Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Để đảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, nhà nước Việt Nam đã xây dựng và từng bước hoàn
thiện hệ thống pháp luật về các quyền công dân. Việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để người
dân có thể thực hiện các quyền dân chủ của mình, đồng thời cũng là cơ sở để
Nhà nước đảm bảo thực hiện các quyền của người dân. Bài viết tìm hiểu thực
trạng pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay và đề xuất các hướng
hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
s) mà chưa gắn với hoạt động của chính quyền cấp xã (các hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân cấp xã). Các nội dung như người dân tham gia bàn bạc về các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án cấp xã chưa được quy định; trong khi đó đây là những nội dung gắn với hoạt động của chính quyền cấp xã cũng như liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bên cạnh đó, việc người dân tham gia đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng chưa được quy định trong Pháp lệnh. Ba là, Pháp lệnh chưa quy định cụ thể trách nhiệm thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức và chế tài nếu sai phạm. Tại Điều 3 của Pháp lệnh có quy định trách nhiệm thực hiện dân chủ ở cấp xã, tuy nhiên, quy định này còn chung chung, dẫn đến việc khó xác định trách nhiệm của các chủ thể này. Đồng thời, Pháp lệnh 34 chưa quy định cụ thể trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung “Dân biết”, “Dân bàn”, “Dân làm”, “Dân kiểm tra”; các biện pháp xử lý, chế tài đối với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khi chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng dân chủ cơ sở. Pháp luật hiện hành về dân chủ ở xã, phường, thị trấn cũng chưa quy định cụ thể trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tuân thủ hoặc không tuân thủ pháp luật về lĩnh vực này. Do đó, khi có vi phạm xảy ra thì việc xử lý còn hạn chế, bị động. Trong toàn bộ nội dung của Pháp lệnh 34 không đề cập đến biện pháp xử lý đối với các cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung của Pháp lệnh; và cũng chưa quy định cơ chế tham gia thực hiện cũng như tham gia giám sát việc thực hiện các nội dung dân chủ cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên ở cấp xã và những người đứng đầu các tổ chức này. Thứ ba, hiện nay chưa có các văn bản hướng dẫn chi tiết các nội dung quy định trong Pháp lệnh 34 Điều 19 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định “Chính phủ ban hành nghị định để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”. Đồng thời Khoản 1, Điều 24 của luật này cũng quy định “Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ”. Tuy nhiên đến nay, Chính TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 7 phủ và Bộ Nội vụ vẫn chưa ban hành Nghị định và Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Pháp lệnh 34. Việc thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết đã gây nhiều khó khăn cho người dân và chính quyền cấp xã trong quá trình thực hiện các nội dung quy định trong pháp lệnh. Thứ tư, pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn chưa đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan khác. Hiện nay Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện các quyền của công dân như Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Trưng cầu dân ý năm 2015... Các văn bản quy phạm này cũng đã quy định về cơ chế thực hiện quyền của người dân. Tuy nhiên, hiện nay Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn chưa được điều chỉnh để phù hợp với các quy định pháp luật này. Cụ thể, Điều 26 quy định về lấy phiếu tín nhiệm không còn hiệu lực, do Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn và Nghị quyết số 516/2013/UBTVQH13 ngày 16/01/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13. Tại Khoản 2, Điều 15 của Nghị quyết số 35/2012/QH13 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bãi bỏ Điều 26 của Pháp lệnh 34. Như vậy cần thiết phải sửa đổi nội dung trong Pháp lệnh 34. Bên cạnh đó, 11 nội dung công khai được quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh 34 như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góps (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2007) thì cần phải cập nhật thêm các nội dung công khai quy định tại Điều 17 của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 như các nội dung thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước; báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật;s Bên cạnh những bất cập đã nêu và phân tích ở trên thì Pháp lệnh 34 chưa quy định cụ thể trách nhiệm của TRẦN BÁ HÙNG – HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆNs 8 người dân trong việc thực hiện dân chủ cơ sở, hình thức người dân yêu cầu cung cấp thông tin. 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Trên cơ sở những vấn đề đặt ra đối với pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong thời gian qua, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau đây: Thứ nhất, sớm ban hành luật thực hiện dân chủ ở cơ sở Dân chủ và dân chủ cơ sở là một vấn đề được hiến định qua các bản hiến pháp, nhất là Hiến pháp năm 2013, do đó Quốc hội cần nghiên cứu để “nâng cấp” Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 thành luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bộ Nội vụ cần sớm tham mưu, đề xuất Chính phủ để trình Quốc hội xem xét đưa việc xây dựng luật thực hiện dân chủ ở cơ sở vào chương trình xây dựng luật. Với việc “nâng tầm” thành luật sẽ khẳng định quyền dân chủ và sự tham gia của người dân, để đảm bảo các quyền dân chủ của người dân ở xã, phường, thị trấn. Việc xây dựng, ban hành luật thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới là một yêu cầu cấp thiết, khách quan và nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về xây dựng nhà nước pháp quyền, việc thực hiện và đảm bảo quyền dân chủ của người dân. Ban hành luật thực hiện dân chủ cơ sở là một bước nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền dân chủ của nhân dân; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và giải quyết kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn. Luật thực hiện dân chủ cơ sở cần làm rõ các nội dung sau: - Xác định phạm vi, đối tượng áp dụng; - Giải thích các thuật ngữ liên quan đến thực hiện dân chủ cơ sở; - Quy định các nguyên tắc thực hiện dân chủ cơ sở; - Quy định quyền và nghĩa vụ của người dân, các cá nhân, tổ chức; - Quy định trách nhiệm của chính quyền cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; - Quy định về trách nhiệm kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp huyện và cấp tỉnh trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; - Quy định về các hành vi cấm; - Quy định các nội dung và hình thức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; - Quy định về nội dung quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Thứ hai, hoàn thiện các nội dung và hướng dẫn chi tiết các quy định pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Trong thời gian tới, Chính phủ và Bộ Nội vụ cần có nghị định và thông tư để cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết việc TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 9 thực hiện các nội dung thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Cần có quy định hướng dẫn thực hiện các nội dung “Dân biết”, “Dân bàn”, “Dân làm”, “Dân kiểm tra” trong Pháp lệnh 34. Pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các nội dung sau đây: - Cần bãi bỏ nội dung của Điều 26 để phù hợp với quy định của Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. - Bổ sung thêm các nội dung dân bàn và quyết định trực tiếp tại Điều 10 như bình xét hộ nghèo, bình xét gia đình văn hóa, quyết định sử dụng nguồn kinh phí đóng góp của người dâns - Bổ sung thêm các quy định về hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân ở xã, phường, thị trấn tại Điều 13, như nhân dân được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã hay việc tham gia đánh giá đối với cán bộ, công chức hằng năm, tham gia đóng góp ý kiến đối với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án của chính quyền cấp xã, đóng góp vào xây dựng và thực hiện các quyết định hành chính của chính quyền cấp xãs - Quy định bổ sung các nội dung công khai thông tin vào Điều 5, như thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và sơ đồ tổ chức của các cơ quan, đơn vị, bộ phận của chính quyền cấp xã; thủ tục hành chính của cấp xã; phân công công việc; lịch làm việc; lịch hẹn; số điện thoại; số fax; địa chỉ email của cán bộ, công chức giải quyết công việc được phân công liên quan đến nhân dân; địa chỉ, trụ sở của cơ quan; địa điểm và người có thẩm quyền giải quyết công việc của công dân; thông tin mà chính quyền cấp xã nhận được từ các cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thông tin có liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật. - Bổ sung các hình thức công khai thông tin vào Chương II của Pháp lệnh 34, như công khai thông tin thông qua việc lấy ý kiến nhân dân, cơ chế đối thoại, tiếp công dân của Ủy ban Nhân dân cấp xã; đồng thời công khai thông tin bằng các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có TRẦN BÁ HÙNG – HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆNs 10 trách nhiệm công khai thông tin xác định; bổ sung các hình thức công khai thông qua cổng thông tin điện tử gắn với cách mạng công nghiệp 4.0. - Bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của người dân trong thực hiện dân chủ cơ sở. - Bổ sung thêm các hành vi cấm, các chế tài đối với chính quyền cấp xã và cán bộ, công chức cấp xã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn. - Bổ sung quy định trách nhiệm cá nhân của những cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã trong tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Trong đó quy định trách nhiệm tham gia các cuộc họp ấp, tổ dân phố, khu phố đối với các chức danh này; trách nhiệm tổ chức đối thoại với người dân; trách nhiệm lấy ý kiến người dân khi xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội... Những nơi không thực hiện hoặc thực hiện mang tính hình thức, đối phó, không hiệu quả, để xảy ra các vụ việc sai phạm... thì những chức danh trên phải chịu trách nhiệm cá nhân trước nhân dân địa phương, trước pháp luật. Ngoài ra, Nghị định quy định về đánh giá cán bộ, công chức cần phải đưa quy định gắn việc thực hiện dân chủ cơ sở với tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức cấp xã hằng năm. - Bổ sung quy định về trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện trong việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc chính quyền cấp xã triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ. Trong đó, cần quy định thời gian kiểm tra, hình thức kiểm tra, tiêu chí đánh giá và chế tài xử lý khi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Thứ ba, đảm bảo tính thống nhất giữa pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn với các quy định khác có liên quan Đổi mới các quy định của pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo hướng rà soát, so sánh, đối chiếu giữa Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 với Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Trưng cầu dân ý năm 2015... để quy định rõ những vấn đề, nội dung hình thức tham gia; các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người dân cần được công khai, cung cấp thông tin kịp thời bằng các phương thức khác nhau để người dân được biết, được kiểm tra, được bàn; những vấn đề về trưng cầu dân ýs CHÚ THÍCH (1) Chính quyền cơ sở là chính quyền cấp xã bao gồm chính quyền xã, phường, thị trấn. (2) Nay là Bộ Nội vụ. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 11 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Hồ Chí Minh. 1995. Toàn tập - tập 5. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 2. Hoàng Minh Nghĩa. 2003. “Dân chủ và việc thực hiện quyền dân chủ”. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số tháng 1/2003. 3. C . Mác và Ph. Ăngghen. 1976. Tuyên ngôn Đảng cộng sản (tái bản). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 4. Nguyễn Minh Tuấn. 2007. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 5. Nguyễn Thị Minh Châu. 2018. “Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam”. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 12/2018. 6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 1946. Hiến pháp năm 1946. Hà Nội. 7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2013. Hiến pháp năm 2013. Hà Nội. 8. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2015. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hà Nội. 9. Trần Bá Hùng. 2020. “Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động chính quyền cấp xã”. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 291 (4/2020). 10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2007. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Hà Nội.
File đính kèm:
- hoan_thien_phap_luat_ve_thuc_hien_dan_chu_o_xa_phuong_thi_tr.pdf