Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán

1.1/ Khái niệm, vai trò của tổ chức hạch toán kế toán

Tổ chức HTKT là việc thiết lập mối quan hệ giữa đối tượng kế toán và phương

pháp kế toán để ban hành chế độ kế toán, tổ chức vận hành chế độ kế toán trong đơn vị.

Đối tượng của tổ chức hạch toán kế toán

- Các giai đoạn thực hiện công tác kế toán

- Các phần hành kế toán

- Bộ máy kế toán

Vai trò của tổ chức HTKT

Là một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý của đơn vị nhằm cung cấp

thông tin và kiểm tra tình hình kinh tế tài chính.

1.2/ Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán

Các nguyên tắc cơ bản:

- Nguyên tắc phù hợp

- Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả

- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

Nguyên tắc phù hợp

- Quy mô hoạt động và khối lượng công việc phát sinh.

- Đặc điểm ngành và lĩnh vực hoạt động

- Đặc điểm tổ chức sản xuất.

- Chính sách, chế độ

- Phương tiện vật chất và trang thiết bị

Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Phải tổ chức công tác kế toán sao cho vừa gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo

thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:

Phải tách rời chức năng chuẩn chi, chuẩn thu với chức năng thực hiện thu, thực

hiện chi

1.3/ Nội dung tổ chức hạch toán kế toán

1. Tổ chức vận hành hệ thống chứng từ kế toán

2. Tổ chức vận hành hệ thống tài khoản kế toán

3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán

4. Tổ chức hạch toán các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh.

5. Tổ chức hệ thống BCTC, BCKTQT

6. Tổ chức bộ máy kế toán

* Tổ chức vận hành hệ thống chứng từ kế toán4

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là việc thiết kế đối tượng công tác hạch toán

ban đầu trên hệ thống các bản chứng từ hợp lý, hợp pháp và theo một quy trình luân

chuyển nhất định

* Tổ chức vận hành hệ thống tài khoản kế toán

Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán là quá trình thiết lập hệ thống TKKT cho các

đối tượng kế toán nhằm cung cấp thông tin tổng quát về từng loại tài sản, nguồn vốn, quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán

Sổ kế toán là những trang sổ ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính một cách hệ

thống theo thời gian và theo nội dung kinh tế .

* Tổ chức hệ thống BCTC, BC KTQT

Công tác tổ chức hệ thống BCTC phải có hiệu quả thì mới có thể cung cấp thông

tin kịp thời, chính xác phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng và cho việc ra quyết định

kinh tế tài chính có hiệu quả.

* Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để tổ chức việc thực hiện thu thập,

xử lý và cung cấp thông tin kế toán

Chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo,

đạo đức nghề nghiệp, sự phân công hợp lý của nhân viên trong bộ máy kế toán.

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 1

Trang 1

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 2

Trang 2

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 3

Trang 3

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 4

Trang 4

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 5

Trang 5

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 6

Trang 6

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 7

Trang 7

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 8

Trang 8

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 9

Trang 9

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 85 trang xuanhieu 10300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán
: 
- Vốn góp của chủ sở hữu có được ghi nhận theo số vốn thực góp không; Thặng 
dư vốn cổ phần được ghi nhận như thế nào? Khoản quyền chọn trái phiếu chuyển đổi 
được xác định như thế nào? 
- Lý do ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối 
đoái? 
- Lợi nhuận chưa phân phối được xác định như thế nào? Nguyên tắc phân phối lợi 
nhuận, cổ tức. 
(20) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, thu nhập khác: 
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Có tuân thủ đầy đủ các điều kiện ghi 
nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” hay 
không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận doanh thu. 
- Doanh thu hợp đồng xây dựng: Có tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Hợp đồng xây 
dựng” không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận doanh thu hợp đồng xây 
dựng). 
- Các phương pháp ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính. 
 - Các nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác. 
 (21) Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 
 - Các khoản giảm trừ doanh thu gồm những gì? 
77 
 - Có tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế 
toán năm” để điều chỉnh doanh thu không? 
 (22) Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán 
 - Có đảm bảo nguyên tắc phù hợp với doanh thu không? 
 - Có đảm bảo nguyên tắc thận trọng, ghi nhận ngay các chi phí vượt trên mức bình 
thường của hàng tồn kho không? 
 - Các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán là gì? 
(23) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Có ghi nhận đầy đủ 
chi phí lãi vay (kể cả số trích trước), lỗ chênh lệch tỷ giá của kỳ báo cáo không? 
 (24) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 
 - Có ghi nhận đầy đủ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh 
trong kỳ không? 
 - Các khoản điều chỉnh giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 
gì? 
(25) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 
hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chi phí thuế thu nhập doanh 
nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN 
trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ 
sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất 
thuế TNDN. Không bù trừ chi phí thuế TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN hoãn 
lại. 
(26) Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác: Nêu rõ các nguyên tắc và 
phương pháp kế toán khác với mục đích giúp cho người sử dụng hiểu được là Báo cáo tài 
chính của doanh nghiệp đã được trình bày trên cơ sở tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế 
toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. 
4.5. Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không đáp 
ứng giả định hoạt động liên tục 
 a) Chính sách tái phân loại tài sản và nợ phải trả dài hạn thành ngắn hạn 
 b) Nguyên tắc xác định giá trị 
 - Các khoản đầu tư tài chính; 
 - Các khản phải thu; 
 - Các khoản phải trả; 
 - Hàng tồn kho; 
 - TSCĐ, Bất động sản đầu tư; 
 - Các tài sản và nợ phải trả khác. 
 4.6. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế 
toán 
- Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã 
được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu 
rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. 
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục 
trình bày trong Bảng Cân đối kế toán” là đơn vị tính được sử dụng trong Bảng Cân đối kế 
toán. Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong Bản thuyết minh 
78 
Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu 
lấy từ: 
 + Bảng Cân đối kế toán năm nay; 
 + Sổ kế toán tổng hợp; 
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. 
- Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày 
trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Bảng Cân đối kế toán và đảm bảo 
dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ. 
- Trường hợp doanh nghiệp có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc 
điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh 
(số liệu ở cột “Đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ điều này. 
Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh 
được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh 
Báo cáo tài chính. 
 - Đối với các khoản mục yêu cầu thuyết minh theo giá trị hợp lý, trường hợp 
không xác định được giá trị hợp lý thì phải ghi rõ lý do. 
4.7. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt 
động kinh doanh. 
 - Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã 
được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng Báo 
cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí. 
 - Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục 
trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” là đơn vị tính được sử dụng trong 
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản 
thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ 
sở số liệu lấy từ: 
 + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay; 
 + Sổ kế toán tổng hợp; 
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. 
 - Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày 
trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ. 
 - Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng 
so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết 
minh Báo cáo tài chính. 
4.8. Thông tin bổ sung cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
 - Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể 
hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về các yếu tố 
ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của doanh nghiệp. 
 - Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp có mua hoặc thanh lý các khoản đầu tư vào 
công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác thì những luồng tiền này phải được trình bày 
thành những chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong phần này phải 
79 
cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến việc mua hoặc thanh lý các khoản đầu tư 
vào công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác. 
 - Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục 
trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo 
lưu chuyển tiền tệ. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo 
tài chính năm trước; Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ: 
 + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay 
 + Sổ kế toán tổng hợp; 
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. 
4.9. Những thông tin khác 
 - Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin quan trọng khác 
(Nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin 
mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp 
cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trung thực, 
hợp lý. 
 - Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm 
thông tin theo quy định từ điểm 1 đến điểm 7 của phần này, doanh nghiệp có thể đưa ra 
biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết. 
 - Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định từ phần 4.1 đến phần 4.8, 
doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử 
dụng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 
80 
Chương 6 Tổ chức bộ máy kế toán 
6.1/ Nội dung, ý nghĩa 
 * Đơn vị hạch toán: Là một đơn vị kinh tế quản lý cơ sở, có chức năng thực 
hành kế toán phần hành theo một chu trình khép kín trên bộ sổ kế toán riêng - hình thành 
bộ máy kế toán tương ứng với quyền và nhiệm vụ quản lý hoạt động của đơn vị. 
 - Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để tổ chức việc thực hiện thu 
thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán 
 - Chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành 
thạo, đạo đức nghề nghiệp, sự phân công hợp lý của nhân viên trong bộ máy kế toán. 
* Nội dung tổ chức bộ máy kế toán 
- Xác định cơ cấu phòng kế toán 
- Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp 
- Bố trí nhân sự: số lượng nhân viên, yêu cầu và trình độ của nhân viên 
6.2/ Tổ chức nhân sự phòng kế toán 
* Bộ máy kế toán : Các kế toán phần hành, Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng. 
* Nội dung công việc của các thành viên trong bộ máy kế toán : 
- Kế toán phần hành: 
 Kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng. 
 Kế toán công nợ. 
 Kế toán vật tư, sản phẩm, hàng hoá. 
 Kế toán XDCB, tài sản cố định. 
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, 
KPCĐ) 
 Kế toán bán hàng. 
 Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm. 
 Kế toán phần hành có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ánh thông tin kế 
toán, thực hiện sự kiểm tra qua ghi chép, phản ánh tổng hợp đối tượng kế 
toán phần hành đảm nhận. 
 Các nhân viên kế toán phần hành trong bộ máy có mối quan hệ chặt chẽ với 
nhau. 
81 
 Các kế toán phần hành có thể chuyên môn hoá theo từng phần hành hoặc 
có thể kiêm nhiệm một số phần hành theo nguyên tắc chung của tổ chức 
công tác kế toán. 
 Các kế toán phần hành có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để hoàn 
thành ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán định kỳ chung ngoài báo cáo phần 
hành. 
- Kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán cuối kỳ báo cáo (tháng, quý, 
năm), có thể giữ Sổ cái tổng hợp, ghi Sổ cái, lập báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài đơn 
vị theo định kỳ báo cáo hoặc theo yêu cầu đột xuất. 
- Kế toán trưởng: 
+ Vị trí: là chức danh nghề nghiệp dành cho các chuyên gia kế toán có trình độ 
chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực điều hành, tổ chức, quản lý được 
công tác kế toán trong đơn vị kế toán độc lập. 
+ Vai trò: Kế toán trưởng trong các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước bổ 
nhiệm, là giám sát viên kế toán tài chính của nhà nước tại doanh nghiệp. 
+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Có quyền ký duyệt các chứng từ kế toán, có quyền 
không ký duyệt các chứng từ, tài lệu liên quan đến tài chính của doanh nghiệp mà không 
phù hợp với chế độ của Nhà nước quy định. 
Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở khối lượng công việc kế toán, kiểm tra hoạt 
động kinh doanh, điều hành phòng kế toán. 
* Tiêu chuẩn, quyền, trách nhiệm của người làm kế toán 
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây: 
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành 
pháp luật; 
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. 
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. 
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế 
toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, 
nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách 
nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người 
làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế 
toán. 
* Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng 
1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ 
chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. 
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân 
sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm 
82 
vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của 
đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán. 
 6.3/ Tổ chức lựa chọn mô hình bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm sản 
xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
Giới thiệu 2 bộ máy kế toán thường áp dụng trong thực tế hiện nay ở các DN: 
* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung: 
 Tất cả các công tác kế toán từ xử lý chứng từ, hạch toán tổng hợp, chi tiết cho đến 
tổng hợp lập các báo cáo kế toán đều tập trung ở phòng kế toán trung tâm của đơn vị. 
Còn các bộ phận của đơn vị (Phân xưởng, đội, cửa hàng ) chỉ lập chứng từ phát sinh tại 
bộ phận mình và chuyển hết chứng từ về phòng kế toán trung tâm. 
 + Ưu điểm: Bộ máy gọn nhẹ, chi phí thấp, có thể áp dụng thống nhất 1 phương 
pháp tính toán, do đó thông tin có tính chính xác cao. Dễ dàng thuận lợi cho quá trình tự 
động hoá trong việc hạch toán. 
 + Nhược điểm: Trong điều kiện hạch toán thủ công dễ gây hiện tượng ùn tắc thông 
tin do khối lượng chứng từ gửi về phòng kế toán trung tâm quá nhiều. Do đó, không có 
thông tin kịp thời cho việc chỉ đạo sản xuất. 
 Vì vậy, mô hình này thường được ứng dụng ở những đơn vị có quy mô nhỏ, tổ 
chức trên địa bàn tập trung. 
* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán: 
 Hầu hết các công tác kế toán từ hạch toán ban đầu, hạch toán tổng hợp, chi tiết đến 
lập các bảng tổng hợp đều được tiến hành ở các đơn vị thành viên. Còn ở phòng kế toán 
trung tâm có nhiệm vụ chủ yếu là lập các báo cáo tổng hợp của toàn đơn vị trên cơ sở các 
bảng tổng hợp của các đơn vị thành viên. 
 +Ưu điểm: Trong điều kiện hạch toán thủ công tỏ ra phù hợp vì có khả năng cung 
cấp thông tin kịp thời cho chỉ đạo sản xuất. 
 + Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh, chi phí cao, khó áp dụng thống nhất 1 phương 
pháp tính toán cho toàn đơn vị. Vì vậy sẽ có sự sai lệch khi tổng hợp thành báo cáo chung 
của tổ chức. Rất khó và không thể tổ chức công tác kế toán bằng hệ thống mạng máy tính 
theo phương thức này. 
 Vì vậy, mô hình này thường chỉ được ứng dụng cho các đơn vị có quy mô lớn, địa 
bàn SXKD phân tán, các đơn vị thành viên được phân cấp quản lý. 
83 
CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC TẬP TRUNG 
Kế toán trưởng 
(Trưởng phòng kế toán) 
Bộ phận 
Tài chính 
Bộ phận KT kế 
toán,K’T nội bộ 
Bộ phận KT 
tổng hợp 
Bộ phận KT 
vật tư, TSCĐ 
Bộ phận KT tiền 
lương 
Bộ phận KT thanh 
toán 
Bộ phận KT chi 
phí 
 Bộ phận KT... 
Các nhân viên kế toán ở 
các bộ phân phụ thuộc 
84 
CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC PHÂN TÁN 
Kế toán trưởng 
(Trưởng phòng kế toán) 
Bộ phận 
Tài chính 
Bộ phận KT 
kếtoán, K’T nội bộ 
Bphận KT 
chung 
Bphận KT 
tổng hợp 
Trưởng phòng KT 
Bphận phụ thuộc 
Trưởng phòng KT 
Bphận phụ thuộc 
Bộ phận kế toán 
tiền lương 
Bộ phận kế toán 
thanh toán 
Bộ phận kế 
toán chi phí 
Bộ phận kế toán 
Bộ phận kế toán 
chi phí 
Bộ phận 
 kế toán.. 
Bộ phận kế toán 
tiền lương 
Bộ phận kế toán 
Thanh toán 
85 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_hach_toan_ke_toan.pdf