Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam

Hiệp định Bảo hộ đầu tư Châu Âu - Việt Nam (EVIPA) - vốn được tách ra

từ Hiệp định thương mại tự do Châu Âu–Việt Nam - đã đưa ra một hệ thống tòa án đầu tư

(Investment Court System) (ICS) để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư – nhà nước (ISDS)

thay cho cơ chế ISDS dựa trên trọng tài truyền thống. Cơ chế ICS này c ng xuất hiện trong

các Hiệp định thương mại tự do đàm phán giữa Châu Âu và nhiều đối tác khác như

Singapore, Canada, Mỹ. Việc áp dụng cơ chế ICS trong nhiều hiệp định đa phương được cho

là những nỗ lực của Châu Âu từng bước thiết lập một hệ thống tài phán đầu tư đa phương

trong tương lai, hướng đến đổi mới bảo hộ và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Trong khi

EVIPA được dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2020, các nhà đầu tư Châu Âu ở Việt Nam vẫn

liên tục bày t quan ngại r ng trên thực tế rất khó khan đẻ đạt được sự công nhận và thi hành

phán quyết của trọng tài nước ngoài thông qua các tòa án Việt Nam. Một cơ chế tài phán

hoàn toàn mới lần đầu tiên được áp dụng và điều chỉnh tranh chấp phát sinh từ hoạt động

đầu tư giữa Châu Âu – Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều điểm khác biệt và thách thức đối với

bối cảnh thực ti n tại Việt Nam. Bài viết này tập trung phân tích, đánh giá cơ chế tài phán

này, so sánh với các quy định pháp lý và thực ti n tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến

nghị cho sự chuẩn bị của Việt Nam khi EVIPA có hiệu lực

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 1

Trang 1

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 2

Trang 2

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 3

Trang 3

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 4

Trang 4

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 5

Trang 5

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 6

Trang 6

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 7

Trang 7

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 8

Trang 8

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 9

Trang 9

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam

Hệ thống tòa án đầu tư (ICS) trong các FTA thế hệ mới của liên minh châu Âu và đề xuất đối với Việt Nam
êu biểu cho các vụ kiện ISDS 
trong đó có Việt Nam là bị đơn mà công chúng không thể tiếp cận với các tài liệu tố tụng, 
thông tin và kết quả phán quyết. Với việc Việt Nam nổi tiếng về hiệu quả minh bạch trong 
hoạch định chính sách công khai, xếp hạng khá thấp ở vị trí 82 trong năm 2017 trong số 137 
nền kinh tế (World Economic Forum, 2017). Thực trạng này không hề giúp ích cho các nhà 
đầu tư hoặc chính phủ Việt Nam để có thể chuẩn bị tốt trong các vụ kiện trong tương lai và 
chuẩn bị sẵn sàng cho thị trường cạnh tranh quốc tế. 
3.5 Thực thi phán quyết cuối cùng (Điều 3.57) 
Các phán quyết cuối cùng của ICS có giá trị ràng buộc giữa các bên tranh chấp, và 
không được kháng cáo, xét lại, hủy bỏ hoặc bãi bỏ (Điều 3.57, EVIPA). EVIPA cho Việt 
Nam một khoảng thời gian 5 năm, kể từ khi có hiệu lực, để chuẩn bị cho việc tuân thủ cam 
kết thi hành phán quyết theo cơ chế ICS. Trong giai đoạn 5 năm chuyển đổi này, việc 
công nhận và thi hành phán quyết liên quan đến tranh chấp trong đó Việt Nam là bị đơn sẽ 
được căn cứ theo Công ước New York 1958 về ―Công nhận và thi hành các quyết định của 
trọng tài nước ngoài‖. 
Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước New York từ năm 1995. Theo Công 
ước, các quốc gia thành viên sẽ phải công nhận giá trị ràng buộc của các phán quyết trọng tài 
và thi hành chúng theo quy tắc về thủ tục của lãnh thổ nơi quyết định sẽ được thi hành (Điều I 
và Điều III), và theo các điều kiện quy định trong Công ước. 
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành viên của EuroCham liên tục bày tỏ lo ngại của họ 
về những khó khăn trong việc đạt được sự công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài bởi 
các tòa án Việt Nam (Eurocham, 2019), cụ thể là căn cứ mà các Tòa án trong nước sử dụng để 
từ chối không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài. 
Điều 5 của Công ước New York liệt kê ra những trường hợp ngoại lệ mà một quốc gia 
có thể từ chối công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài như do lỗi các bên trong 
thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực pháp lý, do lỗi không có thông báo thích đáng cho bên 
phải thi hành phán quyết về tố tụng, do lỗi về thành phần trọng tài xét xử, v.v.... hoặc việc 
công nhận và thi hành phán quyết trái với “trật tự công” của nước đó. Nói cách khác, Công 
ước New York sử dụng cách tiếp cận là vi phạm trật tự công, hoặc vi phạm chính sách công 
(public policy) để làm căn cứ từ chối không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài. Căn 
cứ này cũng được sử dụng trong Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế 2006 
(Điều 34 (2)(b)(ii)). 
Tại Việt Nam, hoạt động trọng tài chủ yếu đang được điều chỉnh bởi hai nguồn luật là 
Luật Trọng tài thương mại năm (Luật TTTM) 2010 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. 
Ngoài ra còn có một số văn bản dưới luật khác như: Nghị định 63/2011/NĐ-CP Quy định chi 
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại, Nghị quyết số 
01/2014/ NQ-NĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại,. 
Luật TTTM 2010 của Việt Nam quy định các tòa án Việt Nam có thể từ chối công nhận và thi 
hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nếu phán quyết đó vi phạm các nguyên tắc cơ bản 
971 
của luật pháp Việt Nam (Điều 68, LTTM 2010), nhưng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp 
Việt Nam" là những nguyên tắc gì thì hiện tại chưa hề được xác định ở bất kỳ văn bản pháp 
luật nào. Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP có giải thích "phán quyết trọng tài vi phạm các 
nguyên tắc cơ bản của Luật Việt Nam" là phán quyết ―vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản 
có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam‖ (Điều 14, đ), 
nhưng cách giải thích này cũng vẫn còn mơ hồ. Trên thực tế, việc đánh giá liệu phán quyết 
của trọng tài có vi phạm các trật tự công, tức là có trái với mục đích bảo vệ lợi ích công của 
nhà nước, của toàn thể cộng đồng sẽ khả thi và thống nhất hơn nhiều so với đánh giá phán 
quyết có vi phạm nguyên tắc của hệ thống pháp luật một quốc gia hay không (Nguyễn 
Phương Linh et al., 2017). Sự khác biệt này giữa cách tiếp cận của Việt Nam và Công ước 
New York, Luật mẫu UNCITRAL dễ gây nhầm lẫn và chệch hướng trong việc diễn giải các 
phán quyết của trọng tài nước ngoài tại tòa án trong nước, dẫn đến việc tòa án Việt Nam dễ 
dàng từ chối thực thi các quyết định trọng tài nước ngoài. 
Một vấn đề quan trọng khác là hiện trạng đảo ngược nghĩa vụ chứng minh (burden of 
proof). Theo Công ước New York 1958, bên được thi hành phán quyết (award creditor) trọng 
tài nước ngoài phải nộp đơn yêu cầu lên toà án trong nước, gồm bản quyết định của phán 
quyết, thỏa thuận trọng tài giữa hai bên, để được công nhận và thi hành (Điều IV). Sau đó, 
bên phải thi hành (award debtor) nếu muốn phản đối việc thi hành phán quyết thì phải nộp 
đơn yêu cầu từ chối việc công nhận và thi hành phán quyết tới tòa án, và cung cấp đầy đủ 
bằng chứng để chứng minh phản đối của mình là hợp lý. Tuy nhiên, thực tiễn tại Việt Nam, 
nghĩa vụ chứng minh này đang bị đảo ngược. Bên được thi hành là người được tòa án Việt 
Nam yêu cầu cung cấp bằng chứng để bác bỏ lại sự phản đối của bên phải thi hành (Điều 35, 
Luật TTTM 2010). Điều này dẫn đến tình trạng là bên phải thi hành phán quyết có thể cố tình 
đưa ra thật nhiều phản đối, khiếu nại, thậm chí là vô lý, chỉ để trì hoãn lợi ích và quyền lợi 
hợp pháp của bên được thi hành phán quyết. 
Tóm lại, tại Việt Nam hiện không có quy định nào về một cơ chế giải quyết tranh chấp 
ISDS thường trực tương tự như ICS, nên pháp luật Việt Nam chưa tương thích với cam kết về 
nội dung tài phán đầu tư trong EVIPA (VCCI, 2016). Nếu như xét đến cam kết trong EVIPA 
rằng trong 05 năm đầu tiên kể từ khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực, Công ước New York 1958 
sẽ điều chỉnh việc thực thi các phán quyết trọng tài quốc tế tại Việt Nam, thì nội dung cam kết 
này vẫn chưa được bảo đảm. Sau 5 năm, phán quyết cuối cùng của cơ chế tài phán ICS về các 
vụ tranh chấp mà Việt Nam là bị đơn sẽ có giá trị ràng buộc tuyệt đối, không được kháng cáo, 
xét lại, bãi miễn, hay huỷ bỏ, và phải được thi hành như thể là phán quyết cuối cùng của Toà 
án ở Việt Nam (Điều 3.57 EVIPA). Như vậy Việt Nam chỉ có 5 năm để chuẩn bị, hoàn thiện, 
và đưa các quy định pháp lý của mình đến gần hơn với các nguyên tắc quốc tế, để có thể sẵn 
sàng thực hiện cam kết với cơ chế ICS khi EVIPA đi vào có hiệu lực. 
4. Một số khuyến nghị cho Việt Nam 
Sự đồng ý của các bên ký kết EVIPA tại Điều 3.36 đã xác nhận cam kết tuân thủ việc 
xử lý khiếu kiện bằng cơ chế ICS. Nếu cơ chế tài phán này bắt đầu được đưa vào sử dụng, 
972 
một số nỗ lực từ phía Việt Nam cần được thực hiện khắc phục những điểm chưa tương thích 
giữa quy định của Việt Nam và ICS, và chuẩn bị cho Hiệp định này khi bắt đầu có hiệu lực, 
cụ thể là: 
 Nội luật hóa các quy định liên quan đến ICS 
Hiện tại, các quy định pháp luật của Việt Nam về công nhận và thực thi phán quyết 
trọng tài nước ngoài chưa tương thích với cơ chế tài phán đầu tư ICS của EVIPA. Nói chính 
xác hơn, pháp luật Việt Nam chưa hề bao hàm các điều khoản về ICS vì đây là một cơ quan 
tài phán thường trực hoàn toàn mới, tồn tại độc lập và song song với hệ thống pháp luật trong 
nước. Vì vậy, các cam kết về cơ chế tài phán này cần được nội luật hóa vào trong hệ thống 
pháp luật trong nước, cụ thể hóa những quy định nào sẽ áp dụng riêng với nhà đầu tư Châu 
Âu chứ không dành cho các đối tượng khác. Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam 
(VCCI) và Trung tâm WTO tại VIệt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của văn bản pháp 
lý hướng dẫn thực hiện cam kết ICS trong Báo cáo ―Rà soát khung pháp lý của Việt Nam đối 
với các cam kết EVFTA về đầu tư‖. Theo đó, VCCI đã đề xuất giải pháp là sớm ban hành một 
văn bản quy phạm hướng dẫn thực thi EVIPA về giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-Nhà nước. 
Văn bản hướng dẫn này sẽ bao gồm các phạm vi áp dụng của cơ chế ICS, giải thích một số 
thuật ngữ liên quan trực tiếp đến các nhà đầu tư Châu Âu. 
 Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp 
Trong giai đoạn 5 năm việc công nhận và thực thi phán quyết trọng tài ICS được điều 
chỉnh theo Công ước New York 1958, các tòa án Việt Nam vẫn được quyền xem xét và từ 
chối phán quyết. Vì vậy, các điểm hiện đang bất cập so với quy định của Công ước New York 
cần điều chỉnh lại, cụ thể là (i) căn cứ từ chối phán quyết bằng ―các nguyên tắc cơ bản của 
pháp luật‖ và (ii) nghĩa vụ minh chứng cần phải được điều chỉnh lại giống như quy định của 
Công Ước New York 1958 như đã phân tích ở trên. 
Ngoài hai điểm trên, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục tiến hành rà soát toàn diện về 
khung pháp lý. Điều này không chỉ giúp chuẩn bị cho cơ chế ICS mà còn giúp tính toán tính 
khả thi của một cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương trong tương lai mà Việt Nam đã cam 
kết trong EVIPA (Điều 3.41, EVIPA). 
Các lĩnh vực pháp luật cần được rà soát là những lĩnh vực có liên quan đến việc công 
nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, điển hình là: 
- Luật Trọng tài thương mại 2010 và các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện - để 
nghiên cứu cơ chế ICS so với các hoạt động trọng tài trong nước tại Việt Nam. 
- Luật tố tụng dân sự bao gồm Bộ luật dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13), Bộ luật 
tố tụng dân sự năm 2004 (Luật số 24/2004/QH11), Luật thi hành án dân sự năm 2008 (Luật số 
26/2008/QH12) - nhằm kiểm tra việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. 
- Luật Đầu tư (Luật số: 67/2014/QH13) và các quy định hướng dẫn thực hiện. 
 Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu online 
Việt Nam cần gây dựng và phát triển hệ thống cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu, để 
bảo đảm yêu cầu của EVIPA về tính minh bạch (Transparency). Ví dụ như thiết lập một 
973 
website đặc biệt dành riêng cho việc thực hiện các cam kết về ICS. Không chỉ dung để công 
bố các văn bản tài liệu yêu cầu theo quy định của EVIPA, website này có thể cung cấp các 
thông tin hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về quy 
trình nộp đơn khởi kiện tại ICS. Việc được tiếp cận đầy đủ với các thông tin cập nhật nhất, chi 
tiết nhất cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư Việt Nam nắm rõ luật chơi hơn, và được ―trang bị‖ 
tốt hơn trong sân chơi pháp luật quốc tế này. 
 Phối hợp giữa các cơ quan chức năng 
Để thiết lập và duy trì được một hệ thống tài phán vận hành ổn định và hiệu quả sẽ rất 
cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Điển hình, Bộ Tư pháp và Bộ 
Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) là hai cơ quan chức năng liên quan trực tiếp và nhiều nhất 
tới các cam kết về ICS trong hiệp định. Bộ Tư pháp và Bộ KH&ĐT có thể phối hợp và bổ trợ 
nhau trong nhiều công việc, ví dụ như tư vấn chuyên môn về lĩnh vực đầu tư, để tìm kiếm, bồi 
dưỡng nâng cao năng lực thẩm phán, các chuyên gia có kinh nghiệm dày dạn nhất và năng lực 
cao nhất trong lĩnh vực tranh chấp đầu tư nước ngoài để đề xuất cho vị trí thành viên trong 
ban Sơ thẩm và Phúc thẩm của ICS. Bộ KH&ĐT sẽ cập nhật và cung cấp cho Bộ Tư pháp các 
thông tin chi tiết về hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Châu Âu tại Việt Nam. Điều này góp 
phần giúp phát hiện và xử lý sớm các tranh chấp đầu tư có thể phát sinh, có thể bằng phương 
pháp hòa giải, trước khi tranh chấp leo thang, và góp phần loại bỏ sớm các đơn khiếu nại 
thiếu căn cứ của các nhà đầu tư Châu Âu. 
 Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực có liên quan 
Việt Nam cần tập trung đầu tư đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh 
vực giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài thông qua nhiều hình thức. Việc áp dụng cơ chế 
ICS hoàn toàn mới này sẽ cần tăng cường hỗ trợ pháp lý cho nhiều đối tượng liên quan gồm 
cán bộ nhân viên trong khối tư pháp như Bộ Tư Pháp, Tòa án nhân dân các cấp, trong khối 
hành chính quản lý đầu tư như Bộ KH&ĐT, Ủy Ban Nhân dân tỉnh, Sở KH&ĐT cấp tỉnh, 
v.v.. Với các thẩm phán ở cấp tỉnh và cấp phúc thẩm, nên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng 
nghiệp vụ chuyên sâu về giải quyết các yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài 
nước ngoài, kết hợp tăng cường các hoạt động như hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, các 
chương trình tập huấn, v.v để phát huy vai trò của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong 
lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. European Commission (2017) CETA explained. Truy xuất từ: 
https://ec.europa.eu/trade/policy/in-focus/ceta/ceta-explained/, truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2020. 
2. Newcombe, A. , Paradell, L. (2009), ‗Law and Practice of Investment Treaties: 
Standards of Treatment‟, Kluwer Law International BV, The Netherlands Publisher. 
3. Hainbach, P. (2018) ―The CJEU‘s Opinion 2/15 and the future of EU investment 
policy and law-making‖, Vol.45, Issue 2. 
974 
4. Hindelang, S. , Schill, S. (2019), “Workshop report: EU investment protection after 
the ẸC opinion on Singapore: Questions of competence and coherence”, Diẻctorate-General 
for external policies, Policy Department, European Parliament. 
5. Lan Ah Nguyen, Hao Duy Phan and Jessye Freeman, (2016) ―International and 
ASEAN Law in the ASEAN 10 National Jurisdictions: The Reception of International Law in 
the Legal System of Vietnam”, Centre for International Law (CIL) Working Paper, p.2. 
https://cil.nus.edu.sg/wp-content/uploads/2016/08/SD_ES-ASEAN-10-Vietnam-study.pdf 
6. Nguyễn Minh Phong (2018) ―Các FTA thế hệ mới – Động lực và thách thức cho 
Việt Nam trong hội nhập‖, Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Việt Nam 2018 
7. Nguyễn Phương Linh, Đinh Hoàng Anh, Chu Thanh Giang (2017) “Vietnam's 
Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards and Preparation for EVFTA”, 
SECO/WTI Academic Cooperation Project Working Paper Series 2017/18. 
https://www.wti.org/research/publications/1135/vietnams-recognition-and-enforcement-of-
foreign-arbitral-awards-and-preparation-for-evfta/ 
8. OECD (2012), „Investor-State Dispute Settlement – Public Consultation: 16 May – 
9 July 2012‟ 
9. Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) (2019), “Sách Trắng 2019: 
Các vấn đề Thương mại & Đầu tư và Khuyến nghị” 
10. Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), (2016), Báo cáo Rà soát Pháp 
luật VIệt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU về đầu tư. 
11. Sardinha, E. (2017), ―The New EU-Led Approach to Investor-State Arbitration: 
The Investment Tribunal System in the Comprehensive Economic Trade Agreement (CETA) 
and the EU–Vietnam Free Trade Agreement”, ICSID Review - Foreign Investment Law 
Journal, Volume 32, Issue 3 
12. Văn kiện Hiệp định Bảo hộ đầu tư Châu Âu- Việt Nam (EVIPA) 
13. Văn kiện Hiệp định Bảo hộ đầu tư Châu Âu- Singapore (EUSIPA) 
https://trade.ec.europa.eu/doclib/press/index.cfm?id=961 
14. Văn kiện Hiệp định Kinh tế và Thương mại toàn diện Châu Âu - Canada (CETA). 
15. Văn kiện Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương TTIP 
https://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2015/september/tradoc_153807.pdf 
16. World Economic Forum, “Global Competitiveness Report 2017-2018” 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_toa_an_dau_tu_ics_trong_cac_fta_the_he_moi_cua_lien.pdf