Hiện trạng và giải pháp phát triển giá trị văn hóa của người Khmer trong hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh
TÓM TẮT
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển giá trị văn hóa
của người Khmer trong hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh. Dữ liệu khảo sát 200 khách du
lịch để phân tích thực trạng, thuận lợi và khó khăn đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy Trà Vinh được đánh giá ở mức phát triển trung bình về lễ hội; di tích
chùa; ẩm thực trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn như bảo tồn giá
trị văn hóa; cơ sở vật chất; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Từ kết quả nghiên cứu, tác
giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giá trị văn hóa của người Khmer: Phát triển sản
phẩm; quảng bá; hợp tác; nguồn nhân lực; nguồn vốn và môi trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và giải pháp phát triển giá trị văn hóa của người Khmer trong hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh
du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng Homestay, du lịch danh lam thắng cảnh của du lịch Trà Vinh; đi kèm các thông tin cần thiết như khách sạn, nhà hàng, hệ thống điểm tham quan, điểm vui chơi, giải trí. Chủ động xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch và chương trình xúc tiến du lịch văn hóa người Khmer thông qua các hoạt động như thường xuyên tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư, du lịch nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút các tập đoàn lớn đa quốc gia. Đề ra các phương hướng hoạt động phù hợp và đổi mới nhằm đạt hiệu quả trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa người Khmer của tỉnh Trà Vinh như: thực hiện tuyên truyền quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch văn hóa người Khmer tỉnh Trà Vinh qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tập san); thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch; tham gia xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước. 4.3. Giải pháp về hợp tác Hợp tác để phát triển du lịch văn hóa người Khmer dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, lợi ích hài hòa, trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh đặc thù của từng địa phương và toàn vùng, đặt lợi ích địa phương trong lợi ích tổng thể của cả vùng, thực hiện nhất quán theo định hướng phát triển du lịch chung của vùng. Hợp tác có sự ưu tiên trong từng giai đoạn với mục tiêu, nội dung liên kết thông qua xây dựng các chính sách, chương trình, dự án cụ thể. Thực tiễn đã khẳng định rằng, mỗi khi làm tốt sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch, tất nhiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như các nguồn lực khác trong phát triển du lịch. Qua đó, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan, tạo cơ hội thu hút được các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch đến với mỗi địa phương và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Chú trọng và có sự đầu tư hơn nữa đối với công tác nghiên cứu, khảo sát định kỳ để có những dự báo phù hợp và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của du lịch văn hóa người Khmer ở Trà Vinh. Tạo cầu nối liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng được xem như kênh thông tin hiệu quả để giới thiệu du lịch Trà Vinh, đến với các du khách trong và ngoài nước. 4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực Đẩy mạnh hợp tác đào tạo bằng nhiều hình thức, liên kết các cơ sở đào tạo chuyên ngành trong vùng, khai thác Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 149 nguồn lực giảng viên có trình độ, kinh nghiệm; nâng cấp cơ sở vật chất; trao đổi giáo trình, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy để phát triển nhân lực trình độ cao ngành du lịch cho toàn vùng. Cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo để đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn cho hoạt động du lịch văn hóa người Khmer ở Trà Vinh; tập trung liên kết, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường. Tỉnh Trà Vinh cũng cần có chính sách khuyến khích bổ sung nguồn nhân lực trong du lịch, đặc biệt loại hình du lịch văn hóa người Khmer với sự tham gia của chính người Khmer vào làm việc. 4.5. Giải pháp về nguồn vốn Thu hút đầu tư nước ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong du lịch văn hóa Khmer và môi trường. Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia tham gia vào đầu tư, phát triển các công trình, dịch vụ du lịch. Trên cơ sở hệ thống luật pháp và điều kiện thực tế của từng địa phương trong vùng cần có những chính sách ưu đãi phát triển du lịch văn hóa người Khmer nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư vốn, kỹ thuật dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, kinh doanh phát triển du lịch theo quy hoạch đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư vào du lịch văn hóa người Khmer ở Trà Vinh. 4.6. Giải pháp về môi trường Cần tăng cường đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến cuộc sống, về phát triển bền vững nhằm có được những nỗ lực chung trong việc bảo đảm môi trường cho hoạt động du lịch văn hóa người Khmer ở Trà Vinh. Ngăn ngừa suy thoái các tài nguyên du lịch và cảnh quan, hỗ trợ phát triển du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa người Khmer và môi trường sinh thái quanh khu du lịch văn hóa Khmer. Xây dựng quy hoạch môi trường du lịch các vùng, khu vực, địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch, ưu tiên nghiên cứu các dự án du lịch văn hóa người Khmer. Tổ chức nghiên cứu đánh giá môi trường các dự án phát triển du lịch và dịch vụ ở những vùng nhạy cảm, đặc biệt những vùng dễ bị tổn thương và giới hạn về nguồn tài nguyên du lịch văn hóa người Khmer. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Để hội nhập vào nền du lịch toàn cầu hiện nay, Trà Vinh phải xây dựng cho mình chiến lược để phát triển du lịch, đồng thời công tác phát triển du lịch văn hóa người Khmer đóng vai trò là động Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 150 lực vô cùng quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi cho ngành du lịch. Điều đó không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ các di sản văn hoá truyền thống bao gồm các loại hình văn hoá nghệ thuật như: Hội họa, kiến trúc, sân khấu, thơ ca, âm nhạc cổ truyền, truyện kể dân gian, hoạt động lễ hội phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay và để xây dựng nếp sống văn minh phù hợp với thời kỳ mới của đất nước. Trà Vinh cần tận dụng và khai thác triệt để các giá trị văn hóa của người Khmer đưa vào đẩy mạnh phát triển du lịch mang lại nguồn lợi và doanh thu cho tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là người Khmer. Việc phát triển giá trị văn hóa người Khmer trong hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh thúc đẩy ngành du lịch tỉnh phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển tạo sự liên kết cho ngành du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, của cả nước góp phần làm giàu đẹp thêm cho ngành du lịch Việt Nam. 5.2. Khuyến nghị 5.2.1. Khuyến nghị đối với UBND tỉnh Trà Vinh UBND tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng Khmer tại địa phương. Cụ thể hóa các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đối với doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động du lịch văn hóa người Khmer và cơ chế chính sách đối với nguồn nhân lực đã – đang – sẽ tham gia vào lĩnh vực phát triển giá trị văn hóa người Khmer trong hoạt động du lịch của tỉnh. Nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân có các hành vi làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Du lịch Trà Vinh. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào người Khmer về văn hóa và nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; phát huy tinh thần chủ động, tích cực nỗ lực của đồng bào và vai trò tự quản của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình. Chú trọng chính sách đãi ngộ đối với các bậc cao niên ở vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống để khai thác vốn tài liệu về các giá trị văn hóa truyền thống qua các thế hệ, đồng thời hạn chế những hủ tục lạc hậu như: ăn uống dài ngày, nghi thức cúng tế huyền bí. giúp cho các giá trị văn hóa không bị mai một và biến chất. Đặc biệt, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho con em đồng bào người Khmer nhằm góp phần gìn giữ và phát huy tốt những giá trị truyền thống của dân tộc qua các thế hệ. 5.2.2. Khuyến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Nghiên cứu và áp dụng tốt các văn bản quy phạm pháp luật vào công tác Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 151 tham mưu cho UBND và các cấp lãnh đạo thực hiện tốt quy hoạch, xây dựng định hướng, chiến lược phát triển du lịch văn hóa Khmer phù hợp với điều kiện, tiềm năng và định hướng phát triển chung của tỉnh, của khu vực và cả nước. Tổ chức điều tra, đánh giá tiềm năng các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Khmer để đưa vào khai thác phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Tăng cường công tác liên kết, mời gọi đầu tư vào các dự án đã được phê duyệt, đặc biệt là dự án Làng văn hóa – du lịch Khmer Trà Vinh một điểm sáng và là hướng đi phù hợp trong định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, cần có sự lựa chọn các chủ đầu tư phù hợp, có chuyên môn, có tâm huyết với mục tiêu phát triển bền vững trong du lịch. 5.2.3. Khuyến nghị đối với cộng đồng địa phương Cộng đồng địa phương cần: Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động du lịch văn hóa dân tộc Khmer khi có cơ quan, Nhà nước, các tổ chức kêu gọi. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, giới thiệu về loại hình du lịch cộng đồng Khmer được các cơ quan chức năng tổ chức. Tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư để phát triển giá trị văn hóa Khmer trong hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh. Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa người Khmer cũng như những bất lợi của việc phát triển du lịch văn hóa dân tộc không theo quy hoạch. Chủ động nghiên cứu các văn bản và hiểu rõ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; đồng thời, tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, hướng dẫn viên du lịch, quà lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, khi nhận thấy có khả năng tham gia và thực hiện tốt. 5.2.4. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp du lịch Doanh nghiệp du lịch trong tỉnh cần tiến hành khảo sát, xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hóa Khmer đưa vào chương trình tour du lịch. Thăm dò, khảo sát nhu cầu của các đối tượng du khách, những mong muốn của du khách về các sản phẩm, dịch vụ du lịch; từ đó, hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng địa phương về cách thức, phương tiện, kinh nghiệm và kiến thức tạo ra các dịch vụ phù hợp và chất lượng. Khi thực hiện khai thác các hoạt động du lịch cần chú ý quan tâm đến phân phối lợi ích công bằng giữa các bên tham gia (đặc biệt là lợi ích của cộng đồng địa phương); không nên khai thác quá ồ ạt trong giai đoạn đầu để hưởng lợi mà quên đi công tác tôn tạo, đầu tư chi phí tu dưỡng bảo trì các tài nguyên văn hóa; cần quan tâm đến yếu tố sức chứa. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị xâm nhập và phá vỡ nếu vượt qua giới hạn của sức chứa, đặc biệt, quan tâm chú ý đến cảm nhận của cộng đồng địa phương, những mặt tích cực và tiêu cực Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 152 sẽ ảnh hưởng như thế nào lên cuộc sống, tinh thần của người dân. 5.1.5. Khuyến nghị đối với khách du lịch Khách du lịch khi tham gia trải nghiệm tại làng cũng như các điểm du lịch khác của người Khmer cần có ý thức tôn trọng, giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng người dân địa phương. Không nên có thái độ khinh thường, chê bai khi cảm thấy không hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ tại địa phương. Không nên có những hành động làm ảnh hưởng đến cuộc sống, môi trường văn hóa bản địa của dân tộc Khmer. Có ý thức bảo vệ môi trường sống, môi trường văn hóa dân tộc Khmer nơi tham quan du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Biển, 2019. Trà Vinh khai thác văn hóa Khmer để phát triển du lịch, tại địa chỉ: https://baocantho.com.vn/tra-vinh-khai- thac-van-hoa-khmer-de-phat-trien-du- lich-a116157.html, ngày truy cập 24/7/2020. 2. Nguyễn Đình Chiểu, Sơn Ngọc Khánh, 2016. Du lịch Văn hóa Khmer Trà Vinh. Tạp chí khoa học, trường đại học Trà Vinh (Số 21), tr 33 – 41. 3. Nguyễn Đình Chiểu, Thạch Thị Rọ Mu Ni, 2017. Văn hóa ẩm thực và trang phục của người Khmer Nam Bộ. NXB Trường đại học Trà Vinh, 75 trang. 4. Dulichtravinh.com.vn, 2018. Khám phá bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer ở Trà Vinh, tại địa chỉ: https://truyenhinhdulich.vn/van- hoa/kham-pha-bao-tang-van-hoa-dan- toc-khmer-o-tra-vinh-671.html, truy cập 15:49 - 22/11/2018. 5. Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên), Lương Minh Hinh, Vũ Thống Nhất, Huỳnh Công Tín, 2011. Văn hóa Khmer Nam bộ, nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB chính trị Quốc Gia, 328 trang. 6. Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2019. Bảo tồn, phát huy các giá trị duy sản văn hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh. NXB Nông Nghiệp. 7. Trường Lưu, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Huỳnh Ngọc Tráng, Thạch Voi, Lê Vân, 1993. Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng Sông Cửu Long. NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 344 trang. 8. Quốc hội, 2017. Luật Du lịch 2017. Luật số 09/2017/QH14. 9. Phan Thị Vui, 2012. Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 153 CURRENT STATUS AND SOLUTIONS FOR DEVELOPING CULTURAL VALUES OF THE KHMER PEOPLE IN TOURISM ACTIVITIES IN TRA VINH PROVINCE Cao Thi Sen1* and Dang Tuyet Nhi2 1Department of Tourism, Tay Do University 2Student of Vietnamese Studies, Tay Do University (*Email: caosen269vn@gmail.com) ABSTRACT The objective of this study was to assess the current status and propose solutions to develop cultural values of the Khmer people in tourism activities in Tra Vinh province. Data from 200 tourists surveyed were analyzed to meet the aim of our study. Results showed that Tra Vinh was evaluated in a medium range of the Khmer people cultural values development for tourism as several festivals; pagoda relics; local food in tourism development. However, there are still some difficulties such as weak in preserving cultural values; infrastructure; tour guide team. Based on the results of this study, solutions were proposed to develop cultural values of Khmer people in tourism activities in Tra Vinh province as: Souvenir products; advertise; cooperation; human resources; capital and environment. Keywords: Khmer people, Tra Vinh, tourism culture
File đính kèm:
- hien_trang_va_giai_phap_phat_trien_gia_tri_van_hoa_cua_nguoi.pdf