Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử

Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh

mẽ, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã bổ sung quy định dữ liệu điện tử là một trong

những nguồn chứng cứ mới và có giá trị chứng minh như các nguồn chứng cứ thông thường. Thông

qua nghiên cứu lý luận về chứng cứ là dữ liệu điện tử và thực tiễn công tác, bài viết đánh giá thực

trạng của quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật

về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đáp ứng yêu

cầu cải cách tư pháp.

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử trang 1

Trang 1

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử trang 2

Trang 2

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử trang 3

Trang 3

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử trang 4

Trang 4

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử trang 5

Trang 5

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử trang 6

Trang 6

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4740
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử
hể cảm nhận được 
bằng các giác quan của con người và lưu trữ 
một cách toàn vẹn các thông tin đã thu thập 
được. Điều 196 BLTTHS năm 2015 quy định 
việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện 
tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng 
thực hiện và có thể mời người có chuyên môn 
liên quan tham gia. Trên thực tế, các cơ quan 
điều tra cấp huyện không có cán bộ và thiết 
bị chuyên môn về lĩnh vực này nên nhiều khi 
thực hiện các hoạt động có thể ảnh hưởng đến 
dữ liệu trong thiết bị như kết nối mạng, chụp 
ảnh màn hình, trích xuất bằng các thiết bị có 
thể đọc, ghi dữ liệu Để tránh các trường 
hợp làm mất mát hoặc can thiệp làm thay đổi 
dữ liệu, cần quy định việc khám xét, thu thập 
dữ liệu phải do đội ngũ có chuyên môn thực 
hiện. Cần sửa đổi quy định của BLTTHS theo 
hướng có tính mở để phù hợp với thực tiễn 
như “trong trường hợp cần thiết, người có thẩm 
quyền tiến hành tố tụng có thể thực hiện việc thu 
thập dữ liệu điện tử nhưng phải ghi rõ vào biên 
bản tố tụng”.
2.2. Thu thập, đánh giá chứng cứ từ nguồn 
dữ liệu điện tử hỏi cung, lấy lời khai bằng 
hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh 
Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc 
sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để 
ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh 
trong quá trình hỏi cung bị can; lấy lời khai 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨNG CỨ...
42 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân 
thương mại phạm tội; lấy lời khai người làm 
chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp 
nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị 
khởi tố. Ghi âm việc hỏi cung đã được quy 
định trong BLTTHS năm 2003 và đã được một 
số cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện ghi âm, 
ghi hình có âm thanh để củng cố chứng cứ, 
phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử5. Để 
đảm bảo quyền con người theo quy định của 
Hiến pháp năm 2013 và tiến trình cải cách tư 
pháp, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định 
về ghi hình có âm thanh và các trường hợp lấy 
lời khai các đối tượng khác cần phải ghi âm 
hoặc ghi hình có âm thanh. Đây là biện pháp 
thu thập chứng cứ quan trọng từ nguồn dữ 
liệu điện tử để phục vụ cho việc đấu tranh đối 
với các đối tượng không thành khẩn khai báo, 
thay đổi lời khai vì lý do bị bức cung, gây khó 
khăn cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành 
tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình 
sự, đồng thời ngăn ngừa việc bức cung, dùng 
nhục hình, giúp bảo đảm tôn trọng quyền và 
lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Căn cứ BLTTHS năm 2015, ngày 01/02/2018, 
Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 
Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng đã 
ban hành Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-
BCA-VKSNDTC- TANDTC-BQP hướng dẫn 
về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi 
hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ 
kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh 
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử (Thông 
tư liên tịch số 03/2018). Ngày 21/7/2020, Viện 
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban 
hành Quy trình tạm thời Kiểm sát việc ghi âm 
hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm 
quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình 
có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai 
trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố 
kèm theo Quyết định số 264/QĐ-VKSTC. Hai 
văn bản này đã hướng dẫn cơ bản đầy đủ việc 
thực hiện ghi âm, ghi hình trong hoạt động 
tiến hành tố tụng hình sự; tuy nhiên, đều chưa 
có hướng dẫn cụ thể về việc lập biên bản hỏi 
cung, lấy lời khai hay biên bản về việc ghi âm, 
ghi hình có âm thanh. 
Về bản chất, việc ghi âm, ghi hình có âm 
5  Khoản 2 Điều 132, khoản 1 Điều 200 BLTTHS 
năm 2003.
thanh là việc sử dụng máy móc để ghi lại 
nguyên vẹn và chính xác lời khai của những 
người tham gia tố tụng về các thông tin liên 
quan đến vụ án. Bằng các quy trình chặt chẽ, 
người tiến hành tố tụng gần như không thể 
can thiệp để thay đổi các nội dung đã ghi. Đối 
với việc ghi biên bản hỏi cung, lấy lời khai 
thông thường, nội dung biên bản không thể 
ghi chính xác từng lời nói của đối tượng mà 
chỉ có có thể tóm tắt lời khai, phụ thuộc nhiều 
vào lăng kính chủ quan của của người tiến 
hành tố tụng. Có những trường hợp vì e ngại 
mà đối tượng được hỏi chấp nhận ký vào biên 
bản mặc dù trái với ý chí của mình. Vì vậy, dữ 
liệu ghi âm, ghi hình có giá trị chứng minh 
của chứng cứ cao hơn so với nội dung biên 
bản hỏi cung, ghi lời khai do đảm bảo hơn về 
tính khách quan. 
Hiện nay, khi cơ quan tiến hành tố tụng 
tiến hành việc hỏi cung, lấy lời khai bằng hình 
thức ghi âm, ghi hình có âm thanh, người tiến 
hành tố tụng vẫn phải ghi biên bản hỏi cung, 
lấy lời khai, ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, 
người tham gia tố tụng, các câu hỏi và câu trả 
lời của họ như trước khi có BLTTHS năm 2015 
và bổ sung thêm các nội dung về hoạt động 
ghi âm, ghi hình có âm thanh theo Thông tư 
liên tịch số 03/2018. Trường hợp này sẽ đảm 
bảo thực hiện đúng theo quy định tại khoản 1 
Điều 133 và khoản 1 Điều 184 BLTTHS 2015: 
“Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản 
theo mẫu thống nhất. Biên bản ghi rõ, nội dung 
của hoạt động tố tụng” và “Mỗi lần hỏi cung bị 
can đều phải lập biên bản. Biên bản hỏi cung bị can 
 phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu 
hỏi và câu trả lời...”. Người nghiên cứu vụ án 
ở giai đoạn sau không cần phải nghe, xem lại 
các bản ghi âm, ghi hình có âm thanh mà chỉ 
cần nghiên cứu các biên bản hỏi cung, ghi lời 
khai. Điều này cũng được ghi nhận tại khoản 
3 Điều 5 Quyết định số 264/QĐ-VKSTC6. Như 
vậy, so với BLTTHS năm 2013, việc ghi âm, 
ghi hình có âm thanh không phải là một biện 
pháp tố tụng mới mà chỉ là sự bổ trợ cho việc 
hỏi cung, lấy lời khai và là công cụ để kiểm tra 
6  Khoản 3 Điều 5 Quyết định số 264/QĐ-VKSTC: 
“Đối với các trường hợp mà Kiểm sát viên không trực tiếp 
kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì tiến 
hành kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thông 
qua việc nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can, lấy lời khai 
có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh”
LÊ THANH NGHỊ - HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG
43Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
lại các hoạt động này có được tiến hành khách 
quan hay không. 
Đối với trường hợp biên bản hỏi cung, lấy 
lời khai chỉ ghi nhận về việc ghi âm, ghi hình 
có âm thanh đối với đối tượng theo quy định 
tại Thông tư liên tịch số 03/2018, việc không 
ghi nội dung lời trình bày của đối tượng, các 
câu hỏi và câu trả lời sẽ giúp cho người tiến 
hành lấy lời khai, hỏi cung tập trung trong 
việc ghi nhận, đánh giá lời khai, từ đó nâng 
cao hiệu quả đấu tranh và khai thác thông 
tin từ các đối tượng. Mặt khác, theo yêu cầu 
của cải cách tư pháp về việc đảm bảo tranh 
tụng trong xét xử thì Hội đồng xét xử khi xem 
xét, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa sẽ dựa 
vào lời khai trực tiếp của người tham gia tố 
tụng, trường hợp có mâu thuẫn với lời khai 
trong giai đoạn điều tra, truy tố thì mới công 
bố lời khai trong giai đoạn trước. Việc tiến 
hành theo phương pháp này sẽ đảm bảo tốt 
cho việc thực hiện nguyên tắc khách quan và 
tranh tụng trong xét xử, phù hợp với thực 
tiễn. Có thể tham khảo quy định về chứng 
cứ là băng, đĩa ghi âm, ghi hình quy định tại 
khoản 2, 5 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 
20157. Như vậy, cần có những điều chỉnh về 
mặt pháp luật theo hướng quy định rõ ràng 
hơn việc lập biên bản hỏi cung, lấy lời khai 
trong trường hợp ghi âm, ghi hình có âm 
thanh để đảm bảo việc thực hiện được thống 
nhất. Đồng thời, có thể xem xét việc bổ sung 
thêm các cơ chế: Khi tiến hành việc hỏi cung, 
lấy lời khai, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải 
làm văn bản về tóm tắt nội dung hỏi cung, lấy 
lời khai để người tiến hành tố tụng sau nhanh 
chóng nắm được các nội dung liên quan.
2.3. Vướng mắc trong việc xử lý chứng cứ 
7  Khoản 2, 5 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 
quy định: 
“2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ 
nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người 
có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu 
hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho 
người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản 
về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. []
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng 
được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng 
ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị 
khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 
Điều này”
từ nguồn dữ liệu điện tử
Một trong những yêu cầu để đảm bảo giá 
trị của dữ liệu điện tử là cách thức đảm bảo 
và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử. 
Cùng với sự phát triển của công nghệ, dữ liệu 
điện tử không chỉ được duy trì trên một hoặc 
một số thiết bị vật lý nhất định mà dữ liệu 
được sao chép, phân tán trên nhiều thiết bị, 
hệ thống lưu trữ khác nhau thông qua mạng 
Internet. Vì vậy, điều này đặt ra nhiều vấn 
đề pháp lý trong việc xử lý các chứng cứ từ 
nguồn dữ liệu điện tử.
Thứ nhất, đối với dữ liệu điện tử lưu trữ trên 
mạng máy tính, mạng viễn thông, BLTTHS chỉ 
quy định về việc thu thập, lưu trữ, bảo quản 
dữ liệu điện tử mà không quy định về việc xử 
lý vật chứng. Trong một số vụ án, dữ liệu điện 
tử là thông tin ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, 
nhân phẩm của người khác được đăng tải trên 
không gian mạng phải được gỡ bỏ để đảm bảo 
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Luật 
An ninh mạng năm 2018 quy định Chủ quản 
hệ thống thông tin trên hệ thống thông tin 
thuộc phạm vi quản lý; tổ chức, cá nhân soạn 
thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không 
gian mạng có trách nhiệm gỡ bỏ thông tin có 
nội dung làm nhục, vu khống người khác khi 
có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ 
an ninh mạng. BLTTHS năm 2015 quy định các 
cách thức xử lý vật chứng là những chứng cứ ở 
dạng hữu hình mà không có quy định về xử lý 
chứng cứ ở những dạng phi vật thể. Vì vậy, có 
vụ án Cơ quan điều tra đã tiến hành sao lưu dữ 
liệu điện tử từ không gian mạng, có xác nhận 
của người phát tán thông tin, người làm chứng 
và thay đổi mật khẩu truy cập vào tài khoản để 
tránh trường hợp khi bị can không bị tạm giam 
sẽ xóa dữ liệu đã đăng lên. Do vướng mắc về 
việc đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử 
mà các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý vụ án 
cũng không xóa tài khoản và các thông tin có 
nội dung ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm của 
người bị hại. Đến khi vụ án được giải quyết 
xong, có bản án có hiệu lực pháp luật thì các 
video, hình ảnh nhạy cảm của người bị hại vẫn 
tồn tại trên không gian mạng.8
8  Vụ án Lò Văn Đ phạm tội Làm nhục người khác, 
quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự và 
Cưỡng đoạt tài sản quy định khoản 2 Điều 170 Bộ 
luật hình sự xảy ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨNG CỨ...
44 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
Thứ hai, khó khăn trong việc xử lý các 
trường hợp sử dụng mạng internet, mạng 
máy tính, mạng viễn thông và các phương 
tiện điện tử để phạm tội
Trong quá trình thu thập dữ liệu điện tử, 
cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ thu giữ 
các thiết bị lưu trữ dữ liệu điện tử mà còn có 
thể phải thu giữ các thiết bị khác có liên quan 
như các thiết bị mạng gắn với máy tính để kết 
nối với mạng Internet nhằm phục vụ điều tra. 
Trên thực tế, việc xử lý vật chứng trong trường 
hợp này còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa 
thống nhất trong việc trả lại hay tịch thu sung 
quỹ các thiết bị nêu trên. Theo quan điểm của 
tác giả, nếu đối tượng có ý định phạm tội từ 
trước, sau đó chuẩn bị các công cụ, phương 
tiện để phạm tội thì cần tịch thu; nếu các công 
cụ, phương tiện đã có sẵn được sử dụng trước 
khi đối tượng nảy sinh ý định phạm tội thì 
không cần tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu. 
Quan điểm này cũng tương tự như hướng 
dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Công văn 
số 196/TANDTC-PC ngày 04/9/2018 về việc 
áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c 
khoản 2 Điều 322 của Bộ luật hình sự: “Việc 
người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng 
máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện 
điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với 
nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, 
zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) 
mà không hình thành nên các trò chơi được thua 
bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc 
trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy 
tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử 
để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 
và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật hình sự.” 
Thứ ba, đối với các phương tiện điện tử lưu 
trữ các thông tin là bí mật cá nhân, các hình 
ảnh, video nhạy cảm ảnh hưởng đến danh 
dự, nhân phẩm của người khác là các công 
cụ dùng vào việc phạm tội, theo quy định tại 
điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm 2015, 
vật chứng còn giá trị sử dụng cần tịch thu để 
sung quỹ nhà nước. Hiện nay, Tòa án không 
quyết định trong bản án về việc yêu cầu cơ 
quan có thẩm quyền xóa các thông tin này và 
cơ quan thi hành án dân sự cũng không có 
Điện Biên.
trách nhiệm thực hiện việc xóa các thông tin 
trên các thiết bị trước khi đem bán đấu giá. 
Nếu các thiết bị này được bán ra cho người 
khác sử dụng sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh 
dự của người bị hại.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định 
của pháp luật về thu thập, đánh giá chứng cứ 
từ nguồn dữ liệu điện tử
Qua nghiên cứu các quy định của pháp 
luật và thực tiễn công tác trong việc thu thập, 
đánh giá, xử lý chứng cứ từ nguồn dữ liệu 
điện tử, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn 
thiện pháp luật tố tụng hình sự để triển khai 
thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian tới, 
cụ thể như sau:
- Cần nghiên cứu, tham khảo ý kiến các cơ 
quan chuyên môn và thực tiễn công tác điều 
tra trong việc sử dụng các thuật ngữ liên quan 
đến dữ liệu điện tử, chứng cứ từ nguồn dữ 
liệu điện tử;
- Làm rõ quy định về khám xét dữ liệu điện 
tử và thu giữ dữ liệu điện tử trong BLTTHS;
- Bổ sung quy định về vai trò của Viện 
kiểm sát trong việc đảm bảo quyền con người, 
quyền công dân trong việc thu thập dữ liệu 
điện tử;
- Bổ sung quy định về thu giữ, xử lý vật 
chứng là các phương tiện điện tử, đặc biệt là 
các phương tiện điện tử lưu trữ các thông tin 
về bí mật cá nhân, thông tin ảnh hưởng đến 
danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Nghiên cứu hoạt động hỏi cung, lấy lời 
khai bằng hình thức ghi âm, ghi hình có âm 
thanh của một số nước theo mô hình tố tụng 
tranh tụng để rút ra những ưu điểm và hạn 
chế khi áp dụng, từ đó sửa đổi quy định của 
Thông tư liên tịch số 03/2018 theo hướng ghi 
âm, ghi hình khi hỏi cung, lấy lời khai là hoạt 
động thu thập chứng cứ hay chỉ là hình thức 
bổ trợ cho các biên bản hỏi cung, biên bản ghi 
lời khai;
- Bổ sung quy định về thẩm quyền xử lý 
và cơ chế xử lý các dữ liệu điện tử trên không 
gian mạng cũng như các cách thức tiến hành 
để tránh việc tiếp tục phát tán các thông tin 
trên không gian mạng./.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_phap_luat_to_tung_hinh_su_ve_chung_cu_tu_nguon_du.pdf