Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020

1. Một vài nội dung đặc biệt có giá trị lịch

sử của Quốc dân Đại hội Tân Trào

Quốc dân Đại hội Tân Trào chỉ diễn ra

2 ngày từ ngày 16 đến ngày 17 tháng Tám

năm 1945 nhưng có khá nhiều nội dung, tình

tiết đặc biệt có giá trị lịch sử, trong đó có hai

sự kiện mà chúng tôi tâm đắc nhất.

Một là, đến những năm đầu thập niên 40

của thế kỷ XX, Đảng, Bác Hồ đã rất am

tường quy trình (trình tự) có tính pháp lý của

việc xây dựng một Nhà nước ở một quốc gia.

Bác nói, “.chúng ta trước phải có một cái

cơ cấu đại diện cho sự chân thành đoàn kết

và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân

ta. Mà cơ cấu ấy phải do một toàn quốc đại

biểu đại hội gồm tất cả các đảng phái cách

mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước

bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực

lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công

cuộc cứu quốc, kiến quốc ngoài thì giao

thiệp với các hữu bang”1. Bác đã chỉ ra rằng,

trình tự thành lập Nhà nước, trước hết phải

có Quốc hội, sau đó mới lập ra Chính phủ,

hệ thống chính quyền. Tuy nhiên, trong điều

kiện đất nước chưa có chính quyền thì mọi

việc đều do Đảng lãnh đạo, “kiêm” tổ chức

thực hiện. Việc đầu tiên là phải tổ chức một

Đại hội quốc dân, một tiền thân của Quốc hội

(một Quốc hội lâm thời). Trong Đại hội này

phải lập ra một tổ chức để khi cách mạng

thành công thì tổ chức đó sẽ chuyển thành

Chính phủ. Như chúng ta đã biết, tất cả

những sự trù tính của Đảng, của Đại hội quốc

dân đã diễn ra đúng như vậy. Nghĩa là Cách

mạng tháng Tám thành công, Ủy ban Dân tộc

giải phóng được thành lập trong Đại hội, đến

ngày 25/8/1945, Ủy ban về đến Hà Nội, theo

đề nghị của Chủ tịch Ủy ban - Hồ Chí Minh,

Ủy ban đã được cải tổ thành Chính phủ lâm

thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Có

Quốc hội rồi mới có Chính phủ, trình tự này

đã được thực hiện rất chuẩn xác, chỉ khác là,

tất cả còn ở vị thế “lâm thời”.

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 65 trang xuanhieu 1140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 24 (424) - Kỳ 2, Tháng 12/2020
va lập thêm hai quận
mới nhằm xây dựng khu độ thị với các
chung cư cao tầng để giãn dân cũng như di
dời cơ quan chính phủ ra khỏi trung tâm
thành phố và hình thành khu đô thị công nghệ
cao (tương tự như phố Đông của Thượng
Hải) thì phải cắt một phần diện tích của tỉnh
Matxcova (là tỉnh bao quanh thành phố
Matxcova, tỉnh này cũng đã có đến 64 thành
phố các loại). Hai quận mới của Matxcova có
diện tích bằng toàn bộ diện tích của thành
phố Maxcova trước khi mở rộng. 
Trong khi đó, Trung Quốc và Việt Nam
(và một số ít nước khác) lại xác lập các thành
phố trực thuộc trung ương (và cả các thị xã,
thị trấn) với phần lõi là phần đô thị với diện
tích rất nhỏ, còn phần lớn diện tích còn lại
của thành phố lại là các huyện hay khu vực
nông thôn. Chẳng hạn, Thủ đô Bắc Kinh có
vùng ngoại ô và nông thôn rộng lớn. 
Thành phố Thượng Hải và Phố Đông:
Thượng Hải là thành phố trực thuộc trung
ương của Trung Quốc, là thành phố lớn
nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố
không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế
giới. So với các thành phố khác, phần nông
thôn ngoại thành của Thượng Hải chỉ có một
huyện là huyện đảo Sùng Minh nằm ở cửa
sông Trường Giang. Đối với Thượng Hải
điểm đặc biệt là có một khu đô thị mới được
thành lập từ 1993, tuy vẫn chỉ là một quận
nhưng lại có vai trò rất lớn đối với sự phát
triển của Thành phố đó là Phố Đông.Trước
đó, khu vực này chỉ là một vùng nông thôn
với những ruộng lúa. Kể từ khi bắt đầu được
phát triển đầu những năm 1990 - thời điểm
công bố quy hoạch lần đầu tiên, đến nay Phố
Đông đã nổi lên như là trung tâm tài chính
và thương mại của Trung Quốc. Tuy là một
quận nhưng Phố Đông có diện tích: 1.210,4
km² với dân số 5.599.600 người, tức 1/5 diện
tích và 1/5 dân số Thượng Hải. Phố Đông là
nơi đặt trụ sở của các tập đoàn công nghệ
Số 24 (424) - T12/202050
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
cao, là đầu tàu kinh tế của Thượng Hải và
của Trung Quốc. 
Seoul và khu đô thị Gangnam: Quận
Gangnam có diện tích chỉ 39,5 km2, dân số
527.641 người, nằm phía nam thành phố
Seoul Hàn Quốc, và cùng với Seocho-
gu và Songpa-gu thường được gọi chung
là khu “Gangnam”. Đây là khu đô thị hiện
đại, giàu có, trung tâm tài chính, thương mại
của Seoul. Tuy phát triển sau nhưng
Gangnam trở thành khu đô thị sầm uất nhất
Hàn Quốc. Tuy nhiên, Gangnam không phải
là một thành phố nằm riêng biệt mà chỉ là
một quận của Seoul.
Như vậy, từ việc tìm hiểu khái quát một
số thành phố nêu trên, kể cả thành phố có các
huyện ngoại thành, chúng ta thấy không có
thành phố trực thuộc thành phố nào được
thành lập từ các quận đã đô thị hóa. Hiện
nay, xu hướng chung ở các nước là thành lập
các quận mới từ khu vực chưa có mức độ đô
thị hóa cao hay vùng nông thôn của các tỉnh
tiếp giáp thành phố (như Matxcova, Thượng
Hải, Seoul) hoặc khu vực ngoại thành của
thành phố như huyện Vinh Xương chuyển
thành quận cùng tên trực thuộc thành phố
Trùng Khánh (Trung Quốc). Có thể nói rằng,
Trung Quốc là nước duy nhất có hai thành
phố lớn trực thuộc trung ương nhưng lại liền
kề nhau là Bắc Kinh và Thiên Tân. Bắc kinh
là thủ đô còn Thiên Tân là một đầu tàu kinh
tế, thành phố cảng cửa ngõ phía Đông Bắc
Trung Quốc. 
2. Vấn đề thành phố thuộc thành phố ở
Việt Nam và thành phố mới Thủ Đức
Theo quy định của Luật Quy hoạch đô
thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân
cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp,
là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,
văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành
phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Cách hiểu này phù hợp với quan niệm đô thị
nói chung trên thế giới. Trong số các đô thị
loại I được phân loại có 5 thành phố trực
thuộc trung ương là Thủ đô Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần
Thơ. Các thành phố nêu trên (và cả thị xã,
thị trấn) đều có vùng nông thôn ngoại thành
rộng lớn, nhất là thành phố Hà Nội sau khi
mở rộng năm 2008. Tại các thành phố này,
trung tâm các huyện ngoại thành là đô thị
cấp thị trấn, Hà Nội còn có thị xã Sơn Tây
vốn là thành phố thuộc tỉnh Hà Tây, nhưng
sau khi sáp nhập vào Hà Nội thì Sơn Tây bị
chuyển lại thành thị xã trực thuộc thành phố
Hà Nội. Như vậy, tại các thành phố trực
thuộc trung ương của Việt Nam cũng có đô
thị nhưng chưa phải là thành phố. Hiến pháp
năm 2013 không quy định thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương, nhưng
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 quy định loại thành phố này. 
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích
2.095,239 km² , dân số 8.993.082 người, khu
vực thành thị là 7.127.364 người (chiếm
79,25%)
Tuy nhiên, khu vực đô thị của Thành
phố Hồ Chí Minh cũng có diện tích nhỏ hơn
so với 5 huyện ngoại thành. 
Đặc điểm lớn nhất của các thành phố
trực thuộc trung ương ở Việt Nam là diện
tích khu vực nông thôn rất lớn, lớn hơn khu
vực đô thị nội thành. Nếu quan niệm đô thị
đúng như các nước thì các khu vực nông
thôn ngoại thành ở Trung Quốc và Việt Nam
(và có thể có một số nước khác) không thể
gọi là đô thị. Thực chất đó cũng chỉ là các
tỉnh, các prefectures. Nếu là thành phố trực
thuộc trung ương đúng nghĩa thì phải là
Paris, Berlin, Matxcova, St. Peterburg,
Seoul, ...nghĩa là một đô thị trọn vẹn không
có khu vực nông thôn. Chính vì thế, việc đô
thị hóa các khu vực ngoại thành để trở thành
các quận nội thành mới như quận 12, quận
Bình Tân, quận Thủ Đức, quận 2, quận 9
hoặc Phố Đông ở Thượng Hải, Gang Nam ở
Seoul, Newmoscow ở Matxcova.... là cách
làm truyền thống của tất cả các nước. Nhưng
nếu chuyển một trong các quận nội đô trở
thành thành phố thì có lẽ chưa nơi nào trên
thế giới từng làm.
Lấy trường hợp thành phố Thủ Đức:
Nếu xác định Thủ Đức là một khu đô thị có
mục tiêu phát triển riêng trở thành trung tâm
tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, thương
mại, giải trí, văn hóa, công nghệ thì cần có
cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư riêng, có
chính sách ưu đãi về thuế cũng như chính
51Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
sách ưu đãi về đất đai, v.v..., được chính
quyền trung ương quy định vị trí pháp lý
riêng như Phố Đông của Thượng Hải, Gang
Nam của Seoul... thi việc nhập quận 2, quận
9, quận Thủ Đức thành quận Thủ Đức sẽ
hợp lý hơn là thành lập thành phố Thủ Đức.
Bởi lẽ, đây là 3 quận nội đô, có cơ sở hạ
tầng thống nhất với toàn bộ khu nội đô
thành phố. Chúng tôi cho rằng, vấn đề đặt
ra ở đây là khu đô thị này sẽ có mục tiêu,
chiến lược phát triển như thế nào? chính
quyền trung ương và thành phố Hồ Chí
Minh đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy
khu đô thị này phát triển chứ không quan
trọng là thành phố Thủ Đức hay quận Thủ
Đức. Nếu là thành phố Thủ Đức với vị trí
của một đơn vị cấp huyện, thẩm quyền giới
hạn theo Luật Tổ chức chính quyền địa
phương, không có cơ chế đặc thù thì cũng
không có khả năng phát triển.
Hiện nay, nếu cho rằng, Thủ Đức có
nhiều thế mạnh riêng nổi bật thì không hẳn
đã đúng, hơn nữa sự phát triển hiện nay của
Thủ Đức có được tiếp nối hay không thì
không những phụ thuộc vào nỗ lực của
Thành phố Thủ Đức mà còn là sự góp sức
của Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền
trung ương và của các doanh nghiệp. Thành
phố Thủ Đức hiện nay có một số điểm nổi
bật sau đây:
1) Khu công nghệ cao quận 9: Đây được
coi là điểm nhấn quan trọng nhất của Thành
phố Thủ Đức tương lai. Trước đây việc phê
duyệt khu công nghệ cao này đã là thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy,
khu công nghệ cao là một dự án mang tầm
quốc gia. Nay để khu công nghệ cao phát
triển hơn thì cần các quyết sách của trung
ương và Thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn
là Thành phố Thủ Đức.
2) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh: Đây không phải là vấn đề của Thành
phố Hồ Chí Minh, vì Đại học Quốc gia trực
thuộc Chính phủ, một số trường đại học khác
cũng trực thuộc bộ, ngành trung ương. Sự
phát triển của Đại học Quốc gia không phụ
thuộc nhiều vào Thành phố Hồ Chí Minh,
càng không phụ thuộc vào Thành phố Thủ
Đức.
3) Tuyến Metro Bến Thành- Suối Tiên:
Metro là hệ thống giao thông công cộng của
Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu do trung
ương đầu tư từ nguồn vốn ODA và một phần
từ Thành phố Hồ Chí Minh, do Thành phố
Hồ Chí Minh thống nhất quản lý, chạy qua
nhiều quận, tương lai còn có các tuyến khác
và tạo nên một hệ thống Metro thống nhất.
Như vậy, có thể nói, Thành phố Thủ Đức hay
các quận khác không có vai trò gì đối với
việc phát triển hệ thống Metro. 
4) Các khu dân cư mới, hiện đại: Quận
9 và quận 2 là nơi đang phát triển các dự án
bất động sản lớn, hiện đại, tạo nên những
khu đô thị văn minh, thu hút số lượng lớn
dân cư, bộ mặt của quận 9 và quận 2, nhất là
quận 9 thay đổi nhanh chóng, giá đất tăng
chóng mặt. Việc xây dựng các khu đô thị này
là theo quy hoạch của Thành phố Hồ Chí
Minh được Chính phủ phê duyệt. Các quận
Thủ Đức, quận 9, quận 2 chủ yếu là quản lý,
theo dõi việc bảo đảm quy hoạch, các quy
định trong việc giao đất, đền bù, giải phóng
mặt bằng, v.v... Sự hấp dẫn trong thu hút
đầu tư để xây dựng các khu đô thị này đối
với các doanh nghiệp bắt nguồn từ chính
sách của Thành phố và trong quy hoạch tổng
thế phát triển Thành phố được Chính phủ
phê duyệt. 
5) Cảng Cát Lái: Đây là cảng
container thuộc quản lý của Tổng công
ty Tân Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc phòng. Vậy
cảng Cát Lái không phải là “con riêng” của
Thành phố Thủ Đức. 
6) Cuối cùng là các khu chế xuất, các
khu công nghiệp: Vào những năm 1990 do
nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng rất hạn
chế nên Thành phố Hồ Chí Minh đã buộc
phải xây dựng các khu chế xuất, khu công
nghiệp sát thành phố, mặc dù những năm đó
các khu vực này đều là vùng ngoại thành
(huyện Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh)
nhưng đến nay chúng đã nằm trọn trong nội
đô, trong đó có các khu công nghiệp ở quận
Thủ Đức và quận 9, nhất là ở quận Thủ Đức
với hàng trăm nghìn công nhân. Vậy vấn đề
xây dựng nhà ở, trường học, nơi khám chữa
bệnh cho hàng trăm nghìn công nhân này
đang là nhiệm vụ nặng nề của Thành phố Hồ
Chí Minh. Thành phố Thủ Đức chỉ là đơn vị
cấp huyện thì rõ ràng không thể có đủ năng
lực để giải quyết những vấn đề này. Nếu Thủ
Đức phát triển theo hướng công nghệ cao,
Số 24 (424) - T12/202052
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
kinh tế tri thức, các sản phẩm giá trị gia tăng
cao thì Thành phố Hồ Chí Minh phải có cả
một chiến lược phát triển cho khu vực thành
phố mới Thủ Đức, chứ không thể là việc
riêng của một thành phố cấp huyện như
thành phố Thủ Đức. 
Thay cho lời kết, chúng tôi cho rằng, sẽ
hợp lý hơn nếu quận Thủ Đức, quận 2 và
quận 9 sáp nhập lại thành quận Thủ Đức
(mới) chứ không phải là tạo ra một thành
phố Thủ Đức với vị trí của một đơn vị hành
chính cấp huyện từ ba quận nội đô. Tất cả
các khu vực nông thôn ngoại thành liền kề
với khu nội đô của các thành phố trực thuộc
trung ương ở Việt Nam nếu kết nối trực tiếp
với khu vực nội đô bằng cơ sở hạ tầng thống
nhất thì chỉ có thể là gọi là quận mới hay một
khu đô thị mới với nhiều quận chứ không thể
gọi là thành phố trực thuộc thành phố được.
Còn để khu đô thị mới đó phát triển mạnh
mẽ thì cần có cơ chế chính sách đặc thù của
Chính phủ trung ương để thu hút đầu tư và
phát triển nguồn lực từ mọi phương diện
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, còn thành
phố trực thuộc trung ương cũng như khu đô
thị mới cần có mức độ tự chủ cao. 
Nói tóm lại, vấn đề là mục tiêu và chiến
lược phát triển, cơ chế tạo nguồn lực cho khu
đô thị mới phát triển chứ không phải là khu
đô thị này có tên gọi là thành phố hay là
quận. 
Nếu cần có một thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương (nếu đủ điều kiện
hoặc quy hoạch mới) thì đó chính là các đô
thị vệ tinh được phát triển từng bước từ thị
xã lên thành phố. Những đô thị đó phải được
quy hoạch từ các vùng nông thôn và có một
khoảng cách nhất định với khu vực nội đô,
hoàn toàn có có cơ sở hạ tầng đô thị riêng.
Những đô thị mới đó sẽ phát triển với một
chiến lược riêng, trở thành đầu tàu cho một
khu vực mới. Chẳng hạn, có thể là thành phố
Cần Giờ hay thành phố Củ Chi thuộc Thành
phố Hồ Chí Minh, cách xa nội đô khoảng 40
km, chúng có đặc thù phát triển khác với các
quận nội đô. Đó mới là thành phố trực thuộc
thành phố - một đô thị mới đúng nghĩa n
Ngày 03/5/1946, Văn phòng đã phục vụ
Ban Thường trực Quốc hội thành lập một
Đoàn công tác do linh mục Phạm Bá Trực dẫn
đầu cùng Chính phủ vào Trung Bộ để giải
thích cho đồng bào hiểu rõ chính sách quốc
gia liên hiệp của Chính phủ Hồ Chí Minh. 
Tiếp đó, ngày 14/8/1946, Văn phòng đã
phục vụ Ban Thường trực Quốc hội thành lập
một phái đoàn đại biểu Quốc hội, trong đó có
các đại biểu Nguyễn Trí và Dương Văn Dư
vào Nam Trung Bộ thăm hỏi các chiến sĩ
đang anh dũng chiến đấu trên các mặt trận.
Cũng trong thời gian này, Văn phòng còn
giúp Ban Thường trực Quốc hội chỉ đạo soạn
thảo Bản tuyên ngôn để hiệu triệu quốc dân
đồng bào đoàn kết chặt chẽ, đập tan mọi âm
mưu chia rẽ dân tộc của địch...
Chỉ trong 8 tháng (thời gian giữa hai kỳ
họp, từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1946), Văn
phòng Ban Thường trực Quốc hội đã tham
mưu, phục vụ ba Tiểu ban của Quốc hội xem
xét và cho ý kiến vào 98 dự án sắc lệnh do
Chính phủ gửi sang. Tuyệt đại bộ phận các ý
kiến của Ban Thường trực Quốc hội về các
dự án Sắc lệnh đã được Chính phủ tiếp thu
(trong đó được tiếp thu nhiều hơn cả là các dự
án Sắc lệnh về hội họp, Sắc lệnh về ấn loát,
Sắc lệnh về lao động, Sắc lệnh về giáo dục...).
Mặc dù số lượng cán bộ Văn phòng Ban
Thường trực Quốc hội còn rất ít, trình độ khi
ấy cũng còn hạn chế, nhưng ngay từ buổi
đầu với tinh thần hăng say cách mạng, anh
chị em đã làm việc hết sức tận tụy và có
trách nhiệm cao nên đã giúp Ban Thường
trực Quốc hội giải quyết thấu đáo nhiều công
việc hệ trọng. Bên cạnh những công việc
mang tầm cỡ chính trị, an ninh, quốc phòng,
đối ngoại lớn lao thì mọi công việc hành
chính, quản trị như văn thư, đánh máy, ấn
loát, giao thông liên lạc... đến việc theo dõi
tình hình hoạt động của các đại biểu ở các
địa phương để giúp Ban Thường trực Quốc
hội giữ mối liên lạc, tất thảy đều được thực
hiện nghiêm túc, kết quả tốt... 
Đó cũng là tiền đề để Văn phòng các
giai đoạn sau học tập, rút kinh nghiệm, nâng
cao chất lượng tham mưu, phục vụ Quốc hội
trong từng thời kỳ cho tới tận bây giờ n
75 năm quốc hội việt nam ... (Tiếp theo trang 7)
53Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
Số 24 (424) - T12/202054
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
55Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
Số 24 (424) - T12/202056
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
57Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
Số 24 (424) - T12/202058
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
59Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
Số 24 (424) - T12/202060
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
61Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
Số 24 (424) - T12/202062
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
63Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
Số 24 (424) - T12/202064
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghien_cuu_lap_phap_so_24_424_ky_2_thang_122020.pdf