Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT

Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT (Build - Operate –

Transfer, tức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) là một chủ trương có ý nghĩa lớn về nhiều

mặt nhưng trong quá trình triển khai trên thực tế còn phát sinh nhiều vướng mắc. Bài viết phân

tích những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về hoạt động thu phí BOT, từ đó đưa ra

một số đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm khắc phục những tồn tại trên thực tế và

phòng ngừa vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ theo

hình thức BOT.

Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT trang 1

Trang 1

Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT trang 2

Trang 2

Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT trang 3

Trang 3

Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT trang 4

Trang 4

Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7100
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT

Hoàn thiện pháp luật về thu phí đường bộ tại các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT
 8 lần chi phí cải tạo các công trình 
đường bộ hiện có. Bởi lẽ, xây dựng mới tuyến 
đường bộ phát sinh nhiều chi phí như đền bù 
giải phóng mặt bằng, san nền, xây mới hệ thống 
thoát nước, chiếu sáng Trong khi cải tạo các 
tuyến đường hiện có, các doanh nghiệp BOT chủ 
yếu bóc lớp mặt đường cũ hư hỏng và trải thảm 
lớp mặt đường mới, sơn vạch chỉ đường và thu 
phí BOT. Thực tế cho thấy, các dự án BOT cải tạo 
các tuyến đường đã xây dựng bằng ngân sách 
trước đó đều xác định mức thu phí bằng các dự 
án xây mới dẫn đến các chủ phương tiện tham 
gia giao thông phản ứng quyết liệt. Ngoài ra, các 
dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ 
bằng ngân sách các phương tiện đã đóng phí sử 
dụng đường bộ theo quy định tại Luật Phí và lệ 
phí năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017). 
Do đó, nếu vẫn tiếp tục cho triển khai các dự án 
BOT cải tạo các quốc lộ, tỉnh lộ xây dựng từ ngân 
sách sẽ xảy ra tình trạng phí chồng phí, gây thiệt 
hại cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Thứ ba, Thông tư số 159 không quy định chặt 
chẽ về vị trí đặt trạm thu phí và khoảng cách đặt 
trạm thu phí. Có thể nói, đây cũng là một trong 
những yếu tố gây nên sự phản ứng gay gắt từ 
những người tham gia giao thông. Thông tư quy 
định: “Trạm thu phí phù hợp với quy hoạch đường 
gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định 
Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc 
quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí 
không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường 
thì trước khi xây dựng trạm thu phí, Bộ Giao thông 
vận tải thống nhất ý kiến với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 
và Bộ Tài chính quyết định (đối với đường quốc lộ), 
5  Điều 7 Thông tư số 159/2013/TT-BTC 
6  Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 159/2013/TT-BTC 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân 
cùng cấp quyết định (đối với đường địa phương)”7. 
Quy định này đã cho phép doanh nghiệp BOT 
đặt trạm thu phí ngoài dự án, chỉ cần được sự 
chấp thuận của các cơ quan quản lý mà không 
có sự thương lượng với người dân (những đối 
tượng trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng phí 
BOT). Kết quả là, theo báo cáo của Bộ Giao thông 
vận tải, cả nước có 11 trạm thu phí BOT thu phí 
cho tuyến đường của dự án và cho dự án cải tạo 
quốc lộ nơi khác (thu phí song hành)8. Việc đặt 
trạm thu phí như vậy đã đẩy người tham gia 
giao thông dù không sử dụng các tuyến đường 
BOT nhưng vẫn phải đóng phí sử dụng đường 
bộ. Đỉnh điểm của sự bức xúc này là hàng trăm 
tài xế lái xe ô tô đã tụ tập đỗ xe trước các trạm thu 
phí BOT đặt sai vị trí, không nộp phí hoặc dùng 
tiền lẻ mua vé dẫn đến ách tắc giao thông, mất an 
ninh trật tự trong thời gian dài. 
Thứ tư, Thông tư trên chưa có quy định về 
mức miễn, giảm phí BOT đối với phương tiện 
của cá nhân, tổ chức xung quanh trạm thu phí 
BOT đường bộ, thường xuyên qua lại với khoảng 
cách ngắn. Hiện nay, các dự án BOT giao thông 
đường bộ đều áp dụng hình thức thu phí hở (thu 
phí theo lượt), không áp dụng hình thức thu phí 
kín (thu phí theo chiều dài quãng đường thực 
đi). Do đó, có trường hợp các phương tiện giao 
thông của cá nhân, tổ chức xuất phát gần trạm 
thu phí, dù quãng đường sử dụng ngắn nhưng 
họ phải chịu mức phí của cả quãng đường khiến 
chủ thể tham gia giao thông phản đối gay gắt. Để 
giải quyết xung đột này, doanh nghiệp BOT vận 
hành tuyến đường bộ cùng với Bộ Giao thông 
vận tải, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương 
nơi đặt trạm thu phí BOT đã tổ chức đối thoại và 
tìm ra giải pháp miễn, giảm cho các phương tiện 
của cá nhân, tổ chức xung quanh trạm thu phí 
BOT. Tuy nhiên, do hiện nay trong Thông tư số 
159 và các văn bản khác chưa có hướng dẫn về cơ 
sở miễn, giảm phí BOT đường bộ nên việc thực 
hiện không thống nhất. Có nơi miễn cho toàn 
bộ phương tiện của cá nhân, tổ chức có hộ khẩu 
thường trú trong phạm vi bán kính 5 km, giảm 
50% giá vé cho phương tiện xung quanh bán 
kính 10 km quanh trạm thu phí, có nơi miễn cho 
các phương tiện thực tế đang hoạt động trong 
phạm vi 5 km, giảm 50% giá vé cho phương tiện 
thực tế hoạt động trong phạm vi 10km quanh 
trạm thu phí BOT Điều này càng khiến cho 
người dân thắc mắc về sự thiếu minh bạch, cảm 
tính, không rõ ràng của các doanh nghiệp BOT 
đường bộ trong việc áp dụng văn bản pháp luật.
7  Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 159/2013/TT-BTC 
8  Báo cáo số 1840/BGTVT-ĐTCT ngày 15/11/2020 của 
Vụ Đối tác công tư, Bộ Giao thông vận tải về tình 
hình an ninh, trật tự tại các trạm thu phí đường bộ.
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ... 
66 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
Thứ năm, Luật đầu tư theo phương thức đối 
tác công tư năm 2020 và Thông tư số 159 không 
quy định vấn đề trách nhiệm bảo trì đường bộ khi 
thời gian thu phí đã hết nhưng công trình đường 
bộ theo hình thức BOT chưa được bàn giao từ 
Doanh nghiệp BOT cho cơ quan Nhà nước có 
thẩm quyền quản lý. Nhiều dự án BOT trong lĩnh 
vực giao thông đường bộ khi hết thời hạn thu phí 
BOT cần hoàn vốn dự án nhưng do chờ các thủ 
tục quyết toán để bàn giao tuyến đường dự án 
cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý đã 
xuống cấp nghiêm trọng mà không được doanh 
nghiệp BOT bảo trì hoặc bảo trì cầm chừng. Theo 
Tổng cục Đường bộ, trong số 9 dự án BOT đang 
tạm dừng thu phí, có 4 tuyến đường nhà đầu tư 
không thực hiện bảo trì, gồm: QL2 đoạn Nội Bài 
- Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), QL1 đoạn tránh Thành 
phố Hà Tĩnh, QL1K (Đồng Nai – Thành phố Hồ 
Chí Minh), QL1 đoạn tránh Cai Lậy (Tiền Giang). 
Có 2 dự án nhà đầu tư bảo trì cầm chừng không 
đạt chất lượng, gồm QL1 đoạn tránh Thành phố 
Thanh Hóa, QL91 (Cần Thơ)9. Phía Tổng cục 
Đường Bộ - Bộ Giao thông vận tải cho rằng khi 
tuyến đường bộ chưa được xác lập là tài sản toàn 
dân thì không được dùng ngân sách Nhà nước để 
bảo trì đường bộ10. Còn phía doanh nghiệp BOT 
quản lý tuyến giao thông đường bộ cho rằng, chi 
phí bảo trì tuyến đường được tính trong tiền thu 
phí nên khi dừng thu phí thì không còn nguồn 
bố trí cho việc này. Thực trạng này dẫn đến các 
đoạn đường này không được bảo trì, gây mất an 
toàn giao thông, nguy cơ gây tai nạn rất cao. 
3. Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật 
thu phí sử dụng công trình giao thông đường 
bộ theo hình thức BOT
Từ những phân tích trên, có thể thấy việc 
hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề 
thu phí sử dụng đường bộ các tuyến đường xây 
dựng theo hình thức BOT là rất cần thiết, đảm 
bảo hài hòa lợi ích các bên, giải quyết xung đột 
lợi ích người tham gia giao thông, phòng ngừa 
vi phạm pháp luật trong đầu tư các dự án BOT 
giao thông đường bộ. Để giải quyết những tồn 
tại này, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị 
định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo 
9  Đường BOT chưa bàn giao cho Nhà nước đã 
xuống cấp nghiêm trọng: Ai chịu trách nhiệm? 
(
nuoc-da-xuong-cap-nghiem-trong-ai-chiu-trach-
nhiem-309724.htm).
10  Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 33/2019 của Chính 
phủ ngày 23/4/2019 quy định việc quản lý, sử dụng 
và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông 
đường bộ.
phương thức đối tác công tư năm 2020. Trong 
đó, cần quy định những vấn đề còn vướng mắc, 
chưa quy định rõ hiện nay bao gồm: Xác định 
mức thu phí theo số km đường thực tế đi áp 
dụng thống nhất trên các tuyến đường bộ đầu tư 
theo hình thức BOT, không ban hành các văn bản 
riêng về mức thu phí cho từng dự án như hiện 
nay; quy định rõ về việc miễn, giảm phí BOT 
của các phương tiện của cá nhân, tổ chức xung 
quanh trạm thu phí nhằm khắc phục những 
bất cập tồn tại hiện nay.
Hai là, trong đầu tư xây dựng các công trình 
giao thông đường bộ theo hình thức BOT, cần 
thực hiện nghiêm túc tinh thần của Nghị quyết 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Đối với các dự 
án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT 
chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo 
đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư 
các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo 
hiện hữu”11. Với chủ trương này, từ nay, các cơ 
quan có thẩm quyền chỉ được phép phê duyệt 
các dự án BOT giao thông đường bộ xây dựng 
mới, không được cải tạo, nâng cấp các tuyến 
đường độc đạo hiện có xây dựng từ ngân sách 
Nhà nước. Biện pháp này vừa giải quyết vấn đề 
cho phép người dân có sự lựa chọn: Sử dụng các 
tuyến đường sẵn có tốc độ di chuyển thấp nhưng 
không phải chịu phí BOT hoặc sử dụng các tuyến 
đường bộ đầu tư mới theo hình thức BOT với tốc 
độ cao, rút ngắn thời gian đi lại nhưng phải mua 
vé BOT. Bên cạnh đó, cũng cần giải quyết vấn đề 
thiếu minh bạch trong xác định mức phí BOT của 
các dự án đường bộ xây dựng mới và cải tạo các 
tuyến đường hiện có.
Ba là, Nghị định quy định chi tiết thi hành 
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 
năm 2020 cần quy định rõ việc đặt trạm thu phí 
BOT phải gắn với dự án xây dựng tuyến đường 
giao thông, không được đặt trạm thu phí BOT 
ngoài dự án hoặc thu song hành (thu phí cho cả 
dự án xây dựng đường bộ khác). Bởi lẽ, đây chính 
là lý do chính dẫn đến tình trạng các trạm thu phí 
bị người dân phản đối quyết liệt khi họ không 
sử dụng đường bộ BOT nhưng vẫn phải nộp phí 
BOT, làm mất ổn định an ninh trật tự ở nhiều địa 
phương trong thời gian qua. Theo quy định của 
Bộ luật dân sự năm 2015 và tinh thần của Luật 
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 
2020, khi người dân sử dụng dịch vụ đường bộ 
11  Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 
ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 
một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện, 
đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật 
về đầu tư và khai thác các công trình giao thông 
theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – 
chuyển giao (BOT).
NGUYỄN DOÃN PHƯƠNG
67Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
của các tuyến đường BOT thì phải trả phí. Nếu 
không sử dụng các tuyến đường này thì không 
có lý do gì bắt người dân phải nộp phí BOT, trong 
khi hàng năm các phương tiện đều đóng phí sử 
dụng đường bộ nộp ngân sách Nhà nước để bảo 
trì, mở rộng hệ thống giao thông đường bộ.
Bốn là, đẩy nhanh việc áp dụng thu phí tự động 
không dừng (Electronic Toll Collection - ETC) tại 
tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc theo tinh 
thần Nghị quyết số 437/2017/NQ-UBTVQH của 
Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 21/10/2017 và 
Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 
của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống thu phí tự 
động không dừng đường bộ áp dụng công nghệ 
RFID (Radio Frequency Identification – nhận 
dạng qua tần số vô tuyến) để nhận diện tự động 
phương tiện. Công nghệ RFID là công nghệ mới 
nhất được sử dụng phổ biến trên thế giới trong 
lĩnh vực nhận diện điện tử và đã khẳng định 
được vị thế số 1 trong lĩnh vực thu phí tự động. 
Hệ thống ETC sử dụng sóng radio để nhận diện 
tự động phương tiện xe cơ giới có gắn thẻ định 
danh được dán lên kính hoặc đèn xe. Từ thẻ gắn 
trên kính xe, thiết bị đọc gắn tại trạm thu phí sẽ 
trừ tiền phí giao thông từ tài khoản của chủ xe. 
Chủ xe có thể nạp tiền vào tài khoản bằng tiền 
mặt, Internet banking... rất thuận tiện. Hệ thống 
này đang được áp dụng rộng rãi, hiệu quả ở các 
trạm thu phí giao thông theo hình thức BOT ở 
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, khi áp 
dụng hệ thống ETC có rất nhiều thuận lợi, tiện ích 
cho nhiều bên (Nhà nước, người tham gia giao 
thông, đơn vị thu phí BOT), cụ thể:
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, việc áp 
dụng hệ thống này sẽ giúp các cơ quan quản lý 
giám sát được doanh thu của tất cả các trạm thu 
phí BOT hoàn vốn cho nhà đầu tư, từ đó điều 
chỉnh thời gian thu phí chính xác, phòng ngừa 
tình trạng các doanh nghiệp thu phí báo cáo 
doanh thu thấp hơn thực tế để trốn thuế và kéo 
dài thời gian thu phí. Bên cạnh đó, hệ thống ETC 
còn có khả năng ghi nhận thông tin để phát hiện 
phương tiện dùng biển số xe giả, xe hết hạn đăng 
kiểm, xe vi phạm giao thông. Điều này sẽ giúp các 
cơ quan quản lý giao thông xử lý kịp thời những 
chủ xe vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành luật 
giao thông đường bộ của người đi đường.
Về phía người tham gia giao thông, khi áp 
dụng hệ thống ETC sẽ không phải dừng xe ở các 
trạm thu phí mua vé, trả vé nên giúp phương 
tiện lưu thông qua trạm thu phí không phải 
dừng chờ thanh toán, giữ được tốc độ lưu thông 
ổn định và tiết kiệm nhiên liệu, giảm thời gian 
lưu thông. Nhờ đó, người lái xe không cảm thấy 
phiền toái, bức xúc khi phải chờ đợi trước các 
trạm thu phí, đặc biệt là các lái xe đường dài Bắc 
– Nam phải mua vé, trả phí hàng chục trạm thu 
phí BOT. Ngoài ra, do không phải dừng xe nên 
không xảy ra tình trạng ùn tắc phương tiện trước 
trạm thu phí BOT giờ cao điểm khi các phương 
tiện dừng xe mua vé, trả vé. 
Về phía doanh nghiệp thu phí BOT, khi áp 
dụng hệ thống ETC sẽ không phải trả chi phí 
thuê lao động bán vé, thu vé, xé vé thủ công như 
hiện nay; kiểm soát chính xác doanh thu từ hoạt 
động thu phí. Hệ thống ETC còn giúp doanh 
nghiệp BOT giảm hàng chục tỷ đồng do không 
phải xây dựng các trạm thu phí, quản lý nhân sự, 
in vé. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp BOT còn 
phòng ngừa được tình trạng sử dụng vé thu phí 
BOT giả, quay vòng vé, cướp giật tại các trạm thu 
phí BOT.
Như vậy, những bất cập trong các quy định 
của pháp luật về thu phí sử dụng công trình 
giao thông đường bộ theo hình thức BOT đã 
gây ra hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, an ninh 
trật tự, làm giảm lòng tin của quần chúng vào 
chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong 
thu hút các nguồn lực tư nhân phát triển hạ tầng 
giao thông. Những kiến nghị hoàn thiện pháp 
luật trên đây sẽ nhằm khắc phục những tồn tại 
trên, góp phần giúp nâng cao hiệu quả hoạt động 
thu phí sử dụng công trình giao thông đường bộ 
theo hình thức BOT ở nước ta hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2020), Luật đầu tư theo phương 
thức đối tác công tư năm 2020;
2. Quốc hội (2015), Luật phí và lệ phí năm 2015;
3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 159/2013/
TT-BTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn chế độ thu, nộp, 
quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn 
đầu tư xây dựng đường bộ;
4. Đường BOT chưa bàn giao cho Nhà nước đã 
xuống cấp nghiêm trọng: Ai chịu trách nhiệm? Nguồn 
truy cập: 
cho-nha-nuoc-da-xuong-cap-nghiem-trong-ai-chiu-
trach-nhiem-309724.htm;
5. Chính phủ (2019), Nghị định số 33/2019 ngày 
23/4/2019 về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản 
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
6. Bộ Giao thông vận tải (2020), Báo cáo tiến độ 
thực hiện dự án thu phí tự động không dừng của Bộ 
GTVT gửi Chính phủ ngày 25/10/2020;
7. Vụ Đối tác công tư, Bộ Giao thông vận 
tải (2020), Báo cáo số 1840/BGTVT-ĐTCT ngày 
15/11/2020 về tình hình an ninh, trật tự tại các trạm 
thu phí đường bộ;
8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2017), Nghị 
quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 về 
một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện, 
đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu 
tư và khai thác các công trình giao thông theo hình 
thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao 
(BOT).

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_phap_luat_ve_thu_phi_duong_bo_tai_cac_cong_trinh.pdf