Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh

Trong nền chung của văn hóa thế giới, hình ảnh con gà hàm chứa

những ý nghĩa tâm linh sâu xa, biểu tượng cho mặt trời, khí dương, sự mạnh mẽ, phát

triển và phồn thịnh. Đồng thời, nó cũng là trung gian giữa thần linh và con người, có

nhiều khả năng gắn với ma thuật như diệt trừ các thế lực của đêm tối, dẫn dắt linh hồn

và khả năng tiên tri. Có lẽ, do gần gũi với con người và có những phẩm chất mà con

người yêu mến nên hình ảnh con gà biểu hiện trong văn hóa tâm linh khá đa dạng ở

từng quốc gia, tộc người. Ở Việt Nam, mặc dù hình ảnh con gà tiếp thu nhiều triết lý

Trung Hoa, Ấn Độ, nhưng lại được biểu hiện một cách hồn nhiên, phóng khoáng và hòa

đồng, gần gũi với tâm thức dân gian người Việt.

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 1

Trang 1

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 2

Trang 2

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 3

Trang 3

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 4

Trang 4

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 5

Trang 5

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 6

Trang 6

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 7

Trang 7

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 8

Trang 8

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5500
Bạn đang xem tài liệu "Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh
 a n . 
con gà trống cũng được dùng để đoán định một cuộc hôn nhân, nếu có nhiều dấu hiệu 
không tốt thì đám cưới sẽ bị hủy. Người La Mã cổ đại tin rằng gà trống có mối liên kết 
với thần Mercury, người đưa tin của các vị thần, cũng là người chịu trách nhiệm đưa các 
linh hồn người chết về thế giới bên kia. Khi cần hỏi về một việc có được thần linh chấp 
thuận hay không, các thầy bói viện đến “gà thiêng” (trước đó được lựa chọn và chăm 
sóc cẩn thận theo một cách riêng), nếu khi thả lồng gà chịu ăn thức ăn thì đó là điềm tốt, 
được thần linh chấp thuận. Còn nếu gà không chịu ăn, thậm chí không chịu ra khỏi lồng 
hoặc tìm cách bay đi tức là thần linh đang nổi giận, nếu tiến hành sẽ thất bại9. Về sự linh 
nghiệm của phép bói toán này, một số tài liệu cho biết, trong cuộc chiến tranh Punic 
(thế kỷ III TCN), quân La Mã đã liên tiếp thua 3 trận. Năm 249 TCN, trước trận chiến 
Drepana, vị tướng La Mã là Publius Claudius Pulche đã dùng cách trên để hỏi ý kiến 
các thần linh, tuy nhiên các con “gà thiêng” đã không chịu ăn. Claudius tức giận ném gà 
xuống biển. Kết quả trận chiến, ông bại trận thảm hại dưới tay người Carthago. Khi trở 
về Roma, Claudius đã bị xử tội bất kính và chịu hình phạt nặng nề vì đã phớt lờ ý chí 
của các vị thần (được truyền bảo qua gà thiêng)10.
 Ở hầu hết các dân tộc Đông Nam Á, trong những dịp cần báo cáo với thần linh về 
việc trần thế (lấy vợ, gả chồng, làm ma cho người chết, lễ T ết.), hoặc cần chuyển tải 
mong ước của mình đến thần linh, người ta thường cúng gà bởi gà có khả năng dẫn linh 
hồn đến với thế giới của thần linh. Trong đám cưới của người Mông ở Cao Bằng, khi 
đưa dâu về nhà chồng phải mang theo một đôi gà để gọi hồn cho cô dâu. Tại nhà trai, 
người ta cũng dùng gà trống để làm nghi lễ gọi hồn tổ tiên và tất cả các loại ma nhà, ma 
cửa, ma bếp lò ., báo cáo gia đình có nhân khẩu mới. Nếu không tiến hành nghi thức 
này, người con dâu mãi mãi sẽ không được tổ tiên, thần linh công nhận. Những con gà 
cúng sau đó được thả đi để nuôi, không ai được ăn thịt, nói lên mong ước cuộc sống 
cũng như hạnh phúc của đôi trẻ được trường tồn. Vào ngày đầu năm mới, người Mông
8 Theo Tư liệu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
9 Rosster (https://en.wikipedia.org/wiki/Rooster)
10 The First Punic War (264-241 BC)
(
 75
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
mổ gà cúng thần linh và tổ tiên, lấy lông gà buộc thành nhúm rồi nhúng vào tiết gà, dán 
lên bàn thờ. Mỗi năm, vào dịp Tết, lông gà trên bàn thờ lại được thay một lần. Họ tin 
rằng, làm như vậy, tổ tiên mới có thể xuống trần gian để phù hộ cho con cháu, mang lại 
hạnh phúc và may mắn. Ngay cả khi bị ốm, con gà cũng có vai trò tâm linh quan trọng. 
Người Mông quan niệm, con người luôn có hai phần: linh hồn và thể xác. Khi một đứa 
trẻ bị ốm, ấy là lúc phần hồn bị đi lạc, lang thang đâu đó. Bởi vậy, phải có con gà đưa 
đường chỉ lối, đi gọi hồn về lúc đó mọi bệnh tật sẽ biến mất.
 Khi chết đi, linh hồn cần con gà dẫn đường để đi đến thế giới bên kia mà không 
lầm đường lạc lối. Gà trống cùng với chó và ngựa, là những con vật dẫn hồn cho người 
chết trong các tang lễ của người Đức xưa kia11. Trong tường một số ngôi mộ cổ thời 
Kofun ở Nhật Bản (thế kỷ III - VI), người ta tìm thấy những hình con gà đậu ở đầu 
chiếc thuyền chở linh hồn người chết để dẫn đường. Nghi lễ cúng gà trong tang lễ để 
dẫn hồn người chết thể hiện khác nhau trong từng tộc người, nhưng đều theo nguyên lý 
chung: nối con gà với người chết và thầy cúng để thầy cúng làm phép cho linh hồn được 
dẫn lối. Đối với người Mông ở Cao Bằng được tiến hành bằng cách thầy cúng đặt con 
gà vào tay người chết. Trong đám ma của một số cộng đồng người Thái, Mường, quan 
tài người chết khi còn để trong nhà được nối với con gà ở bên ngoài bằng một sợi dây 
vắt qua cửa sổ. Thầy cúng sẽ làm phép để linh hồn người chết nhập vào con gà, rồi thả 
con gà chạy vào rừng cõng theo linh hồn người quá cố, để họ về được thế giới bên kia 
yên ổn. Khi một số dân tộc Tây Nguyên làm lễ bỏ mả, người ta cũng dùng một con gà 
để cúng trước mộ người chết rồi thả vào rừng, với hàm ý con gà hãy dẫn theo linh hồn 
người chết về thế giới bên kia, không quay trở lại quấy nhiễu người sống. Trong lễ hội 
đâm trâu của người Cơ - tu, có nghi thức sau khi đâm trâu xong, già làng cắt đuôi trâu 
và lấy một con gà tung lên cái ổ được đan bằng tre có hình cái phễu trên cột x'nur. Ở 
đây, cột x'nur có chức năng là trục vũ trụ, nối tầng trời và tầng đất, trên đỉnh cột được 
trang trí bằng bông tre tượng cho tầng trời. Con gà trong trường hợp này trở thành con 
vật dẫn linh hồn trâu về với Giàng, và chở theo nó là những ước vọng về một cuộc sống 
sung túc, no đủ của dân làng.
 Theo quan niệm của người xưa, hình ảnh gà trống chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt 
đẹp. Gà trống gắn với sự cương trực, mạnh mẽ, có tướng mạo quân tử và được cho là có 
5 đức lớn: Văn (đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp), Võ (chân cứng, có cựa 
nhọn), Dũng (thấy đối thủ là xông vào), Nhân (thấy thức ăn liền gọi đồng loại); Tín 
(đúng giờ là cất tiếng gáy). Chính vì vậy, con gà rất được coi trọng. Sách “Thái sử công 
ký” của Trung Hoa có câu “Ninh vi kê khẩu, vô vi ngưu hậu” (Thà làm mỏ gà không
11 Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2014), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, tr. 342
76
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
làm đít trâu). Ở Việt Nam, trong lời “Hậu tự” sách “Lĩnh Nam chích quái” của Vũ 
Quỳnh, Kiều Phú ghi lại cái ý đấy: “Thà làm đầu gà còn hơn làm đít trâu”12. Ca dao 
Việt Nam nhắc đến gà trống với mối liên hệ đến Chu Công:
 Trên đầu đội sắc vua ban 
 Dưới thời yếm thắm sắc vàng sum xuê 
 Chu Công đức sáng mọi bề 
 Thức khuya dậy sớm vẳng nghe tiếng gà
 Đối với đạo Hồi, gà trống trắng được dành cho một sự ngưỡng mộ vô song. Nhà 
tiên chi Mohammad đã nói: “Gà trống trắng là bạn của ta; nó là kẻ thù của kẻ thù của 
Thượng đế...”, được gán cho những kích thước vũ trụ “Trong những vật Thượng đế tạo 
ra, có mỗi gà trống là mào ở dưới Ngai Chúa, móng đạp đất hạ giới, cánh vỗ trong 
không trung” và “Tiếng gáy của nó chỉ báo sự có mặt của thiên thần”13. Gà trống cũng 
là một trong biểu hiện của Chúa Kitô, gắn với ánh sáng, trí tuệ và sự phục sinh của 
Chúa. Chính vì thế, hình gà trống được đặt trên chóp tháp và gác chuông của nhà thờ, 
mượn hiện thực là gà trống gọi mặt trời để chỉ ánh sáng cứu rỗi chiếu rọi khắp thế gian, 
xua tan đêm tối mênh mông.
 Vì gà trống gáy gọi mặt trời nên chính nó cũng trở thành hiện thân của mặt trời, 
của dương khí, sức sống và phồn thịnh. Biểu tượng con gà trống Gô - loa gắn với niềm 
tự hào về sự kiêu hãnh, dũng cảm và sức mạnh của người Pháp. Trong hội họa truyền 
thống phương Đông, gà trống là một đề tài phổ biến gợi về những điều tốt đẹp. Chỉ 
trong một dòng tranh Đông Hồ của Việt Nam, con gà đã xuất hiện với chủ đề khá phong 
phú. Bộ Đại cát - Nghinh xuân với hai bức tranh gà trống đang đứng trong tư thế chân 
co, chân duỗi, cánh xòe ra như đang trong tư thế gáy sáng gọi mặt trời, gọi mùa xuân và 
phúc lành đến với con người. Cũng với con gà trong tư thế ấy, nhưng một bộ tranh khác 
lại đề các chữ ngũ canh hòa dạ xướng (đêm gáy đều 5 canh) và nhật minh tam tác thụy 
(ngày mang tới 3 điều lành). Tranh Vinh hoa thể hiện một bé trai mũm mĩm ôm gà trống 
với ước mong một tương lai vinh hiển sẽ đến. Tranh gà đàn gắn với ước vọng sum vầy, 
sung túc. Trong các bức tranh gà, người ta cũng thấy xuất hiện hoa cúc theo môtíp kê - 
cúc của hội họa phương Đông. Ở đây, các bông cúc được thể hiện dưới dạng mãn khai, 
tượng cho mặt trời đang chiếu ánh sáng rực rỡ xuống nhân gian.
 Trong ngũ hành, con gà gắn với hành Kim nên người ta hay phiên sang ý nghĩa 
của nó gắn với tài lộc, đem lại may mắn cho gia chủ. Tại nhà của các thương nhân
12 Dẫn theo Đinh Công Vĩ (2005), Tản mạn chuyện gà trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, Tạp chí 
Nghiên cứu Trung Quốc, số 1 (59) năm 2005, tr. 56.
13 Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2014), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, tr. 343.
 77
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
thường đặt những chiếc đĩa hoặc cổ vật có hình gà trống như một sự khẳng định uy tín 
của mình trong công việc và mưu cầu sự thành công “đánh đâu thắng đó” (như gà mổ 
thóc bách phát bách trúng). Trong doanh nghiệp, gà trống có khả năng thúc đẩy sự 
nghiệp phát triển vì gà trống gáy vào buổi sáng và vui mừng chào đón ngày mới mang 
hàm nghĩa nó có thể thoát khỏi những điều xấu bằng cách thông báo sự xuất hiện của 
mặt trời. Bên cạnh đó, con gà trống, với tư thế vương giả của chúng, cũng được cho là 
rất tốt cho các nhà lãnh đạo.
 Có thể nói, chọi gà là một trong những trò thi đấu lâu đời nhất trên thế giới, xuất 
hiện ở Ân Độ, Trung Quốc, Ba Tư, Đông Nam Á và các nước phương Đông khác sau 
đó lan sang châu Âu. Ý nghĩa của nó không chỉ là một trò giải trí mà còn gắn với những 
nghi thức tâm linh, phổ biến gợi lên sự chuyển động của mặt trời, lặn rồi mọc tạo nên 
chu kỳ tuần hoàn vĩnh cửu của vũ trụ, ban phát ánh sáng cho trần gian, đồng thời gắn 
với sự cải tạo, tái sinh và phát triển. Trong cộng đồng người Miêu ở Nam Trung Quốc, 
con gà được bọc trong vải đỏ đem đến tế lễ thần linh trước rồi mới tiến hành thi đấu. 
Người dân cũng bắt chước những động tác của con gà trong trò này để tạo thành những 
điệu múa đặc trưng. Ở Bali (Indonesia), trò chọi gà lại gắn với nghi thức hiến tế và 
thanh lọc. Trong đó, cuộc chọi gà diễn ra khốc liệt và kết quả bao giờ cũng có đổ máu, 
người dân ở đây quan niệm rằng, máu của kẻ thua cuộc tràn trên mặt đất dâng cúng cho 
những linh hồn ma quỷ, thanh lọc đất đai để hạnh phúc ở lại với trần gian.
 Tuy nhiên, có một số trường hợp, hình ảnh con gà lại mang ý nghĩa tiêu cực. 
Trong Phật giáo Tây Tạng, gà trống xuất hiện ở vòng tròn trung tâm của bánh xe luân 
hồi cùng với lợn và rắn như ba tính xấu của con người: con lợn biểu thị vô minh hay si 
mê, con rắn biểu thị sân hận và con gà trống biểu thị tham dục. Người ta còn thấy thêm 
chi tiết: con heo cắn đuôi con rắn, con rắn cắn đuôi con gà, và con gà thì lại cắn đuôi 
con heo, sự tham dục và si hận bắt nguồn từ vô minh tiên khởi và đều thúc đẩy nhau tạo 
ra nghiệp. Ở châu Âu, con gà trống cũng được gắn với nộ khí, những ý muốn quá đáng,
ngang ngược'1 . 14 .
 Hình ảnh con gà xuất hiện sớm nhất trong văn hóa Việt Nam có lẽ trong truyện 
Sơn Tinh - Thủy Tinh với lễ vật thách cưới của vua Hùng: voi chín ngà, gà chín cựa, 
ngựa chín hồng mao. Có lẽ, đây là một hình ảnh về con gà vừa cao quý, vừa lãng mạn 
và đầy sáng tạo của riêng dân tộc Việt Nam. Ở đây, con gà cùng với ngựa, voi được gán 
với sức mạnh thần thánh vô song (số chín tượng cho số nhiều), đẩy lùi sự tàn phá của lũ 
lụt để cư dân Việt khai phá đồng bằng châu thổ, gặt hái mùa màng tốt tươi. Sau đó, con 14
14 Bách khoa tri thức phổ thông (
633372834895515000/Con-vat-voi-cac-bieu-tuong/Ga-Trong.htm)
78
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
gà được bồi đắp thêm nhiều ý nghĩa mới thể hiện sự phát triển trong nhận thức của 
người Việt. Trong truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa có nhắc đến con 
gà trống trắng sống lâu ngàn năm, hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Khi An 
Dương Vương xây thành, ban ngày đắp được bao nhiêu thì ban đêm đều bị yêu ma phá 
hết. Trước tình cảnh ấy, trời cho các tiên nữ xuống gánh đất giúp An Dương Vương 
nhưng yêu quái tinh ma, mới nửa đêm đã gáy rộn khiến tiên nữ ngỡ là trời đã sáng, phải 
trở về nên đổ vội những gánh đất dở dang, vung vãi nhiều nơi. Do vậy, mãi mà thành 
vẫn không xây được15. Ở đây, con gà trống trắng đóng vai trò là thế lực tiêu cực trái với 
những nhận thức của người Việt thời sau về con gà. Cần có một sự nghiên cứu riêng để 
làm rõ hơn vấn đề này. Tuy nhiên, trong Lĩnh Nam chích quái bình giải của Nguyễn 
Hữu Vinh - Trần Đình Hoành (2010), các tác giả cho rằng con vua Hùng thứ 18 đã 
thành tinh khí trong núi Thất Diệu muốn báo thù, con gà trống trắng sống lâu ngàn năm 
là biểu tượng của những thế lực cũ, luôn lên tiếng “gáy” để phá hoại nhà nước mới được 
thành lập của Thục Phán. Nếu hiểu như vậy, các tiên nữ trong truyện này là đại diện cho 
các thế lực mới, tiến bộ, và câu chuyện mang màu sắc của những vận động xã hội trong 
buổi đầu nhà nước Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam. Người viết xin nêu cách lý giải đó 
trong bài viết này để cùng bàn luận.
 Trong nghệ thuật chạm khắc dân gian Việt Nam, con gà xuất hiện ở nhiều đình 
làng với hình ảnh phổ biến gắn với trò chọi gà. Tại đình An Hòa (Thanh Liêm, Hà 
Nam), đình Hoàng Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) hay đình Thượng Phú (Hà Trung, Thanh 
Hóa) có hình ảnh người ôm gà chọi. Trong đó, người nghệ nhân dân gian dường như 
không quan tâm đến tỷ lệ, khiến cho con gà có kích thước to bằng, thậm chí hơn con 
người, tạo nên một vẻ đẹp hồn nhiên, phóng khoáng. Bức chạm tại đình An Hòa còn 
gắn với các hình ảnh mang tính chất biểu tượng. Hai phù choang, một bên chạm hình 
hoa cúc nhỏ, một bên chạm hình mặt trời với tia sáng tỏa xung quanh gợi sự liên tưởng 
đồng nhất hoa cúc với mặt trời. Ở trung tâm bức chạm có hình nửa bông cúc to ở trên, 
nửa bông cúc nhỏ ở dưới, tạo không gian thiêng trong cuộc chọi gà này, mà trong một 
suy nghĩ đột ngột chúng tôi ngờ rằng đó là sự vận động của mặt trời trong không gian 
thiêng, còn con người đưa vào đấy chỉ là sự trần gian hóa sự vận động của nguồn phát 
sáng. Ở đình Trùng Hạ (Gia Viễn, Ninh Bình) và đền thờ Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc, 
Thanh Hóa) có bức chạm hình con gà nằm giữa hình mặt trời, bên ngoài có nhiều đao 
lửa, cho phép ta nghĩ rằng con gà đã được đồng nhất với mặt trời. Hình con gà 3 chân ở 
đình Trùng Hạ được các tài liệu của Trung Hoa cho biết đó là kim ô - con quạ 3 chân
15 Theo ghi chép của Nguyễn Vinh Phúc trong Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc 
- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, năm 2000, tr. 772 - 773.
 79
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
sống trên mặt trời và là hiện thân của mặt trời. Nhưng chúng tôi ngờ rằng, người nông 
dân Việt đã lấy tích từ hình tượng Trung Hoa để gán ghép cho con gà, để hình ảnh ở 
đình Trùng Hạ mang dáng dấp một con gà rất rõ nét.
 Chỉ qua một vài nét hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh chúng ta như thấy 
rằng còn quá nhiều ẩn số trong di sản văn hóa của cha ông cần giải mã. Và bằng một số 
tư liệu thu thập được về con gà, với những ý nghĩa tốt đẹp mà nó ẩn chứa, xin gửi tới 
bạn đọc một năm Dậu đại cát, muôn sự tốt lành.
 THE IMAGE OF CHICKEN IN VIETNAMESE SPIRITUAL
 CULTURE
 Le Thi Thao, Ph.D
 Abstract: In the world culture, chicken presents the spiritual significance, the 
symbol of the sun, the rapid development and the prosperity. Simultaneously, it is also a 
bridge linking the gods and the human and likely associated with the magic to eliminate 
the forces of darkness and control the souls and the ability of prophecy. Being close to 
the human’s life and having the good qualities that people love, the image of a chicken 
expresses o f different spiritual cultures among many countries in the world.
 Key words: chicken, spiritual culture, symbol.
80

File đính kèm:

  • pdfhinh_anh_con_ga_trong_van_hoa_tam_linh.pdf