Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế

TÓM TẮT

Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta là do nhân dân ta lựa chọn từ những trải

nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị

nhất nguyên đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vài trò lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự ổn định chính trị và phát triển kinh

tế. Thông qua bài viết, tác giả muốn nhấn mạnh rằng: là chính đảng duy nhất lãnh

đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy

đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên.

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế trang 1

Trang 1

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế trang 2

Trang 2

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế trang 3

Trang 3

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế trang 4

Trang 4

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế trang 5

Trang 5

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế trang 6

Trang 6

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế trang 7

Trang 7

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4700
Bạn đang xem tài liệu "Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế

Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định sự chính trị và phát triển kinh tế
ị không chỉ phụ thuộc 
vào kinh tế, mà còn phụ thuộc rất lớn vào một loạt các yếu tố khác như tương quan 
giai cấp trong xã hội, vị thế, vai trò của đảng cầm quyền, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, 
truyền thống của một đất nước. Thực tế cho thấy, nền kinh tế của Việt Nam đang xây 
dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các thành phần kinh tế, 
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội không có mâu thuẫn đối kháng về lợi ích. Lợi ích của 
Đảng, Nhà nước và người lao động là thống nhất; cho nên, không tạo ra những lực 
lượng chính trị đối lập trong xã hội và không có cơ sở xã hội cho các đảng phái đối lập 
xuất hiện. Chúng ta không chấp nhận đa nguyên, đa đảng không phải vì chúng ta bảo 
thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách 
 127 
Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo  
quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và 
hạnh phúc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân 
chủ, công bằng, văn minh. 
 Vậy mô hình nhất nguyên chính trị ở Việt Nam hiện nay cần được hiểu và lý giải như 
thế nào? 
 Hạn chế chủ yếu nhất của hệ thống chính trị ở nước ta trước đổi mới là có tình 
trạng thiếu dân chủ. Thực chất đó là một hệ thống quan liêu, mệnh lệnh, hành chính. Ý 
thức được điều đó, trong đường lối đổi mới, Đảng chủ trương đổi mới một cách căn 
bản tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị theo tinh thần dân chủ. 
Quá trình đổi mới cho đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể về dân chủ. Tuy 
nhiên, như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã chỉ ra, thành tựu 
đó vẫn chưa tương xứng với yêu cầu thực tế đặt ra, “Nhận thức về dân chủ trong một 
bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Quyền làm chủ của nhân dân ở 
nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn 
hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dung dân chủ gây chia rẽ, làm mất 
đoàn kết nội bộ, gây rối” [4, tr.168]. Hạn chế trong thực tiễn đổi mới cũng là một tất 
yếu, song cũng phải thấy rằng, đổi mới không chỉ là công việc được thực hiện trong 
ngày một ngày hai. Hơn nữa, cần khẳng định: nước ta không có sự cần thiết khách 
quan để lập nên cơ chế đa nguyên, đa đảng đối lập là có căn cứ khoa học: 
 Thứ nhất, không cứ nền kinh tế nhiều thành phần nào cũng cần thiết phải hình 
thành đa đảng đối lập. 
 Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế ở 
nước ta không phải do sức ép từ bên ngoài, cũng không phải do tương quan lực lượng 
giai cấp trong xã hội đòi hỏi, mà do yêu cầu từ sự chuyển động của phát triển kinh tế, 
phát triển đất nước. Không phải ai khác, chính những người cộng sản Việt Nam đã 
khởi xướng. Không phải bắt đầu từ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI 
(12/1986), mà từ trước đó rất lâu, những mầm móng của kinh tế thị trường đã được 
những người cộng sản chân chính nuôi dưỡng, khuyến khích ngay trong “gọng kìm” 
kế hoạch hóa. Các đảng viên cộng sản đã phải thực hiện “khoán chui”, phải “vượt rào” 
để thoát rào cản về cơ chế. Như vậy, Đảng ta không giữ “công thức” của chủ nghĩa xã 
hội theo truyền thống quốc tế, mà thực hiện chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí 
Minh với mục tiêu: làm cho người nghèo thì đủ no, người đủ ăn thì khá giàu, người 
khá giàu thì giàu thêm, với phương châm: việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc 
gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: 
“Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ” [6, tr.83]. Ngay sau khi giành 
được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ quan dân chủ trong việc xây 
dựng Nhà nước Việt Nam: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao 
 128 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới là trách nhiệm của dân Chính 
quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã 
do dân tổ chức nên” [5, tr.232]. 
 Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là một chủ trương, 
là một quá trình chủ động, tự giác của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Bên cạnh đó, 
nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta không vận động, phát triển theo bất cứ định 
hướng nào khác ngoài định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế nhiều thành 
phần, có định hướng chính trị rõ ràng trong quá trình vận động, phát triển. Chúng ta 
phát triển kinh tế thị trường nhưng không để nó vận động một cách tự phát, mù 
quáng, mà phải lãnh đạo, hướng dẫn, điều tiết, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu 
cực, vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, vì một xã hội công bằng, văn minh. 
Người có khả năng và điều kiện làm việc đó không ai khác ngoài Đảng Cộng sản Việt 
Nam - đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, đại diện 
và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Sự 
lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa 
của nền kinh tế thị trường, cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển đất nước. 
 Cần nhận thấy rằng, đúng là chính trị phản ánh kinh tế, nhưng chính trị không 
phản ánh tất cả các phương diện kinh tế mà chỉ là biểu hiện tập trung của kinh tế, tức 
là phản ánh quan hệ kinh tế cơ bản, cốt lõi nhất là vấn đề sở hữu. Mặc dù ở Việt Nam 
hiện nay tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu nhưng sở hữu toàn 
dân vẫn là loại hình chi phối các hình thức sở hữu khác. Tư liệu sản xuất chủ yếu của 
xã hội vẫn tập trung trong tay nhà nước - bộ máy đại diện cho nhân dân, quản lý, điều 
tiết. Do vậy, thực chất ở Việt Nam không có đa nguyên về kinh tế nên chính trị không 
thể đa nguyên. 
 Hơn nữa, với nền kinh tế thị trường ở nước ta, “các thành phần kinh tế hoạt 
động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng 
trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà 
nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. 
Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của 
nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. 
Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài được khuyến khích phát triển” [3, tr.73-74]. 
Trong hơn 30 năm đổi mới, “Mức đóng góp của kinh tế nhà nước trong tổng GDP 
hằng năm luôn ở mức 38%/năm, trong đó có khoảng 8% là của các đơn vị hành chính, 
sự nghiệp dịch vụ công, còn lại là của doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế tư nhân đóng 
góp 8,9% GDP, kinh tế cá thể đóng góp 38,86% GDP. Tốc độ tăng GDP luôn cao nhất, 
cao hơn các thành phần khác và bình quân chung của cả nước, mức trong những năm 
2011 - 2015 đạt 15,49%. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 16,02% GDP, huy 
động khoảng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đem lại việc làm và thu nhập cho hàng 
nghìn lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp nhà nước có vốn đầu tư nước ngoài, kinh 
 129 
Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo  
tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức 10%/năm” [7]. 
 Thứ hai, dân chủ ở mức độ nào không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay 
nhiều đảng 
 Một hệ thống chính trị, một nhà nước được coi là dân chủ, khi nó được tạo lập 
trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân. Chiêu bài đòi “đa nguyên chính trị, đa 
đảng đối lập” của các thế lực rêu rao, thực chất là mưu toan hạ thấp hoặc xóa bỏ sự 
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, gây xáo động, rối loạn trong nước, lật đổ chính quyền; 
xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ 
khác, phi xã hội chủ nghĩa, từ đó gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự dao động về tư 
tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Các thế 
lực thù địch khuyên chúng ta thực hiện đa đảng thì sẽ được dân chủ hơn, đất nước sẽ 
phát triển hơn, đời sống nhân dân sẽ được tốt đẹp hơn. Và một số người trong chúng 
ta cho rằng việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế xuất 
hiện, làm nảy sinh sự đa dạng về lợi ích, quyền lợi giữa các thành phần kinh tế, giữa 
các giai cấp, tầng lớp dân cư thì hệ thống chính trị nhất nguyên, một đảng lãnh đạo có 
phù hợp nữa hay không. Cùng với những mặt trái của nền kinh tế thị trường, chúng ta 
không phủ nhận ở đâu đó trong xã hội vẫn còn có những biểu hiện thiếu dân chủ 
nhưng đó chỉ là những hiện tượng riêng lẻ, là những thiếu sót, hạn chế cụ thể trong 
quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không thể xem đó là bản chất của 
Đảng ta, không thể coi đó là bản chất của nền dân chủ mà toàn Đảng, toàn dân ta đang 
gắng sức xây dựng và không thể dựa vào những hiện tượng đó để yêu cầu thực hiện 
chế độ đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam. 
 Thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một Đảng Cộng sản Việt Nam duy 
nhất lãnh đạo xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó 
cũng là sự lựa chọn đúng đắn của chính nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh 
cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một 
hiện tượng hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và nhân tố 
chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam. Trong thời 
gian qua, đối diện với Covid-19 ở Việt Nam cho thấy sức mạnh của hệ thống chính trị 
ở Việt Nam; vai trò lãnh đạo của Đảng; sự chèo lái tài tình của Chính phủ; sự đồng 
lòng, tin tưởng của quần chúng nhân cùng hướng về mục tiêu chung đã nâng cao tầm 
vóc Việt Nam trên thế giới. Thắng lợi to nhất mà chúng ta gặt hái được ở chặng đường 
đầu tiên của cuộc chiến chống SARS-CoV-2 là đã củng cố được pháo đài trong lòng dân về 
nhiều phương diện; là nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trước những hiểm 
hoạ đối với cộng đồng; là hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sáng thêm trong con 
mắt của bè bạn và những giá trị nhân văn, lòng hào hiệp của Việt Nam đã nối gần 
thêm bè bạn khắp năm châu. 
 Chính vì vậy, Đảng Cộng sản là đảng duy nhất có khả năng xây dựng chế độ 
 130 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
dân chủ rộng rãi nhất, đầy đủ nhất cho số đông, cho nhân dân, mà trước hết là nhân 
dân lao động. Khẳng định tính nhất nguyên của hệ thống chính trị, tính khách quan 
của chế độ một đảng lãnh đạo ở nước ta trong điều kiện hiện nay, không phải để dành 
cho Đảng một đặc quyền, mà chính là xác định cho Đảng trách nhiệm nặng nề trước 
nhân dân, trước nhiệm vụ mới của đất nước. 
 Đồng thời, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay để sự lãnh đạo duy nhất của 
Đảng thực sự là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc thiết định và phát huy có 
hiệu quả nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, toàn Đảng cần tiếp tục thực hiện cuộc vận 
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng với quyết tâm và nỗ lực cao hơn, tạo chuyển biến trên 
cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ngoài ra, khi xem xét dân chủ là một vấn đề 
chính trị, thuộc kiến trúc thượng tầng, việc thiết định và phát triển dân chủ xã hội chủ 
nghĩa ở nước ta hiện nay cũng đòi hỏi có sự đổi mới và phát triển tương ứng của cơ sở 
hạ tầng, trong đó quan trọng nhất là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa, bảo đảm kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo. 
 Với vai trò to lớn đối với sự nghiệp của dân tộc, đối với hạnh phúc của nhân 
dân trong hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rõ bản lĩnh, trí tuệ 
và tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản đối với thời đại. Từ thực tiễn nêu trên có thể 
khẳng định rằng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện nhất nguyên 
chính trị, một Đảng lãnh đạo là phù hợp với tất yếu kinh tế, đáp ứng được yêu cầu 
thực tiễn. 
3. KẾT LUẬN 
 Vấn đề đặt ra hiện nay đối với chúng ta không phải là lựa chọn một đảng hay 
đa đảng, mà là phải thực hiện tốt hơn nữa quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng 
sản Việt Nam đối với xã hội. Đồng thời, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ then chốt là 
xây dựng Đảng. Phải dành nhiều công sức tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng 
Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên 
phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư 
tưởng và tổ chức; đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức 
lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ phẩm chất và năng lực, xây dựng 
Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, 
 Hà Nội. 
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội. 
 131 
Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo  
 [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị 
 quốc gia, Hà Nội. 
 [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội. 
 [5]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 [6]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 [7]. Website: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/Ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-m%E1. 
 [8]. Hồng Quang (2019). Một bản báo cáo thiếu khách quan, Tạp chí Nhân quyền, số 3/2019, Hà 
 Nội. 
 HOLDING FAST TO THE SINGLE - PARTY MODEL - THE COMMUNIST PARTY 
 OF VIETNAM PLAYS A DOMINANT ROLE IN STABILIZING THE POLITIC 
 AND DEVELOPING THE ECONOMY 
 Nguyen Thi Hien 
 Faculty of Political Theory, University of Sciences, Hue University 
 Email: nguyenthihien0919@gmail.com 
 ABSTRACT 
 The single-party system in our country is chosen by Vietnamese citizens based on 
 experiences during the history of struggling for national liberation, protecting the 
 socialist country. The undeniable achievements of such a single-party system have 
 confirmed and increasingly solidified the Vietnamese Communist Party’s role in 
 the political stability and economic development. In this article, the author would 
 like to emphasize that as an solely official political party leading the Vietnamese 
 revolution, our Party has been constantly establishing and promoting the 
 democracy in the single-party system. 
 Keywords: Communist Party of Vietnam, politics, economy. 
 Nguyễn Thị Hiền sinh ngày 03/03/1982 tại Thanh Hóa. Năm 2004, bà tốt 
 nghiệp cử nhân Sư phạm Giáo dục chính trị tại trường Đại học Sư phạm, 
 Đại học Huế. Năm 2008, bà tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Triết học tại 
 trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2004 đến nay, bà là giảng 
 viên trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Lý luận chính trị. 
 132 

File đính kèm:

  • pdfgiu_vung_mo_hinh_nhat_nguyen_chinh_tri_dang_cong_san_viet_na.pdf