Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga

Giúp sinh viên hiểu được được các công việc và yêu cầu thực hiện từng công

việc trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán tài chính;

• Giúp sinh viên nắm bắt được yêu cầu của lập kế hoạch kiểm toán và các công

việc thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán;

• Giúp sinh viên nhận thức được cách thức thực hiện các loại thủ tục kiểm toán

trong giai đoạn thực hiện kiểm toán;

• Giúp sinh viên thấy rõ được các yếu tố cấu thành báo cáo kiểm toán và các

dạng ý kiến kiểm toán khác nhau được kiểm toán viên sử dụng trong quá trình

lập báo cáo kiểm toán.

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 64 trang xuanhieu 15300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính - Đoàn Thanh Nga
ước 4: Đánh giá bằng chứng kiểm toán.
 Bước 5: Xử lý chênh lệch kiểm toán.
• Trình tự thực hiện kiểm tra chi tiết:
 Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết
 Xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật, mục tiêu có thể:
– Thu thập bằng chứng kiểm toán về sai phạm trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu
thuộc các mục tiêu kiểm toán.
– Ước tính giá trị chênh lệch kiểm toán đối với những cơ sở dẫn liệu của BCTC
đang chứa đựng khả năng có sai phạm trọng yếu.
 Lập kế hoạch về lựa chọn các khoản mục trong tổng thể:
– Xác định số lượng mẫu chọn.
– Xác định phương pháp chọn mẫu.
43
v1.0016101206
2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT (tiếp theo)
• Trình tự thực hiện kiểm tra chi tiết:
 Bước 2: Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết
 Kiểm tra chi tiết có thể được thực hiện với toàn bộ các khoản mục hoặc chọn mẫu
một số khoản mục.
 Nếu chọn mẫu các khoản mục để kiểm tra chi tiết:
– Tồn tại rủi ro do chọn mẫu
– Phương pháp chọn mẫu:
» Chọn điển hình các khoản mục bất thường;
» Chọn mẫu đại diện;
» Kết hợp cả 2 phương pháp chọn mẫu trên.
 Chọn mẫu điển hình các khoản mục bất thường sẽ hiệu quả hơn trong những trường
hợp sau:
– Đã thu thập được bằng chứng kiểm toán từ thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích
 cần ít bằng chứng từ thủ tục kiểm tra chi tiết
– Tổng thể mẫu bao gồm một số lượng nhỏ các khoản mục có quy mô lớn.
– Tổng thể mẫu bao gồm một số lượng nhỏ các nghiệp vụ không thường xuyên
hoặc các ước tính kế toán.
44
v1.0016101206
2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT (tiếp theo)
45
• Trình tự thực hiện kiểm tra chi tiết:
 Bước 3: Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn
Các kỹ thuật sử dụng phổ biến thường bao gồm:
 Xác nhận:
– Xác nhận mở: để thu thập thêm thông tin.
– Xác nhận đóng: để khẳng định thông tin (xác nhận khẳng định và xác nhận
phủ định).
 Kiểm tra thực tế (kiểm kê): được áp dụng phổ biến trong kiểm tra đối với tài sản, đặc
biệt là kiểm tra đối với hàng tồn kho.
v1.0016101206
2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT (tiếp theo)
• Trình tự thực hiện kiểm tra chi tiết:
 Bước 4: Đánh giá bằng chứng kiểm toán
 KTV cần phải đánh giá bằng chứng kiểm toán đã thu được từ quá trình kiểm tra
chi tiết.
 Nếu có chênh lệch thì KTV phải điều tra về tính chất, nguyên nhân và phải cân nhắc
tính trọng yếu của các sai phạm.
 Khi đánh giá mức trọng yếu của các sai phạm, KTV cần dựa vào 2 yếu tố:
– Quy mô của sai phạm;
– Bản chất của sai phạm: gian lận hay sai sót.
46
v1.0016101206
2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT (tiếp theo)
47
• Trình tự thực hiện kiểm tra chi tiết:
 Bước 5: Xử lý chênh lệch kiểm toán
 Chênh lệch năm nay, có thể do:
– Không thống nhất về giá trị, cách phân loại, trình bày hay thuyết minh những
khoản mục hay tổng số trên BCTC.
– Những lỗi hay sai sót phát hiện được.
 Chênh lệch năm trước: là chênh lệch kiểm toán từ kỳ trước mà khách hàng đã không
điều chỉnh nên đã ảnh hưởng đến số dư đầu kỳ của năm nay, bao gồm:
– Những chênh lệch năm trước đã được điều chỉnh trong năm nay.
– Những chênh lệch nhất quán giữa các năm gây ảnh hưởng đến BCĐKT và
không có hoặc rất ít ảnh hưởng tới Báo cáo KQKD.
– Những chênh lệch có thể làm tăng thêm một sai sót mới trong Báo cáo KQKD
năm nay.
– Những chênh lệch được lũy kế trong Bảng cân đối kế toán.
v1.0016101206
2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT (tiếp theo)
48
• Trình tự thực hiện kiểm tra chi tiết:
 Bước 5: Xử lý chênh lệch kiểm toán
 Sau khi phát hiện ra chênh lệch, KTV cần đánh giá mức độ trọng yếu của sai phạm:
– Nếu sai phạm là trọng yếu, KTV đề nghị ban giám đốc đơn vị điều chỉnh:
» Nếu Ban giám đốc đơn vị chấp nhận điều chỉnh theo KTV và lập lại BCTC
mới KTV đưa ý kiến chấp nhận toàn phần.
» Nếu Ban giám đốc không chấp nhận những điều chỉnh của KTV thì tùy theo
mức độ ảnh hưởng của sai phạm đó đến BCTC, KTV quyết định đưa ra ý
kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.
– Nếu sai phạm không trọng yếu, KTV có thể bỏ qua và đưa ý chấp nhận toàn
phần về BCTC.
• Chú ý: Đối với chênh lệch không được sửa đổi, KTV phải lập những tóm tắt về tính
trọng yếu trong những chênh lệch này và xem xét các ảnh hưởng của chúng đến báo
cáo tài chính.
v1.0016101206
3. KẾT THÚC KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV phải lập Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính.
3.2. Các yếu tố của Báo cáo kiểm toán
3.1. Khái niệm Báo cáo kiểm toán
3.3. Các loại ý kiến trên Báo cáo kiểm toán
49
v1.0016101206
3.1. KHÁI NIỆM BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do KTV lập và công bố để nêu rõ ý kiến
chính thức của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán.
50
v1.0016101206
3.2. CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN
i. Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán
ii. Số hiệu Báo cáo kiểm toán
iii. Tiêu đề của báo cáo kiểm toán
iv. Người nhận báo cáo kiểm toán
v. Đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán về BCTC
vi. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán
vii. Đoạn ý kiến
viii. Địa điểm và thời gian lập
ix. Chữ ký và đóng dấu
51
v1.0016101206
3.2. CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN
(tiếp theo)
• Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán:
Báo cáo KT cần phải nêu rõ tên, biểu
tượng, địa chỉ giao dịch, số điện thoại,
số fax và các số hiệu liên lạc khác của
công ty hoặc của chi nhánh chịu trách
nhiệm phát hành BC kiểm toán.
• Số hiệu Báo cáo kiểm toán: Báo cáo
kiểm toán cần phải ghi rõ số hiệu phát
hành, số hiệu này được đăng ký chính
thức trong hệ thống văn bản của công
ty hoặc của chi nhánh theo từng năm.
52
v1.0016101206
3.2. CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN (tiếp theo)
53
• Tiêu đề của báo cáo kiểm toán: Tiêu đề của Báo cáo kiểm toán phải thích hợp, rõ ràng để
phân biệt BC Kiểm toán với các loại hình báo cáo khác.
• Người nhận báo cáo kiểm toán: Trong báo cáo kiểm toán phải ghi rõ người được nhận báo
cáo kiểm toán phù hợp với thư hẹn/ hợp đồng kiểm toán.
• Đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán về BCTC: Trong đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán
phải ghi rõ các BCTC là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như phải chỉ rõ ngày lập và niên
độ tài chính mà BCTC đó phản ánh. Hơn nữa, KTV cũng phải khẳng định rõ việc lập BCTC
là thuộc trách nhiệm của Ban giám đốc của Công ty được kiểm toán và họ phải chịu trách
nhiệm về tính trung thực và hợp lý của các BCTC đó. Còn trách nhiệm của KTV là đưa ra ý
kiến độc lập về BCTC được kiểm toán dựa trên những kết quả kiểm toán của mình.
v1.0016101206
3.2. CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN
(tiếp theo)
• Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán: Đoạn này phải nêu rõ về phạm vi của các công
việc hoặc các thủ tục đã được thực hiện trong quá trình kiểm toán cũng như phải chỉ rõ các
căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳng định việc thực hiện kiểm toán đã tuân thủ
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận rộng rãi.
• Đoạn ý kiến: Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán
về BCTC của đơn vị được kiểm toán rằng liệu các báo cáo này có trình bày trung thực và
hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu hay không, có tuân thủ các nguyên tắc kế toán được
thừa nhận rộng rãi không, có tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam hay không.
• Địa điểm và thời gian lập: Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc toàn bộ
công việc kiểm toán. Mặt khác cũng phải ghi rõ địa điểm công ty hoặc chi nhánh chịu trách
nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán.
Chú ý: Ngày ký báo cáo kiểm toán không được phép ký trước ngày ký BCTC của
giám đốc đơn vị được kiểm toán.
54
v1.0016101206
3.2. CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN
(tiếp theo)
55
• Chữ ký và đóng dấu
 Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ tên
của KTV đã đăng ký hành nghề tại
cơ quan có thẩm quyền có trách
nhiệm lập báo cáo kiểm toán hoặc
tên của giám đốc hoặc người được
uỷ quyền của công ty Kiểm toán
chịu trách nhiệm phát hành BCKT.
Dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ tên,
số hiệu giấy đăng ký hành nghề.
 Bên cạnh chữ ký của giám đốc hoặc
người được uỷ quyền của công ty
Kiểm toán phải có con dấu của công
ty hoặc chi nhánh phát hành BCKT.
v1.0016101206
3.3. CÁC LOẠI Ý KIẾN TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN (tiếp theo)
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Ý kiến kiểm toán trái ngược
Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến
56
v1.0016101206
3.3. CÁC LOẠI Ý KIẾN TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN (tiếp theo)
57
• Ý kiến chấp nhận toàn phần (unqualified opinion)
 Trường hợp sử dụng: Khi KTV cho rằng BCTC của đơn vị được kiểm toán phản ánh
trung thực và hợp lý dựa trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị
được kiểm toán cũng như kết quả, dòng tiền của đơn vị và trình bày phù hợp với chế độ
tài chính kế toán hiện hành hoặc những nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi.
 Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán
cũng như các chính sách kế toán của đơn vị được kiểm toán và những ảnh hưởng của
sự thay đổi đó đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và được đơn vị nêu rõ trong
phần thuyết minh báo cáo tài chính.
v1.0016101206
3.3. CÁC LOẠI Ý KIẾN TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN (tiếp theo)
• Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
 Trường hợp sử dụng: KTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý tình hình
tài chính, kết quả kinh doanh, dòng tiền của đơn vị xét trên các khía cạnh trọng yếu nếu
ko bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc (hoặc yếu tố ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong
báo cáo kiểm toán.
 Trường hợp có yếu tố ngoại trừ: KTV có bất đồng với Ban giám đốc hoặc do công việc
kiểm toán bị giới hạn là quan trọng nhưng không liên quan đến một số lượng lớn các
khoản mục tới mức mà phải đưa ý kiến không chấp nhận.
 Trường hợp có yếu tố tùy thuộc: Là yếu tố không chắc chắn vì phụ thuộc vào các sự
kiện tương lai nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và KTV.
Chú ý: Mỗi khi KTV đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần thì phải mô tả
rõ ràng trong Báo cáo kiểm toán tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định
lượng (nếu có thể) những ảnh hưởng đến BCTC.
58
v1.0016101206
3.3. CÁC LOẠI Ý KIẾN TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN (tiếp theo)
59
• Ý kiến bác bỏ (Ý kiến trái ngược/ Ý kiến không chấp nhận)
Trường hợp sử dụng: Khi KTV cho rằng BCTC của đơn vị đã không trình bày một cách
trung thực, hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu, khi đó các vấn đề mà KTV không đồng
ý với ban giám đốc là những vấn đề quan trọng hoặc liên quan tới một số lượng lớn các
khoản mục trọng yếu đến mức KTV kết luận rằng ý kiến dạng chấp nhận từng phần là chưa
đủ để thực hiện tính chất và mức độ sai phạm trên báo cáo tài chính.
• Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến
Trường hợp sử dụng: Khi có sự giới hạn về phạm vi kiểm toán mà mức giới hạn là quan
trọng. Ví dụ: như việc thiếu một lượng lớn các tài liệu thông tin tới mức KTV ko thể thu thập
đầy đủ và thích hợp các bằng chứng Kiểm toán để đưa ra kết luận của mình về các BCTC
hoặc do bị giới hạn bởi Ban quản lý về những vấn đề cụ thể.
v1.0016101206
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Phân tích tình huống
Kiểm toán viên Bob Lehman đã nhận diện được rủi ro kiểm toán: có thể xảy ra sai phạm trọng
yếu đối với các khoản doanh thu và phải thu khách hàng.
Phản ứng của kiểm toán viên Bob Ledman: yêu cầu được gửi thư xác nhận tới khách hàng vào
thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, thủ tục này không được khách thể kiểm toán đồng ý và họ cung
cấp bằng chứng thay thế (các bản gửi xác nhận qua fax) với độ tin cậy của bằng chứng kiểm
toán không cao. Như vậy, trong tình huống này phạm vi kiểm toán bị giới hạn (do không thực
hiện được thủ tục gửi thư xác nhận). Hơn nữa, vấn đề này đã được kiểm toán viên xác định là
ảnh hưởng trọng yếu.
Do đó, Kiểm toán viên nên:
Thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế bổ sung (ví dụ: kiểm tra chi tiết hóa đơn, chứng từ; kiểm tra
các nghiệp vụ thanh toán của khách hàng sau ngày khóa sổ kế toán;) để thu thập đầy đủ bằng
chứng kiểm toán đáng tin cậy.
Trường hợp không thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế, kiểm toán viên cần xác định
mức độ ảnh hưởng của vấn đề này (về mức trọng yếu và tính lan tỏa) để quyết định ý kiến kiểm
toán phù hợp:
• Ý kiến chấp nhận từng phần có ngoại trừ; hoặc:
• Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến.
60
v1.0016101206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Phần công việc nào dưới đây có thể nhất định phải thực hiện sau ngày lập bảng cân đối
kế toán?
A. Thử nghiệm kiểm soát.
B. Phát hành báo cáo kiểm toán.
C. Thử nghiệm cơ bản.
D. Đánh giá rủi ro kiểm soát.
Trả lời:
• Đáp án: B. Phát hành báo cáo kiểm toán.
• Giải thích: Giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán. Báo cáo
kiểm toán nhất thiết phải lập sau năm tài chính, khi kế toán đã hoàn tất việc lập báo cáo
tài chính.
61
v1.0016101206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, ngoại trừ:
A. kiểm tra từ đầu đến cuối.
B. kiểm tra ngược lại theo thời gian.
C. xác nhận.
D. phỏng vấn.
Trả lời:
• Đáp án: C. xác nhận.
• Giải thích: Kỹ thuật sử dụng để áp dụng thủ tục kiểm soát: kiểm toán viên có thể áp dụng
các kỹ thuật phổ biến sau: Kỹ thuật điều tra; Kỹ thuật phỏng vấn; Thực hiện lại; Kiểm tra từ
đầu đến cuối (walk through test); Kiểm tra ngược lại theo thời gian.
62
v1.0016101206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Trong mọi trường hợp, quy trình kiểm toán tài chính được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
• Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch kiểm toán, bao
gồm: kế hoạch kiểm toán chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương
trình kiểm toán.
• Các công việc trong lập kế hoạch kiểm toán:
 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán (gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán;
Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng; Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện
kiểm toán; Lập hợp đồng kiểm toán).
 Thu thập thông tin cơ sở.
 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
 Thực hiện thủ tục phân tích.
 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
 Nghiên cứu KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.
 Thiết kế chương trình kiểm toán.
63
v1.0016101206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI (tiếp theo)
64
• Giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có thể kết hợp sử dụng 3 loại thủ tục
kiểm toán:
 Thủ tục kiểm soát: thực hiện kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết
kế phù hợp và vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ.
 Thủ tục phân tích: chủ yếu được sử dụng dưới dạng phân tích ước tính.
 Thủ tục kiểm tra chi tiết: áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin
cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng
khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ.
• Kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán để trình bày ý kiến kiểm
toán chính thức về báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Có 4 dạng ý kiến kiểm toán: ý
kiến chấp nhận toàn phần; ý kiến kiểm toán ngoại trừ; ý kiến kiểm toán trái ngược; và ý
kiến từ chối đưa ra ý kiến.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_tai_chinh_bai_3_quy_trinh_kiem_toan_tai.pdf