Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế

Khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 cuối

năm 2019 và năm 2020 lây lan với tốc độ

nhanh và có diễn biến nguy hiểm khó lường

trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói

riêng. Từ đó, các hình thức dạy học trực

tuyến được đưa vào sử dụng nhằm hỗ trợ

người học hoàn thành công việc hiệu quả và

không làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc

của người dạy. Hệ thống ứng dụng Google

Classroom và Google Meet là một trong

những phần mềm hữu ích trong thời điểm này

và Trường Đại học Luật, Đại học Huế cũng

đã nhanh chóng triển khai dạy học với hai

phần mềm này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy

người học và giảng viên gặp rất nhiều trở

ngại, nhất là trở ngại đến từ việc thiếu các

hướng dẫn, quy định cụ thể cho việc dạy học

trực tuyến. Bài viết này chia sẻ một số vấn đề

thực tiễn triển khai cũng như đề ra các giải

pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc dạy

học trực tuyến trong thời gian tới thông qua

việc kiến nghị điều chỉnh, bổ sung một số

quy định liên quan.

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 1

Trang 1

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 2

Trang 2

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 3

Trang 3

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 4

Trang 4

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 5

Trang 5

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 6

Trang 6

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 7

Trang 7

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 8

Trang 8

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3800
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế

Hoàn thiện các quy định về giảng dạy trực tuyến áp dụng trong đại dịch Covid-19 qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế
mềm dạy học. Đi sâu hơn vấn đề nội dung trong DHTT, cần xem xét mức độ ảnh hưởng của 
các yếu tố chất lượng thông tin đến kiến thức thu nhận của người học, từ đó đề xuất một số 
giải pháp: các trường học hoặc các tổ chức triển khai hệ thống e-learning cần chú trọng khâu 
xuất bản nội dung lên website DHTT cho người học sao cho dễ hiểu, hàm lượng vừa đủ 
(không thiếu cũng không thừa) và đặc biệt là phải mang tính ứng dụng cao đối với từng môn 
học cụ thể; chú trọng tạo sự thuận lợi cho người học truy cập thông tin và lựa chọn những 
công cụ xuất bản thông tin phù hợp để người học có thể dễ dàng theo dõi và tổng hợp cho 
3
 Brodo, J. A. (2006), “Today's Ecosystem of e-learning”, Trainer Talk, Professional Society for Sales & 
Marketing Training, Vol. 3, No 4. 
4
 Wilkinson, D. (2002), “The Intersection of Learning Architecture and Instructional Design in e-
Learning”, 2002 ECI Conference on e-Technologies in Engineering Education: Learning Outcomes 
Providing Future Possibilities, p.213-221. 
5
 Jorge Reyna, (2011), “Digital Teaching and Learning Ecosystem (DTLE): A Theoretical Approach for 
Online Learning Environments”, Ascitile 2011 - changing demant changing directions, Austrlia, p.4-7. 
6
 Maneschijn, M.M (2005), “The e-learning dome: a comprehensive e-learning environment development 
model, master thesis”, University of South Africa. 
7
 Trịnh Văn Biểu (2012), Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến (e-learning), Tạp chí Khoa học Đại học Sư 
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 40, tr.86-90. 
8
 Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), “E-learning và ứng dụng trong dạy và học”, Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
103 
việc học của mình; phát triển các công cụ nhằm nâng cao sự tương tác giữa người học và 
người dạy; thường xuyên cập nhật nội dung bài học, bài giảng, đồng thời cũng cần phải có cơ 
chế bảo mật thông tin phù hợp. 
DHTT được xem như một phương thức dạy học thích hợp cho việc theo đuổi sự nghiệp 
học tập của cá nhân, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và thỏa mãn nhu cầu học tập. Yếu tố 
lợi thế của DHTT là giảm thiểu các rào cản về thời gian, địa điểm, tuổi tác, điều kiện kinh tế 
và trình độ đầu vào. Do đó, DHTT có tiềm năng cách mạng hóa cách thức chúng ta dạy và 
học, tạo điều kiện và hỗ trợ học tập thông qua sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 
DHTT đang cố gắng tận dụng thế mạnh của mạng thông tin để tạo ra mô hình dạy học 
mới, tạo cơ hội thuận lợi cho người học tự học. DHTT có nhiều nhóm thành phần, sự tương 
tác giữa các nhóm thành phần trong môi trường DHTT bảo đảm duy trì việc cung cấp cho 
người học nội dung, công cụ và môi trường xung quanh cần thiết để giúp họ đạt mục tiêu học 
tập của bản thân. 
3. Dạy học trực tuyến tại Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 
3.1. Mô hình dạy học trực tuyến tại Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 
Cũng như tất cả các lĩnh vực xã hội khác, trong giai đoạn 1 của Covid-19, giáo dục nói 
chung và giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam nói riêng đã và đang đứng trước tình huống 
chưa lường trước được, chưa từng có tiền lệ và hầu như chưa có kịch bản chuẩn bị đối phó. 
Cho tới trước khi đại dịch Covid-19 chính thức được công bố ở Việt Nam và Chính phủ đưa 
ra các yêu cầu về giãn cách xã hội, hệ thống GDĐH ở nước ta chưa bao giờ có việc ngừng các 
hoạt động giảng dạy và nghiên cứu ở diện rộng trong thời gian dài như vậy. Chính vì vậy, cả 
hệ thống giáo dục hết sức lúng túng và bị động do không có kịch bản ứng xử phù hợp, chưa 
có các quy định, hướng dẫn cụ thể để các trường có căn cứ triển khai. Trước tình hình đó, 
Trường Đại học Luật, Đại học Huế đã có những thông báo9 và quyết định10 kịp thời về việc 
điều chỉnh phương thức giảng dạy của học kỳ 2 năm học 2019-2020 sang trực tuyến, có kết 
hợp với tập trung trên lớp (sau khi tình hình dịch đã được an toàn). 
Để thống nhất việc triển khai của các trường thành viên, Đại học Huế đã ban hành Quy 
định về Tổ chức và quản l đào tạo qua mạng tại Đại học Huế. Căn cứ vào quy định này, 
Trường Đại học Luật, Đại học Huế cũng đã xây dựng và ban hành quy định tạm thời về đào 
tạo trực tuyến của Nhà trường11, trong đó có chỉ ra hệ thống phần mềm được sử dụng là sự kết 
hợp giữa hai hệ thống miễn phí là Google Classroom và Google Meet, cụ thể: 
9
 Trường Đại học Luật, Đại học Huế (2020), “Thông báo về việc triển khai đào tạo trực tuyến tại Trường 
Đại học Luật, Thừa Thiên Huế”. 
10
 Trường Đại học Luật, Đại học Huế (2020), “Quyết định về việc điều chỉnh phương thức giảng dạy đại 
học của học kì 2 năm học 2019 - 2020, Thừa Thiên Huế”. 
11
 Trường Đại học Luật, Đại học Huế (2020), “Quyết định về việc ban hành Quy định tạm thời về đào tạo 
trực tuyến của Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Thừa Thiên Huế”. 
TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
104 
- Sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, trao đổi, thảo luận, đăng tải học 
liệu, ra bài tập, chấm điểm; 
- Giảng dạy trực tuyến tức thời bằng công cụ hội họp video thông qua ứng dụng Google 
Hangouts Meet (gọi tắt là Meet - khuyến cáo sử dụng ứng dụng này) hoặc Cloud Meeting 
Zoom (gọi tắt là Zoom). 
Để trợ giúp về mặt kỹ thuật cho giảng viên và sinh viên, đồng thời giám sát tình hình 
các lớp học, Nhà trường đã thành lập Tổ hỗ trợ, giám sát triển khai dạy - học trực tuyến. Tổ 
này đã soạn thảo các quy trình, hướng dẫn sử dụng hệ thống Classroom và Meet để tập huấn 
và gửi cho tất cả giảng viên, sinh viên trước khi các lớp học trực tuyến bắt đầu; định kì hàng 
tuần báo cáo tình hình dạy học trực tuyến cho Ban Giám hiệu. 
3.2. Đánh giá hiệu quả triển khai dạy học trực tuyến tại Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 
Sau khi kết thúc hai đợt dạy trực tuyến (tháng 3 và tháng 9/2020), để có cơ sở đánh giá 
kết quả thực hiện và đề ra các giải pháp cải tiến, Nhà trường đã tiến hành khảo sát ý kiến của 
giảng viên và sinh viên. Phiếu khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Form được gửi tới 
các giảng viên và sinh viên, dữ liệu thu lại được làm sạch và thống kê bằng công cụ SPSS. 
Kết thúc đợt khảo sát có 916 sinh viên chính quy của 02 ngành Luật và Luật Kinh tế cùng 46 
giảng viên tham gia trả lời. 
Phân tích kết quả khảo sát cho thấy, việc triển khai giảng dạy trực tuyến kịp thời của 
Nhà trường đã góp phần đảm bảo cho hoạt động dạy và học không bị gián đoạn trong mùa 
dịch, tiến độ học tập của 376 nhóm lớp ở học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 vẫn tương đối được 
đảm bảo như kế hoạch đào tạo đề ra từ đầu năm học. 
Tuy vậy, kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra nhiều điểm tồn tại, khó khăn từ cả hai phía 
người học và người dạy mà Nhà trường cần phải quan tâm khắc phục như sau: 
Thứ nhất, việc sử dụng hệ thống LMS miễn phí như Google Classroom chưa đáp ứng 
đầy đủ các nhu cầu quản lý lớp học, giảng viên gặp khó khăn trong việc điểm danh sinh viên 
do sinh viên chưa được cấp Gmail của trường (email có tên miền @hul.edu.vn), các chức 
năng của hệ thống này còn khá sơ sài nên hoạt động giám sát, quản l đào tạo khó thực hiện, 
đặc biệt chưa có các hướng dẫn, quy định về cách thức đánh giá - khảo thí cho hình thức dạy -
học trực tuyến nên chưa đảm bảo chất lượng như mong muốn. 
Thứ hai, với gần 20% người học đến từ các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa của các 
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, một số sinh viên không có phương tiện học tập như máy 
tính, máy tính xách tay hay điện thoại thông minh, hoặc có nhưng các phương tiện mua lại đã 
cũ, thường xuyên hư hỏng (camera, micro...) nên không thể tham gia học tập. Một số em ở 
vùng núi, chưa có sóng 3G/4G, chưa có đường truyền internet hoặc đường truyền không ổn 
định, chạy chậm khiến việc học không thể diễn ra hoặc bị gián đoạn liên tục. 1,6% sinh viên 
được khảo sát cho biết các em hoàn toàn không có kết nối nên không thể tham gia học tập. 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
105 
Với những trường hợp này, Nhà trường vẫn chưa kịp có các quy định, hướng dẫn để hỗ trợ 
ngoài việc chờ dịch ổn định để đến trường học lại trực tiếp. 
Hình 1. Các hình thức kết nối để tham gia học trực tuyến 
Thứ ba, một số giảng viên Trường Đại học Luật chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng 
về công nghệ thông tin, đầu vào của sinh viên đa số được tuyển từ khối C (Văn, Sử, Địa) nên 
kỹ năng tin học cũng không tốt. Việc triển khai giảng dạy trực tuyến khá gấp rút để kịp ứng 
phó đại dịch bất ngờ nên chưa có các quy định, hướng dẫn cụ thể, chưa có đủ thời gian tập 
huấn cho cả người dạy và người học; điều này dẫn đến sự bối rối cho cả thầy và trò khi triển 
khai vào thực tế việc dạy và học trực tuyến. Giảng viên chưa kịp xây dựng đề cương, bài 
giảng phù hợp với hình thức giảng dạy trực tuyến. Sinh viên thụ động trong quá trình học, 
tính tương tác giữa giảng viên và sinh viên không cao khiến hoạt động học tập ít lôi cuốn, 
chưa đảm bảo được hiệu quả giảng dạy. 
Hình 2. Mức độ tham gia đối thoại trong lớp học 
TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
106 
Với câu hỏi “Hình thức dạy học mong muốn đối với các học phần sẽ được giảng dạy 
trong thời gian tới” thì có đến 64,6% sinh viên mong muốn được học trực tiếp tại lớp, trong 
khi có đến 81,3% giảng viên đề nghị Nhà trường triển khai hình thức dạy học kết hợp trên lớp 
và trực tuyến (blended-learning). 
Hình 3. Hình thức dạy học mong muốn trong thời gian tới của sinh viên và giảng viên 
4. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến tại Trƣờng Đại học Luật, 
Đại học Huế 
Việc đào tạo trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là xu thế tất yếu, 
không chỉ để ứng phó với đại dịch Covid-19, thích nghi với trạng thái Bình thường mới mà 
còn là phương thức đào tạo có nhiều ưu điểm; do đó, Trường Đại học Luật, Đại học Huế xác 
định tiếp tục nghiên cứu cách thức triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả hơn cho thời gian 
tới. Một số biện pháp cần được xem xét, triển khai như sau: 
4.1. Điều chỉnh, bổ sung các quy trình, quy định hiện có 
Đối với Quy định về Tổ chức và quản lý đào tạo qua mạng của Đại học Huế (Quyết 
định số 459): Cần bổ sung các hướng dẫn về cách thức quản lý, giám sát các hoạt động giảng 
dạy và học tập trực tuyến. Việc phân công trách nhiệm giám sát cho Quản trị khóa học theo 
như hiện tại của Quy định chỉ phù hợp đối với các đơn vị đã triển khai hệ thống quản lý học 
tập hiện đại, đầy đủ chức năng; với các đơn vị tạm thời sử dụng các hệ thống quản lý học tập 
miễn phí, đơn giản như Google Classroom, việc quản l , giám sát khá khó khăn, đòi hỏi phải 
có hướng dẫn cách thức thực hiện đặc thù và phân công bố trí nguồn lực con người đảm nhận 
phù hợp. 
Đối với Quy định về đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế (Quyết 
định số 343): 
- Bổ sung quy trình xây dựng và thẩm định bài giảng điện tử: Thời gian qua do việc 
triển khai gấp rút, lại chưa có quy định cụ thể nên việc xây dựng các bài giảng điện tử được 
giảng viên thực hiện tự phát và chưa qua quy trình thẩm định nào, điều này có thể dẫn đến sự 
không phù hợp với hình thức đào tạo trực tuyến cũng như không đảm bảo chất lượng bài 
giảng theo yêu cầu chung của Bộ môn/Khoa. 
- Bổ sung quy định cấp phát email của Trường cho các sinh viên tham gia vào lớp học 
trực tuyến: Việc sinh viên sử dụng email cá nhân khác để đăng nhập vào hệ thống quản lý học 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
107 
tập Google Classroom mà trường đang triển khai như hiện nay dẫn đến việc quản lý, giám sát 
hoạt động học tập của sinh viên là rất khó khăn. 
4.2. Một số giải pháp khác 
Thứ nhất, dần đưa hoạt động dạy học hỗn hợp (blended-learning, kết hợp dạy học trực 
tuyến và dạy học trực tiếp trên lớp) trở thành bắt buộc; trước mắt cần khuyến khích các giảng 
viên sử dụng hệ thống LMS để đăng tải các bài giảng, học liệu điện tử để sinh viên nghiên 
cứu trước khi đến lớp, là nơi để giảng viên và sinh viên trao đổi, thảo luận, giải đáp các thắc 
mắc liên quan đến bài học. Việc sinh viên hiểu nội dung bài giảng trước khi đến lớp sẽ tạo cơ 
sở gia tăng thời gian để giảng viên có thể tổ chức các hoạt động thảo luận, thuyết trình nhóm, 
đóng vai (play role),... khi lên lớp học trực tiếp. 
Thứ hai, tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học, 
xây dựng hệ thống LMS chuyên nghiệp, đầy đủ chức năng hơn dựa trên phần mềm mã nguồn 
mở Moodle, phần mềm này hiện có hơn 100 nghìn đơn vị đào tạo sử dụng với 180 triệu người 
dùng trên toàn thế giới (tính đến cuối năm 2020). Để thực hiện điều này, Nhà trường cần đẩy 
mạnh đầu tư hơn nữa hạ tầng công nghệ thông tin và sớm kiện toàn nhân sự cho Tổ Công 
nghệ thông tin theo hướng chuyên trách chứ không chỉ bao gồm các cán bộ kiêm nhiệm như 
hiện nay. Ban hành quyết định thành lập Tổ triển khai thử nghiệm đào tạo trực tuyến và xây 
dựng kế hoạch cụ thể để có nhân sự kỹ thuật và lộ trình hỗ trợ cho việc dạy học hỗn hợp thử 
nghiệm (tiến tới bắt buộc sau thời gian thử nghiệm) tại Trường. 
Thứ ba, bổ sung vào Quy chế chi tiêu nội bộ cơ chế chi hỗ trợ mua phương tiện sử dụng 
cho việc dạy và học trực tuyến của giảng viên và sinh viên. Ngoài cách thức cho cán bộ giảng 
viên vay tiền để mua máy tính xách tay phục vụ giảng dạy, nghiên cứu thường thấy hiện nay, 
Nhà trường có thể liên hệ hợp tác với các công ty điện máy, các nhà cung cấp dịch vụ internet 
để có các hình thức hỗ trợ ưu tiên khác cho giảng viên và sinh viên. Đẩy mạnh hoạt động tập 
huấn, nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin, tổ chức các hội thảo về phương pháp dạy - học 
phù hợp với hình thức đào tạo trực tuyến. 
Thứ tư, quy định bắt buộc triển khai việc xây dựng đề cương chi tiết cho tất cả các học 
phần đào tạo qua mạng theo đúng mẫu Đại học Huế đã ban hành. Đẩy nhanh quá trình số hóa 
bài giảng, giáo trình, tài liệu học tập để bổ sung vào nguồn tài liệu ở thư viện điện tử. Đầu tư 
xây dựng phòng thu để tiến hành thí điểm quay các video giảng dạy cho một số học phần. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aparicio, M.; Bacao, F.; Oliveira, T. (2016), “An E-learning Theoretical Framework”, 
J. Educ. Technol. Soc. 
2. Brodo, J. A. (2006), “Today's Ecosystem of e-learning”, Trainer Talk, Professional 
Society for Sales & Marketing Training, Vol. 3, No 4. 
TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
108 
3. Jorge Reyna, (2011), “Digital Teaching and Learning Ecosystem (DTLE): A 
Theoretical Approach for Online Learning Environments”, Ascitile 2011 - changing demant 
changing directions, Austrlia. 
4. Maneschijn, M.M (2005), “The e-learning dome: a comprehensive e-learning 
environment development model, master thesis”, University of South Africa. 
5. Wilkinson, D. (2002), “The Intersection of Learning Architecture and Instructional 
Design in e-Learning”, 2002 ECI Conference on e-Technologies in Engineering Education: 
Learning Outcomes Providing Future Possibilities. 
6. Trịnh Văn Biểu (2012), Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến (e-learning), Tạp chí 
Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
7. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), “E-learning và ứng dụng trong dạy và học”, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_cac_quy_dinh_ve_giang_day_truc_tuyen_ap_dung_tron.pdf