Giáo trình Quản lý di sản văn hoá

1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA DI SẢN VĂN HOÁ

1.1. Khái niệm về di sản văn hóa

Khái niệm di sản văn hoá có thể xác định được một cách thuận lợi từ khái niệm

về văn hoá. Như ta đã biết, văn hoá đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Nhưng xu hướng định nghĩa văn hoá theo tính giá trị và tính đặc trưng cho công đồng

chủ thể sáng tạo đang được nhiều người chấp nhận nhất. Theo cách định nghĩa này thì:

Văn hoá là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng nhất cho bản sắc

của công đồng người, do cộng đồng con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình

hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế khác. Tính chất lưu

truyền đã biến văn hoá của thế hệ trước trở thành di sản văn hoá của thế hệ sau. Vì vậy,

di sản văn hoá chính là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng

người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ

thế hệ trước cho thế hệ sau. Nó là bộ phận quan trọng nhất, tầng trầm tích dày nhất đã

được thời gian thẩm định của một nền văn hoá cụ thể.

Bất cứ dân tộc nào cũng có một di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho bản sắc

của dân tộc đó. Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Điều 1 Luật Di sản văn hoá của Việt Nam

nêu rõ định nghĩa về di sản văn hoá của Việt Nam như sau: “Di sản văn hoá bao gồm

di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất

có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác

ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo cách tiếp cận giá trị văn hoá này, ta thấy di sản văn hoá bao gồm hầu

hết các giá trị văn hoá do thiên nhiên và con người tạo nên trong quá khứ. Nó là phần

tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất đọng lại sau hàng loạt hoạt động sáng tạo của con người từ

đời này qua đời khác. Di sản văn hoá là những giá trị văn hoá đặc biệt bền vững vì nó

4phải được thẩm định một cách khắt khe bằng sự thừa nhận của cả cộng đồng người

trong một thời gian lịch sử lâu dài, đó chính là tính chất đặc thù của di sản văn hóa,

phân biệt với khái niệm văn hóa nói chung. Bởi vậy, có thể nói di sản văn hoá là bộ

phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền văn hoá nếu không muốn nói là tất cả.

Những hoạt động văn hoá đương đại trong chừng mực nào đó chỉ mới là biểu hiện của

văn hoá, một phần có thể được coi là hoạt động sáng tạo mà kết quả của nó chưa thể

khẳng định ngay là sản phẩm tiêu biểu, tinh tuý của văn hoá dân tộc, vì còn thiếu một

yếu tố cơ bản là sự thẩm định của thời gian. Xét về mặt triết học thì quan hệ giữa văn

hóa và di sản văn hóa là quan hệ của phạm trù cái chung và cái riêng. Văn hóa là cái

chung, di sản văn hóa là cái riêng. Mọi yếu tố của di sản văn hóa đều là văn hóa,

nhưng không phải mọi yếu tố của văn hóa đều là di sản văn hóa, vì trong văn hóa còn

nhiều yếu tố bị mai một trong dòng chảy lịch sử, do không vượt qua đuợc thử thách

của thời gian nên không được lưu truyền lại cho thế hệ sau thành di sản văn hóa, hoặc

những yếu tố văn hóa mới được hình thành chưa được thẩm định của thời gian.

Di sản văn hoá là bộ phận trọng yếu của nền văn hoá dân tộc. Nó là sự tổng

hòa của một tập hợp những cặp phạm trù vừa thống nhất, vừa tương phản: truyền

thống - hiện đại, thừa kế - phát triển, dân tộc - quốc tế. Những cặp phạm trù này vận

động một cách hài hoà với nhau, xoắn luyến vào nhau không hề tách rời.

Trong mối quan hệ với cặp phạm trù thứ nhất, di sản văn hoá chính là cái

hiện đại được truyền lại từ trong quá khứ. Trong lát cắt đồng đại của văn hoá bao giờ

ta cũng thấy những giá trị văn hoá truyền thống và những giá trị văn hoá mới hình

thành. Nếu tưởng tượng văn hoá dân tộc như một dòng sông chảy từ quá khứ tới tương

lai, dòng sông đó luôn luôn có một bên lở và một bên bồi, thì bên lở là các giá trị văn

hoá đã lỗi thời, không phù hợp với hiện đại nên đã bị đào thải đi theo dòng chảy lịch

sử; Bên bồi là những giá trị văn hoá mới được hình thành do nhu cầu mới. Dòng chảy

ở giữa là truyền thống văn hoá, là dòng chảy chính, là những giá trị văn hoá được lưu

truyền từ quá khứ đến hiện tại và có thể cả tương lai. Với ý nghĩa này, di sản văn hoá

đóng vai trò như một mã di truyền xã hội, một ký ức tập thể cho phép sự tái sinh, sự

nhớ lại về quá khứ trên trục thời gian làm nên tính liền mạch của nền văn hoá dân tộc.

Di sản văn hóa được hình dung như là hiện thân của thang giá trị hay hệ thống các giá

trị, những nhân tố hình thành nên bản sắc văn hoá của một dân tộc. Bản sắc ở đây vừa

như bộ gien di truyền xã hội, vừa là nền tảng cho phép nền văn hóa đó tự sinh sôi nảy

nở và tự biến hoá trên cơ sở của chính mình.

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 199 trang xuanhieu 2600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý di sản văn hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản lý di sản văn hoá

Giáo trình Quản lý di sản văn hoá
c phẩm hiện đại thì việc đầu tiên tác giả phải là những người yêu thích, say
mê giá tị di sản văn hóa đó. Muốn yêu thích, say mê trước tiên phải hiểu, phải thấy
được cái hay, cái đẹp của di sản này. Vì thế tiền đề của biện pháp này phải là các biện
pháp giáo dục các thế hệ trẻ về di sản văn hóa dân tộc. Múa Ấn Độ, kịch Nô của Nhật
bản thật hay những cũng thật khó học. Thế những nguwoif Ấn Độ nào cũng biết múa,
Kịch Nô Nhật Bản là một tài sản quan trong để tái sản xuất. Đố là vì các nước này có
một chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc qua con đường giáo dục. Ở
Ấn Độ tiểu học và trung học cơ sở học sinh phải học múa như một môn học chính, như
toán, như ngữ văn vậy. Lên bậc trung học phổ thông và đại học múa là một môn tự
chọn. Chính vì thế mà nghệ thuật hình thể đầy tính biểu cảm của ngôn ngữ hình thể
này soosngs mãi trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên bức tranh nghệ thuật cổ truyền của
chúng ta lại không tươi sáng như vây. Có đến 90% thanh niên không biết gì về tuồng,
chèo, cải lương, quan họ. Số còn lại có biết, có yêu nhưng không thể hát hay diễn
được. Chỉ một số tác giả chuyên nghiệp yêu thích vì hiểu rõ cái đẹp của các loại hình
nghệ thuật này. Vì thế để có thể chuyển các giá trị văn hóa truyền thóng vào các tác
phẩm hiện đại cần phải có một chính sách cụ thể để đưa cac sloaij hình nghệ thuật này
vào chương trình giáo dục.
3.3. Thiết kế các tour du lịch với việc sử dụng các giá trị di sản văn hóa
 Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên nhân văn không bao giờ cạn kiệt, trái lại
còn có giá trị khai thác ngày càng tăng, bởi cùng với thời gian những di tích lịch sử
văn hóa ngày càng trở nên cổ kính hơn, các di sản văn hóa phi vật thể ngày trở nên
hiếm hoi hơn, đó là những tiêu chí để giá trị của chúng tăng lên gấp bội, bên cạnh đó,
việc khai thác các giá trị văn hóa này càng hiệu quả hơn nếu như chúng được tuyên
truyền sâu rộng và quảng bá nhiều hơn. Một trong những kênh truyền bá các giá trị di
sản văn hóa quan trọng chính là truyền bá qua các tour du lịch. Khác với các kênh
 193
thông tin có khả năng tuyên truyền và quảng bá các giá trị văn hóa khác, tuyên truyền,
quảng bá bằng dịch vụ du lịch sẽ cho công chúng xem tận mắt, sờ tận tay, thưởng thức
trực tiếp những giá trị văn hóa, vì thế, chúng có sức lan toả và gây ấn tượng sâu sắc
nhất.
 Trong những năm qua, di sản văn hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành các Tour du lịch. Các địa phương như Lào Cai, Quảng Nam, Huế, Quảng
Ninh đã tích cực đua những tài nguyên nhân văn vào các tour du lịch. Bên cạnh
việc tổ chức du lịch sinh thái để thưởng thức những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời
của điạ phương, còn có du lịch tâm linh, du lịch văn hóa để thưởng thức các giá trị văn
hóa vật thể của các khu di tích lịch sử văn hóa, các giá trị tinh thần, tham dự vào các lễ
hội dân gian truyền thống. Hàng năm khu du lịch Sapa đã thu hút hàng chục ngàn lượt
người tới tham quan, nghỉ ngơi và thưởng thức các sản vật của địa phương. Thổ cẩm,
các phong tục truyền thống, các loại cây thuốc, các phương thuốc bí truyền, các món
ăn dân tộc đã được hồi sinh và ngày càng phát triển cùng với những tour du lịch
hàng năm.
 Khai thác giá trị của di sản văn hóa trong các tour du lịch rõ ràng đã mang lại
một nguồn lực kinh tế đáng kể, chính vì vậy mà trong cơ chế thị trường hiện nay đã
xuất hiện nhiều bảo tàng tư nhân với mục đích thu hút khách du lịch. Một trong các
bảo tàng đó có thể kể đến là “Việt Phủ Thành Chương”. Đây là một bảo tàng tư nhân
trưng bày, giới thiệu nhiều di sản vật thể quý giá là các đồ gốm sứ cổ, nhưng có lẽ quý
giá hơn cả, bảo tàng với nghệ thuật sắp đặt khéo léo đã tái tạo lại một không gian sống
đặc trưng của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Một lối sống vừa mộc mạc, đơn sơ, vừa hài
hòa với thiên nhiên vừa thấm đẫm chất tâm linh của một dân tộc thờ đa thần. Những
vật dung đơn sơ mà người dân hàng ngày vẫn dùng trong cuộc sống bình dị nơi làng
quê của mình, giờ đây dưới bàn tay tài hoa của một họa sỹ say mê văn hóa dân tộc đã
thoắt trở nên sang trọng, lung linh, vừa thực vừa ảo đầy sức hút. Một du khách nước
ngoài đã thán phục thốt lên: “Ông (Họa sỹ Thành Chương) đã biến hiện thực thành
giấc mơ”. Phủ Việt Thành Chương được coi là một trong những điểm đến quan trọng
của du khách trong và ngoài nước nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
 Một ví dụ khác cho thấy di sản văn hóa chính là nguồn lực tạo ra các giá trị
kinh tế, bên cạnh các giá trị xã hội đó là “Bảo tàng không gian văn hóa Mường” của
họa sỹ Nguyễn Đức Hiếu. Với một quả đồi nhiều cây cối, nằm trong một thung lũng
đá vôi, róc rách một dòng suối nhỏ, một không gian đặc thù của Văn hóa Mường,
người họa sỹ trẻ, say mê vẻ đẹp của văn hóa Mường đã biến nới đầy thành một bảo
tàng khá đặc sắc. Khách tham quan sẽ thấy ở đây một xã hội Mường thu nhỏ với đủ
bốn giai tầng và những nếp sinh hoạt tương ứng của họ thông qua bốn kiểu nhà sàn.
Một vườn cây thuốc đặc biệt và một nhà tưng bày nhỏ những vật dụng hàng ngày của
 194
người Mường đã cho ta thấy rõ nét nếp sinh hoạt và lao động sản xuất của họ. Những
cọn nước quay trên đường vào bảo tàng, một cái sân chơi cộng đồng nho nhỏ, một
gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ của chính những người Mường tạo ra đã thu hút
khách tham quan và đưa họ vào một không gian văn hóa riêng biệt: bình lặng, giản dị
và đầy bản sắc.
 Nhìn chung, di sản văn hóa là linh hồn của nhiều tour du lịch nhân văn, là chất
men say để thu hút và giữ chân các du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
4. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA
 4.1 Yêu cầu
 - Cán bộ quản lý di sản văn hóa phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về
quản lý nhà nước về văn hóa, hiểu biết sâu sắc về lịch sử văn hóa Việt Nam, am hiểu
sâu một trong những ngành liên quan đến di sản như văn chương, kiến trúc, văn hóa
dân gian, ...
 - Phải có lòng say mê tìm hiểu, nghiên cứu, trân trọng di sản văn hóa dân tộc.
Phải luôn tâm huyết với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc;
 - Phải được trau dồi kỹ năng về quản lý và bảo tồn di sản như kỹ năng khảo sát,
kiểm kê, kỹ năng lập hồ sơ khoa học, kỹ năng khai thác giá trị di sản cho mục đích
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
 - Phải thành thạo các kỹ năng soạn thảo văn bản, lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện các công việc liên quan đến quản lý và phát huy giá trị của di sản như: tổ chức
các cuộc nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc tham quan, tư vấn thiết kế các tour
du lịch có sử dụng các giá trị của di sản văn hóa của địa phương. 
 - Phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị thông dụng như máy ảnh, máy quay,
máy tính để phục vụ cho công việc;
 4.2 Nhiệm vụ
 - Nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước
về quản lý văn hóa nói chung và quản lý di sản nói riêng, cụ thể:
 - Luật di sản
 - Pháp lệnh bảo vệ và phát huy di tích lịch sử văn hóa
 - Pháp lệnh bảo tàng
 - Pháp lệnh du lịch 
Và nhiều văn bản có liên quan khác; Tư vấn cho các cơ quan quản lý những điều còn
chưa hợp lý trong các văn bản quản lý của nhà nước về di sản;
 - Tuyên truyền những kiến thức về pháp luật quản lý di sản, tuyên truyền những
giá trị quan trọng của di sản có trên địa bàn quản lý để nâng cao ý thức của mỗi người
dân, lòng tự hào về quê hương của họ để mỗi người dân thực sự là một chủ nhân của
những di sản văn hóa trên quê hương mình;
 195
 - Nghiên cứu và tham gia các cuộc khảo sát kiểm kê di sản văn hóa tại điạ
phương: Người cán bộ làm công tác quản lý di sản văn hóa phải nắm thật vững số
lượng và hiện trạng của những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương
mình.
 - Trực tiếp tham gia vào lập hồ sơ khoa học của các di sản văn hóa trong địa
bàn để theo dõi, quản lý các di sản đó; Phải lập danh mục hoặc sổ đăng ký các di sản
văn hóa có trên điạ bàn mình quản lý theo đúng quy định;
 - Trực tiếp nghiên cứu và đề nghị cấp quản lý có thẩm quyền cho lập hồ sơ
thẩm định để công nhận di tích lịch sử, di sản văn hóa quan trọng của địa phương và
trực tiếp tham gia vào việc lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử, di sản văn hóa cấp
tỉnh và cấp quốc gia.
 - Cùng với ban quản lý di tích lịch sử văn hóa của các di tích lịch sử văn hóa cụ
thể xây dựng các quy chế, nội quy quản lý và sử dụng di tích; 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội /
 B.s.: Võ Quang Trọng (ch.b.), Đinh Hồng Hải, Kiều Thu Hoạch.... - H. : Nxb.
 Hà Nội, 2010. - 296tr. ; 24cm. - (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
 2. Đào Duy Anh. Việt - Nam Văn - hoá sử - cương / Đào Duy Anh. - Huế : Knxb,
 1938. - 244tr ; 24cm. - (Quan Hải tùng thư)
 3. Đạo luật gìn giữ và sử dụng di tích, di vật lịch sử ở Liên Xô. – Công bố năm
 1976. Bản dịch lưu tại Cục di sản văn hóa.
 4. Đặng Văn Bài. Góp phần xây dựng cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy giá trị
 di sản văn hóa ở Việt Nam : Báo cáo chuyên đề. – H, 2003. - (Đề tài khoa học:
 Cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam)
 5. Đặng Văn Bài. Tiếp cận thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích
 theo tinh thần luật di sản văn hóa // Vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
 với sự nghiệp đổi mới đất nước : Kỷ yếu hội thảo khoa học. – H. : Ủy ban văn
 hóa giáo dục và thanh niên, thiếu niên nhi đồng của Quốc hội khóa XI, 2003. –
 tr. 135-149 
 6. Đặng Văn Tu. Một số vấn đề phân cấp quản lý di tích ở Hà Tây// Vấn đề bảo vệ
 và phát huy di sản văn hóa với sự nghiệp đổi mới đất nước : Kỷ yếu hội thảo
 khoa học. – H. : Ủy ban văn hóa giáo dục và thanh niên, thiếu niên nhi đồng
 của Quốc hội khóa XI, 2003. – tr291-301
 196
7. Giáo trình quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch : Giáo trình dành cho
 sinh viên đại học và cao đẳng các trường văn hoá - nghệ thuật / Lê Hồng Lý
 (ch.b.), Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
 - 150tr. : bảng ; 24cm
8. Hệ thống các biểu mẫu, bản thống kê, họ chiếu, phiếu.. trong các khâu nghiệp
 vụ bảo tồn di tích / Vụ Bảo tồn bảo tàng. – H., 2006
9. Hiến chương Venize – Italia về quy định các di tích lịch sử văn hóa công bố
 năm 1964. – bản dịch lưu tại Cục di sản văn hóa.
10. Hoàng Vinh. Bàn về cơ chế, chính sách bảo vệ và phá huy di sản văn hóa dân
 tộc : Báo cáo chuyên đề. – H, 2003. - (Đề tài khoa học: Cơ chế chính sách bảo
 vệ và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam)
11. Hoàng Vinh. Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc /
 Hoàng Vinh. - H. : Chính trị quốc gia, 1997. - 145tr ; 19cm+1 sơ đồ 
12. Kiến trúc cố đô Huế / Phan Thuận An. - In lần thứ 8. - Huế : Nxb. Thuận Hoá,
 1998. - 193tr ; 19cm 
13. Nguyễn Đăng Duy. Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa : Giáo trình / Nguyễn Đăng
 Duy, Trịnh Minh Đức. – H. : Đại học văn hóa Hà Nội, 1993
14. Nguyễn Hoàng Long. Bảo vệ và phát huy Di sản văn hóa trong quá trình đô tị
 hóa từ thực tế cuả Thành phố Đà Nẵng // Vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn
 hóa với sự nghiệp đổi mới đất nước : Kỷ yếu hội thảo khoa học. – H. : Ủy ban
 văn hóa giáo dục và thanh niên, thiếu niên nhi đồng của Quốc hội khóa XI,
 2003. – tr 281-291
15. Nguyễn Quốc Hùng. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị các thể khối kiến
 trúc – bất động sản và danh lam thắng cảnh ở nước ta hiện nay : Báo cáo
 chuyên đề. – H, 2003. - (Đề tài khoa học: Cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy
 di sản văn hóa ở Việt Nam)
16. Nguyễn Viết Chức. Bảo vệ và phát huy di sản văn vì phát triển bền vững // Vấn
 đề bảo vệ và phát huy di sản văn hóa với sự nghiệp đổi mới đất nước : Kỷ yếu
 hội thảo khoa học. – H. : Ủy ban văn hóa giáo dục và thanh niên, thiếu niên nhi
 đồng của Quốc hội khóa XI, 2003. – tr. 25-43
17. Nguyễn Xuân Kính. Nghệ nhân dân gian // Vấn đề bảo vệ và phát huy di sản
 văn hóa với sự nghiệp đổi mới đất nước : Kỷ yếu hội thảo khoa học. – H. : Ủy
 ban văn hóa giáo dục và thanh niên, thiếu niên nhi đồng của Quốc hội khóa XI,
 2003. – tr. 69-91
18. Phạm Duy Khuê. Thực trạng xây dựng và thưucj hiện cơ chế, chính sách bảo
 vệ, phá huy di sản văn hóa ở Việt Nam : Báo cáo chuyên đề. – H, 2003. - (Đề
 tài khoa học: Cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam)
 197
19. Phạm Quang Nghị. Di sản văn hóa, nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây
 dựng tổ quốc và phát triển đất nước // Vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
 với sự nghiệp đổi mới đất nước : Kỷ yếu hội thảo khoa học. – H. : Ủy ban văn
 hóa giáo dục và thanh niên, thiếu niên nhi đồng của Quốc hội khóa XI, 2003. –
 tr. 15-25
20. Phan Đăng Nhật. Bảo vệ và phát huy kho tàng tri thức dân gian các dân tộc :
 Báo cáo chuyên đề. – H., 2003. – (Đề tài khoa học: Cơ chế chính sách bảo vệ
 và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam)
21. Phan Đăng Nhật. Nhận thức lại giá trị văn hóa kiến thức truyền thống các dân
 tộc thiểu số // Vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hóa với sự nghiệp đổi mới
 đất nước : Kỷ yếu hội thảo khoa học. – H. : Ủy ban văn hóa giáo dục và thanh
 niên, thiếu niên nhi đồng của Quốc hội khóa XI, 2003. – tr. 91-111
22. Phan Hồng Giang. Thực trạng phá huy di sản văn hóa phi vật thể: Báo cáo
 chuyên đề. – H, 2003. - (Đề tài khoa học: Cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy
 di sản văn hóa ở Việt Nam)
23. Phan Khanh. Định hướng và giải pháp kiện toàn, thực hiện cơ chế, chính sách
 bảo vệ, phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam: Báo cáo chuyên đề. – H, 2003. -
 (Đề tài khoa học: Cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa ở Việt
 Nam)
24. Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hoá, văn nghệ dân gian Nam trung bộ / Lê Kim 
 Anh, Phạm Văn Cường, Trần Quốc Vượng... - H. : Khoa học xã hội, 2005. - 
 427tr. ; 21cm 
25. Tô Ngọc Thanh. Vấn đề di sản văn hóa trong cơ chế thị trường // Vấn đề bảo vệ
 và phát huy di sản văn hóa với sự nghiệp đổi mới đất nước : Kỷ yếu hội thảo
 khoa học. – H. : Ủy ban văn hóa giáo dục và thanh niên, tr. 213-227
26. Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hoá Việt Nam / Trần Ngọc Thêm. - Tái bản lần
 thứ 2. - H. : Giáo dục, 1999. - 334tr : ảnh, tranh vẽ ; 21cm. - (Chương trình giáo
 trình đại học)
27. Trần Văn Bính. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa với sự nghiệp đổi mới đất
 nước // Vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hóa với sự nghiệp đổi mới đất
 nước : Kỷ yếu hội thảo khoa học. – H. : Ủy ban văn hóa giáo dục và thanh niên,
 thiếu niên nhi đồng của Quốc hội khóa XI, 2003. – tr. 43-55
28. Trương Quốc Bình. Thực trạng hoạt động cùng định hướng , giải pháp xây
 dựng và thực hiện cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở
 Việt Nam : Báo cáo chuyên đề. – H, 2003. - (Đề tài khoa học: Cơ chế chính
 sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam)
 198
29. Việt Nam (CHXHCN). Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi , bổ sung năm
 2009.- H., 2009
30. Việt Nam (CHXHCN). Pháp lệnh quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam
 thắng cảnh. – H., 2004
31. Việt Nam (CHXHCN).Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945 của chủ tịch Chính
 phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về bảo tồn cổ tích.
32. Các địa chỉ trang WEB:
-  /)
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
 199

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_di_san_van_hoa.pdf