Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương

Trong những năm qua, việc kiểm toán ngân sách địa phương nói chung và ngân sách huyện nói riêng là nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm của Kiểm toán nhà nước nói chung và Kiểm toán nhà nước Khu vực VII nói riêng: Qua công tác kiểm toán cho thấy cơ bản kết quả kiểm toán ngân sách huyện đã đóng góp, tư vấn cho địa phương cả về điều hành ngân sách, phát triển kinh tế - Xã hội, tăng cường kỷ luật tài chính. Tuy nhiên, việc lập Biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán tại cấp huyện còn nhiều tồn tại, thiếu sót. Bài viết đưa ra giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán khi kiểm toán ngân sách địa phương tại cấp huyện, phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và phù hợp với thực tiễn diễn ra tại địa phương

Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trang 1

Trang 1

Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trang 2

Trang 2

Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trang 3

Trang 3

Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trang 4

Trang 4

Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trang 5

Trang 5

Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 19800
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương

Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương
 hành. 
Hiện nay, Kiểm toán nhà nước đang áp dụng 
Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán ban hành 
kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-KTNN ngày 
02/11/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước. Hệ 
thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán hiện nay về cơ 
bản đã tương đối đầy đủ và toàn diện liên quan đến 
hoạt động kiểm toán từ hồ sơ kiểm toán chung đến 
hồ sơ kiểm toán cho các lĩnh vực kiểm toán cụ thể. 
Đối với kiểm toán ngân sách cấp huyện, tổ kiểm 
toán phải lập biên bản kiểm toán ngân sách, tiền 
và tài sản Nhà nước theo mẫu số 01/BBKT-NSĐP. 
Việc lập biên bản kiểm toán là cần thiết để đảm 
bảo tính thận trọng, khách quan cho các kết luận 
kiểm toán, các bên đều được đưa ra ý kiến và được 
ghi trong biên bản kiểm toán; giai đoạn này chưa 
có ý kiến kết luận và kiến nghị trong biên bản 
kiểm toán bởi đây mới là ý kiến của tổ kiểm toán, 
chưa phải là ý kiến của cơ quan (do chưa đóng dấu 
cơ quan Kiểm toán nhà nước), nhiều ý kiến còn 
chưa được thống nhất đơn vị đang giải trình, các 
ý kiến này chưa được hội đồng thẩm định, Lãnh 
đạo Kiểm toán nhà nước xét duyệt. Vì vậy, cùng 
đơn vị được kiểm toán (Kiểm toán ngân sách địa 
phương cấp huyện), ngoài biên bản kiểm toán ký 
với địa phương, Tổ kiểm toán còn phải lập “Thông 
báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị được kiểm 
toán chi tiết” để phù hợp với Luật Kiểm toán nhà 
nước. Thông báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị 
được kiểm toán chi tiết sẽ được hoàn thiện và phát 
hành cùng báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán 
nhằm mục đích điều chỉnh (nếu có) biên bản kiểm 
toán của Tổ kiểm toán đã phát hành nhưng khi báo 
cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán được xét duyệt 
có sự thay đổi phải đính chính, đồng thời bảo đảm 
logic theo trình tự thực hiện kiểm toán. Đối với 
mẫu biên bản 01/BBKT-NSĐP đã được hướng dẫn 
sửa đổi, bổ sung tại Công điện 1254/KTNN-CĐ 
ngày 05/9/2018 của Tổng Kiểm toán nhà nước 
về việc hướng dẫn thực hiện và sửa đổi tạm thời 
một số mẫu biểu hồ sơ kiểm toán có một số thay 
đổi trong nội dung biên bản kiểm toán và các phụ 
lục. Ngoài ra, để phù hợp với Luật Kiểm toán nhà 
nước năm 2015, ngoài biên bản kiểm toán ký với 
đơn vị được kiểm toán, Tổ kiểm toán còn phải lập 
“Thông báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị được 
kiểm toán chi tiết” theo mẫu biểu thông báo (Mẫu 
số 19/HSKT- KTNN). Tuy nhiên, trên thực tế việc 
gửi các biên bản kiểm toán cấp huyện cho lãnh đạo 
Kiểm toán nhà nước chưa phù hợp và không cần 
thiết do số lượng Thông báo kết quả kiểm toán 
rất lớn của nhiều đoàn trong năm: Hơn nữa, việc 
kiểm tra, soát xét các Thông báo kết quả kiểm toán 
không cần phải cấp lãnh đạo Kiểm toán nhà nước 
mà chỉ là các báo cáo kiểm toán các đoàn; còn lại 
do các bộ phận kiểm soát trong nội bộ đoàn kiểm 
toán; lãnh đạo các đơn vị chủ trì kiểm toán. 
Qua các cuộc kiểm toán ngân sách cấp huyện 
do Kiểm toán nhà nước Khu vực VII thực hiện, 
bên cạnh những mặt làm được, vẫn còn nhiều tồn 
tại, hạn chế trong khâu lập biên bản kiểm toán như 
các bất cập về mẫu biểu, quy định; bất cập logic 
trong hệ thống biểu đối với Biên bản kiểm toán 
của tổ kiểm toán theo quy định của ngành; bất cập 
trong việc quy định song trùng mẫu biểu; thời gian 
lập (biên bản kiểm toán; thông báo kết quả kiểm 
toán) tại cùng 1 đơn vị được kiểm toán hay vướng 
mắc về tính pháp lý của các biên bản kiểm toán 
(thành phần; ký; dấu...). Đồng thời, thông qua công 
tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của các Tổ kiểm 
soát của đơn vị cũng như kết quả kiểm soát của Vụ 
Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (đối với 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN16 Số 145 - tháng 11/2019
các cuộc kiểm soát trực tiếp theo kế hoạch Tổng 
Kiểm toán nhà nước phê duyệt); các ý kiến khiếu 
nại của địa phương liên quan đến kết quả kiểm 
toán cho thấy các biên bản kiểm toán còn nhiều tồn 
tại. Một số biên bản kiểm toán chưa có những nhận 
định, đánh giá mang tính khái quát cao; mang tính 
thống kê, rời rạc từng lĩnh vực (thu, chi, đầu tư) 
và đôi khi còn mâu thuẫn giữa các đánh giá, nhận 
xét. Một số vấn đề kiến nghị trong biên bản kiểm 
toán còn chưa đảm bảo quy định, không cụ thể mà 
mang tính chung chung, sức thuyết phục chưa cao 
về tính khả thi; nhiều kiến nghị còn chưa chặt chẽ, 
phù hợp các cơ sở dẫn chiếu, bằng chứng đi kèm 
dẫn đến khi báo cáo kiểm toán phát hành đơn vị có 
các văn bản đề nghị xem xét, điều chỉnh giảm các 
kiến nghị kiểm toán. Kết quả kiểm toán giữa phần 
lời trong biên bản kiểm toán và phần phụ lục kèm 
theo không khớp; giữa đánh giá kiểm toán và kiến 
nghị kiểm toán không khớp. Các hệ thống chỉ tiêu, 
chỉ số, số liệu trong các biên bản kiểm toán chưa 
thống nhất, chưa được rà soát kỹ lưỡng. Số liệu 
chưa chặt chẽ, thống nhất, đôi khi còn sai về bản 
chất. Về hình thức, thể thức của một số biên bản 
kiểm toán còn sai sót nhiều. Biên bản kiểm toán 
của một số Tổ kiểm toán được lập chưa tuân thủ 
theo quy trình, chuẩn mực được quy định, còn có 
phần thừa, phần thiếu...
Các hạn chế này xuất phát từ những nguyên 
nhân chủ quan và khách quan. Về chủ quan, các tổ 
trưởng tổ kiểm toán chưa thực hiện hết nhiệm vụ, 
trách nhiệm được quy định trong Quy trình kiểm 
toán ngân sách địa phương; tổ trưởng các tổ kiểm 
toán còn chưa bao quát tổng thể các lĩnh vực; các 
phát hiện tồn tại qua công tác kiểm toán để có bức 
tranh tổng thể trong quản lý điều hành ngân sách 
và sử dụng ngân sách từ đó giao cho các trưởng 
nhóm lập tóm tắt theo lĩnh vực và lắp ghép cho đầy 
đủ nội dung trong biên bản kiểm toán; ý thức, trách 
nhiệm của một số Tổ trưởng chưa cao trong việc 
tổng hợp đầy đủ, chính xác kết quả kiểm toán của 
các thành viên trong dự thảo biên bản kiểm toán 
và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán. Về khách 
quan, vệc tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương 
bố trí thời gian kiểm toán còn ngắn trong khi phải 
kiểm toán chi tiết tại cấp huyện, cấp đơn vị dự toán, 
các ban quản lý dự án dẫn đến bố trí thời gian kiểm 
toán tại huyện cũng bị rút ngắn. Sau khi kết thúc 
kiểm toán tại huyện thường thông qua luôn dự 
thảo biên bản kiểm toán và dự thảo thông báo kết 
quả kiểm toán, hạn chế đi lại để giảm thời gian và 
đã chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khác dẫn đến 
việc tổng hợp số liệu, xem xét giải quyết các vấn đề 
liên quan chưa đầy đủ, kịp thời. Kết cấu, nội dung 
của biên bản kiểm toán của Kiểm toán nhà nước 
xây dựng theo hướng mở nhằm vận dụng linh hoạt 
trong các tình huống thực tế kiểm toán. Tuy nhiên, 
cũng vì lý do này mà dẫn đến việc áp dụng thiếu 
nhất quán giữa các kiểm toán viên, Tổ kiểm toán, 
Đoàn kiểm toán (do cách hiểu khác nhau).
Giải pháp hoàn thiện biên bản và việc lập biên 
bản kiểm toán ngân sách cấp chuyện trong cuộc 
kiểm toán ngân sách địa phương
Trong bối cảnh hiện nay, việc hoàn thiện biên 
bản kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cần phù 
hợp với định hướng chung của toàn Ngành, trong 
đó cần đảm bảo vừa phù hợp khuôn khổ các quy 
định pháp lý liên quan đến hoạt động của Kiểm 
toán nhà nước, phù hợp với chuẩn mực và thông 
lệ quốc tế về kiểm toán, phù hợp với thực tiễn tác 
nghiệp hoạt động kiểm toán, đồng thời đẩy mạnh 
việc đổi mới, cải cách và ứng dụng công nghệ thông 
tin. Theo đó, mẫu biểu, kết cấu biên bản kiểm toán 
phải phù hợp với hệ thống các quy định pháp luật; 
biên bản kiểm toán phải phù hợp với thực tiễn hoạt 
động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; biên bản 
kiểm toán phải chi tiết khung, kết cấu phải thực 
hiện; biên bản kiểm toán lồng ghép cả 3 nội dung/
loại hình kiểm toán; biên bản kiểm toán cần đảm 
bảo yêu cầu về cải cách hành chính. 
Việc hoàn thiện biên bản và lập biên bản kiểm 
toán ngân sách cấp huyện cần đảm bảo một số 
nguyên tắc sau. Một là, tập trung dân chủ: Việc 
hoàn thiện biên bản và lập biên bản kiểm toán 
ngân sách cấp huyện cần được thực hiện trên cơ 
sở kết quả khảo sát, lấy ý kiến một cách công khai, 
rộng rãi và dân chủ trong toàn ngành. Hai là, toàn 
diện: Việc hoàn thiện biên bản và lập biên bản kiểm 
toán ngân sách cấp huyện cần được xây dựng một 
cách toàn diện, chi tiết, đồng bộ, đảm bảo không 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 17Số 145 - tháng 11/2019
bị trùng chéo, không vướng giữa các quy định của 
ngành; kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại 
về mẫu biểu, kết cấu và nội dung hiện hành. Ba là, 
nhất quán: Việc hoàn thiện này cần được xây dựng 
trên nguyên tắc nhất quán với Chiến lược phát 
triển Kiểm toán nhà nước, các định hướng chung 
cũng như các quy định, quy trình nghiệp vụ cụ thể 
của ngành. Việc đảm bảo nguyên tắc nhất quán sẽ 
góp phần tạo sự đồng thuận cao trong toàn ngành, 
đảm bảo sau khi hoàn thiện được đi vào cuộc sống, 
phục vụ tốt hoạt động kiểm toán. Bốn là, đầy đủ: 
Cần được hoàn thiện trên nguyên tắc đáp ứng 
đầy đủ mục tiêu của cuộc kiểm toán; các quy định 
trong quy trình kiểm toán và đảm bảo phục vụ 
công tác kiểm toán yêu cầu cần lồng ghép trong cả 
3 nội dung/loại hình kiểm toán. 
Để nâng cao chất lượng trước hết cần hoàn 
thiện các căn cứ pháp lý của biên bản kiểm toán. 
Để tăng cường tính pháp lý của biên bản kiểm 
toán có thể chia thành hai giai đoạn khi kiểm toán 
ngân sách địa phương một tỉnh trong đó làm cấp 
huyện trước, cấp tỉnh sau nhưng chung một quyết 
định kiểm toán. Đối với cấp huyện: Ban hành 
quyết định kiểm toán ngân sách địa phương cấp 
huyện tại tỉnh A, trong đó sẽ có nhiều tổ làm tại 
các huyện khác nhau; các tổ lập báo cáo kiểm toán 
tại từng huyện khi kết thúc; tổ chức thông qua và 
phát hành theo quy định. Đối với cấp tỉnh: Ban 
hành quyết định kiểm toán ngân sách địa phương 
cấp tỉnh gồm các đơn vị dự toán tỉnh; các ban quản 
lý tỉnh; cơ quan tài chính tổng hợp và tổng hợp 
chung lập báo cáo kiểm toán cấp tỉnh. Tổ chức lập 
báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương chung 
của một tỉnh gồm báo cáo kiểm toán ngân sách 
địa phương các huyện và báo cáo kiểm toán ngân 
sách địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, cần xem xét 
bổ sung, hoàn thiện các quy định của ngành còn 
thiếu, chưa đảm bảo tính đồng bộ liên quan đến 
biên bản kiểm toán của các huyện. 
Đối với biên bản kiểm toán ngân sách cấp 
huyện, kết cấu cần được sửa theo hướng: 
Một là, Thiết lập riêng một mục trong biên bản 
kiểm toán để đánh giá công tác quản lý, điều hành 
ngân sách của địa phương (không lồng ghép trong 
mục chi thường xuyên) để đảm bảo bao trùm cho 
các lĩnh vực cũng như công tác chỉ đạo, điều hành 
ngân sách trong suốt chu trình ngân sách và chỉ 
đạo riêng cho từng lĩnh vực và phù hợp với nội 
dung đã quy định trong Quy trình kiểm toán ngân 
sách địa phương. 
Hai là, Thiết kế mục riêng về xác nhận số liệu 
quyết toán ngân sách vì thực chất kiểm toán ngân 
sách địa phương là xác nhận số liệu quyết toán tổng 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN18 Số 145 - tháng 11/2019
thể thu, chi trong một niên độ ngân sách. Số liệu xác 
nhận quyết toán cần phù hợp với tiêu chí trong các 
mẫu biểu đi kèm và phù hợp với chế độ mẫu biểu 
báo cáo hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, 
trong đó có loại trừ các khoản thu, chi trùng để 
phản ánh chính xác số liệu quyết toán trong năm. 
Đối với các mẫu biểu biên bản kiểm toán cần sửa 
đổi cho phù hợp với hệ thống mẫu biểu của thông 
báo kết quả kiểm toán và mẫu biểu quyết toán hiện 
hành của Luật Ngân sách Nhà nước. Cụ thể, nên 
quy định số lượng, kết cấu, nội dung các biểu đồng 
nhất giữa biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán với 
biểu mẫu của Thông báo kết quả kiểm toán của tổ 
kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết. Cần hướng 
dẫn nhập các tiêu chí, chỉ tiêu trong biểu của biên 
bản kiểm toán cho phù hợp với mẫu biểu quyết toán 
hiện hành vì mẫu hiện hành chia các cột là các cấp 
ngân sách trong khi mẫu biểu của Kiểm toán nhà 
nước chỉ là cột số báo cáo, số kiểm toán. Tiêu chí 
trên các biểu mẫu biên bản kiểm toán cần sửa đồng 
nhất với các tiêu chí đánh giá về số liệu quyết toán 
trong phần lời của biên bản kiểm toán và điều chỉnh 
đánh dấu số thứ tự cho phù hợp vì hiện tại các chỉ 
tiêu nào không phát sinh tại cấp huyện đã sửa đổi, 
lược bỏ nhưng không đánh lại số thứ tự tuần tự.
Ngoài ra, mẫu kết luận và kiến nghị kiểm toán 
tại đơn vị được kiểm toán chi tiết cũng cần được 
xem xét lại và mẫu biểu, kết cấu, biểu mẫu kèm 
theo trên cơ sở phân tích, lựa chọn các ưu điểm của 
các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác; tiệm cận phù 
hợp thông lệ, quy định biên bản của kiểm toán độc 
lập và chuẩn mực kiểm toán.
Một giải pháp quan trọng cần được thực hiện 
kịp thời chính là hoàn thiện kỹ năng lập Biên bản 
kiểm toán bao gồm: Kỹ năng tổng hợp; kỹ năng 
phân tích; kỹ năng soạn thảo, lập biên bản kiểm 
toán; kỹ năng vận dụng các quy định, chuẩn mực 
kiểm toán. Để hoàn thiện các kỹ năng này đòi hỏi 
kiểm toán viên phải học tập nâng cao trình độ, 
khả năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày 
càng cao của công việc, cùng với đó chính là nâng 
cao trách nhiệm đối với công việc. Ngoài ra, cần 
xem xét bố trí thời gian kiểm toán ngân sách địa 
phương cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân 
sách địa phương phù hợp, đủ dài để các kiểm toán 
viên có thời gian trong việc thu thập, đánh giá, lập 
các biên bản kiểm toán và trao đổi với đơn vị được 
kiểm toán trước khi lập dự thảo biên bản kiểm 
toán và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán chi 
tiết tại đơn vị trước khi thông qua. Bên cạnh đó, 
kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương là xác 
nhận số liệu quyết toán tổng thể thu, chi; quyết 
toán thu theo nội dung và các khoản chi theo sự 
nghiệp, tuy nhiên trong các biên bản kiểm toán 
chưa đánh giá được kỹ nội dung này làm cơ sở xác 
nhận số liệu quyết toán một phần vì các đề cương 
hướng dẫn kiểm toán ngân sách hiện có thiên về 
kiểm toán tuân thủ, chấp hành trong quản lý, sử 
dụng ngân sách và các quy định hiện hành của 
Nhà nước; chưa có hướng dẫn cụ thể kiểm toán 
chi tiết chi các sự nghiệp (giáo dục, kinh tế; đảm 
bảo xã hội...); kiểm toán tổng hợp việc tổng hợp 
quyết toán ngân sách mới chỉ đối chiếu số quyết 
toán tổng thể của cơ quan tài chính với Kho bạc 
Nhà nước. Vì thế, cần phải hoàn thiện thêm về 
các Đề cương kiểm toán ngân sách địa phương đã 
ban hành.
Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống từ văn bản 
pháp lý; các quy định của ngành đến đánh giá thực 
tiễn, chỉ ra các tồn tại, vướng mắc trong quá trình 
thực hiện, Tác giả đã cố gắng đề xuất một số giải 
pháp để góp phần hoàn thiện hơn biên bản và 
việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện 
trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương, đảm 
bảo tính pháp lý, tính chính xác trong các kết luận, 
kiến nghị kiểm toán cũng như cơ sở để các đơn vị 
được kiểm toán thực hiện kiến nghị kiểm toán, góp 
phần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quản lý, sử 
dụng và điều hành ngân sách của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân sách nhà nước 2015;
2. Luật Kiểm toán nhà nước 2015;
3. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước;
4. Hệ thống mẫu biểu kiểm toán đã được ban 
hành;
5. Các biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm 
toán đã được phát hành của Kiểm toán 
nhà nước.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_bien_ban_va_viec_lap_bien_ban_kiem_toan_ngan_sach.pdf