Hoạch định chiến lược phát triển du lịch thành phố đảo Phú Quốc
Thành phố Phú Quốc là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Những năm qua, hoạt động du lịch của
thành phố đã đạt được những thành tựu nhất định, song vẫn còn một số hạn chế. Bài nghiên cứu phân
tích thực trạng du lịch của thành phố Phú Quốc trong giai đoạn 2018-2020, những kết quả đạt được, hạn
chế còn tồn tại. Về phương pháp, nghiên cứu sử dụng phân tích định lượng với ma trận đánh giá yếu tố
bên trong (IFE); bên ngoài (EFE); Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp nghiên cứu ma trận
SWOT, ma trận Quantitative Strategic Planning Matrix (QSPM) và khảo sát các chuyên gia, các bên liên
quan trong lĩnh vực du lịch. Từ kết quả phân tích của mô hình, nghiên cứu đã đề xuất đã tìm ra 4 chiến
lược nhằm phát triển du lịch tại thành phố đảo gồm: Chiến lược đầu tư trọng tâm cho phát triển các sản
phẩm và cơ sở hạ tầng du lịch; Chiến lược khác biệt hoá kết hợp đa dạng hoá sản phẩm du lịch; Chiến
lược phát triển du lịch xanh và bền vững; Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó đề xuất
các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh du lịch của thành phố đảo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạch định chiến lược phát triển du lịch thành phố đảo Phú Quốc
, huy động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực phát triển,...) để phát triển du lịch có hiệu quả. Du lịch biển đảo là loại hình du lịch được phát triển dựa trên những tiềm năng về biển, diễn ra trong các vùng có tiềm năng về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người. Trên cơ sở những nội dung đã phân tích ở trên về chiến lược phát triển du lịch và du lịch biển đảo, nhóm tác giả có thể đi đến khái niệm về chiến lược phát triển du lịch biển đảo như sau: “Chiến lược phát triển du lịch biển đảo là đường lối chung và các giải pháp chủ yếu, tổng thể để phát triển du lịch loại hình du lịch biển đảo”. Về cơ bản, chiến lược phát triển du lịch bao gồm các bộ phận cấu thành sau: bối cảnh du lịch trong nước và ngoài nước, qua đó rút ra những yếu tố thuận lợi, không thuận lợi; mục tiêu phát triển nhằm xác định các đích phải đạt tới; những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo có tầm chiến lược; giải pháp chiến lược và kế hoạch thực thi chiến lược. Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển du lịch dựa vào ma trận IFE và ma trận EFE, ma trận SWOT và ma trận QSPM để xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển du lịch. 4.2. Thực trạng ngành du lịch thành phố đảo Phú Quốc Kết quả phát triển hoạt động du lịch của Phú Quốc trong giai đoạn 2018 – 2020 đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2018, Phú Quốc đón trên 4 triệu lượt khách, tăng 35,75% so với năm 2017. Về doanh thu, Phú Quốc đạt trên 5.517 tỷ đồng (tăng 39,5%), tương ứng với 86,58% tổng thu nhập du lịch của Kiên Giang (tác giả cần lưu ý phân biệt dấu chấm và dấu phẩy trong các chữ số). Năm 2019 đạt 671.896 lượt khách tăng 22.7% và du khách nội địa năm 2019 đạt 7.3 triệu lượt khách tăng 132,8% /năm; tổng doanh thu du lịch đạt 18.595,7 tỷ đồng, đóng góp 11% GDP toàn tỉnh. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, ngành du lịch Phú Quốc bị sụt giảm nghiêm trọng về số lượt khách và doanh thu du lịch. Cụ thể, Phú Quốc chỉ đón được 2.259.559 lượt khách du lịch [9]. Bên cạnh một số thành tựu, du lịch Phú Quốc vẫn còn tồn tại một số hạn chế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chấtNguồn nhân lực du lịch ở Phú Quốc hiện nay chỉ khoảng 11.000 người chưa đáp ứng tới một nửa nhu cầu của ngành du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn đang trong giai đoạn đầu tư phát triển nên chưa có sự đồng bộ; khó khăn trong thực hiện các chương trình xúc tiến và quảng bá về tiềm năng tài nguyên du lịch đảo ngọc Phú Quốc... Nguyên nhân chính là do một số chính sách cho phát triển du lịch Phú Quốc còn nhiều bất cập; thiếu các chương trình định hướng, đào tạo nghề du lịch chất lượng cao cho người dân địa phương dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực; quy định cho đầu tư phát triển du lịch còn rườm rà, thiếu linh hoạt cho các nhà đầu tư... Vì vậy, ngành du lịch Phú Quốc cần phải hoạch định chiến lược cho phát triển du lịch đảm bảo hiệu quả, bền vững. Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 51 Bảng 2: Ma trận các yếu tố bên trong - IFE STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Có vị trí, địa lý thuận lợi 0,12 4 0,48 2 Có tài nguyên du lịch phong phú, có nhiều di tích lịch sử văn hoá tạo lợi thế phát triển du lịch 0,11 4 0,44 3 Các đầu mối giao thông quan trọng mang tính chất đối ngoại như cảnh biển quốc tế, sân bay... còn nhiều hạn chế 0,12 3 0,36 4 Trình độ nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch còn nhiều bất cập 0,08 2 0,16 5 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng được nâng cấp phát triển 0,09 3 0,27 6 Người dân Phú Quốc thân thiện, vui vẻ và mến khách 0,09 3 0,27 7 Tài nguyên du lịch Phú Quốc tương đối đa dạng, phong phú 0,09 2 0,18 8 Hoạt động Marketing, xúc tiến, quảng bá du lịch Phú Quốc còn hạn chế 0,09 2 0,18 9 Chất lượng sản phẩm du lịch tại thành phố đảo Phú Quốc còn kém 0,07 2 0,14 10 Qui hoạch phát triển ngành du lịch chưa hợp lý, còn chồng chéo, các dự án đầu tư du lịch triển khai chậm 0,08 2 0,16 11 Chính sách thu hút đầu tư vào ngành du lịch tại thành phố đảo Phú Quốc chưa hiệu quả 0,06 2 0,12 Tổng 1,00 2,76 Nguồn: Tác giả điều tra nghiên cứu 4.3. Kết quả ước lượng mô hình * Ma trận IFE Dựa trên cơ sở đánh giá của các chuyên gia và các bên liên quan về du lịch, qua ma trận đánh giá các yếu tố bên trong nhằm giúp ngành du lịch thành phố đảo Phú Quốc đánh giá lại các thông tin về các yếu tố chủ yếu liên quan đến môi trường nội bộ tác động và ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch. Qua bảng 2 với tổng điểm quan trọng là 2,76, cho thấy ngành du lịch thành phố đảo Phú Quốc đã và đang tận dụng và khai thác ở mức tốt các thế mạnh từ môi trường bên trong, hạn chế điểm yếu của mình trong việc phát triển ngành du lịch những năm qua. Bảng 3: Ma trận các yếu tố các yếu tố bên ngoài - EFE STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển bền vững 0,12 3 0,36 2 Tình hình an ninh chính trị ổn định 0,10 4 0,40 3 Chính sách ưu đãi phát triển du lịch từ cấp Trung ương và địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển 0,11 3 0,33 4 Chính phủ đặc biệt quan tâm đến đầu tư phát triển du lịch 0,10 3 0,30 5 Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng từ khách du lịch nội địa và nước ngoài 0,09 3 0,27 6 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ trên thị trường ngành du lịch 0,07 2 0,14 7 Nhiều nhà đầu tư về du lịch trong và ngoài nước quan tâm 0,09 2 0,18 8 Xu hướng phát triển du lịch của thế giới hiện nay theo hướng phát triển du lịch bền vững dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương 0,08 2 0,16 9 Thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong khu vực và trên thế giới 0,09 2 0,18 10 Công nghệ, kỹ thuật hiện đại phát triển nhằm đáp ứng sự thỏa mãn khách hàng 0,08 2 0,16 11 Vốn đầu tư của toàn xã hội cho phát triển ngành du lịch tăng mạnh 0,07 2 0,16 Tổng 1,00 2,9 Nguồn: Tác giả điều tra nghiên cứu Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 52 * Ma trận EFE: Dựa trên cơ sở đánh giá của các chuyên gia về du lịch, qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài nhằm giúp ngành du lịch thành phố đảo Phú Quốc đánh giá lại các thông tin về các yếu tố chủ yếu lên quan đến môi trường bên ngoài tác động và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch hiện nay. Qua bảng 3 với tổng điểm quan trọng là 2.9, cho thấy ngành du lịch thành phố đảo Phú Quốc phản ứng mạnh với các yếu tố từ môi trường bên ngoài trong việc tận dụng các cơ hội và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài. Qua đánh giá ảnh hưởng môi trường bên trong và bên ngoài ngành đến hoạt động của ngành, có yếu tố tạo thuận lợi (các cơ hội, điểm mạnh), có yếu tố gây khó khăn (các nguy cơ, điểm yếu) được thể hiện trên ma trận IEF, EFE được đưa lên ma trận SWOT để đề xuất các cặp kết hợp tương ứng: điểm mạnh/cơ hội, điểm mạnh/nguy cơ, điểm yếu/cơ hội, điểm yếu/nguy cơ, là cơ sở của các giải pháp chiến lược có thể lựa chọn trong ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (ma trận QSPM). Kết quả ma trận SWOT bao gồm: Chiến lược trọng tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; Chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước; Chiến lược phát triển du lịch xanh và bền vững; Chiến lược xúc tiến và quảng bá du lịch; Chiến lược khác biệt hoá kết hợp đa dạng hoá sản phẩm du lịch; Chiến lược thu hút vốn đầu tư; Chiến lược quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng; Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Sau đó, sử dụng công cụ ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) lựa chọn chiến lược thích hợp thực hiện mục tiêu dài hạn của ngành du lịch. Kết quả đã xác định được bốn chiến lƣược mà ngành du lịch Phú Quốc nên ưu tiên thực hiện, bao gồm: Chiến lược đầu tư trọng tâm cho phát triển các sản phẩm và cơ sở hạ tầng du lịch; Chiến lược khác biệt hoá kết hợp đa dạng hoá sản phẩm du lịch; Chiến lược phát triển du lịch xanh và bền vững; Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 4.4. Giải pháp cho chiến lược phát triển ngành du lịch thành phố đảo Phú Quốc Giải pháp thực hiện chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm và cơ sở hạ tầng du lịch. Xây dựng sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch Phú Quốc như ấn phẩm giới thiệu về văn hóa, lịch sử, các chương trình du lịch... Đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, đồng bộ. Đầu tư đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn có sức cạnh tranh cao. Đầu tư khai thác đi đôi với bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên, cải thiện môi trường du lịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài. Tích cực thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch. Du lịch Phú Quốc cần thiết phải có chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao. Để thực hiện được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch, trong đó, ưu tiên đầu tư chuyên sâu nghề cho đội ngũ lao động bằng nhiều hình thức ở trong và ngoài nước; thu hút các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia đào tạo; tiếp tục đào tạo kỹ năng cho đội ngũ thẩm định viên, giám sát viên, đào tạo viên và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong đào tạo du lịch. Giải pháp thực hiện khác biệt và đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Khai thác triệt để các giá trị tài nguyên du lịch biển là thế mạnh của thành phố đảo, từ đó thiết kế chương trình du lịch với các loại hình và thời gian khác nhau phục vụ cho mọi đối tượng khách du lịch, làm phong phú đa dạng các sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh kinh tế đêm, phát triển làng nghề truyền thống. Phú Quốc tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển kinh tế đêm, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, có sức cạnh tranh cao của Phú Quốc. Giải pháp phát triển du lịch xanh và bền vững. Tiếp tục tạo điều kiện cho các công ty tổ chức các sản phẩm du lịch xanh, các tour chuyên đề với mục tiêu kết hợp du lịch với hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó, du khách giữ vai trò chủ đạo đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực như trồng cây gây rừng, nhặt rác trên bãi biển, phát túi nilon tự hủy, Để thực hiện tốt việc phát triển du lịch xanh, bền vững tại huyện đảo Phú Quốc, cần chú trọng nâng cao sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trong Tỉnh và địa phương để xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng bền vững. Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 53 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, nơi có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần đưa kinh tế thành phố đảo phát triển, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế văn hóa với các tỉnh thành trong khu vực. Bên cạnh những lợi thế sẵn có, những tiềm năng còn ẩn chứa cần được phát hiện để thúc đẩy du lịch Phú Quốc phát triển bền vững. Không ngừng nghiên cứu phát huy những mặt mạnh và kịp thời khắc phục những mặt hạn chế, bởi vì hiện nay ngành du lịch của thành phố chưa thật sự hoàn thiện, còn nhiều điều khó khăn, thiếu sót bởi những mặt hạn chế về dịch vụ du lịch, trình độ hướng dẫn viên,... Do vậy, để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Phú Quốc phát triển ngang tầm một thành phố đảo du lịch hiện đại, thực sự là “Điểm đến du lịch An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” đòi hỏi ngành du lịch thành phố cần sáng tạo, đổi mới hơn trong việc hoạch định và lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Nghiên cứu đã xây dựng được các chiến lược dựa trên cơ sở những thông tin từ phân tích môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài của ngành du lịch. Sử dụng công cụ ma trận SWOT) hình thành các chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Nghiên cứu cũng đã sử dụng công cụ ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược thích hợp thực hiện mục tiêu dài hạn của du lịch Phú Quốc. Kết quả đã xác định được bốn chiến lược mà ngành du lịch nên ưu tiên thực hiện, bao gồm chiến lược đầu tư trọng tâm cho phát triển các sản phẩm và cơ sở hạ tầng du lịch; khác biệt hoá kết hợp đa dạng hoá sản phẩm du lịch; phát triển du lịch xanh và bền vững; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Alfred D. Chandler. (1962). Strategy and structure chapter in the history of the American enterprise. Cambridge, Massachusettes, MIT Press, [2]. Báo cáo phát triển du lịch các tỉnh Tây Nam Bộ năm 2019. [3]. Cơ quan du lịch Thái Lan. (2019). Số liệu thống kê năm 2019. Nguồn: [4]. Fred R. David & ct. (2003). Khái niệm về quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Thống kê. [5]. Đinh Kiệm (2013). Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải nam trung bộ đến năm 2020, Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [6]. Thanh Lê. (2012). Du lịch xanh: Chìa khóa của du lịch bền vững. Nguồn truy cập ngày 15/01/2017. [7]. Phạm Trung Lương. (2015). Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hội thảo “Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, ngày 12/11/2015, Hà Nội. [8]. Michael E. Porter. (2010). Competitive Strategy, New York, USA. [9]. Khoa Nam - Như Bình. (2019). Phú Quốc thiếu gay gắt nhân lực du lịch. Nguồn:https://tuoitre.vn/phu- quoc-thieu-gay-gat-nhan-luc-du-lich-20191111080823418.html, truy cập ngày 23/12/2019. [10]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu. Quy hoạch phát triển du lịch Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bạc Liêu. [11]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang. Báo cáo tổng kết năm 2018, 2019, 2020. [12]. Nguyễn Thế. (2019). Huy động nguồn lực thu gom, xử lý rác thải tại huyện đảo Phú Quốc. [13]. Tổng cục Du lịch Việt Nam. (2019). Số liệu thống kê năm 2019. Nguồn: https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/cat/12. [14] Phong Vân. (2019). Phú Quốc - Kiên Giang đang là điểm sáng của ngành Du lịch Việt Nam. Nguồn: 19686.html, truy cập ngày 12/12/2020. Thông tin tác giả: 1. Nguyễn Danh Nam - Đơn vị công tác: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - Địa chỉ email: ndnam@hunre.edu.vn 2. Uông Thị Ngọc Lan - Đơn vị công tác: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - Địa chỉ email: Uongngoclan98@gmail.com Ngày nhận bài: 18/12/2020 Ngày nhận bản sửa: 25/12/2020 Ngày duyệt đăng: 30/12/2020
File đính kèm:
- hoach_dinh_chien_luoc_phat_trien_du_lich_thanh_pho_dao_phu_q.pdf