chức Hội nghị 
toàn quốc về hoạt động của HĐND nhiệm 
kỳ 2016 - 2021 như thường lệ. 
Với cách quy định tại Hướng dẫn số 
624, cùng với yêu cầu tổng kết vào thời 
điểm sắp kết thúc nhiệm kỳ 2016 - 2021 
nên có sự nhầm lẫn về việc liệu đây có 
phải là một văn bản của UBTVQH hướng 
dẫn chi tiết kỳ họp cuối nhiệm kỳ 2016 - 
2021 của HĐND mà các văn bản pháp luật 
đang bỏ ngỏ như đã nêu. Nếu vậy, hoạt 
động tổng kết theo Hướng dẫn số 624 có 
thể thay thế việc xem xét các báo cáo kiểm 
điểm tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ được quy 
định tại Điều 59 Luật Hoạt động giám sát 
của Quốc hội và HĐND?
3. Nhận xét, kiến nghị
Trên cơ sở phân tích về kỳ họp cuối 
nhiệm kỳ của HĐND và Hội nghị toàn 
quốc về hoạt động của HĐND, chúng tôi 
có các kiến nghị sau đây:
Thứ nhất, đối với hoạt động tổng kết 
được thực hiện tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ: 
Đây là hoạt động xuất phát từ nhu cầu 
tự thân của HĐND giống như các cơ quan, 
tổ chức khác để tổng kết hoạt động của các 
cơ quan của HĐND và các cơ quan chịu sự 
giám sát của HĐND (Thường trực HĐND, 
các Ban của HĐND, UBND, Viện kiểm sát 
Nhân dân, Tòa án Nhân dân) và được 
tiến hành theo trình tự thủ tục pháp lý diễn 
ra tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. Vì vậy, 
cần xem xét sửa đổi Luật Tổ chức chính 
quyền địa phương năm 2015 theo hướng 
bổ sung quy định về kỳ họp cuối nhiệm kỳ 
để thống nhất với Điều 59 Luật Hoạt động 
giám sát của Quốc hội và HĐND. Trong 
đó cần xác định thời gian và tính chất của 
kỳ họp. 
Thứ hai, đối với Hội nghị toàn quốc 
về hoạt động của HĐND: 
UBTVQH cần xem xét tổ chức đánh 
giá hiệu quả của việc tổ chức các Hội nghị 
toàn quốc về hoạt động của HĐND từ năm 
1993 đến nay. Nếu đây là hoạt động cần 
thiết, UBTVQH cần ban hành nghị quyết 
bổ sung thẩm quyền tổ chức Hội nghị toàn 
quốc về hoạt động của HĐND như Nghị 
quyết số 26/2004/NQ - UBTVQH trước kia 
hoặc ban hành một văn bản hướng dẫn việc 
UBTVQH đánh giá hoạt động của HĐND. 
Trong đó, bên cạnh yêu cầu gửi báo cáo 
hàng năm thì UBTVQH có thể lựa chọn 
thời điểm để xem xét kết quả hoạt động của 
HĐND các cấp thông qua hình thức tổ chức 
Hội nghị hoặc thông qua báo cáo  

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_hoat_dong_tong_ket_nhie.pdf