Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài

Tóm tắt: Cây cầu Hàm Rồng ở xứ Thanh đã đi vào huyền thoại gắn với những chiến

công oai hùng thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhưng địa danh Hàm Rồng còn

ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo mà ngay từ đầu công nguyên đã được nhiều

học giả trong và ngoài nước quan tâm, ca ngợi. Bài viết đề cập đến hình ảnh Hàm Rồng

trong con mắt của người nước ngoài, chủ yếu là vị thế của Hàm Rồng trong bối cảnh chung

của văn hóa xứ Thanh và cả nước, sự tích tụ văn hóa qua hàng ngàn năm lịch sử, chiến tích

trong công cuộc dựng nước, giữ nước qua các thời kỳ. từ đó khẳng định thêm giá trị độc đáo

của không gian văn hóa này

Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài trang 1

Trang 1

Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài trang 2

Trang 2

Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài trang 3

Trang 3

Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài trang 4

Trang 4

Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài trang 5

Trang 5

Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 7180
Bạn đang xem tài liệu "Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài

Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài
ạn đầu Công nguyên đến thế kỷ X. Truyền thuyết dân gian kể 
chuyện Cao Biền - Tiết độ sứ đất Giao Châu vốn rất giỏi về phong thủy cố gắng táng tro cốt 
cha vào huyệt Hàm Rồng, mong sau này có thể phát đế vương. Điều này thể hiện người Hán 
(những người thường rất cầu kỳ trong việc chọn đất cất mộ) rất coi trọng Hàm Rồng, xem 
Hàm Rồng như một điểm có phong thủy tốt đẹp. 
Sách Đại Nam nhất thống chí đã dẫn lại ghi chép của Cao Hùng Trưng (người Trung Quốc, 
sống vào thế kỷ XVII) trong An Nam chí lược về Hàm Rồng như sau: “Non cao mà đẹp, liền với 
sóng xanh, lên trên trông xuống, nước với trời một vẻ lẫn nhau, thực là một giai cảnh vậy”2. 
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta thì ngọn cờ Cần Vương được phất lên ở đất Hàm 
Rồng. Tại đây đã thành lập những đội lính “Chiến tâm” sục sôi tinh thần kháng địch để gửi 
xuống tham gia chiến trận Ba Đình. Thời kỳ Pháp thuộc, từ những năm đầu thế kỷ XX, Hàm 
Rồng cũng là một trung tâm kinh tế thương mại của tỉnh. Thực dân Pháp đã vơ vét của cải và 
sức lực của nhân dân để xây dựng một số nhà máy ở đây (như nhà máy Rượu, nhà máy Diêm, 
nhà máy Cưa) với vài nghìn công nhân để phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa. 
Cùng với sự đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) thì 
việc nghiên cứu Việt Nam cũng được coi trọng. Nhiều học giả người Pháp khi đến Thanh Hóa 
đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hiếm có của Hàm Rồng. 
Le Breton - một học giả người Pháp đã xuất bản cuốn Thanh Hoa Pittoresque – guide 
du Tourisme (Thanh Hóa đẹp tươi), trong đó ca ngợi vẻ đẹp ký tú của Hàm Rồng qua việc 
miêu tả một cách tổng thể về núi Rồng, động Long Quang, sông Mã, cầu Hàm Rồng và một 
số di tích đền, chùa, miếu nơi đây. Ông nhận xét: “Nếu Thanh Hóa là nơi căn bản của nước 
Nam thì Hàm Rồng là vùng đất nằm ở vị trí trọng yếu của tỉnh Thanh Hóa”3. Thông qua một 
loạt các mộ Hán được phát hiện có thể khẳng định vùng Hàm Rồng là một địa bàn quan trọng 
của vùng đất Cửu Chân thời Bắc thuộc. Vùng đất Dương Xá đã hai lần là thành đô: Thành Tư 
2 Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Thanh Hóa, tập Thượng, Á nam Trần Tuấn Khải phiên dịch, Nhà Văn hóa, Bộ 
Quốc gia Giáo dục xuất bản, tập 4, trang 47. 
3
 Le Breton, Thanh Hóa đẹp tươi, bản dịch lưu trữ tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, tr 2. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
64 
Phố trước và sau công nguyên và Trấn thành thời Lê - Trịnh - Tây Sơn. Đây cũng là vùng đất 
Dương Đình Nghệ tập hợp hơn 3.000 "con nuôi" làm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng (Ràng), 
Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa), dùng Ngô 
Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng, rồi từ 
đó khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất 
nước được 6 năm. Hạc Thành là lỵ sở tỉnh Thanh Hoa thời nhà Nguyễn, và ngày nay thành 
phố Thanh Hóa nằm trọn trong không gian Hàm Rồng. 
Ch. Robequain trong tác phẩm Le Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hoa) tuy không có một trang 
riêng nào về Hàm Rồng nhưng trong con mắt của ông sự hình thành sông núi Hàm Rồng có vai 
trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa tỉnh Thanh. Ông cho biết: Cửa Lạch Triều 
(Lạch Trường) đổi dòng 300 năm trước nên dòng chảy xuyên qua núi Rồng, núi Ngọc trở thành 
dòng chính, góp phần tạo nên cảnh quan, sinh thái và dấu ấn văn hóa cho đến ngày nay. 
Không chỉ ca ngợi cảnh trí tươi đẹp vùng Hàm Rồng, các nhà nghiên cứu người Pháp 
còn trầm trồ trước những giá trị khảo cổ học đặc biệt, làm thay đổi cách nhìn nhận của thế 
giới về sự xuất hiện nền văn minh ở Việt Nam. Đáng lưu ý là các hoạt động khai quật của 
L.Pajot (1924 - 1932). Tuy còn nhiều sai sót nhưng tài liệu về các cuộc khai quật của L.Pajot 
đã gây tiếng vang trên thế giới, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi về 
khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam. Năm 1934, nhà khảo cổ học người Áo Heiney 
Geldern trong một bài nghiên cứu đã đề nghị gọi tên nền văn hóa đồ đồng là văn hóa Đông 
Sơn. Và từ đây thuật ngữ văn hóa Đông Sơn được sử dụng rộng rãi trong các công trình 
nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. 
Năm 1934, O.Janse nhà khảo cổ học người Thụy Điển đến khảo sát và sau 3 lần khai 
quật từ năm 1935 - 1939, ông đã xuất bản công trình “Tìm tòi khảo cổ học ở Đông Dương”. 
Trong đó, các hiện vật tìm thấy ở làng cổ Đông Sơn được quan tâm và công bố rộng rãi. Tiếp 
đến là Louis Bezacier với công trình nghiên cứu năm 1954 “L’art Vietnamien”. Điều này cho 
thấy làng Đông Sơn ở Hàm Rồng vừa là nơi phát hiện đầu tiên nền văn hóa Đông Sơn, vừa là 
nơi tích tụ đậm đặc nhất các hiện vật văn hóa Đông Sơn, chủ yếu là đồ đồng. Cũng từ đây, 
nhiều học giả nước ngoài đã có cái nhìn so sánh, đối chiếu để tìm ra ảnh hưởng và mối liên hệ 
giữa văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và văn hóa khu vực. 
Trước sự đè nén, áp bức của thực dân Pháp đô hộ, người dân Hàm Rồng cùng với nhân 
dân Thanh Hóa đã sớm đứng lên theo Đảng làm cách mạng. Phong trào Xô Viết nổ ra trong 
những 1930 - 1931 đã tạo nên một khí thế mới cho vùng đất này, đặc biệt khi lá cờ đỏ búa 
liềm phấp phới tung bay trên đỉnh nhà máy Diêm. Cách mạng tháng Tám thành công rồi toàn 
quốc kháng chiến, nhiều người con của mảnh đất Hàm Rồng tạm rời làng xóm thân yêu của 
mình để vào các công binh xưởng hoặc ra mặt trận làm nhiệm vụ. Trong cuộc kháng chiến 
chống Mỹ, có rất nhiều các học giả nước ngoài viết bài miêu tả, giới thiệu, ngợi ca, thán phục 
về một mảnh đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh nhưng vẫn anh dũng, quật cường, 
đóng góp to lớn cho sự thắng lợi trong mọi cuộc kháng chiến chống kẻ thù của dân tộc. Hàm 
Rồng đánh giặc với “tinh thần thép” nhưng tâm hồn Hàm Rồng rất ung dung, thư thái. Chiến sĩ 
Hàm Rồng luôn cất cao tiếng hát, lấy “tiếng hát át tiếng bom”. Hàm Rồng “có niềm vui đánh 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
65 
Mỹ”, có cuộc sống, chiến đấu lạc quan yêu đời ngay giữa khói lửa bom đạn. Cuộc sống anh 
hùng và thơ mộng ấy đã gây cho nhà soạn kịch có tên tuổi Liên Xô cũ V.B.Môn - na - khốp 
những nhận xét độc đáo về nền nghệ thuật Việt Nam, V.B.Môn - na - khốp đã gắn nhịp cầu 
Hàm Rồng với nền nghệ thuật Việt Nam một cách tự nhiên, với ý nghĩa sâu kín, tế nhị và đẹp 
đẽ lạ thường. 
Ngày 12/12/1965 nhà văn người Anh Phê - lit - Gơ - rin đã viết rằng: “Một ngày kia, tôi 
tin rằng, cuộc chiến đấu Hàm Rồng - Thanh Hóa của nhân dân Việt Nam sẽ được công nhận là 
một thiên anh hùng ca có một không hai trong lịch sử. Mỹ oanh tạc Bắc Việt Nam chỉ làm thống 
nhất nhân dân nước đó lại với nhau chứ không có tác dụng gì khác”4 
Hàm Rồng còn đánh Mỹ và thắng Mỹ bằng truyền thống đoàn kết nhất trí của quân dân 
Thanh Hóa anh hùng, của dân tộc Việt Nam trong suốt trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ 
nước. Truyền thống cao đẹp ấy đã biểu hiện thật sinh động trong cuộc chiến đấu và chiến 
thắng ở Hàm Rồng. Truyền thống tốt đẹp ấy không những chỉ anh em ta, bạn bè ta mà cả 
những người Mỹ tiến bộ ngợi ca, No - am Sôm - xky, nhà ngôn ngữ học Mỹ có dịp đến thăm 
Thanh Hóa cũng đã ca ngợi:“Gần thị xã Thanh Hóa, cầu Hàm Rồng vươn qua sông Mã, cầu 
còn đứng đó đã bị hư hỏng nặng nhưng kiêu hãnh và thách thức trở thành một biểu tượng sâu 
sắc đối với nhân dân Thanh Hóa. Hơn bất cứ cái gì khác, quang cảnh này tóm tắt tinh thần 
mà tôi đã gặp, từ Thủ tướng đến các sinh viên đại học, công nhân trong các xưởng máy, nông 
dân trong các làng mạc. Trong chừng mực mà tôi biết, tôi có thể nói rằng đất nước này nhất 
trí, hùng mạnh mặc dầu nghèo và quyết tâm chặn đứng cuộc tiến công do một siêu cường 
quốc thế giới phương Tây gây ra”5. 
Trong cuộc chiến đó, đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự của Đảng ta 
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta đã được thể hiện một cách sinh động nhất. 
Những địa danh như: Hàm Rồng, Nam Ngạn, Yên Vực, núi Ngọc, núi Rồng, Nhà máy Điện 
Hàm Rồng, Nhà máy phân lân lò cao, Đội cầu 19/5...; những tên người như Ngô Thị Tuyển, 
Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Hằng... đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. 
Và có lẽ, người vẽ nên bức tranh Hàm Rồng chiến đấu, chiến thắng rõ nét hơn, đầy đủ 
hơn và đưa Hàm Rồng lên ngang tầm thời đại, coi Hàm Rồng như một thần thoại diệu kỳ là 
Mi - khai - I - lin- ski đã ca ngợi cầu Hàm Rồng trên tạp chí Thời mới của Liên Xô cũ với 
những lời chân thành, cảm động: “Nhưng ở tỉnh Thanh Hóa có một cây cầu trên sông Mã 
tượng trưng cho tinh thần dũng cảm và lòng can đảm của nhân dân Việt Nam. Nó gọi là 
Hàm Rồng tức là miệng Rồng. Nó đã chiến đấu như một thần thoại phi thường: Máy bay Mỹ 
đã đánh phá nó gần 5.000 lần, trút xuống hơn 150.000 quả bom phá và bom từ trường, 
hàng vạn tên lửa và thủy lôi.Nhưng cây cầu vẫn hiên ngang đứng đó, những dầm cầu thép 
vẫn vượt qua sông”6 
4
 Tập Hồ Chí Minh chiến thắng - Thư mục chuyên đề của Thư viện Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, xuất bản năm 
1985, tr 49 - 50. 
5
 Tập Hồ Chí Minh chiến thắng - Thư mục chuyên đề của Thư viện Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, xuất bản năm 
1985, tr 53 - 54. 
6
 Tập Hồ Chí Minh chiến thắng - Thư mục chuyên đề của Thư viện Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, xuất bản năm 
1985, tr 59 - 61. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
66 
Chiến thắng Hàm Rồng thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Ðảng và Bác Hồ, là 
chiến công của một tập thể anh hùng, là kết quả của sự phối hợp tuyệt vời giữa các quân, binh 
chủng với các địa phương và toàn thể nhân dân, hình thành sức mạnh hiệp đồng trên quy mô 
lớn. Ðó không chỉ là chiến công của lực lượng bộ đội, công an, dân quân, tự vệ khu vực Hàm 
Rồng, mà còn của cả quân và dân Ðò Lèn, Lạch Trường, Phà Ghép, của lão dân quân Hoằng 
Trường, nữ dân quân Hòa Lộc; là tinh thần dũng cảm của các mẹ, các chị, của học sinh, 
sinh viên và của cả các nhà sư đã vượt qua mưa bom, bão đạn, cứu chữa, chăm sóc thương 
binh, tiếp lương, tải đạn, ngụy trang cho pháo; là tinh thần lao động quên mình sửa cầu, san 
đường, lấp hố bom bảo đảm giao thông thông suốt của lực lượng thanh niên xung phong và 
anh chị em công nhân. 
Hàm Rồng đã được lương tâm của loài người tiến bộ trân trọng, ngợi ca vì chiến thắng 
Hàm Rồng đã trở thành chiến thắng của dân tộc Việt Nam, của thời đại và là một trong những 
biểu tượng kiên cường, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhà báo Mỹ Richard 
Swanet đã viết: “Cuộc chiến đấu của các bạn ở Hàm Rồng đã tượng trưng đầy đủ được lòng 
tha thiết yêu Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, mà các bạn đã giành được sự ủng hộ rộng lớn 
của nhân dân chúng tôi”. Hàm Rồng đã thực sự là một trang sử vàng của cuốn Lịch sử Việt 
Nam bằng vàng, chói lọi chiến công với những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên 
Phủ anh hùng và mùa xuân đại thắng năm 1975. 
Bạn bè quốc tế và lực lượng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới - những người luôn 
dõi theo và cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống 
Mỹ cứu nước, mỗi khi nhắc đến Hàm Rồng hoặc có dịp đến thăm Hàm Rồng đều dành cho 
mảnh đất này những tình cảm tốt đẹp và sự ngưỡng mộ sâu sắc: “Cầu Hàm Rồng là chiếc cầu 
đẹp nhất mà trước đây chúng ta chưa từng thấy. Không phải vì nó rộng, nó dài, nó nguy nga 
hơn các cây cầu khác, mà chính truyền thống anh hùng của chiến sĩ và nhân dân đã mang lại 
cho nó cái đẹp diệu kỳ Cầu Hàm Rồng là một đài kỷ niệm về chủ nghĩa anh hùng cách 
mạng của nhân dân và thanh niên Việt Nam. Cầu Hàm Rồng cũng là một tượng trưng trước 
toàn thế giới về sự thất bại của chính sách xâm lược và hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc 
Mỹ” (M.Da - ga - ren, Ủy viên Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Mỹ). 
Hàm Rồng ngày nay càng lừng lẫy hơn xưa. Trong thời đại Hồ Chí Minh, Hàm Rồng đã 
cùng cả nước chắp cánh bay lên đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, đập tan sức mạnh và “uy 
thế không lực Hoa Kỳ”. Hàm Rồng đã trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng. Các 
nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị, xã hội dù Á, Âu hay Phi, 
Mỹ đến Việt Nam đều muốn tận mắt, sờ tận tay cầu Hàm Rồng và tất cả ý kiến đã hội tụ vào 
một điểm: Hàm Rồng là một danh từ cũng như Việt Nam là một danh từ, Hàm Rồng là kết 
hợp những đức tính tốt đẹp nhất, Việt Nam nhất trên quê hương Bà Triệu, Lê Lợi anh hùng 
trong những trang lịch sử. 
Nhà soạn kịch Liên Xô V.B.Môn - na - khốp đã viết: “Khi tôi nghĩ đến nền nghệ thuật 
Việt Nam, trong tâm trí tôi lại hiện lên chiếc cầu Hàm Rồng mà tôi đã thấy được ở Thanh 
Hóa. Bọn cướp Mỹ đã ném bom cầu Hàm Rồng nhưng cầu vẫn đứng vững, tựa vào sườn núi 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
67 
có kẻ khẩu hiệu “Chúng ta nhất định thắng”. Nền nghệ thuật Việt Nam dồi dào tinh thần lạc 
quan, tình cảm tươi mới, tin tưởng vào tương lai đẹp đẽ của dân tộc”. 
Hàm Rồng xưa đã thu hút sự chú ý của các bậc tao nhân mặc khách, các nhà nghiên cứu 
lịch sử, chính trị, văn hóa thế giới. Giờ đây, Hàm Rồng đã trở thành một bảo tàng đồ sộ với 
tầm vóc vô cùng to lớn, mỗi ngọn núi, dòng sông hay từng tấc đất, ngôi nhà, xưởng máy... 
đều đã thành những hiện vật sống ghi lại chiến công lừng lẫy của người Hàm Rồng. 
3. Kết luận 
Hàm Rồng chiến thắng mãi mãi là bản anh hùng ca bất tử, là động lực tinh thần, là bài 
học lớn về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, nêu cao tinh thần sáng tạo, ý chí tự lực, tự 
cường để Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa khai thác tốt nhất tiềm 
năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xây dựng Thanh Hóa trở thành một tỉnh 
giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng - an ninh, xứng đáng với truyền thống 
Hàm Rồng chiến thắng, góp phần cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (2000), Thanh Hóa di tích và thắng cảnh, Nxb 
Thanh Hóa. 
[2]. Nguyễn Quốc Chấn (cb) (2007), Những thắng tích xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa. 
[3]. Nguyễn Văn Hảo, Lê Thị Vinh (2003), Di sản văn hóa xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa. 
[4]. Liên hiệp các hội KH - KT Thanh Hóa (2007), Những thắng tích của xứ Thanh, 
Nxb Thanh Hóa. 
[5]. Le Breton, Thanh Hóa đẹp tươi, bản dịch lưu trữ tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa. 
[6]. Hoàng Tuấn Phổ (2009), Hùng thiêng sông núi Hàm Rồng, Nxb Thanh Hóa. 
[7]. Phạm Văn Tấn, Vương Hải Yến (cb) (2015), Xứ Thanh những điểm đến du lịch hấp 
dẫn, Nxb Thanh Hóa. 
HAM RONG AREA IN THANH HOA UNDER THE PERSPECTIVE OF 
FOREIGNERS 
 Pham Thi Phuong, M.A 
Abstract: Ham Rong Bridge in Thanh Hoa witnessed the majestic victories of the army 
and people of Thanh Hoa during the resistance war against America. Ham Rong area also 
contains many unique cultural and historical values that have been praised by many scholars 
since ancient times. The article presents images of Ham Rong area from the perspective of 
foreigners. Since then, unique values of Ham Rong cultural space are further confirmed. 
Keywords: Ham Rong, Thanh Hoa, culture, history. 
Người phản biện: TS. Lê Thị Thảo (ngày nhận bài 09/7/2019; ngày gửi phản biện 
12/7/2019; ngày duyệt đăng 30/9/2019). 

File đính kèm:

  • pdfham_rong_o_xu_thanh_trong_con_mat_cua_nguoi_nuoc_ngoai.pdf