Giáo trình Tổng quan du lịch
Giới thiệu:
Du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu đời trong lịch sử tồn tại và
phát triển của loài người. Lúc đầu có thể là những hiện tượng riêng l và cá
biệt, sau đó trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu
của con người. Song để có thể phát triển du lịch đòi hỏi các nhà kinh doanh
du lịch phải nghiên cứu các loại hình du lịch, nhu cầu của khách du lịch, các
loại hình cơ sở lưu trú du lịch từ đó tạo ra các sản phẩm phù hợp thỏa mãn
nhu cầu của du khách.
Du lịch là hoạt động mang tính thời vụ, những đặc điểm của thời vụ
trong du lịch cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ du lịch
gây nên những tác động bất lợi đối với hoạt động du lịch. Từ đó đòi hỏi các
tổ chức kinh doanh du lịch phải có phương hướng giảm những tác động tiêu
cực của thời vụ du lịch.
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm về du lịch, khách du lịch, điểm đến
du lịch;
- Phân loại được các loại hình du lịch;
- Trình bày được nhu cầu, sản phẩm du lịch;
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch;
- Nhận biết, phân biệt được các loại hình cơ sở lưu trú;
- Chủ động trong học tập, tác phong học tập nghiêm túc.
Nội dung chính:
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về du lịch:
Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm về du lịch được hiểu
theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo góc độ xem xét.10
Vào năm 1941, ông W.Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định
nghĩa: Du lịch là tổng hợp những và các hiện tượng, các mối quan hệ nảy
sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi
cư trú thường xuyên của họ, hơn nữa họ không ở lại đó vĩnh viễn và không
có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến.
Theo nhà kinh tế Kalfiotis, du lịch là sự di chuyển của cá nhân hay
tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức,
do đó tạo nên hoạt động kinh tế.
Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R
Brent Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua
lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà
trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch.
Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt
động du lịch bao gồm:
(1) Khách du lịch:
(2) Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch;
(3) Chính quyền sở tại;
(4) Cộng đồng dân cư địa phương
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới:
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các
hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thuờng xuyên của họ với mục đích
hoà bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.
Luật du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7,
khoá XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổng quan du lịch
ận lưu trú lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo hàng tháng, hàng quý, hàng năm, của bộ phận mình, thông báo và yêu cầu bộ phận nhân sự phối hợp, giúp đỡ. 111 Bộ phận lưu trú làm tốt công tác nâng cấp, điều động và xử phạt theo quy định của khách sạn và trình lên bộ phận nhân sự thẩm duyệt. Bộ phận lưu trú phối hợp với bộ phận nhân sự thực hiện việc phát, thay mới, thu hồi trang phục của nhân viên thôi việc. - Bộ phận kế toán Giám đốc bộ phận buồng phải dự toán thu chi hàng năm của bộ phận mình và nộp cho bộ phận tài vụ. Khi phát hiện hiện tượng không ăn khớp giữa đồ uống và sổ sách của đồ minibar, phải kịp thời cùng với bộ phận tài vụ tiến hành đối chiếu, kiểm tra. Khi khách trả buồng nhân viên phục vụ buồng phải kịp thời báo cho nhân viên thu ngân tại bộ phận lễ tân biết tình hình khách sử dụng đồ uống. Bộ phận lưu trú phải làm tốt công tác xin mua, xin lĩnh các vật phẩm đồ dùng theo nhu cầu, ngược lại bộ phận tài vụ phải kịp thời cung cấp. Hàng tháng hai bộ phận cùng phối hợp kiểm kê các loại đồ vải, đồ minibar và các vật phẩm đồ dùng cung cấp cho khách. 3.3.3.3. Mối quan hệ giữa bộ phận bàn và các bộ phận khác - Bộ phận lễ tân Bộ phận bàn phải tổ chức tốt việc phục vụ khách đi theo đoàn theo địa điểm, thời gian, số lượng và yêu cầu mà bộ phận lễ tân đã thông báo. Cùng phối hợp làm tốt công tác tiếp khách VIP, phục vụ khách VIP ăn điểm tâm và tặng biếu hoa quả cho khách VIP theo yêu cầu do bộ phận lễ tân gửi tới. Khi người quản lý của bộ phận bàn đi vắng, nếu có khách khiếu nại thì phải báo cáo cho trợ lý bộ phận lễ tân và trợ lý bộ phận lễ tân giải quyết. - Bộ phận chế biến món ăn Thông thường hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đặc biệt khi cả hai bộ phận có cùng khu vực làm việc. Các mối quan hệ cơ bản như sau: Bộ phận bàn nhận yêu cầu của khách và chuyển cho bộ phận chế biến món ăn. 112 Phục vụ các món ăn cho khách từ bộ phận chế biến. - Bộ phận kế toán Bộ phận bàn phối hợp với bộ phận kế toán làm tốt công tác kiểm kê, đồ dùng lặt vặt, vật r tiền mau hỏng và tài sản cố định. Bộ phận bàn phối hợp với bộ phận kế toán làm tốt công tác thanh toán ăn uống cho khách. - Bộ phận quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật Bộ phận bàn có trách nhiệm hướng dẫn cho cán bộ nhân viên của mình sử dụng chính xác các thiết bị, máy móc, bộ phận quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật phải chỉ đạo về mặt kỹ thuật. Hai bộ phận cùng phối hợp với nhau làm tốt công tác lau chùi, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị. Bộ phận quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật làm tốt công tác sửa chữa trang thiết bị, phương tiện theo yêu cầu của bộ phận bàn để đảm bảo cho công tác phục vụ ăn uống được diễn ra một cách bình thường. Khi sửa chữa xong thì bộ phận kỹ thuật tiến hành bàn giao cho bộ phận bàn. Bộ phận bàn nghiệm thu xong phải ký vào biên bản bàn giao. - Bộ phận buồng Bộ phận buồng phụ trách công tác làm vệ sinh ở các khu vực công cộng như trải thảm phòng ăn, nhà vệ sinh, các cửa kính, thang máy... Bộ phận buồng chịu trách nhiệm cung cấp các vật dụng trang trí bằng vải, gỗ, giấy, hoa cho phòng ăn. Cùng nhau làm tốt công tác lĩnh, thay đổi và kiểm kê các đồ dùng bằng vải. Bộ phận buồng phụ trách công tác thiết kế, cắt may và thay đổi đồng phục của nhân viên bộ phận bàn theo yêu cầu của bộ phận này. - Bộ phận nhân sự Cùng nhau xác định biên chế và cấp bậc của cán bộ, công nhân viên. Cùng nhau làm tốt công tác chiêu mộ, tuyển dụng và điều động nhân viên theo yêu cầu của công việc. Cuối tháng, bộ phận bàn phải gửi cho bộ phận nhân lực bảng thống 113 kê ngày công của từng người trong bộ phận mình. Bộ phận nhân lực có trách nhiệm giúp bộ phận bàn làm các thủ tục thay đổi việc, thôi việc cho cán bộ, nhân viên của họ. Bộ phận bàn nộp báo cáo đề nghị thăng lương, thưởng phạt của cán bộ công nhân viên trong bộ phận mình cho bộ phận nhân sự để bộ phận nhân sự xét duyệt. 3.3.3.4. Mối quan hệ giữa bộ phận chế biến món ăn và các bộ phận khác - Bộ phận lễ tân Bộ phận chế biến món ăn phải căn cứ vào số liệu dự tính của bộ phận lễ tân về số khách ăn nghỉ tại khách sạn để chuẩn bị đủ thực phẩm và nhân lực, bảo đảm tình hình kinh doanh của khách sạn đạt tới mức cao nhất vẫn có đủ sức phục vụ khách ăn uống bình thường. Bộ phận chế biến món ăn phải sao gửi cho bộ phận lễ tân tất cả các biên lai đặt bữa của khách. Sau giờ làm việc, nhà bếp, phòng phụ trách dụng cụ phải gửi chìa khoá tại bộ phận lễ tân và phải làm đầy đủ thủ tục giao, nhận chìa khoá. - Bộ phận kế toán Bộ phận chế biến món ăn phải kịp thời cung cấp cho bộ phận kế toán tư liệu phân tích giá thành các món ăn trong thực đơn mới để cùng tính giá thành các món ăn. Bộ phận chế biến món ăn và kế toán phải cùng nhau định kỳ nghiên cứu thị trường, nắm bắt tình hình thay đổi về vật tư, thực phẩm trên thị trường. Bộ phận kế toán tiến hành thanh toán hàng ngày đối với những chi phí của bộ phận chế biến món ăn. - Bộ phận quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật Bộ phận chế biến món ăn có trách nhiệm hướng dẫn cho cán bộ nhân viên của mình sử dụng chính xác các thiết bị, máy móc. Bộ phận quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật có trách nhiệm chỉ đạo về mặt kỹ thuật. Hai bộ phận cùng phối hợp với nhau làm tốt công tác lau chùi, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị. Bộ phận quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật phải kịp thời làm tốt công tác 114 sửa chữa trang thiết bị, phương tiện theo yêu cầu của bộ phận chế biến món ăn để đảm bảo cho công tác phục vụ ăn uống được diễn ra một cách bình thường. Khi sửa chữa xong thì bộ phận quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tiến hành bàn giao cho bộ phận chế biến món ăn. Bộ phận chế biến món ăn nghiệm thu xong thì phải ký tên vào biên bản bàn giao. - Bộ phận buồng Cùng nhau làm tốt công tác lĩnh, thay đổi và kiểm kê các đồ dùng bằng vải. Bộ phận buồng phụ trách công tác thiết kế, cắt may và thay đổi đồng phục của nhân viên bộ phận chế biến món ăn theo yêu cầu của bộ phận này. - Bộ phận nhân sự Cùng nhau xác định biên chế và cấp bậc của cán bộ, nhân viên. Cùng nhau làm tốt công tác tuyển dụng và điều động nhân viên theo yêu cầu của công việc. Cuối tháng, bộ phận chế biến món ăn phải gửi cho bộ phận nhân lực bảng thống kê ngày công của từng người trong bộ phận mình. Bộ phận nhân lực có trách nhiệm giúp bộ phận chế biến món ăn làm các thủ tục thay đổi việc, thôi việc cho cán bộ, nhân viên của họ. Bộ phận chế biến món ăn nộp báo cáo đề nghị thăng lương, thưởng phạt của cán bộ công nhân viên trong bộ phận mình cho bộ phận nhân sự để bộ phận nhân sự xét duyệt. 3.3.3.5. Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với các bộ phận khác Trong khách sạn, các bộ phận quan trọng trong quá trình phục vụ khách chính là các bộ phận lễ tân, bàn, buồng, chế biến món ăn. Các phòng (hay bộ phận) chức năng thường có mối quan hệ với các bộ phận khác chủ yếu trong việc thực hiện các chức năng của mình. - Mối quan hệ giữa bộ phận kinh doanh và tiếp thị với các bộ phận khác chủ yếu trong các công việc có liên quan đến kinh doanh các loại buồng, cung cấp các dịch vụ hội nghị, xúc tiến thương mại, quảng cáo và đối ngoại... - Mối quan hệ giữa bộ phận tài chính - kế toán với các bộ phận khác 115 chủ yếu liên quan đến các hoạt động tài chính của khách sạn, thực hiện các công việc kế toán, kiểm soát chi phí và doanh thu, lập các báo cáo tài chính, theo dõi và thu hồi các khoản nợ, bảo quản tiền mặt... - Mối quan hệ giữa bộ phận quản lý nhân sự với các bộ phận khác chủ yếu liên quan đến công việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đào tạo đội ngũ nhân viên. Ngoài ra bộ phận này còn quản lý tiền lương, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, y tế và các chế độ của cán bộ công nhân viên khách sạn. - Mối quan hệ giữa bộ phận quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật với các bộ phận khác chủ yếu liên quan đến công việc lên kế hoạch mua sắm, sửa chữa và bảo trì toàn bộ trang thiết bị và các tiện nghi của khách sạn, thực hiện các chương trình bảo dưỡng thường xuyên để tránh mọi hỏng hóc cho các hệ thống thiết bị của khách sạn và trong buồng khách. - Mối quan hệ giữa bộ phận an ninh và các bộ phận khác chủ yếu liên quan đến việc bảo vệ an ninh, an toàn tính mạng và tài sản của khách và cán bộ công nhân viên khách sạn. Bộ phận này thực hiện việc tuần tra 24/24 giờ trong khu vực khách sạn và giám sát các trang thiết bị của khách sạn. 3.3.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến cơ cấu tổ chức hoạt động khách sạn Cơ cấu tổ chức của khách sạn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố dưới đây: - Vị trí và thị trường - Hình thức sở hữu - Quy mô khách sạn - Loại hình khách sạn - Dịch vụ khách hàng - Vốn lưu động Vị trí và thị trường quyết định khách sạn sẽ tuyển và tổ chức nhân viên như thế nào. Các Resort được tìm thấy ở các khu nghỉ mát phổ biến, trái lại các Motel thường được đặt gần các trục đường chính. Các khách sạn sân bay được tổ chức cho những khách ở ngắn ngày, trái lại các khách sạn du lịch được phục vụ cho những khách lưu trú lâu hơn. Các khách sạn ở trong các thành phố trung tâm hầu như được tổ chức để đáp ứng cho những cuộc họp lớn và nhỏ, nhưng các khách sạn ở trong các vùng nông thôn nhỏ có xu 116 hướng tập trung vào những khách du lịch l . Hình thức quản lý có một sự ảnh hưởng lớn tới quy mô và nhân cách của nhân viên khách sạn. Một chuỗi khách sạn chính hay một khách sạn liên kết sẽ được thiết kế, trang bị và tuyển dụng nhân viên theo chỉ dẫn của công ty mẹ, trái lại một khách sạn nhỏ có thể được vận hành toàn bộ bởi một cá nhân. Số lượng nhân viên khách sạn chịu ảnh hưởng bởi quy mô khách sạn. Ví dụ: một khách sạn với một số lượng buồng lớn đòi hỏi một số lượng nhân viên làm buồng lớn, và một khách sạn với một garage ôtô lớn phải có những nhân viên đảm trách việc trông giữ xe ô tô cất xe và sửa chữa ô tô cho khách. Loại hình khách sạn cũng có thể ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức và nhân viên. Một loại hình khách sạn Resort hay khách sạn hội nghị hầu hết luôn duy trì luôn duy trì một số lượng nhân viên phục vụ lớn để vận chuyển hành lý của khách, ngược lại các Motel ven đường hiếm khi đưa ra dịch vụ phục vụ khách hàng. Sự mở rộng các dịch vụ phục vụ khách của một khách sạn cũng ảnh hưởng tới quy mô và mức độc phức tạp của nhân viên. Ví dụ: nếu khách sạn có hiệu làm tóc, nó phải tuyển một nhân viên làm tóc, và nếu một quầy hàng bán tặng phẩm được mở 24 giờ trong một ngày thì nó phải thuê nhân viên làm việc ở 3 ca tại quầy hàng. Vốn lưu động là số tiền sẵn có cho các chi phí về việc xây dựng cải tạo, bảo dưỡng và hoạt động. Cuối cùng quy mô và mức độ phức tạp của bất cứ một khách sạn nào cũng bị giới hạn bởi vốn lưu động sẵn có. Tất cả những nhân tố này có sự liên kết bên trong với nhau, một sự thay đổi của nhân tố này có ảnh hưởng tới một nhân tố khác. Chẳng hạn như loại hình sở hữu hoặc sự mở rộng của dịch vụ thường dẫn tới sự thay đổi trong nhân tố khác, vốn lưu động hoặc quy mô của khách sạn. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Nội dung đánh giá: + Xếp hạng khách sạn + Cơ cấu tổ chức tiêu biểu của một khách sạn - Cách thức và phương pháp đánh giá: 01 bài kiểm tra viết từ 2 đến 3 117 câu. Thang điểm 10. - Gợi ý tài liệu học tập: + Giáo trình Tổng quan cơ sở lƣu trú, Nguyễn Vũ Hà - Đoàn Mạnh Cương, 2006, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội. + Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hoà, 2004, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội. + Giáo trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn, Nguyễn Văn Mạnh - Hoàng Thị Lan Hương, 2004,NXB Lao động - Xã hội Hà Nội + Nghiệp vụ Phục vụ Khách sạn, Nguyễn Thị Tú , 2005, NXB Thống kê. + Giáo trình Nghiệp vụ Lƣu trú, Hội đồng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ du lịch - Luxembourg, 2005, NXB Thanh niên. + Quản lý khách sạn hiện đại, Lục Bội Minh, 2000, NXB Thông tin. Ghi nhớ - Hoạt động kinh doanh của khách sạn. - Xếp hạng khách sạn. - Cơ cấu tổ chức trong một khách sạn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Anh (chị) hãy trình bày khái quát về hoạt động kinh doanh khách sạn và sản phẩm của khách sạn? 2. Hãy nêu các cách phân loại khách sạn theo các tiêu chí phổ biến hiện nay trên thế giới. Theo anh (chị) ở Việt Nam thường phân loại khách sạn theo những tiêu chí nào? 3. Hãy nêu sự cần thiết phải xếp hạng khách sạn và các tiêu chuẩn xếp hạng của Việt Nam? 4. Hãy trình bày mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một khách sạn? 5. Nêu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn? 6. Trình bày mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn? 7. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức hoạt động khách sạn? 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Địa lý du lịch, Nguyễn Minh Tuệ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2. Giáo trình Tổng quan du lịch, Trần Thị Mai, 2006, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội. 3. Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hoà, 2004, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội. 4. Giáo trình Tổng quan du lịch, Trần Thị Thuý Lan - Nguyễn Đình Quang, 2005, NXB Hà Nội. 5. Giáo trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn, Nguyễn Văn Mạnh - Hoàng Thị Lan Hương, 2004,NXB Lao động - Xã hội Hà Nội. 6. Giáo trình Tâm lý khách du lịch, Hồ Lý Long, 2006, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội. 7. Giáo trình Tổng quan cơ sở lưu trú, Nguyễn Vũ Hà - Đoàn Mạnh Cương, 2006, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội. 8. Giáo trình Nghiệp vụ Lễ tân, Trường CĐ Du lịch Hà Nội, 2006, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội. 9.Nhập môn khoa học du lịch, Trần Đức Thanh, 1999, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Nghiệp vụ Phục vụ Khách sạn, Nguyễn Thị Tú , 2005, NXB Thống kê. 11. Giáo trình Marketing căn bản, TS Trần Minh Đạo, 2002, NXB Giáo dục 12. Giáo trình Nghiệp vụ Lưu trú, Hội đồng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ du lịch - Luxembourg, 2005, NXB Thanh niên. 13.Phân loại, xếp hạng khách sạn Việt Nam, Tổng cục Du lịch, 1985, 1994. 14. Quản lý khách sạn hiện đại, Lục Bội Minh, 2000, NXB Thông tin. 15.Tổng quan du lịch, Vũ Đức Minh, 1999, NXB Giáo dục. 119 1. Tên mục 1/Tên tiêu đề 1: 1. 1. Tên tiểu mục 1 /Tên tiểu tiêu đề 1: 1.2. Tên tiểu mục 2/Tên tiểu tiêu dề 2: 2. Tên mục 2/Tên tiêu đề 2: 2.1. Tên tiểu mục 1/Tên tiểu tiêu đề 1: 2.2. Tên tiểu mục 2/Tên tiểu tiêu đề 2: . Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/tiểu tiêu đề gồm: - Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc; - Các bước và cách thức thực hiện công việc; - Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên; - Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập; - Ghi nhớ. Gợi ỷ: + Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu; +Nội dung và hình vẽ minh họa phải ỉàm sáng tỏ nội dung và cần tuân thủ các quy định trong Luật bản quyền; + Tích hợp được các trang thiết bị dạy học, các nguồn học liệu khác...một cách khoa học; + Phong cách viết dễ hiểu, rỗ ràng, ngắn gọn và chỉnh xác; + Cuối mỗi chương có thể có các bài mở rộng và nâng cao. Nếu nội dung của mỗi chương đơn giản, khó thiết kế một bài tập loại này có thể bỏ qua.
File đính kèm:
- giao_trinh_tong_quan_du_lich.pdf