Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO)

1. TỔNG QUAN VỀ SEO

1.1. SEO là gì ?

SEO (Search Engine Optimization): là quá trình tối ưu hóa3

website để cho nó trở lên thân thiện với các máy các chủ tìm

kiếm như Google, Bing, Mục tiêu của SEO là đưa websitelên

trang 1 Google với các từ khóa (keyword) mong muốn.

SEO là một công cụ của Internet Marketing, một nghề đang rất HOT. Ở VN hiện nay đã có

hơn 200 công ty dịch vụ SEO và hơn 10.000 người đang làm SEO (gọi là SEOer). Nhu cầu

về nhân lực SEO đang ngày càng tăng do các doanh nghiệp hiểu rõ giá trị của công cụ này

và đang đầu tư một cách nghiêm túc và bài bản hơn. (Xem thêm bài viết SEO là gì ?)

1.2. Lợi ích của SEO

Trước khi quyết định mua hàng, phần lớn khách hàng đều tìm

kiếm trên Google. Thông thường, họ chỉ nhìn vào trang đầu của

kết quả tìm kiếm. Do vậy, việc website của bạn nằm trên trang 1

Google giống như việc bạn xuất hiện trước mắt khách hàng khi họ

đang có nhu cầu mua hàng.

Có vị trí cao trên bảng xếp hạng Google là vô cùng quan trọng.

SEO còn được ví như NAM CHÂM hút khách hàng vào website.

Nếu bạn tối ưu website càng tốt thì sức mạnh của nó càng lớn, và

sẽ thu hút được nhiều lượng truy cập đều đặn mỗi ngày.

Một số lợi ích của SEO mà bạn nên biết:

1. Có được khách hàng tự động, đều đặn mỗi ngày, ngay cả khi bạn đang ngủ.

2. Khách hàng tự tìm đến, và bạn không mất phí cho việc marketing sai đối tượng.

3. Bạn xuất hiện đúng lúc khách hàng đang có nhu cầu, nên cơ hội bán được hàng là

rất lớn. Thông thường từ khóa càng dài thì tỷ lệ mua hàng càng cao.

4. Việc xuất hiện trên trang 1 Google với nhiều từ khóa khác nhau sẽ làm tăng uy tín

tên miền, từ đó tăng thương hiệu cho doanh nghiệp.

5. SEO gần như miễn phí. Chi phí duy nhất bạn phải trả đó là thời gian.

6. Gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

Người làm SEO không cần phải biết về IT. Công việc bạn làm chủ yếu là viết nội dung, và

xây dựng liên kết. Tuy nhiên, nếu bạn biết về IT sẽ là một lợi thế. SEO rất dễ học, dễ làm, và

cộng đồng SEOer thì rất đông. Nếu bạn thực sự tập trung thì chỉ sau 1 năm đã có thể trở

thành SEOer chuyên nghiệp – SEO Master.

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 1

Trang 1

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 2

Trang 2

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 3

Trang 3

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 4

Trang 4

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 5

Trang 5

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 6

Trang 6

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 7

Trang 7

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 8

Trang 8

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 9

Trang 9

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang xuanhieu 11540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO)

Giáo trình Tối ưu hóa máy tìm kiếm cho web (SEO)
Thẻ ALT (mô tả ảnh) 
 • 
 • Dòng chú thích phía dưới ảnh 
Lưu ý: 
 • Không chặn Robot (trong file robots.txt) đọc thư mục chứa file ảnh 
 • Tạo thêm nhiều backlink đến ảnh, bằng cách nhúng ảnh vào nhiều bài viết. 
 • Nội dung ảnh phải phù hợp với chủ đề trang web, làm rõ nghĩa cho bài viết. 
 • Dung lượng và kích thước file ảnh vừa đủ để trang web được tải nhanh hơn. 
 • Văn bản xung quanh hình ảnh phải liên quan đến từ khóa. 
 • Để chắc chắn Google index, bạn nên đặt URL ảnh trong file sitemap.xml 
3.5. Mật độ từ khóa 
Là tỷ lệ giữa số lần xuất hiện của từ khóa trong một trang web (bao gồm cả Title và 
Description), so với tổng số lần xuất hiện của tất cả các từ có cùng độ dài. 
Một số lời khuyên về mật độ từ khóa: 
 1. Từ khóa cần SEO có mật độ cao nhất trong trang web. 
 2. Không lặp lại từ khóa quá nhiều trong mỗi đoạn văn bản (>= 3 là nhiều). 
 3. Mật độ từ khóa tốt nhất từ 2% – 5% 
Bạn có thể sử dụng công cụ SEOQuake để kiểm tra nhanh mật độ từ khóa. 
 13 
Ngoài các yếu tố trên, nội dung trong trang web của bạn phải hấp dẫn người dùng. Nếu tỷ 
lệ thoát (Bounce Rate) thấp - nghĩa là khách hàng ở lại trang web càng lâu càng tốt. 
4. CÁC YẾU TỐ TRÊN WEBSITE 
4.1 Tên miền và Hosting 
Tên miền có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng của tất cả các trang web trên website. Vì lý 
do này, bạn nên lựa chọn: 
1/ Tên miền chứa từ khóa (có hiệu quả ngay), hoặc 
2/ Tên miền theo hương hiệu (về lâu dài sẽ tốt hơn tên miền từ khóa) 
3/ Sử dụng những tên miền đã có tuổi thọ, PageRank cao. 
4/ Đuôi theo địa lý, ví dụ: .VN sẽ tốt hơn khi SEO ở Việt nam 
5/ Càng ngắn gọn càng tốt, 
tránh nhầm lẫn, nghe 1 lần là 
nhớ và có thể viết lại được. 
Hosting là nơi lưu trữ nội 
dung website. Bạn nên chọn dịch vụ 
hosting chất lượng (máy chủ mạnh, băng 
thông rộng), càng gần khách hàng tiềm 
năng càng tốt. Ví dụ: nếu bạn hướng đến 
khách hàng ở Mỹ thì bạn nên đặt website ở 
Mỹ. 
4.2. Ngôn ngữ trang web 
Bạn có thể thông báo với Search Engine biết trang web của bạn dùng ngôn ngữ gì, bằng 
cách sử dụng thuộc tính lang hoặc xml:lang trong thẻ HTML; Ví dụ dưới đây xác định 
trang web dùng ngôn ngữ Tiếng Việt (vi). 
 ... 
Nếu bạn không cài đặt ngôn ngữ thì các Search Engine cũng có thể tự phát hiện ra được. 
Tuy nhiên, bạn càng rõ ràng thì Search Engine sẽ thích hơn. 
 14 
4.3. File robots.txt 
Khi Robot truy cập vào 1 website, trước khi đọc nội dung các trang web, nó sẽ tìm đến file 
robots.txt. Đây là một file text, đặt ở thư mục gốc, chứa các dòng lệnh dùng để CẤM 
Robot không được truy cập đến 1 số tài nguyên trên website. 
Trong website của bạn chắc chắn sẽ có một số trang, thư mục, file mà bạn không muốn bị 
người khác “nhòm ngó”. Khi đó bạn hãy sử dụng lệnh DisAllow để cấm Robot đọc. Nếu 
bạn sử dụng lệnh Allow: /, tất cả mọi ngóc ngách trong website sẽ 
được Google index. Xem ví dụ:  
Bước 1: Mở notepad và soạn nội dung theo mẫu sau 
 User-agent: * <-- tất cả các spiders 
 Disallow: /admin/ <-- cấm đọc các trang trong 
 Disallow: /private/ thư mục admin. 
 Disallow: /backup/ 
 Allow:/ <-- cho phép đọc phần còn lại 
 Sitemap:  
Bước 2: Copy file lên thư mục gốc của website 
Nếu thấy website bị mất nhiều index, bạn hãy kiểm tra file robots.txt xem có dòng cấm 
(DISALLOW) Robot đọc nội dung trang web hay không. Ngoài cách sử dụng file robots.txt, 
bạn có thể sử dụng thẻ META ROBOTS trong phần ... của nội dung HTML 
để điều khiển Robot truy cập vào trang web đó: 
Trong đó, giá trị của trường content: 
 • ALL Cho phép Robots Index và đi theo links tới trang khác = Index, Follow 
 • NONE Không cho Index và không cho đi tới trang khác = NoIndex, NoFollow 
 • [NO]INDEX [Không] cho phép Robot index trang web 
 • [NO]FOLLOW [Không] cho phép Robot lần theo các link đến trang đích, không 
 truyền giá trị cho trang đích. 
Khi Robot đọc file robots.txt, nó sẽ đưa nội dung của file này về máy chủ để báo cáo. Bạn 
có thể xem nội dung này trong Webmaster Tools, menu: Tình trạng >> URL bị chặn. 
 15 
4.4. Sitemap là gì ? 
Sitemap (sơ đồ website) là một danh sách liệt kê các trang web trên website. Đây là một 
cách để Robot nhanh chóng tìm và đọc các trang web của bạn. 
Có 2 loại sitemap: 
 • Dành cho người dùng (có thể là trang web sitemap.html) 
 • Dành cho robots: sitemap.xml (đặt ở thư mục gốc của website) 
Cách tạo file sitemap.xml 
Bước 1: Bạn vào địa chỉ: www.xml-sitemaps.com 
 • Starting URL: nhập địa chỉ trang chủ, ví dụ:  
 • Change frequency: Always hoặc Daily hoặc Weekly,.. 
 Priority: Auto 
 • Bấm vào: Start 
Chờ cho nó vào đọc website của bạn, bao lâu tùy theo số lượng bài viết trên website. Khi 
chạy xong bạn sẽ nhận được 1 danh sách các file, nhưng bạn bấm vào file: sitemap.xml 
Bước 2: Sửa nội dung và upload sitemap.xml lên Server 
Sử dụng Notepad để mở file sitemap.xml để chỉnh sửa: 
 • Đặt các thông số Priority cho từng URL 
 • Xóa bớt những URL không quan trọng. 
Dùng FTP để upload file sitemap.xml lên host, đặt file ở thư mục gốc của website. 
Bạn có thể đặt đường link tới file sitemap.xml ở cuối nội dung file robots.txt 
Bước 3: Đăng ký sitemap.xml với Google Webmaster Tool. 
+ Nhập website và xác minh quyền sở hữu (Xem hướng dẫn) 
+ Chọn menu: Tối ưu hóa >> Sơ đồ trang web 
+ Bấm vào nút THÊM/KIỂM TRA SƠ ĐỒ TRANG WEB 
+ Nhập tên file sitemap.xml và bấm vào nút Gửi sơ đồ trang web. 
 16 
4.5. Trang 404 
Dùng để thông báo cho người dùng biết một nội dung (URL) nào đó trên website không tồn 
tại. Ví dụ dưới đây là một thông báo trên website codienhanoi.edu.vn: 
Các tối ưu trang 404 – Not found 
 • Tạo trang 404 (ví dụ: 404.html) để thông báo các URL không tồn tại. 
 • Trên trang 404 có liên kết về trang chủ hoặc quay trở lại trang trước. 
 • Không cho Google index trang này () 
4.6. Redirect 301 
Khi đổi địa chỉ (URL) của trang web hoặc tên miền mới, bạn cần thực hiện các bước sau: 
 1. Khách hàng hoặc Robot truy cập 
 vào địa chỉ cũ thì chuyển sang địa 
 chỉ mới. 
 Bạn có thể thực hiện điều này 
 bằng cách dùng thẻ Meta refresh 
 hoặc Redirect. 
 2. Nếu địa chỉ cũ đã có thứ hạng 
 trên Google, và đang có rất nhiều 
 backlink từ bên ngoài trỏ đến, bạn 
 cần chuyển toàn bộ giá trị này cho 
 trang mới. Để làm điều này, bạn 
 phải sử dụng kỹ thuật Redirect 
 301. 
Bạn cũng dùng Redirect 301 khi chuyển hướng từ tên miền có www sang tên miền không 
có www (hoặc ngược lại). Ví dụ: khi bạn gõ www.codienhanoi.edu.vn thì tự động chuyển về 
codienhanoi.edu.vn 
Bạn đừng quan tâm đến việc làm thế nào để cài đặt website chạy Redirect 301. Bởi vì đây 
là công việc của lập trình viên, không phải SEOer. Nếu muốn tìm hiểu thêm và kiểm tra trang 
web đang chuyển hướng bằng hình thức nào tại 
 17 
4.7. Canonical 
Trong thực tế một trang web có thể được gắn nhiều địa chỉ (URL). Nhưng Google lại coi mỗi 
URL là một trang riêng. Khi đó sẽ nảy sinh hiện tượng trùng lặp nội dung giữa các URL. 
Google chỉ chấp nhận index một URL. Nó có thể là URL mà bạn không mong muốn. 
Trong các bản sao, bạn đặt dòng sau đây vào trong phần ... để báo với 
Google biết URL gốc. Sau đó Google sẽ index URL gốc theo ý của bạn: 
 Rel canonical 
 URL gốc 
 Bản sao 1 
 Rel canonical Rel canonical 
 Bản sao 3 Bản sao 2 
Ví dụ: Khóa học SEO Master có nhiều URL với nội dung giống nhau đến 99%. 
 1.  
 2. http:// codienhanoi.edu.vn/ 3. .... 
Tôi muốn Google index URL số 1, khi đó mã HTML của tất cả các URL còn lại sẽ có dòng 
4.8. Kiểm tra lỗi HTML 
Khi thiết kế web, bạn phải đảm bảo trang web có thể hiển thị tốt với nhiều loại trình duyệt 
khác nhau. Làm sao để trang web càng ít lỗi HTML càng tốt. 
Người xem ở nhiều trình duyệt khác nhau sẽ thấy website của bạn theo một chuẩn chung, 
cấu trúc website cũng như bố cục nội dung trên website không bị phá vỡ. 
Để kiểm tra lỗi HTML, bạn vào địa chỉ sau:  
 18 
5. XÂY DỰNG LIÊN KẾT 
5.1 Backlink là gì ? 
Là liên kết từ trang này sang trang khác. 
Một backlink được tạo bởi 2 phần: 
 • Anchor text: là phần người dùng nhìn thấy. 
 • URL: địa chỉ của trang đích. Khi người dùng bấm 
 vào Anchor text thì về trang này. 
Google sử dụng số lượng và chất lượng backlinks trỏ tới 
một trang web như là một trong những yếu tố quan trọng để 
xác định thứ hạng của trang web đó. 
 Anchor text 
Một số lưu ý khi xây dựng liên kết: 
 • Đặt backlinks từ trang có cùng chủ đề về nội dung. 
 • Đặt backlinks từ các trang có PageRank cao. 
 • Quá nhiều backlinks trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm 
 thứ hạng của trang web bị phạt, hoặc bị xóa chỉ mục hoàn toàn. 
 • Đặt backlink lên từ khóa hoặc cụm từ chứa từ khóa. 
Link popularity (Độ phổ biến của liên kết): trang web của bạn càng được phổ biến rộng 
(nhiều liên kết từ bên ngoài trỏ đến, từ nhiều nguồn khác nhau) thì thứ hạng càng cao. 
Link building: là công việc (quá trình) xây dựng liên kết đi / đến các trang web để điều 
hướng người dùng và robot, từ đó làm tăng mức độ phổ biến và thứ hạng của trang web. 
5.2. Các loại backlink 
1/ Internal links: là những liên kết trỏ tới trang trên cùng 1 website. 
 • Các thanh menu của trang web thường là Internal links 
 • Dùng để điều hướng người dùng và robot di chuyển giữa các trang trong website 
 • Là yếu tố giúp Search Engine biết được trang nào là trang quan trọng trong website. 
 • Một số lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ: 
 o Robot khó nhận diện được các liên kết được tạo bởi Javascript. 
 19 
 o Liên kết trong flash thì Robot không thể truy xuất được 
 o Không đặt quá nhiều link đi ra trên 1 trang, thường <= 100 links 
 o Đặt link lên từ khóa, tránh đặt lên từ chung như: bấm vào đây, click here. 
2/ External Links: là những liên kết trỏ tới hoặc từ các trang ở bên ngoài website. 
 o Trong SEO, liên kết ngoài có giá trị hơn liên kết trong. 
 o Bạn cần chú ý đến liên kết đi ra (Outbound Links) và đi vào (Inbound Links) 
 o Mỗi liên kết dùng để truyền giá trị từ trang nguồn cho trang đích. Giá trị của liên 
 kết phụ thuộc vào: độ uy tín của đomain đặt liên kết (DA – Domain Authority), độ 
 uy tín của trang web đặt liên kết (PA – Page Authority), Sự tương quan về nội dung 
 của 2 trang, số lượng liên kết đi ra khỏi trang đặt link,.. 
 Lưu ý: 
 • Liên kết đặt ở bên trên có giá trị hơn liên kết đặt ở phía dưới trang web. 
 • Liên kết trên trang có tiêu đề chứa từ khóa sẽ có giá trị hơn. 
 • Liên kết đặt lên văn bản sẽ tốt hơn liên kết đặt lên hình ảnh (ALT). 
 * * * 
 Content is king, link is queen 
 Việc có một lượng backlink chất lượng từ các website khác trỏ về website của bạn 
 là một trong những điều quan trọng nhất để có thứ hạng cao trên Google. 
5.3. Pagerank là gì? 
Là thước đo của Google về mức độ phổ biến của 1 trang 
web (có ý nghĩa tương PA – của SEOMoz). PR được tính 
toán dựa trên số lượng và chất lượng liên kết. PR có giá 
trị từ 0 – 10; Trong đó PR 0 là trang web mới, không 
phổ biến. 
PR càng lớn thì chứng tỏ trang web càng nổi tiếng – có 
nhiều liên kết trỏ tới. Trang có PR càng cao thì liên kết 
đặt trên đó (Outbound links) sẽ có giá trị càng lớn. 
PR được Google cập nhật 3 tháng 1 lần. Để kiểm tra PR của một trang web, bạn có thể dùng 
nhiều công cụ tích hợp trên trình duyệt, như SEOQuake, Google Toolbar, hoặc thông qua 
các trang web  
 20 
Một số cách để có backlink tốt và tăng PR: 
 • Link Baiting (câu link): viết nội dung tốt, hấp dẫn, nhiều người khác sẽ copy. 
 • Chia sẻ liên kết lên các mạng xã hội: Google+, Facebook, Twitter,.. 
 • Trao đổi liên kết với những website cùng lĩnh vực. 
 • Bình luận, trả lời bài viết trên các blog, diễn đàn cùng lĩnh vực. 
 • Xây dựng hệ thống website, vệ tinh là các blog hoặc website tên miền từ khóa. 
Khi xây dựng liên kết, điều quan trọng là bạn phải duy trì việc đặt liên kết đều đặn, tránh 
tăng quá nhanh, hoặc không có thêm liên kết trong thời gian dài. 
5.4. Nofollow là gì ? 
Thuộc tính rel="nofollow" trong thẻ dùng để thông báo cho Robot không đi theo liên 
kết này đến trang đích. Khi đó, liên kết chỉ còn tác điều hướng người dùng. 
 SEO Master 
Ngoài cách đặt nofollow cho từng liên kết, bạn có thể sử dụng thẻ META robots để đặt 
nofollow cho tất cả các liên kết đi ra khỏi trang web: 
Thông thường liên kết còn có tác dụng 
truyền giá trị (pagerank) của trang đặt liên 
kết sang trang đích. Các liên kết nofollow 
sẽ không chia sẻ giá trị cho trang đích. Do 
vậy, chúng không có giá trị tăng thứ hạng 
cho trang đích. 
Để tăng tính TỰ NHIÊN, trang web của 
bạn cũng nên có một vài liên kết nofollow 
trỏ tới. Đồng thời, bạn cũng nên đặt 
nofollow khi liên kết đến các trang web 
kém chất lượng. 
Tuy nhiên, nếu bạn để ý, các liên kết đặt trên mạng xã hội, bình luận trên blog, .. đều là liên kết 
nofollow. Những link này vẫn được Google đánh giá khi xem xét mức độ phổ biến của trang. 
 Càng quảng bá trang web đến nhiều nơi, bạn càng có thêm nhiều traffic, 
 Đồng thời giúp tăng UY TÍN và THỨ HẠNG trang web khi được tìm kiếm. 
 21 
6. MỘT SỐ KỸ THUẬT BLACK-HAT SEO 
BLACK-HAT SEO: là nỗ lực để nâng cao thứ hạng trang web bằng những kỹ thuật không được 
các công cụ tìm kiếm chấp thuận, hoặc lừa dối; 
Ví dụ: Text, link ẩn với thuộc tính display:none, màu chữ tương tự với màu nền, đặt text hoặc 
link nằm bên màn hình: text-indent: -1000px, hoặc trả về kết quả khác nhau tùy theo người 
dùng hay Robot (Cloaking). 
 Đôi khi vì muốn được Google đánh giá xếp hạng cao mà một số SEOer 
 đã có hành động che giấu đoạn văn bản hay liên kết. Đây là 1 kỹ thuật 
 Black HAT SEO đã bị Google phát hiện. Nếu bạn sử dụng thì sẽ làm 
 giảm xếp hạng trong SEO vì nó ảnh hưởng đến UY TÍN của website. 
Các dạng Hidden text và Hidden link 
 • Màu chữ trắng trùng với màu nền 
 • Quá nhiều text đặt dưới 1 hình ảnh (ALT) 
 • Dùng CSS để ẩn text hoặc link display:none; 
 • Font chữ kích thước 1px. 
 • Dùng hình ảnh có kích thước 1 pixel 
Ai đó phát hiện ra bạn đang sử dụng text ẩn hoặc link ẩn họ có thể thông báo với Google 
qua địa chỉ: Google Webspam report; Kết quả là trang web có thể bị mất index. 
Khi bị mất index, bạn hãy kiểm tra lại xem có text hoặc link ẩn hay không, nếu có hãy gỡ bỏ 
và thay đổi các yêu tố khác cho phù hợp với quy định của google, sau đó bạn gửi cho Google 
1 yêu cầu xem xét lại thứ hạng. 
Xem thêm 10 bước kiểm tra trang web có bị Google phạt. 
 22 
7. KIỂM TRA THỨ HẠNG TRANG WEB 
Trang web của bạn đang nằm ở vị trí nào trong kết quả tìm kiếm của Google? Nếu nó nằm 
trên trang 1 hoặc 2 thì bạn có thể dễ dàng phát hiện ra bằng tay. Nhưng nếu ở xa trang đầu, 
làm sao để biết đang ở đâu và thứ hạng đang tăng hay đang giảm. 
Cách 1: Tìm kiếm trên Google ở chế độ trình duyệt riêng tư 
 Trên Firefox, bạn bấm tổ hợp phím: CTRL + SHIFT + P 
 Trên Chrome, bạn bấm tổ hợp phím: CTRL + SHIFT + N 
 Sau đó, bạn truy cập Google.com.vn và tìm kiếm từ khóa. Lúc này kết quả sẽ chính 
 xác vì Google không biết bạn là ai. 
Cách 2: Truy cập vào trang web:  
Cách 3: Sử dụng tính năng Rank Checker trong phần mềm SEO Master! 
 23 
 24 
25 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_toi_uu_hoa_may_tim_kiem_cho_web_seo.pdf