Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia

Multimedia là hình thức kết hợp văn bản (text), đồ họa (graphics), hình vẽ (drawings), ảnh

tĩnh/động (Video), hiệu ứng (animation), âm thanh (audio), hoặc bất kỳ thông tin nào mà máy tính

có thể hiển thị, lưu trữ, truyền và xử lý dạng số. Đây là hình thức biểu diễn thông tin sinh động hơn

so với chỉ dùng văn bản.

Trong những năm đầu tiên khi máy tính ra đời, các hiệu ứng multimedia được tạo ra từ các

thiết bị tương tự (analog) do máy tính điều khiển giống như máy ghi âm (videocassette recorder,

tape recorder), máy chiếu (projector). Ngày nay, với những nhu cầu công nghệ tiến bộ như internet

phát triển, nhu cầu truyền tải thông tin đến nhiều người cùng lúc, công nghệ kỹ thật số (digital

technology) đã thay thế cho công nghệ tương tự (analog technology). Trên đà phát triển công nghệ,

Multimedia được áp dụng nhiều lĩnh vực: dạy và học (distance learning), hội thảo trực tuyến

(video conference), thư viện điện tử (digital libraries), telemedicine,

Ngày nay, multimedia đóng vai trò giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính hiệu quả nhất.

Một trong những tính hiệu quả này là người sử dụng có thể điều khiển thông tin tùy thích mà

không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định.

Khác với văn bản, multimedia tận dụng cả khả năng xem lẫn nghe thông tin của người sử dụng.

Với tính hiệu quả cao, hiện nay multimedia đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: giao diện

giao tíếp với máy tính (user interface), điều hướng (user choices), hỗ trợ trong dạy và học, đào tạo

từ xa (distance learning), hội thảo trực tuyến (video conferencing), truyền hình tương tác

(interactive television), thư viện điện tử (digital libraries), hỗ trợ những công việc có tính phối

hợp,

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 1

Trang 1

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 2

Trang 2

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 3

Trang 3

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 4

Trang 4

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 5

Trang 5

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 6

Trang 6

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 7

Trang 7

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 8

Trang 8

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 9

Trang 9

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 31 trang duykhanh 3900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia

Giáo trình Tin học - Chương 4: Multimedia
ta chọn RecordingLúc này, bên 
 dưới cửa sổ xuất hiện danh sách tên các thiết bị. Và chúng ta sẽ đánh dấu chọn những thiết 
 bị nào dùng để ghi âm như hình ví dụ bên dưới. 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 20 
 Hình 25. Properties 
 3.2.2. Ghi âm với SoundRecorder 
 Giả sử như chúng ta sử dụng MicroPhone để ghi âm. 
 - Gắn Head Phone vào tai. Sử dụng Micro trên Head Phone để ghi âm. 
 - Vào Start\Programs\Accessories\Entertainment\Sound Recorder. 
 - Màn hình ghi âm xuất hiện. 
 Hình 26. Màn hình ghi âm Sound Recorder 
 - Start; Stop; Play; Begin. 
 - Nhắp vào biểu tương Start để bắt đầu ghi âm. 
 - Đọc nội dung cần ghi âm. 
 - Sau khi đọc xong, nhắp nút Stop để kết thúc. 
 - Lưu file: 
 o Vào File\Save (hoặc Save As). 
 o Màn hình Save File xuất hiện. Chọn ổ đĩa cần lưu trong mục Save In. 
 o Nhập tên file trong ô File Name. 
 o Nhắp nút Save để kết thúc. 
 3.3. Cắt/Ghép sound 
 Có nhiều chương trình hỗ trợ cắt/ghép âm thanh. Chúng tôi sẽ chọn một vài chương trình và 
 minh họa bên dưới. 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 21 
 3.3.1. MP3 Sound Cutter 1.40 
 a. Khởi động chương trình: Start\Programs\PM3 Sound Cutter\PM3 Sound Cutter 
 b. Giao diện chương trình MP3 Sound Cutter 1.40 
 Hình 27. MP3 SoundCuter 1.4 
 c. Các nút chức năng trong chương trình: 
 Biểu tượng Chức năng Ghi chú 
 Mở file âm thanh cần cắt một Load file 
 đoạn âm thanh ngắn. 
 Tên file: Ao mong tinh yeu File Name 
 Loai file:.mp3 File Type 
 Thời gian: 5 phút 42 giây Length 
 Nhảy đến đầu file Seek to beginning 
 Play Play 
 Pause Pause 
 Thông tin file âm thanh vừa mở 
 Stop Stop 
 Nhảy đến cuối file âm Seek to end 
 thanh 
 Vị trí Play hiện hành: 2 phút Current Pos 
 50 giây 
 Vị trí bắt đầu đoạn âm thanh Begin Pos 
 cần cắt: 2 phút 6 giây 
 Vị trí kết thúc đoạn âm thanh End Pos 
 cần cắt: 2 phút 39 giây 
 Chiều dài đoạn âm thanh cần Length 
 cắt: 33 giây 
 Đánh dấu vị trí bắt đầu Mark current pos as 
 Thông tin đoạn âm thanh cần cắt 
 đoạn âm thanh cần cắt segment begining 
 Đánh dấu vị trí kết Mark current pos as 
 thúc đoạn âm thanh end 
 cần cắt 
 Đánh dấu tất cả file Mark all as segment 
 âm thanh 
 Nhảy đến vị trí bắt đầu Seek to segment 
 đoạn âm thanh cắt beginning 
 Play đoạn âm thanh đã Play Segment 
 đánh dấu cắt 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 22 
 Nhảy đến vị trí cuối Seek to segment end 
 đoạn âm thanh cắt 
 Lưu đoạn âm thanh cắt thành Cut out selected 
 1 file âm thanh mới segment 
 Loại file:.pm3 hay.wav 
 Bắt đầu Export Go 
 Bỏ Export Cancel 
 Hộp thoại Export 
 3.3.2. MP3 Split and Joiner 2.70 
 Chương trình chia nhỏ một file âm thanh có sẳn thành nhiều file âm thanh và ghép nhiều file 
 âm thanh thành 1 file âm thanh duy nhất 
 3.3.2.1 Hướng dẫn sử dụng 
 a. Khởi động chương trình: Start\Programs\MP3 Split & Joiner\PM3 Split & Joiner 
 Hình 28. MP3 Splitter and Joinner v2.70 
 3.3.2.2 Chia 1 file âm thanh thành nhiều file âm thanh ngắn 
 1. Chọn MP3 Splitter (như hình bên dưới) 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 23 
 2. Add file cần Spit 
 3. Add thời gian (vị trí) cấn Spit 
 Ví dụ: File này chia thành 4 file con: 
 File con thứ 1: dừng tại 1 phút 
 File con thứ 2: dừng tại 3 phút 
 File con thứ 3: dừng tại 5 phút 
 File con thứ 4: thời gian còn lại 
 4. Chọn thư mục (đường dẫn) lưu các file âm thanh con 
 5. Nhắp nút Start Split để bắt đầu Split file 
 6. Các file sau khi Spit 
 Chúng ta có thể dùng bất kỳ chương trình nghe nhạc nào để chạy thử các file 
 vừa Spit 
 3.3.2.3 Ghép nhiều file âm thanh thành 1 file duy nhất 
 1. Chọn MP3 Joiner (như hình bên dưới) 
 2. Add các file cần ghép 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 24 
 3. Chọn thư mục (đường dẫn) lưu file âm thanh sau khi ghép 
 4. Nhắp nút Start Merge để bắt đầu ghép các file. 
 5. Nhập tên file mới sau khi ghép. 
 6. Nhắp nút Open trên hộp thoại Select the Destination MP3 File để bắt đầu ghép file. 
 7. Sau khi ghép thành công, hộp thoại Success xuất hiện. 
 8. Bây giờ chúng ta có thể sử dụng bất kỳ chương trình nào để Play file âm thanh vừa ghép. 
 3.4. Chuyển định dạng 
 Có nhiều chương trình hỗ trợ chuyển định dạng âm thanh. Chúng tôi sẽ chọn một vài chương 
 trình và minh họa bên dưới. 
 3.4.1. FairStars Audio Converter 
 a. Giao diện chương trình FairStar Audio Converter 
 Hình 29. FairStars Audio Converter 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 25 
 b. Đối với chương trình này, bạn có thể chuyển định dạng file âm thanh giống như chương 
 trình Switch. Ví dụ: *.mp3Æ*.wav, 
 c. Các nút chức năng trong chương trình: 
Biểu tượng Chức năng Ghi chú 
 Add file cần chuyển vào danh 
 sách 
 Xóa file đã add vào danh sách 
 Bắt đầu Convert 
 Kết thúc Convert 
 Input Folder: thư mục chứa các 
 file âm thanh cần Convert. 
 Chọn biểu tượng để đổi thư 
 mục Input. 
 Out Folder: thư mục chứa các 
 file âm thanh sau khi Convert. 
 Chọn biểu tượng để đổi thư 
 mục Output 
 Danh sách các file đã add. 
 Lưu ý: Những file nào được 
 đánh dấu check sẽ được convert. 
 Các định dạng file âm thanh sau 
 khi Convert 
 3.4.2. Switch 
 a. Giao diện chương trình Switch 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 26 
 Hình 30. Giao diện Switch 
 b. Đối với chương trình này, bạn có thể chuyển định dạng file âm thanh. Ví dụ: 
 *.mp3Æ*.wav, 
 c. Các nút chức năng trong chương trình: 
 Biểu tượng Chức năng 
 Add file cần chuyển 
 Add thư mục chứa các file cần chuyển 
 Xóa file đã add vào danh sách 
 Các tùy chọn: 
 Card âm thanh: General Tab 
 Ghi cập nhật tên file có sẳn: Overwrite Tab 
 Định dạng: Formats 
 Bắt đầu Convert 
 : Thư 
 mục lưu các file đã convert 
 - Nhắp vào nút để Browse thư mục chứa tập tin xuất. 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 27 
 Các định dạng file âm thanh sau khi Convert 
 4. Làm việc với “Image” 
 Trong phần này, chúng tôi chỉ giới giạn ở một số khái niệm cơ bản để thao tác với ảnh, kèm 
 theo một vài chương trình và chức năng xử lý ảnh thông dụng. 
 4.1. Một số khái niệm 
 4.1.1. Resolution 
 Resolution là đơn vị đo lường chất lượng ảnh. Máy tính thường dùng các đơn vị đo lường: 
 samples, pixel, dot, hoặc lines/inch. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thiết bị mà người ta chọn đơn 
 vị phù hợp. 
 Ví dụ: dùng đơn vị PPI (Pixels per Inch) để đo độ phân giải màn hình; dùng đơn vị DPI (Dots 
 per Inch) để đo lường độ phân giải máy in; dùng đơn vị SPI (Samples per Inch) để đo lường độ 
 phân giải máy scan. 
 Thông thường khi nói đến ảnh, người ta đều quan tâm đến chất lượng ảnh tốt/xấu. Với mục 
 đích in ảnh thì người ta thường chọn ảnh chất lượng cao, ít nhất 300 samples/inch; còn nếu chỉ với 
 mục đích xuất lên màn hình thì có thể chọn độ phân giải thấp khoảng 100 pixels/inch. 
 4.1.2. Ảnh Bitmap 
 Ảnh Bitmap là tập hợp nhiều pixel tạo thành như lưới. Mỗi pixel là một chấm rất nhỏ, có một 
 màu riêng tạo nên hình ảnh chúng ta nhìn thấy trên màn hình. Đa số các màn hình phổ biến có 72 
 hoặc 96 pixels/1 inch phụ thuộc vào màn hình (monitor) và độ phân giải đang chọn. Ví dụ như 
 hình bên dưới: 
 Hình 31. Bitmap Icon 
 Độ phân giải của ảnh bitmap khi hiển thị lên màn hình là 72 hoặc 96 ppi. Tuy nhiên, đối với 
 máy in thì cần độ phân giải cao hơn khoảng 150 – 300 ppi. Điều này giải thích tại sao ảnh scan với 
 độ phân giải 300 dpi có kích thước lớn hơn kích thước hiển thị trên màn hình. 
 Vì ảnh bitmap có độ phân giải độc lập (nghĩa là giữa các pixel độc lập nhau), do đó chúng ta 
 rất khó tăng/giảm kích thước ảnh. Thay đổi kích thước ảnh bitmap đồng nghĩa với việc chúng ta 
 tạo thêm nhiều pixel mới và thiết lập màu cho các pixel này dựa vào màu của các pixel lân cận. 
 Lưu ý rằng khác với zoom in/out ảnh, zoom ảnh không thay đổi số pixel mà chỉ phóng to/thu nhỏ 
 pixel mà thôi. 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 28 
 Một số định dạng ảnh bitmap thông thường: 
 o BMP 
 o GIF 
 o JPEG,JPG 
 o PNG 
 o PICT (Macintosh) 
 o PCX 
 o TIFF 
 o PSD (Adobe Photoshop) 
 Một số chương trình xử lý ảnh bitmap: 
 o Microsoft Paint 
 o Adobe Photoshop 
 o Corel Photo-Paint 
 o Jasc Paint Shop Pro 
 o Ulead PhotoImpact 
 Note: tất cả các ảnh từ máy scan, máy ảnh kỹ thuật số đều là ảnh bitmap. Và để chuyển định 
 dạng ảnh thường người ta dùng chức năng Save As trong các chương trình xử lý ảnh phổ biến. 
 Hầu hết những ảnh bitmap đều không hỗ trợ tính năng transparency (làm trong suốt nền ảnh) 
 ngoại trừ GIF và PNG. 
 4.1.3. Ảnh Vector 
 Mặc dù ảnh vector không thông dụng như ảnh bitmap, nhưng nó có một số ưu điểm so với ảnh 
 bitmap. 
 Thành phần nhỏ trong ảnh vector không phải là pixel mà là các đối tượng co/giản được hay nói 
 cách khác là các công thức toán học. Vì thế, ảnh vector luôn cho chất lượng cao so với ảnh bitmap. 
 Các thành phần trong ảnh vector có thể là: đường thẳng (line), đường cong (curve), các loại hình 
 (shape) bao gồm: tròn, vuông,Các thành phần này độc lập nhau, nghĩa là khi hiệu chỉnh một 
 thành phần (ví dụ như màu) thì không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác trong ảnh. 
 Vì ảnh voector có thể co/giản tùy ý nên không phụ thuộc vào độ phân giải (resolution). Các 
 thành phần trong ảnh vector khi đặt chồng lên nhau không bị che khuất phần ảnh nền (background) 
 như hình ví dụ bên dưới. 
 Hình 32. So sánh ảnh vector và bitmap 
 Khuyết điểm lớn nhất của ảnh vector là không áp dụng được cho ảnh photo tự nhiên khi scan, 
 chụp từ các thiết bị kỹ thuật số. 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 29 
 Một số định dạng ảnh vector thông dụng 
 o AI (Adobe Illustrator) 
 o CDR (CorelDRAW) 
 o CMX (Corel Exchange) 
 o CGM (Computer Graphics Metafile) 
 o DXF AutoCAD 
 o WMF (Windows Metafile) 
 o SWF (Shockware Flash) 
 Một số chương trình xử lý ảnh vector thông dụng 
 o Adobe Illustrator 
 o CorelDRAW 
 o Macromedia Freehand 
 o Xara X 
 o Macromedia Flash 
 4.2. Xử lý ảnh căn bản 
 Khi làm việc trên máy tính, bên cạnh văn bản, hình ảnh là một trong những hình thức diễn đạt 
 thông tin rõ nét nhất. Vì thế, hình ảnh luôn luôn đi kèm văn bản như một luận chứng trung thực. Ví 
 dụ khi chúng ta viết một bài báo cáo hay tài liệu thì luôn luôn có hình ảnh minh họa kèm theo. 
 Nhưng để linh hoạt trong thao tác với hình ảnh thì chúng ta ít nhất cũng phải nắm một số thao 
 tác xử lý ảnh cơ bản, tiêu biểu như sau: 
 - Cắt xén ảnh (Crop): khi chúng ta chỉ cần lấy một phần trên bức ảnh gốc. Các tình huống: 
 sao chép ảnh từ bạn bè, ảnh scan, ảnh download từ internet, 
 - Thay dổi kích thước ảnh (Resize): hay còn gọi co/giãn kích thước ảnh. Lưu ý rằng, đối với 
 một số định dạng ảnh (bitmap) thì việc thay đổi kích thước có thể làm chất lượng ảnh xấu 
 đi. 
 - Đặt nền ảnh trong suốt (Transparency): khi chúng ta muốn ghép nhiều ảnh lại với nhau. 
 - Hiệu chỉnh độ sáng/tối (Brightness): hay còn gọi là độ tương phản ánh sáng. 
 - Xoay ảnh (Rotate): khi ảnh scan bị chênh (vài độ), ảnh nằm ngang, 
 - Chụp màn hình: chụp toàn màn hình thì dùng phím Print screen (viết tắt Prt sc), chụp cửa 
 sổ active thì dùng phím Alt+Print Screen. Lưu ý rằng, sau khi chụp (tương đương thao tác 
 copy), hình ảnh được lưu trong bộ nhớ clipboard và chúng ta có thể dán (paste) nó vào bất 
 kỳ chương trình xử lý ảnh hay chương trình soạn thảo văn bản nào. 
 Chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều khi làm việc với hình ảnh, máy tính xem hình ảnh là một 
 đối tượng độc lập, do đó chúng ta có thể sao chép nó từ bất kỳ nơi đâu (trình soạn thảo, trình xử lý 
 ảnh, trình duyệt web,) sang bất kỳ trình xử lý ảnh hay trình soạn thảo nào. Đây là một phương 
 pháp hữu hiệu để sao chép ảnh. 
 Để tránh các hạn chế từ chương trình, chúng ta nên dùng (hoặc chuyển định dạng trước khi 
 dùng) các định dạng ảnh sau khi xử lí: jpg, png, gif. 
 Để đơn giản, chúng ta nên dùng các chương trình xử lý ảnh thông dụng và gọn nhẹ: 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 30 
 - Microsoft Photo Editor: tích hợp sẳn trong bộ Microsoft Office. Dùng khi cắt/xén, thay 
 đổi kích thước, đặt nền trong suốt, hiệu chỉnh sáng/tối, xoay ảnh. 
 - Paint: chụp màn hình, cắt xén ảnh và sao chép khi soạn thảo văn bản. 
 Ngoài ra, để xử lý ảnh chuyên nghiệp thì chúng ta nên học Photoshop, CorelDraw. Tuy nhiên 
 không nhất thiết phải đến trường lớp mà có thể download tài liệu từ Internet về và tự học dần dần. 
 Bên cạnh đó, đối với những ai thiết kế web thì cũng nên biết cách thiết kế ảnh flash như thế 
 nào? Cách sử dụng chương trình Macromedia Flash như thế nào? 
 5. Bài tập 
 Bài tập 1 
 1. Ghi âm đoạn văn trong tập tin Tinhoc-A\Multimedia\kiemnghiem.doc thành tập tin âm thanh 
 với tên kiemnghiem.wav. 
 2. Lồng âm thanh từ tập tin kiemnghiem.wav vào đoạn video Tinhoc-A\ Multimedia\ 
 kiemnghiem.mpg. 
 3. Đặt ghi chú cho biết tên thiết bị tương ứng trong video clip kiemnghiem.mpg. 
 Bài tập 2 
 Ghép các đoạn clip trong thư mục Tinhoc-A\Multimedia\ theo thứ tự sau: 
 1. Domesco_1.mpg: Giới thiệu các chi nhánh sản xuất của công ty dược Domesco. 
 2. Domesco_2.mpg: Giới thiệu nhà mày sản xuất Non β lactam. 
 3. Domesco_3.mpg: Giới thiệu nhà máy sản xuất Cephalosporin. 
 4. Domesco_4.mpg: Giới thiệu nhà máy sản xuất Penicillin. 
 5. Domesco_5.mpg: Thống kê doanh thu của công ty. 
 Yêu cầu: 
 1.Tạo hiệu ứng chuyển giữa các video clip. 
 2. Tạo caption tương ứng mỗi video clip như trên. 
 Bài tập 3 
 Trong tập tin âm thanh gioithieu.wav, có hai đoạn âm thanh với 2 giọng nam/nữ. Hãy: 
 1. Cắt bỏ đoạn âm thanh có giọng nam và lưu đoạn còn lại với tên gioithieu1.wav. 
 2. Chia (split) đoạn âm thanh còn lại thành 05 đoạn nhỏ tương ứng âm thanh có trong 5 video 
 clip Domesco_1.mpg, Domesco_2.mpg, Domesco_3.mpg, Domesco_4.mpg, Domesco_5.mpg và 
 lưu thành 5 tập tin âm thanh Domesco_1.wav, Domesco_2.wav, Domesco_3.wav, 
 Domesco_4.wav, Domesco_5.wav. 
 Bài tập 4 
 Quan sát hình Tinhoc-A\Multimedia\Logo.bmp, ta thấy ảnh có phần nền (background) màu 
 trắng. Nhưng thông thường các logo đều có phần nền trong suôt. Hãy đặt lại phần background của 
 logo này thành trong suốt. Lưu ý, có thể chuyển sang định dạng khác nếu cần (*.bmpÆ*.?). 
 Hãy kiểm tra ảnh Logo này có độ phân giải là bao nhiêu? Sau đó thay đổi sao cho chiều dài có 
 kích thước là 70 pixels (chiều rộng phụ thuộc vào thay đổi của chiều dài). 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 
Chương 4– Multimedia 31 
 Bài tập 5 
 Quan sát hình Tinhoc-A\Multimedia\scan.jpg, ta thấy ảnh scan bị lệch vài độ, có các khung 
 viền thừa. Hãy cắt bỏ phần thừa xung quanh ảnh và quay làm sao cho ảnh không còn lệch nữa. 
Đại học Y Dược Tp. HCM – Bộ môn Tin học Tháng 10/2008 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tin_hoc_chuong_4_multimedia.pdf