Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa

Thành phần loài thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa

gồm 24 loài, thuộc 20 họ của 2 lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) gồm lớp Ngọc

lan 16 họ chiếm 80%, 20 loài chiếm 83,3%; lớp Hành (Liliopsida) có 4 họ chiếm 20%,

4 loài chiếm 16,7%. Dạng sống thực vật có 4 nhóm cơ ản: nhóm cây chồi trên, nhóm cây

chồi một năm, nhóm cây có chồi nửa ẩn, nhóm cây chồi ẩn, trong đó nhóm cây chồi trên

(Ph) chiếm ưu thế với số lượng 11 loài, chiếm 45.8%, tiếp đến là nhóm cây chồi một năm

(Th) có 7 loài, chiếm 29.2%, các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Phổ dạng sống

có dạng SB = 45,8 Ph + 29,2 Th + 20,8 He + 4,2 Cr. Về công dụng, có 6 nhóm cơ ản

nhóm cây làm thuốc, nhóm cây ăn được, nhóm cây lấy gỗ, nhóm cây cho dầu, nhóm cây

chăn nuôi gia súc và nhóm có các công dụng khác, trong đó nhóm cây dùng làm thuốc có

20 loài, chiếm 83,3%. Diện tích rừng ở huyện Tĩnh Gia là lớn nhất với 225,13ha, tiếp đến

là huyện Quảng Xương 187,86ha, huyện Hoằng Hóa 76,01ha, thành phố Sầm Sơn

28,54ha, thấp nhất là huyện Hậu Lộc chỉ có 8,57ha.

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4560
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa

Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa
g 1 năm. Tần số gặp được tính theo công thức của Nguyễn Nghĩa 
Thìn: Tần số gặp (%) = (Số ô tìm thấy loài/ Tổng số ô nghiên cứu) x 100. Mức hay gặp 
là >50%; mức thường gặp: 25% - 50%; mức ít gặp là <25%. Ghi chú mức độ xuất hiện: 
+++ hay gặp, ++ thường gặp, + ít gặp, 0: không gặp.
 2.1.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
 Sử dụng phần mềm MS-Excel để phân tích số liệu về thành phần loài điều tra được. 
Phần mềm MapInfo 8.0 đã được sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu thuộc tính và không 
gian nhằm xây dựng các bản đồ phân bố.
 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
 2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài thực vật 
 2.2.1.1. Thành phần loài theo các bậc phân loại 
110
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
 Kết quả thể hiện ở bảng 1 cho thấy thành phần loài thực vật rừng phòng hộ chắn gió, 
chắn cát bay tỉnh Thanh Hóa, gồm 24 loài thuộc 20 họ được phân bố trong 2 lớp của ngành 
Ngọc lan (Magnoliophyta).
 Bảng 1 Độ đ dạng về phân loại thực vật theo các ngành thực vật
 Họ Loài
 Ngành Lớp
 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
 Magnoliophyta Magnoliopsida 16 80 20 83.3
 Magnoliophyta Liliopsida 4 20 4 16.7
 Tổng cộng 20 100% 24 100%
 Bảng 1 cho thấy, thành phần thực vật ở khu vực nghiên cứu kém đa dạng và phong phú, 
tất cả các loài thực vật đã gặp trong khu vực nghiên cứu thuộc lớp Ngọc lan và lớp Hành của 
ngành Ngọc lan. Trong đó lớp Ngọc lan gồm có 16 họ (chiếm 80% tổng số họ), 20 loài (chiếm 
83,3% tổng số loài); lớp Hành chỉ có 4 họ (chiếm 20% tổng số họ), 4 loài (chiếm 16,7% tổng 
số loài). Như vậy lớp Ngọc lan luôn chiếm ưu thế so với lớp Hành và phù hợp với các kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) khi nghiên cứu một số khu hệ thực vật ở Việt Nam. 
 Số lượng loài thực vật được thể hiện ở bảng 2, cho thấy các họ Rau dền, họ Cúc, họ
Vòi voi, họ Vang, họ Phi lao, họ Khoai lang, họ Ban, họ Xoan, họ A phiến, họ Đuôi công, 
họ Táo ta, họ Cà thuộc lớp Ngọc lan có số lượng là 1 loài; họ Náng, họ Cói, họ Dứa gai, họ
Lúa thuộc lớp Hành cũng có số lượng 1 loài. Chỉ có 2 họ thuộc lớp Ngọc lan là họ Sim 
(Myrtaceae) và họ Rau muối (Chenopodiaceae) xuất hiện 2 loài. Chỉ có 1 họ xuất hiện 3 
loài là họ Đậu (Fabaceae), đồng thời trong quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng số lượng 
các cá thể trong mỗi loài cũng rất ít. 
 Bảng 2. Bảng thống kê số ượng loài thực vật
 STT Magnoliophyta Ngành Ngọc lan Số lượng loài
 I Magnoliopsida Lớp Ngọc lan
 1 Amaranthaceae Họ Rau dền 1
 2 Asteraceae Họ Cúc 1
 3 Boraginaceae Họ Vòi voi 1
 4 Caesalpiniaceae Họ Vang 1
 5 Casuarinaceae Họ Phi lao 1
 6 Chenopodiaceae Họ Rau muối 2
 7 Convolvulaceae Họ Khoai lang 1
 8 Fabaceae Họ Đậu 3
 9 Hyperricaceae Họ Ban 1
 10 Meliaceae Họ Xoan 1
 11 Myrtaceae Họ Sim 2
 111
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
 12 Oxalidaceae Họ Chua me 1
 13 Papaveraceae Họ A phiến 1
 14 Plumbaginaceae Họ Đuôi công 1
 15 Rhamnaceae Họ Táo ta 1
 16 Solanaceae Họ Cà 1
 II Liliopsida Lớp hành
 1 Amaryllidaceae Họ Náng 1
 2 Cyperaceae Họ Cói 1
 3 Pandanaceae Họ Dứa gai 1
 4 Poaceae Họ Lúa 1
 Rừng phòng hộ trên đất cát tỉnh Thanh Hóa, cây Phi lao (Casuarina equisetifolia J.R. &
G. Forst.) là loài ưu thế và được gây trồng có tác dụng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay. Trên 
các tuyến điều tra ở các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn có gặp Keo lá 
tràm (Acacia auriculiformis) và ở Sầm Sơn gặp Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) 
được trồng hỗn giao với Phi lao nhưng số lượng cây rất ít, các loài khác là những loài tham gia 
vào rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay. Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy, trên diện tích 
rừng gần bãi biển thì hầu như dưới tán rừng Phi lao không gặp bất kỳ một loài thực vật nào.
 2.2.1.2. Thành phần loài theo dạng sống 
 Các loài thực vật cấu thành một hệ thực vật khác nhau về tính thích nghi với điều 
kiện bất lợi để tồn tại, điều đó được thể hiện qua dạng sống của chúng, do đó việc nghiên 
cứu phổ dạng sống có vai trò hết sức quan trọng, khoảng cách chồi so với mặt đất trong 
điều kiện bất lợi là cơ sở phân loại dạng sống. Kết quả nghiên cứu về dạng sống thực vật 
trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa áp dụng có biến đổi hệ thống phân loại của Raunkiaer 
(1934) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) được chỉ ra ở bảng 3.
 Bảng 3. Số ượng loài thực vật theo dạng sống
 STT Dạng sống Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ %
 I Nhóm cây chồi trên Ph 11 45,8
 1 Cây chồi trên to Mg 4 -
 2 Cây chồi trên lùn Na 1 -
 3 Cây thảo sống lâu năm Hp 2 -
 4 Cây chồi trên vừa Me 1 -
 5 Cây chồi trên nhỏ Mi 3 -
 II Nhóm cây chồi một năm Th 7 29,2
 III Nhóm cây có chồi nửa ẩn He 5 20,8
 IV Nhóm cây chồi ẩn Cr 1 4,2
 Tổng 24 100,0
112
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
 Qua bảng 3 cho thấy nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với số lượng là 11 loài, 
chiếm 45,8%, tiếp đến là nhóm cây chồi một năm (Th) có số lượng 7 loài, chiếm 29,2%. Các 
nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này hoàn toàn hợp lý theo nhận 
định của Raukiaer (1934), ở rừng mưa nhiệt đới nhóm cây chồi trên luôn chiếm ưu thế.
 Từ kết quả bảng 3, xác định được phổ dạng sống (Spectrum of Biology - SB) cho hệ
thực vật rừng phòng hộ trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa có dạng: 
 SB = 45,8 Ph + 29,2 Th + 20,8 He + 4,2 Cr
 2.2.1.3. Thành phần loài thực vật theo công dụng
 Giá trị sử dụng được xác định dựa theo các tài liệu của Võ Văn Chi (2012), Danh 
lục các loài thực vật Việt Nam (2003-2005). Công dụng của các loài thực vật được trình 
bày ở bảng 4.
 Bảng 4. Các nhóm công dụng của hệ thực vật
 STT Công dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ (%)
 1 Nhóm cây làm thuốc T 20 83.3
 2 Nhóm cây ăn được TA 4 16.7
 3 Nhóm cây cho gỗ G 4 16.7
 4 Nhóm cây làm cảnh Ca 3 12.5
 5 Nhóm cây có công dụng khác Kh 3 12.5
 Bảng 4 chỉ ra rằng trong số 23 loài cây có giá trị sử dụng thì rất nhiều loài có đa tác 
dụng, trong đó có đến 20 loài được dùng làm thuốc, chiếm 83.3 % tổng số loài. Tiếp theo là 
nhóm cây ăn được với 4 loài chiếm 16.7%. Nhóm cây có thể lấy gỗ làm đồ mộc, đóng đồ
xây dựng và nhóm cây làm cảnh mỗi nhóm 3 loài chiếm 12.5% tổng số loài, nhóm loài có 
công dụng khác gồm 3 loài (làm thức ăn gia súc và lấy tinh dầu) chiếm 12.5% tổng số loài.
 2.2.2. Hiện trạng diện tích rừng phòng hộ trên đất cát
 Theo Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 
2016 - 2025 diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua 
có xu hướng giảm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng giảm nhưng nguyên nhân 
chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất và do tự nhiên. Kết quả xác định hiện trạng 
diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tỉnh Thanh Hóa được thống kê ở bảng 5.
 Kết quả ở bảng 5 cho thấy, ở huyện Hậu Lộc diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn 
cát bay tại huyện Hậu Lộc chỉ có ở xã Đa Lộc với diện tích bãi cát trống là 3.38ha và diện 
tích rừng trồng Phi lao là 8.57ha.
 Huyện Hoằng Hóa: Diện tích bãi cát trống trên địa bàn huyện phân bố ở hai xã là 
Hoằng Châu (1.56ha) và Hoằng Phụ (20.54ha) với tổng diện tích là 22.1ha. Diện tích rừng 
trồng Phi lao phân bố ở 6 xã: Xã Hoằng Phụ (32.91ha), xã Hoằng Trường (21.13ha), xã 
Hoằng Tiến (8.48ha), xã Hoằng Hải (7.71ha), xã Hoằng Thanh (4.94ha) và ít nhất là xã 
Hoằng Châu (0.84ha). Tổng diện tích rừng trồng Phi lao huyện Hoằng Hóa là 76.01ha.
 113
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
 Bảng 5. Tổng hợp diện tích rừng trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa
 Huyện Xã Bãi cát trồng (ha) Phi lao (ha)
 Đa Lộc 3.38 8.57
 Hậu Lộc
 Tổng 3.38 8.57
 Hoằng Phụ 20.54 32.91
 Hoằng Trường 21.13
 Hoằng Tiến 8.48
 Hoằng Hóa Hoằng Hải 7.71
 Hoằng Thanh 4.94
 Hoằng Châu 1.56 0.84
 Tổng 22.1 76.01
 Phường Quảng Vinh 17.72
 Quảng Hùng 7.15
 TP. Sầm Sơn Xã Quảng Đại 2.44
 Phường Quảng Cư 7.81 1.23
 Tổng 7.81 28.54
 Quảng Nham 15.65 64.88
 Quảng Lợi 51.51
 Quảng Thái 36.22
 Quảng Xương Quảng Hải 24.36
 Quảng Lưu 6.09
 Quảng Thạch 0.29 4.8
 Tổng 15.94 187.86
 Ninh Hải 18.36 45.93
 Tân Dân 36.74
 Hải Lĩnh 17.62 27.49
 Hải An 13.6 26.19
 Hải Hòa 25.5
 Ninh Hải 18.73 18.01
 Tĩnh Hải 14.72 15.18
 Tĩnh Gia
 Hải Bình 6.77
 Hải Yến 3.94 6.42
 Hải Thượng 7.63 5.38
 Bình Minh 2.23 4.69
 Hải Thanh 3.44
 Hải Hà 3.39
 Tổng 96.83 225.13
 Tổng cộng 146.06 526.11
114
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
 Thành phố Sầm Sơn: Diện tích bãi cát trống của thành phố Sầm Sơn chỉ còn phân bố
ở Phường Quảng cư với diện tích là 7.81ha. Diện tích rừng trồng Phi lao phân bố ở 2 xã và 
2 phường: Xã Quảng Hùng có diện tích là 7.15ha và xã Quảng Đại có diện tích là 2.44ha. 
phường Quảng Vinh có diện tích rừng trồng Phi lao là 17.72ha và phường Quảng Cư có 
diện tích là 1.23ha.
 Huyện Quảng Xương: Diện tích bãi cát trống hiện chỉ còn ở xã Quảng Nham với diện 
tích là 15.65ha. Diện tích rừng trồng Phi lao phân bố ở 6 xã: xã Quảng Nham (64.88ha), xã 
Quảng Lợi (51.51ha), xã Quảng Thái (36.22ha), xã Quảng Hải (24.36ha), xã Quảng Lưu 
(6.09ha), xã Quảng Thạch (4.8ha).
 Huyện Tĩnh Gia: Tổng diện tích bãi cát trống là 96.83ha và phân bố ở 8 xã: xã Hải 
Ninh (18.73ha), xã Ninh Hải (18.36ha), xã Hải Lĩnh (17.62ha), xã Tĩnh Hải (14.72ha), xã Hải 
An (13.6ha), xã Hải Thượng (7.63ha), xã Hải Yến (3.94ha), xã Bình Minh (2.23ha). Tổng 
diện tích rừng trồng Phi lao của huyện là 225.13ha, trải dài theo đường bờ biển trên địa bàn 
của 13 xã. Trong đó diện tích rừng trồng Phi lao tập trung ở các xã Ninh Hải (45.93ha), Tân 
Dân (36.74ha), Hải Lĩnh (27.49ha), Hải An (26.19ha), Hải Hòa (25.5ha), Hải Ninh (18.01ha), 
Tĩnh Hải (15.18ha) Tĩnh Hải, Hải An.
 Như vậy, trong các huyện và thành phố ven biển tỉnh Thanh Hóa có diện tích bãi cát 
trống và rừng trồng Phi lao thì Tĩnh Gia là huyện có diện tích bãi cát trống lớn nhất (chiếm 
66.3%) và diện tích rừng trồng Phi lao cũng có diện tích lớn nhất (chiếm 42.79%). Huyện 
Hậu Lộc là huyện có diện tích bãi cát trống ít nhất (chiếm 2.3%) và diện tích rừng Phi lao 
cũng có diện tích ít nhất (chiếm 1.63%). Diện tích bãi cát trống trên địa bàn huyện Hoằng 
Hóa cũng còn tương đối lớn (22.1ha chiếm 15.1%), đây là diện tích có thể được sử dụng 
trong quy hoạch trồng rừng nhằm nâng cao vai trò phòng hộ chắn gió, chắn cát bay trong 
bối cảnh biến đổi khí hậu.
 3. KẾT LUẬN
 Bước đầu đã thống kê được hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu có 24 loài, 20 họ thuộc 
2 lớp của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) gồm lớp Ngọc lan có 16 họ (chiếm 80%), 20 loài 
(chiếm 83,3%); lớp Hành (Liliopsida) chỉ có 4 họ (chiếm 20%), 4 loài (chiếm 16,7%). 
Thành phần dạng sống gồm 4 nhóm: Nhóm cây chồi trên, nhóm cây chồi một năm, nhóm 
cây có chồi nửa ẩn, nhóm cây chồi ẩn. Trong đó nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với 
số lượng 11 loài, chiếm 45,8%, tiếp đến là nhóm cây chồi một năm (Th) với số lượng 7 
loài, chiếm 29.2%, các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Phổ dạng sống 
có dạng: SB = 43,5Ph + 30,4Th + 21,7He + 4,3Cr. Thực vật có 5 nhóm công dụng cơ bản 
là: Nhóm cây làm thuốc, nhóm cây ăn được, nhóm cây lấy gỗ, nhóm cây làm cảnh và 
nhóm có các công dụng khác. Trong đó nhóm cây dùng làm thuốc có số lượng loài lớn 
nhất (20 loài, chiếm 83,3% tổng số loài)
 Kết quả nghiên cứu về hiện trạng diện tích rừng phòng hộ trên đất cát tại 5 huyện và 
thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa cho thấy: Tĩnh Gia là huyện có diện tích rừng trồng Phi 
 115
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
lao lớn nhất với diện tích 225,13ha, huyện Quảng Xương 187,86ha, huyện Hoằng Hóa 
76,01ha, thành phố Sầm Sơn 28,54ha và huyện Hậu Lộc 8,57ha, huyện Nga Sơn không có 
diện tích rừng phòng hộ trên đất cát.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín 
 ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[2] Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[3] Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Bùi Thanh Duy (2014), Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài thực vật trên đất 
 cát biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại 
 học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[5] Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3. Nxb. Trẻ, Thành phố
 Hồ Chí Minh.
[6] Thiều Lê Phong Lan (2006), Nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển Ninh Hải -
 Ninh Thuận, Luận văn Thạc sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
 Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[7] Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ
 thuật, Hà Nội.
[8] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (2016), Báo cáo quy 
 hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2025.
[9] Phan Thị Trường Thi (2004), Góp phần nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật 
 trên vùng đất cát thành phố Vũng Tàu, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại 
 học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[10] Nguyễn Nghĩa Thìn, (1999), Khóa định loại và phân loại họ Thầu dầu 
 Euphorbiacea ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[11] Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, 
 Hà Nội.
[12] Raunkiaer, C (1934), Plant life form, Claredon, Oxford. pp.104.b
 STATUS OF PLANT COMPOSITION OF THE COASTAL 
 FOREST IN THANH HOA PROVINCE 
 Lai Thi Thanh, Le Van Tuat 
 ABSTRACT
 Vegetation composition of protection forests for sand and wind barriers in Thanh Hoa 
was identified with 24 species, which belong to 20 families in 2 classes of Magnoliophyta. 
116
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
One class is Magnoliopsida in with16 families (accounting for 80% of the total families), 
20 species (83.3%); the other class is Liliopsida with 4 families (20%), 4 species (16.7%). 
There are 4 life-forms of the vegetation of Thanh Hoa protection forests: Phanerophytes 
(Th), Therophytes (Th), Hemicryptophytes (He), Cryptophytes (Cr). In which the 
Phanerophytes is dominant with 11 species (45.8%), followed by the Therophytes with 7 
species (29.2%), the other life-forms only account for a small proportion. Life-form 
spectra are presented as follows: SB = 45.8Ph + 29.2Th + 20.8He + 4.2Cr. For utility 
purposes, vegetation of the protection forests was categorized into 6 categories: medicinal 
plants, edible plants, timber trees, oil plants, fodder plants and other uses. Among them, 
the medicinal plant group has 20 species, accounting for 83,3%. Results on the current 
status of protection forests in coastal acreas of Thanh Hoa province show that Tinh Gia 
district has the largest protection forest area with 225.13 ha, followed by Quang Xuong 
district with 187.86ha, Hoang Hoa district with 76.01ha, Sam Son city with 28.54ha, the 
smallest is Hau Loc district with only 8.57ha.
 Keywords: Casuarina equisetifolia J.R. & G. Forst forest, sand barrier forest, wind
barrier forest, coastal protection forest, coastal forest vegetation.
 117

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_thuc_vat_rung_phong_ho_chan_gio_chan_cat_bay_tai.pdf