Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản

Câu 1: Thế nào là kiểm toán? Thế nào là kiểm toán tuân thủ? Kiểm toán báo cáo tài

chính? Kiểm toán hoạt động? Thế nào là kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính? Kiểm

toán độc lập về báo cáo tài chính? Kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán Nhà

nước? Hiểu những nội dung cơ bản trong định nghĩa như thế nào?

Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền tiến hành thu thập và

đánh giá các bằng chứng về các thông tin cần kiểm toán (có thể định lượng) của một đơn vị

cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về sự phù hợp giữa các thông tin này với các

chuẩn mực đã được thiết lập.

Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về sự tuân thủ

hay chấp hành về luật pháp, chính sách, chế độ và những qui định của một đơn vị cụ thể.

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về

tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu.

Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và trình bày ở kiến của Kiểm toán viên về tính hiệu

lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động được kiểm toán.

Kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán

viên nội bộ về báo cáo tài chính được kiểm toán.

Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán

viên độc lập về báo cáo tài chính được kiểm toán.

Kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán viên Nhà nước là việc kiểm tra và trình bày

ý kiến của Kiểm toán viên Nhà nước về báo cáo tài chính được kiểm toán.

Các nội dung cơ bản trong định nghĩa:

- Các chuyên gia (Kiểm toán viên) phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn

theo qui định. Phải đáp ứng 06 yêu cầu cơ bản (Chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng và khả

năng của Kiểm toán viên; Độc lập; Tôn trọng hay tuân thủ pháp luật; Tôn trọng chuẩn mực

chuyên môn nghề nghiệp; Bí mật; Đạo đức nghề nghiệp).

- Thu thập và đánh giá các bằng chứng là một qui trình có tính chất chuyên môn chặt chẽ

phù hợp với từng đơn vị được kiểm toán cụ thể.

- Các thông tin cần kiểm toán là các thông tin kinh tế, phi kinh tế, tài chính, phi tài chính.

- Đơn vị kiểm toán cụ thể chính là khách thể kiểm toán.

- Chuẩn mực đã được thiết lập là các chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin được kiểm

toán. Mỗi loại kiểm toán khác nhau sẽ có những chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin khác

nhau.

- Báo cáo kết quả là việc trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về kết quả kiểm toán tuỳ

thuộc từng loại kiểm toán cụ thể.

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 1

Trang 1

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 2

Trang 2

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 3

Trang 3

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 4

Trang 4

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 5

Trang 5

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 6

Trang 6

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 7

Trang 7

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 8

Trang 8

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 9

Trang 9

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang xuanhieu 5160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản

Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản
ực hiện để đảm bảo việc sửa đổi này đã được thông báo đến tất cả các bên đã 
nhận BCTC và BCKT được bố trước đó. 
Nếu BGĐ đơn vị không thực hiện các thủ tục cần thiết để đảm bảo thông báo việc sửa 
đổi này cho tất cả các bên đã nhận BCTC trước đó và BGĐ không sửa đổi BCTC: KTV 
phải thông báo cho BGĐ và BQT đơn vị về việc KTV sẽ cố gắng ngăn chặn việc sử dụng 
BCKT chưa sửa đổi. Nếu BGĐ hoặc BQT đơn vị vẫn không thực hiện các thủ tục cần thiết 
mặc dù đã được KTV thông báo thì KTV phải có những hành động thích hợp để cố gắng 
ngăn chặn việc sử dụng BCKT chưa sửa đổi. KTV có thể cân nhắc việc tham khảo ý kiến 
chuyên gia tư vấn pháp luật trong trường hợp này. 
Câu 11: Thế nào là giả định hoạt động liên tục. Trách nhiệm của KTV khi nghi ngờ 
đáng kể về giả định hoạt động liên tục mà đơn vị đã sử dụng để lập và trình bày BCTC? 
Theo giả định hoạt động liên tục, một đơn vị được xem là hoạt động liên tục trong tương 
lai có thể dự đoán được. Khi sử dụng giả định hoạt động liên tục để lập và trình bày BCTC 
là phù hợp, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận dựa trên cơ sở là đơn vị có thể thực hiện 
được giá trị tài sản và thanh toán được các khoản nợ phải trả của mình trong điều kiện kinh 
doanh bình thường. 
Trách nhiệm của KTV khi nghi ngờ đáng kể về giả đinh hoạt động liên tục mà đơn vị đã 
sử dụng để lập và trình bày BCTC 
KTV có trách nhiệm phải xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà đơn vị 
đã sử dụng khi lập và trình bày BCTC, đồng thời xem xét liệu có yếu tố không chắc chắn 
trọng yếu nào ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị cần phải được trình 
bày đầy đủ trên BCTC. Khi nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị 
được kiểm toán, KTV phải thảo luận với BGĐ đơn vị để tìm hiểu đánh giá của BGĐ về khả 
năng hoạt động liên tục của đơn vị và BGĐ có kế hoạch như thế nào đối với vấn đề này; 
xem xét các đánh giá của BGĐ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị; phỏng vấn BGĐ 
về các hiểu biết đối với các sự kiện hoặc điều kiện phát sinh sau giai đoạn đã được BGĐ 
đánh giá. 
Câu 12: Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kết quả xem xét về ảnh hưởng của giả 
định hoạt động liên tục ảnh hưởng thế nào tới kết luận kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
(BCKT)? 
Gợi ý: Kết quả xem xét về ảnh hưởng của giả định hoạt động liên tục ảnh hưởng tới kết 
luận kiểm toán và BCKT như sau: 
Nếu KTV kết luận rằng việc sử dụng giả định hoạt động liên tục là phù hợp nhưng có yếu 
tố không chắc chắn trọng yếu: KTV phải xác định xem BCTC có đảm bảo các yêu cầu sau 
hay không: 
+Trình bày đầy đủ các sự kiện hoặc điều kiện chủ yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể 
về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán và kế hoạch của BGĐ. đối với 
các sự kiện hoặc điều kiện này; 
+Trình bày rõ rằng có yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến sự kiện hoặc điều 
kiện đó có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được 
kiểm toán và do đó, đơn vị có thể sẽ không thực hiện được giá trị tài sản và thanh toán các 
khoản nợ phải trả của mình trong điều kiện kinh doanh bình thường. 
Nếu BCTC của đơn vị đã trình bày đầy đủ các nội dung nêu trên: KTV phải đưa ra BCKT 
với ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”; 
Nếu BCTC của đơn vị không trình bày đầy đủ các nội dung nêu trên: KTV phải đưa ra ý 
kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược theo quy định của chuẩn mực kiểm toán về báo cáo 
kiểm toán. KTV phải nêu rõ trong BCKT về sự tôn tại của yếu tố không chắc chắn trọng 
yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm 
toán. 
- Trường hợp KTV kết luận rằng việc sử dụng giả định hoạt động liên tục là không phù 
hợp: KTV đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược. Nếu BCTC được lập dựa trên cơ sở thay thế 
phù hợp, ý kiến “chấp nhận toàn phần vẫn có thể được đưa ra nhưng phải đưa thêm đoạn 
“Vấn đề cần nhấn mạnh” về cơ sở thay thế để lưu ý người sử dụng. 
Câu 13: Hồ sơ kiểm toán là gì? Có mấy loại hồ sơ kiểm toán? Nêu nội dung, mục 
đích và yêu cầu hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong cuộc kiểm toán độc lập báo 
cáo tài chính. 
Hồ sơ kiểm toán (HSKT) là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV thu thập, phân loại, sử 
dụng và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. 
Tài liệu trong HSKT được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay 
bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 
HSKT thường được chia thành 02 loại: HSKT chung và HSKT năm. 
- HSKT chung thường gồm: Tên và số hiệu hồ sơ; ngày, tháng lập và ngày, tháng lưu trữ; 
Các thông tin chung về khách hàng; Các tài liệu về thuế; Các tài liệu về nhân sự; Các tài 
liệu về kế toán; Các hợp đồng hoặc thoả thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian dài 
(ít nhất cho hai năm tài chính); Các tài liệu khác. Hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật hàng 
năm khi có sự thay đổi liên quan đến các tài liệu đề cập trên đây. 
- HSKT năm thường gồm: Thông tin về người lập, người kiểm tra (soát xét) HSKT; Các 
văn bản về tài chính, kế toán, thuế... của cơ quan Nhà nước và cấp trên liên quan đến năm 
tài chính được kiểm toán; Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, BCTC và các báo cáo khác... (bản 
chính thức). Hợp đồng kiểm toán và bản thanh lý hợp đồng; Nhà bằng chứng về kế hoạch 
kiểm toán và kết luận trong việc đánh giá rủi ro; Các bằng chứng kiểm toán mà KTV và 
DNKT thu thập được trong quá trình kiểm toán; Các kết luận của KTV về những vấn đề 
trọng yếu của cuộc kiểm toán và các thủ tục mà KTV đã thực hiện để giải quyết các vấn đề 
đó; Các tài liệu liên quan khác. 
Mục đích của hồ sơ kiểm toán 
Cung cấp bằng chứng của cơ sở đưa ra kết luận của KTV về việc đạt được mục tiêu tổng 
thể của KTV và bằng chứng cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù 
hợp với chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan; 
Trợ giúp nhóm kiểm toán trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán; 
Trợ giúp việc chỉ đạo, giám sát, soát xét công việc của nhóm kiểm toán; 
Trợ giúp nhóm kiểm toán giải trình về công việc đã thực hiện; 
Lưu trữ bằng chứng về các vấn đề quan trọng cho các cuộc kiểm toán trong tương lai; 
Phục vụ việc soát xét kiểm soát chất lượng và kiểm tra theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm 
soát chất lượng, 
Phục vụ các cuộc kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài,... 
Nội dung hoàn thiện HSKT và thời gian lưu trữ HSKT 
Phân loại, sắp xếp, hoàn thiện HSKT: KTV phải phân loại, sắp xếp tài liệu kiểm toán vào 
HSKT theo trật tự nhất định mà DNKT quy định và thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ kiểm 
toán kịp thời (trong thời gian không quá 60 ngày kể từ ngày lập BCKT). Việc hoàn thiện 
HSKT không được liên quan đến thực hiện các thủ tục kiểm toán mới, hoặc đưa ra kết luận 
mới, mà chỉ đơn thuần gồm các thủ tục hành chính (như: Xóa bỏ, hủy các tài liệu đã bị thay 
thế; Sắp xếp thứ tự, gộp và đánh tham chiếu chéo giữa các giấy tờ làm việc; Ký xác nhận 
trên danh sách kiểm tra liên quan tới quá trình hoàn thiện hồ sơ; Lưu trữ các bằng chứng 
kiểm toán đã thu thập, thảo luận và thống nhất với các thành viên nhóm kiểm toán trước 
ngày lập 
BCKT....) 
Thời hạn hưu trữ: Sau khi hoàn thành việc hoàn thiện HSKT, KTV không được xóa hay 
hủy bỏ bất cứ tài liệu kiểm toán nào trước khi hết thời hạn lưu trữ. Thời hạn lưu trữ HSKT 
tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành kể từ ngày lập BCKT (hiện nay theo luật kế 
toán quy định thời gian lưu trữ tối thiểu 10 năm). Khi xét thấy cần phải sửa đổi tài liệu kiểm 
toán đã lưu trữ hoặc bổ sung tài liệu kiểm toán sau khi đã hoàn thiện HSKT, KTV phải ghi 
chép và lưu lại trong HSKT về lý do sửa đổi hoặc bổ sung Vài liệu kiểm toán, người lập, 
người soát xét và thời điểm thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đó. 
Câu 14: Thế nào là kiểm toán tuân thủ? Phân tích các yếu tố trong khái niệm và làm 
rõ mục tiêu, chức năng, vai trò, đối tượng kiểm toán, chuẩn mực đánh giá thông tin và 
sử dụng kết quả kiểm toán? 
Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán nhằm để xem xét, đánh giá đơn vị được kiểm toán 
có tuân thủ pháp luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan chuyên môn 
hoặc đơn vị đề ra hay không và đưa ra những đề xuất nhằm giúp đơn vị được kiểm toán tuân 
thủ đầy đủ, đúng đắn, kịp thời pháp luật và các qui định. 
Các yếu tố trong khái niệm trên đây được hiểu như sau: 
Mục đích kiểm toán tuân thủ nhằm xem xét và đưa ra đánh giá về mức độ tuân thủ pháp 
luật và các quy định của đơn vị (bộ phận) được kiểm toán, đồng thời đưa ra các kiến nghị 
và đề xuất nhằm tăng cường việc tuân thủ các quy định của đơn vị cũng như đưa ra các kiến 
nghị, đề xuất nhằm sửa chữa, thay thể hoặc bổ sung các quy định, chính sách, chế độ để đảm 
bảo các quy định phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán. 
Đối tượng của kiểm toán tuân thủ là hành vi việc) tuân thủ hay thực trạng mức độ tuân 
thủ pháp luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan chuyên môn hoặc 
đơn vị đề ra của đơn vị được kiểm toán. Trong đó, pháp luật và các quy định của các cấp có 
thẩm quyền thường là Luật và các quy định do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban 
hành; Các quy định của đơn vị thường các quy định do thủ trưởng đơn vị được kiểm toán 
đề ra như các văn bản về nội quy, quy chế ... nhằm phục vụ cho công tác quản lý và điều 
hành các hoạt động của đơn vị. Quy định của đơn vị không được trái với các quy định của 
Luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền. 
Chuẩn mực đánh giá thông tin trong kiểm toán tuân thủ chính là các quy định cụ thể của 
pháp luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan chuyên môn hoặc đơn 
vị để ra mà đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm tuân thủ. 
Kết quả kiểm toán tuân thủ là báo cáo về kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và 
các quy định của đơn vị được kiểm toán. Đồng thời KTV phải đưa ra các kiến nghị để giúp 
đơn vị được kiểm toán tuân thủ đầy đủ, đúng đắn, kịp thời pháp luật và các quy định cụ thể. 
Câu 15: Có quan điểm cho rằng việc đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống 
kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp là một nội dung của cuộc kiểm toán tuân thủ? 
Phân tích quan điểm trên và làm rõ mục đích, ý nghĩa của kiểm toán tuân thủ đối với 
nội dung này? 
Gợi ý: 
Việc đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 
là một nội dung của cuộc kiểm toán tuân thủ. Bởi lẽ hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị 
được thiết kế và vận hành để quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị, giúp đơn vị thực 
hiện được các mục tiêu, trong đó có mục tiêu tuân thủ luật pháp và các quy định. Tính hiệu 
lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là điều kiện quan trọng để đơn vị 
tuân thủ đầy đủ, đúng đắn và kịp thời luật pháp và các quy định. Để đánh giá về mức độ 
tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị (bộ phận) được kiểm toán, đồng thời đưa ra 
các kiến nghị và đề xuất nhằm tăng cường việc tuân thủ các quy định của đơn vị, trước hết 
KTV cần xem xét đánh giá hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. 
Một số biểu hiện cụ thể về nội dung kiểm toán này gồm: 
Đánh giá tính tuân thủ Luật và các quy định khi xây dựng và thực hiện các quy chế kiểm 
soát nội bộ: Các quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị phải được xây dựng dựa trên các quy 
định của Luật và các quy định của cấp có thẩm quyền và không được trái với các quy định 
của Luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền. 
Đánh giá sự tồn tại đầy đủ, phù hợp, hiệu lực và hiệu lực liên tục khi thiết kế và vận hành 
các quy chế và thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng hoạt động của đơn vị, ví dụ như tuân thủ 
các quy định pháp luật của nhà nước như: luật thuế, luật lao động tiền lương, luật ngân hàng 
liên quan đến hợp đồng vay vốn, luật xây dựng. Tuân thủ các quy định nội bộ mà đơn vị đề 
ra như: Quy chế tài chính; Quy chế mua, bán và sử dụng tài sản hay không... 
Đánh giá các yếu tố của môi trường kiểm soát trong đơn vị như: xem xét quan điểm, 
đường lối, phong cách, uy tín, năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức; chính sách nhân sự 
của lãnh đạo cấp cao trong đơn vị ... Môi trường kiểm soát là những yếu tố quan trọng quyết 
định tính tuân thủ Luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền và bản thân đơn vị đặt 
ra nên trong kiểm toán tuân thủ cần đánh giá các yếu tố của môi trường kiểm soát chung 
trong đơn vị để có cơ sở kết luận về mức độ tuân thủ và đề xuất cải tiến một cách phù hợp. 
Đánh giá quá trình lập và trình bày thông tin nói chung và thông tin tài chính nói riêng 
có tuân thủ chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý liên quan. 
Trên giác độ của cuộc kiểm toán tuân thủ, kết quả của việc đánh giá về tính hiệu lực và 
hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp kiểm toán viên tư vấn các giải pháp để nâng 
cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động hệ thống KSNB, qua đó nâng cao chất lượng quản lý và 
điều hành hoạt động nói chung, từ đó đảm bảo việc chấp hành đầy đủ, đúng đắn và kịp thời 
pháp luật và các quy định. Đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp đối với nhà nước, 
cơ quan chức năng và nhà quản lý đơn vị trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy 
định chung và quy định về kiểm soát nội bộ nói riêng. 
Câu 16: Phân tích ý nghĩa của kiểm toán tuân thủ đối với Nhà nước và đơn vị được 
kiểm toán 
Đối với Nhà nước và cơ quan quản lý chức năng, kết quả kiểm toán tuân thủ có ý nghĩa 
trên các khía cạnh như sau: 
Kết quả kiểm toán tuân thủ giúp Nhà nước và các cơ quan quản lý chức năng biết được 
thực trạng việc chấn hành pháp luật và các quy định tại đơn vị được kiểm toán. Từ đó đánh 
giá mức độ tuân thủ và đề xuất các kiến nghị để giúp đơn vị hoàn thiện việc chấp hành pháp 
luật và các quy định liên quan. Điều này có ý nghĩa lớn đối với nhà nước vì kiểm toán tuân 
thủ đề cao tính minh bạch bằng việc cung cấp những báo cáo đáng tin cậy về việc liệu các 
nguồn tài chính, tài sản công có được quản lý, sử dụng theo quy định không, chức trách, 
nhiệm vụ trong thực hiện công vụ có được thực thi đầy đủ không; đồng thời đề cao trách 
nhiệm giải trình bằng việc báo cáo những sự sai lệch so với quy định của pháp luật và những 
vi phạm pháp luật, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục và kiến nghị tới các bên liên 
quan phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Kết quả kiểm toán tuân thủ giúp 
cho việc sửa chữa, thay thể hoặc bổ sung Luật, các quy định, chính sách, chế độ để đảm bảo 
các quy định phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động của các đơn vị. 
Đối với đơn vị được kiểm toán, kiểm toán tuân thủ có ý nghĩa giúp đơn vị xác định và 
đánh giá được xem liệu đơn vị đã thực hiện đúng chương trình kế hoạch, chiến lược đã được 
xây dựng hay không, đồng thời đánh giá mức độ tuân thủ của các bộ phận trong đơn vị; đưa 
ra ý kiến tư vấn cho các cấp quản lý của đơn vị về việc tuân thủ, giám sát báo cáo tài chính, 
kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, ...từ đó nâng cao năng lực quản lý và điều hành của các 
doanh nghiệp. 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_cau_hoi_va_noi_dung_on_tap_kiem_toan_can_ban.pdf