Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2)

Tùy theo quy mô, chức năng nhiệm vụ của từng đối tượng quy hoạch lâm nghiệp mà

nội dung cụ thể trong công tác quy hoạch lâm nghiệp và phương pháp tiến hành có thể có

sự khác nhau. Tuy vậy, quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng đều phải tiến hành qua

những nội dung cơ bản giống nhau là:

1. Điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch;

2. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Sau đây chúng ta nghiên cứu chi tiết những nội dung cơ bản này.

6.1. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƢỢNG QUY HOẠCH

Để xây dựng được phương án quy hoạch lâm nghiệp cần thiết phải có đầy đủ và

chính xác những thông tin về điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch. Nội dung điều tra

điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch bao gồm:

- Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp;

- Điều tra thống kê mô tả tài nguyên rừng;

- Điều tra thu thập các tài liệu chuyên đề.

6.1.1. Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp

6.1.1.1. Mục đích của điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp

Thành quả của công tác quy hoạch lâm nghiệp là bản phương án phát triển sản xuất

lâm nghiệp của đối tượng quy hoạch. Mục đích của điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp

là tiến hành điều tra một cách đầy đủ, có hệ thống và phân tích sâu sắc điều kiện tự nhiên,

điều kiện kinh tế xã hội và tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay của

đối tượng quy hoạch, làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với

thực tế khách quan, có tính khả thi cao, phát huy cao nhất tác dụng chỉ đạo sản xuất.

6.1.1.2. Nội dung điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp

a. Điều tra điều kiện tự nhiên

Mỗi một đối tượng quy hoạch lâm nghiệp đều có vị trí riêng và điều kiện tự nhiên

bao gồm rất nhiều nhân tố hợp thành, chúng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất phức tạp,

chúng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng, đồng thời ảnh hưởng

tới việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp.186

Nội dung điều tra điều kiện tự nhiên bao gồm:

1. Vị trí địa lý, phân chia hành chính, tổng diện tích tự nhiên của đối tượng quy hoạch;

2. Địa hình địa thế;

3. Cấu tạo địa chất và đất đai;

4. Động thực vật;

5. Khí hậu thời tiết;

6. Điều kiện thủy văn rừng;

7. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Khi điều tra, phân tích yếu tố của điều kiện tự nhiên cần tìm ra nhân tố chủ đạo, nhân

tố ảnh hưởng trực tiếp, nhân tố ảnh hưởng gián tiếp, dự đoán các nhân tố có ảnh hưởng lâu

dài để phát huy sức sản xuất của điều kiện tự nhiên, tận dụng những nhân tố có lợi và có

biện pháp hạn chế, khắc phục những nhân tố bất lợi.

b. Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, nó có liên

quan chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và sự phát triển của nó không thể tách rời khỏi sự

phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tổng thể trong khu vực. Khi điều tra và phân tích

điều kiện kinh tế xã hội cần đặc biệt chú trọng đến chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp

của Nhà nước và của địa phương. Điều tra điều kiện kinh tế xã hội giúp cho việc xây dựng

bản phương án quy hoạch lâm nghiệp đi đúng hướng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã

hội và mức độ phát triển chung của khu vực, có tính khả thi cao và phát huy được tác dụng

chỉ đạo sản xuất.

Nội dung điều tra điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm:

1. Tình hình dân số, dân tộc, mật độ nhân khẩu, phân bố dân cư, lao động việc làm,

thu nhập và đời sống;

2. Tình hình phát triển kinh tế, các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các

ngành kinh tế khác;

3. Điều kiện giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục, các phong tục

tập quán, nhất là tập quán canh tác;

4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng;

5. Tác động của biến đổi khí hậu;

6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

c. Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay

Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay nhằm nắm bắt

trình độ quản lý kinh doanh lợi dụng rừng đã và đang được thực hiện trên địa bàn đối 187

tượng quy hoạch. Trên cơ sở phân tích đánh giá cụ thể những yếu tố trên, rút ra bài học

kinh nghiệm, đề xuất bổ sung cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh sau này đạt hiệu quả

cao hơn, phát huy những thành quả đã đạt được, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc

phục những yếu kém, tồn tại hạn chế sự phát triển.

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang xuanhieu 8040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2)

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2)
nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm tài nguyên rừng để đề ra phương hướng 
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển lâm nghiệp có tính nguyên tắc trên phạm vi lãnh 
thổ đó. Nguyên tắc chung là phương án lâm nghiệp cấp đơn vị nào thì phải tuân thủ theo 
quy hoạch, phương án lâm nghiệp của cấp trên trực tiếp và phù hợp phần lâm nghiệp của 
 235 
cấp dưới trực tiếp, đồng thời phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể, Phương án phát triển 
kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cấp đơn vị lãnh thổ đó. 
 Do phần lâm nghiệp (phương án lâm nghiệp) các cấp quản lý lãnh thổ (vùng, tỉnh, 
huyện, xã) không phải là phương án quy hoạch hoàn chỉnh mà chỉ là một phần của quy 
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh nên thời kỳ, quy trình thực hiện và việc thẩm định, phê duyệt 
hoàn toàn phụ thuộc và gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. 
 Riêng căn cứ, nguyên tắc và nội dung xây dựng phần lâm nghiệp (phương án lâm 
nghiệp) cho các cấp quản lý lãnh thổ thì về cơ bản cũng tương tự như đối với quy hoạch 
lâm nghiệp quốc gia, nhưng chi tiết cụ thể hơn tùy theo từng cấp khác nhau. 
7.3. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN QLRBV (KẾ HOẠCH QLRBV) CHO CÁC ĐƠN 
 VỊ SẢN XUẤT KINH DOANH, CÁC KHU RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẶC DỤNG 
 Theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, nhiệm vụ xây dựng phương án QLRBV 
phải được tiến hành cho các đối tượng sau đây: 
 - Xây dựng phương án QLRBVcho các khu rừng đặc dụng; 
 - Xây dựng phương án QLRBVcho các khu rừng phòng hộ; 
 - Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất; 
 - Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân 
cư, nhóm hộ. 
 Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án QLRBV; Nội dung, trình tự, thủ 
tục xây dựng, phê duyệt phương án QLRBV đã được quy định và hướng dẫn chi tiết tại 
Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018. Yêu cầu người học nghiên cứu kỹ để 
thực hiện. 
236 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
 Chương I: 
 1. Khái niệm về phát triển, phát triển bền vững? Phân biệt các khái niệm về chiến 
lược, quy hoạch, kế hoạch? Các nguyên tắc trong hoạt động quy hoạch và căn cứ lập quy 
hoạch? 
 2. Khái niệm về chương trình, dự án? Chu trình dự án, các loại dự án? 
 3. Các đặc điểm, mâu thuẫn trong sản xuất lâm nghiệp? Khái niệm và mục đích, đối 
tượng, nhiệm vụ của quy hoạch lâm nghiệp, điều chế rừng? 
 4. Vị trí, tính chất môn học quy hoạch lâm nghiệp, mối quan hệ với các môn khoa 
học khác? Lịch sử phát triển của quy hoạch lâm nghiệp - điều chế rừng? 
 Chương II: 
 1. Trình bày hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia? 
 2. Những vấn đề cơ bản về thể chế, chính sách lâm nghiệp? 
 3. Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp? Chính sách của nhà nước về lâm nghiệp? Phân 
loại rừng? Chủ rừng và chế độ sở hữu tài nguyên rừng? Các hành vi bị cấm trong hoạt 
động lâm nghiệp? 
 4. Các chính sách, quy định của nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động lâm nghiệp? 
 5. Các chế độ chính sách khác có liên quan tới hoạt động lâm nghiệp? Mối quan hệ 
giữa quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội? 
 6. Thực trạng tài nguyên rừng Việt Nam? Tóm tắt quá trình phát triển của ngành 
Lâm nghiệp và định hướng phát triển? 
 Chương III: 
 1. Tổ chức thời gian rừng có ý nghĩa như thế nào trong quy hoạch lâm nghiệp? Trình 
bày nội dung tuổi cây rừng và lâm phần. 
 2. Khái niệm và nhận thức về thành thục rừng? có những loại thành thục nào? Nội 
dung các loại thành thục rừng, so sánh thành thục số lượng với thành thục công nghệ. 
Trong các loại thành thục thì thành thục nào đến sớm, thành thục nào đến muộn, vì sao? Ý 
nghĩa của thành thục rừng nói chung và các loại tuổi thành thục rừng khác nhau. 
 3. Phương thức khai thác và chu kỳ kinh doanh rừng? Khái niệm, căn cứ và phương 
pháp xác định năm hồi quy, tuổi khai thác chính và chu kỳ kiểm tra? Phân biệt tuổi thành 
thục với tuổi khai thác chính. Nguyên tắc phân chia tổ tuổi? 
 4. Các khái niệm thời gian khác. 
 237 
 5. Tổ chức không gian rừng có ý nghĩa như thế nào trong quy hoạch lâm nghiệp? 
Nội dung phân chia rừng theo lãnh thổ, theo hiện trạng thảm che, theo ý nghĩa kinh tế, theo 
hình thức sở hữu và theo phân bố tự nhiên. 
 6. Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng? Nội dung tổ chức các đơn vị kinh doanh 
rừng: khu kinh doanh, loại hình kinh doanh và lô kinh doanh cố định? 
 Khu điều chế và chuỗi điều chế? 
 7. Xác định các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng. 
 Chương IV: 
 1. Khái niệm, mục đích và nhiệm vụ điều chỉnh sản lượng rừng? Trình bày khái quát 
các quan điểm và hệ thống các phương pháp điều chỉnh sản lượng? 
 2. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng theo phương pháp diễn dải? Các phương 
pháp điều chỉnh sản lượng theo phương pháp quy nạp, ưu nhược điểm của từng phương pháp? 
 3. Lý luận rừng tiêu chuẩn và mô hình rừng định hướng? Các phương pháp xây dựng 
mô hình rừng định hướng? 
 4. Cơ sở ứng dụng các phương pháp tính lượng khai thác? Các phương pháp tính 
lượng khai thác rừng ở Việt Nam? Các căn cứ xác định lượng khai thác? 
 Chương V: 
 1. Khái niệm về ổn định sản lượng? Các điều kiện đảm bảo ổn định sản lượng? 
 2. Khái niệm về quản lý rừng bền vững? Các yếu tố của quản lý rừng bền vững? 
 3. Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững trên thế giới và ở Việt Nam? 
 4. Các nội dung cơ bản trong lập và thực hiện kế hoạch quản lý rừng bền vững? 
 5. Khái niệm về chứng chỉ rừng? Tại sao phải chứng chỉ rừng và các lợi ích của 
chứng chỉ rừng? Sơ lược về lịch sử hình thành chứng chỉ rừng? 
 6. Các loại chứng chỉ rừng? Các hệ thống chứng chỉ rừng? Tổng quát về các hệ 
thống chứng chỉ rừng FSC và PEFC? 
 7. Các thành phần liên quan đến đánh giá rừng, cấp chứng chỉ rừng? Các bước tiến 
hành thanh tra đánh giá rừng? Trách nhiệm của đoàn thanh tra đánh giá rừng? Công tác 
chuẩn bị và nội dung công việc chủ yếu trong quá trình tiến hành thanh tra đánh giá rừng 
tại hiện trường? Các hoạt động sau khi khảo sát ngoài hiện trường? 
 8. Các hoạt động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam? 
 9. Các hệ thống chứng chỉ rừng ở Việt nam? Quy định về cấp chứng chỉ quản lý 
rừng bền vững và kết quả đạt được? 
238 
 Chương VI: 
 1. Khái quát nội dung và phương pháp điều tra điều kiện cơ bản. 
 2. Nội dung và phương pháp điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp. 
 3. Nội dung và phương pháp điều tra thống kê, mô tả tài nguyên rừng. 
 4. Nội dung và phương pháp điều tra, thu thập các tài liệu chuyên đề. 
 5. Khái quát nội dung Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp. 
 6. Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đối tượng 
quy hoạch lâm nghiệp? Quy hoạch sử dụng đất đai, phân chia rừng theo mục đích sử dụng? 
 7. Nội dung quy hoạch tổ chức đơn vị kinh doanh và xác định nguyên tắc kinh doanh 
lợi dụng rừng. 
 8. Nội dung quy hoạch các biện pháp kinh doanh, lợi dụng rừng? Quy hoạch sản 
xuất kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng? Quy hoạch xây dựng cơ sở 
hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất lâm nghiệp? Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện? 
Quy hoạch vận chuyển mở mang tài nguyên rừng? Dự tính vốn đầu tư và hiệu quả, các giải 
pháp thực hiện phương án quy hoạch lâm nghiệp? 
 9. Cơ quan, tổ chức thực hiện quy hoạch lâm nghiêp? Trình tự, nội dung các bước 
thực hiện và thành quả công tác quy hoạch lâm nghiệp? Chế độ hội nghị trong công tác 
quy hoạch lâm nghiệp? Nội dung công tác thẩm định và công tác kiểm tra thực hiện quy 
hoạch lâm nghiệp? 
 Chương VII: 
 1. Quy hoạch lâm nghiệp trong hệ thống quy hoạch quốc gia? Đối tượng của công 
tác quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay? 
 2. Căn cứ, nguyên tắc và quy trình lập Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia? Thời kỳ 
và các nội dung trong lập Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia? 
 3. Trách nhiệm trong lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch 
lâm nghiệp cấp quốc gia? Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp? 
 4. Sự cần thiết của phương án lâm nghiệp (phần lâm nghiệp) các cấp quản lý lãnh 
thổ và định hướng phát triển lâm nghiệp theo các vùng lãnh thổ ở Việt Nam? 
 Nội dung, phương pháp xây dựng phương án lâm nghiệp cho các đợn vị vùng 
lãnh thổ? 
 5. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng? rừng phòng 
hộ? rừng sản xuất? Nội dung phương án quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cá nhân, 
cộng đồng dân cư, nhóm hộ? Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án QLRBV? 
 239 
 ĐỊNH HƯỚNG BÀI TẬP 
 Bài tập 1: Xác định tuổi bình quân của lâm phần khác tuổi sau: 
 Chiềucao Đƣờngkính Trữlƣợng 
 Tuổi Diện tích (ha) 
 (m) (cm) (M/ha) 
 3 5 11,2 9,5 59,2 
 4 8 14,4 12,3 93,5 
 5 12 16,8 14,5 117,3 
 6 15 18,8 16,3 139,2 
 7 20 20,5 17,8 158,8 
 8 30 21,9 19,1 177,2 
 9 10 23,2 20,3 193 
 10 14 24,4 21,3 208,7 
 Bài tập 2: Sử dụng biểu quá trình sinh trưởng và biểu sản phẩm gỗ mỏ Thông đuôi 
ngựa (trong biểu điều tra kinh doanh rừng trồng 14 loài cây chủ yếu) để xác định tuổi 
thành thục công nghệ của cho sản phẩm gỗ chèn nhỏ và chèn to. 
 Bài tập 3: Xác định lượng khai thác cho một đối tượng có 2 loại hình kinh doanh với 
các số liệu và điều kiện sau: 
 A. Loại hình kinh doanh rừng trồng thuần loại đều tuổi khai thác trắng 
 Diện tích Trữ lƣợng/ha Lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên 
 Cấp tuổi 3
 (ha) (m ) hàng năm/ha (m3) 
 I 250 
 II 400 30 4,5 
 III 450 50 7,0 
 IV 400 80 8,0 
 V 150 120 11,0 
 VI 100 145 9,0 
 VII 70 165 7,5 
240 
 - Tổng diện tích của loại hình là: 1.820 ha. 
 - Tuổi khai thác chính: 25. 
 - Thời gian một cấp tuổi: 5 năm. 
 - Diện tích cần khai thác theo tình trạng rừng: 350 ha với trữ lượng 35.000 m3. 
 - Thời gian cần khai thác theo tình trạng rừng: 5 năm. 
 - Trữ lượng lợi dụng bình quân: 120 m3/ha. 
 B. Loại hình kinh doanh rừng tự nhiên hỗn loại khai thác chọn thô 
 Cấp kính (cm) Trữ lƣợng/ha (m3) Lƣợng tăng trƣởng/ha (m3) 
 10 - 20 10 0,75 
 21 - 40 30 1,5 
 41 - 60 70 2,0 
 > 60 20 1,55 
 - Tổng diện tích của loại hình: 1.500 ha. 
 - Đường kính bắt đầu khai thác: 40 cm, tuổi tương ứng là 35 năm. 
 - Đường kính khai thác cao nhất: 60 cm, tuổi tương ứng là 65 năm. 
 - Định kỳ khai thác hết cây quá thành thục là 5 năm. 
 - Lượng tăng trưởng của cây thành thục và quá thành thục trong vòng năm hồi quy là 
2.500 m3. 
 Hãy tính và xác định lượng khai thác hàng năm cho toàn bộ đối tượng quy hoạch biết 
rằng khả năng vận chuyển của lưới đường là 20.000 m3/năm và kế hoạch được giao là 
12.000 m3 gỗ tròn, tỷ lệ tận dụng gỗ là 75%. 
 Bài tập 4: Xây dựng khung kế hoạch thực hiện việc xây dựng phương án quản lý 
rừng bền vững cho một công ty lâm nghiệp. 
 241 
242 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Tiếng Việt 
1. BjörnWode, Bảo Huy, Đặng Thanh Liêm (2006). Phương pháp xây dựng mô hình 
 rừng ổn định. Đăk Lắc. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003). Biểu điều tra kinh doanh rừng 
 trồng của 14 loài cây ưu thế kèm theo tiêu chuẩn ngành 04 - TCN - 66 - năm. 
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004). Chương trình hỗ trợ ngành Lâm 
 nghiệp và đối tác. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. 
4. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020. Ban hành theo quyết định 
 số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ. 
5. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997). Giáo trình Điều tra rừng. Trường Đại học 
 Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
6.  - Website của Tổng cục Lâm nghiệp. 
7.  - Website của Tổng cục Du lịch Việt Nam. 
8. Bảo Huy (2009). Giáo trình Quy hoạch và điều chế rừng. Trường Đại học Tây 
 Nguyên. 
9. Luật Đất đai năm 2013, các văn bản dưới luật có liên quan. 
10. Luật Lâm nghiệp năm 2017, các văn bản dưới luật có liên quan. 
11. Luật Quy hoạch năm 2017, các văn bản dưới luật có liên quan. 
12. Lý thuyết và thực tiễn chứng chỉ rừng (2006). Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam, 
 Hà Nội. 
13. Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của chính phủ Quy định chi tiết về 
 sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm 
 nghiệp. 
14. Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi 
 hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. 
15. Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết về 
 sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh. 
16. Vũ Nhâm, Lê sỹ Việt (1992). Giáo trình Điều tra - quy hoạch - điều chế rừng, học 
 phần III: Quy hoạch rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp. 
17. Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về 
 khai thác chính, tận dụng và tận thu lâm sản. 
 243 
 18. Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT Quy định 
 về quản lý rừng bền vững. 
 19. Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định về 
 điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. 
 20. Trần Hữu Viên (2005). Cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp quản lý bền vững 
 rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
 21. Trần Hữu Viên (2018). Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất. Nhà xuất bản Khoa học 
 và Kỹ thuật, Hà Nội. 
 22. Trần Hữu Viên, Nguyễn Minh Thanh (2011). Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu 
 trúc rừng định hướng phục vụ điều chế rừng tại lâm trường Măng Đen, Kon Tum. 
 Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 18 năm 2011. 
 23. Lê sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999). Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp. Trường Đại 
 học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
Tiếng nƣớc ngoài 
 24. Biolley. H. E (1922). Die Forsteinrichtung: auf der Grundlage der Erfahrung und 
 insbesondere das Kontrollverfahren. 
 25. Blankmeister, F (1956). Die raeumliche und zeitlicheordnungim Walde des 
 mitteleuropaeischen Raumes, radebeul. 
 26. F. C Osmaston (1984). The Management of Forests. Commonwealth Forestry 
 Institute, Oxford. 
 27.  - Website của Chương trình môi trường Liên hợp quốc 
 UNEP. 
 28. https://www.worldwildlife.org/ - Website của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên 
 WWF. 
 29. Hundeshagen, F. Chr (1826). Die Forstabschaethzung auf neuen wissen 
 schaftlichen Grundlagen. 2. Abteilunggen. Tuebinggen. 
 30. Krutzsch und Loetsch (1938). Holzvorratsinventur und Leistungspruefung der 
 naturgemaessen Waldwirtsschaft. Neudamm. 
 31. Mantel, W. (1959). Forsteinrichtung. 2 Auflage, F. D. Sauerlaendischer’s Verlag 
 Frankfurt am Mai. 
244 
 GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN (Chủ biên) 
 LÊ TUẤN ANH, VI VIỆT ĐỨC 
 GIÁO TRÌNH 
 QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP 
 Chịu trách nhiệm xuất bản 
 ThS. VÕ TUẤN HẢI 
 Biên tập: NGUYỄN MINH CHÂU 
 Chế bản: TRẦN THANH VÂN 
 Họa sỹ bìa: ĐẶNG NGUYÊN VŨ 
 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 
 70 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội 
 ĐT: 024 3942 2443 Fax: 024 3822 0658 
 Email: nxbkhkt@hn.vnn.vn 
 Website:  
 CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 
 28 Đồng Khởi - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh 
 ĐT: 028 3822 5062 
In 100 bản, khổ 19 26.5 cm, tại Công ty cổ phần In Đồng Lợi. 
Địa chỉ: Số 30 ngõ 554 đường Trường Chinh, Q. Đống Đa, Hà Nội 
Số ĐKXB: 3236-2019/CXBIPH/4-85/KHKT. 
Quyết định XB số: 149/QĐ-NXBKHKT ngày 26 tháng 09 năm 2019. 
In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2018. 
Mã ISBN: 978-604-67-1371-5 
 245 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quy_hoach_lam_nghiep_phan_2.pdf