Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Nghề: Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính
Hệ thống thông tin là một ứng dụng tin học đầy đủ và toàn diện nhất các thành
tựu của công nghệ thông tin vào một tổ chức. Ngày nay, không một tổ chức hay một
đơn vị nào là không có nhu cầu xây dựng các hệ thống thông tin. Không những nhu
cầu xây dựng các hệ thống thông tin tăng lên, mà quy mô và mức độ phức tạp của
chúng cũng không ngừng tăng lên. Do đặc thù của các hệ thống thông tin là sản phẩm
đơn lẻ (không giống với bất kỳ cái nào trước đó), với quy mô và độ phức tạp ngày
càng tăng, lại là sản phẩm “không nhìn thấy”, nên phân tích và thiết kế trở thành một
yêu cầu bắt buộc để có được một hệ thống tốt.
Có thể hình dung phân tích thiết kế một hệ thống thông tin là quá trình tìm hiểu
và mô phỏng lại hiện tượng, quy trình nghiệp vụ trong thế giới thực từ đó xây dựng hệ
thống để giải quyết bài toán đặt ra trên máy tính (hình 0-1).
Hình 0-1. Mối quan hệ giữa thế giới thực và phần mềm
Theo điều tra của công ty IBM trong giai đoạn 1970-1980 cho thấy, những sai
sót trong phân tích và thiết kế làm cho chi phí bảo trì trung bình của các hệ thống
thông tin chiếm tới gần 60% tổng chi phí. Có hiện tượng này là vì mức độ chi phí sửa
chữa một sai lầm bị bỏ sót qua các giai đoạn phát triển hệ thống tăng lên đáng kể: một
lỗi bị bỏ sót trong giai đoạn phân tích đến khi lập trình và cài đặt mới phát hiện ra thì
chi phí sửa chữa tăng lên đến 40 lần, và để đến giai đoạn bảo trì mới phát hiện ra thì
chi phí sửa chữa tăng tới 90 lần. Thêm vào đó, nếu thiếu các tài liệu phân tích và thiết
kế tốt thì sẽ không bảo trì được hệ thống. Hình vẽ 0-2 cho ta hình dung việc xây dựng
một phần mềm nếu như không có thiết kế và có thiết kế sẽ khác nhau như thế nào.Hình 0-2. Sự khác nhau giữa xây dựng phần mềm có thiết kế và không thiết kế
Do tầm quan trọng và nhu cầu thực tế, phân tích các hệ thống thông tin đã trở
thành một nghề nghiệp có tính chuyên môn hóa cao. Một kỹ sư công nghệ thông tin
bất kỳ, không thể không biết đọc các bản vẽ phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.
Là một nghề nghiệp, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin cũng có những phương
pháp riêng, công nghệ và công cụ riêng và cần có kinh nghiệm nghề nghiệp. Một kỹ
sư công nghệ thông tin sau một năm có thể trở thành một nhà lập trình giỏi, thì họ
phải cần nhiều năm mới trở thành một nhà phân tích và thiết kế viên, và sau nhiều
năm nữa mới trở thành một nhà phân tích và thiết kế cao cấp. Để trở thành một nhà
phân tích và thiết kế đòi hỏi một người phải có ít nhất bốn loại kỹ năng: kỹ năng phân
tích, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng về nghiệp vụ và quản lý, kỹ năng giao tiếp.
Nhu cầu xã hội về nghề nghiệp này ngày càng lớn. Ở các nước phát triển (Mỹ, Nhật),
càng ngày số các nhà phân tích thiết kế càng tăng và đã xấp xỉ các lập trình viên. Do
vậy, môn học phân tích và thiết kế hệ thống thông tin là môn học bắt buộc đối với
những người làm công nghệ thông tin để có thể hành nghề tốt.
Trong phạm vi môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất
về phân tích thiết kế hệ thống, đặc bitệ chú trọng đến mặt vận dụng thực hành của nó.
Vì vậy ngoài các nội dung về phương pháp luận, phương pháp, công nghệ và công cụ
cơ bản, để có thể truyền đạt cho sinh viên nắm được một quy trình hoàn thiện để phân
tích thiết kế một hệ thống, bài giảng đã đưa ra một ví dụ xuyên suốt là hệ thống quản
lý vật tư, từ đó sinh viên có thể thực hành theo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Nghề: Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính
Đơn giá chuẩn Gồm Gồm Gồm có D_HÓA ĐƠN tên vật tư số lượng đơn vị tính Gồm đơn giá thành tiền SH giao hàng có D_MUA Ứng Mã vật tư Lượng yêu cầu SH đơn hàng của Có có Mã NCC Tên NCC Địa chỉ Số điện thoại Số tài khoản Điều kiện bán NCC tên vật tư lượng giao SH đơn hàng D_GIAO SH hoá đơn Tên NCC địa chỉ số điện thoại số tài khoản ngày hoá đơn hình thức TT HÓA ĐƠN SH đơn hàng tên NCC địa chỉ số điện thoại số tài khoản ngày đơn hàng thời gian giao địa điểm giao phương thức TT ĐƠN HÀNG SH yêu càu Ngày yêu cầu MUA HÀNG có Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng tồn Ngưỡng Mã vật tư Lượng phát Gồm Mã vật tư Lượng giao SH đơn hàng D_NHẬP KHO SH giao hàng tên NCC ngày giao nơi cất NHẬP KHO Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính Mô tả DM VẬT TƯ SH giao hàng tên NCC địa chỉ số điện thoại số tài khoản ngày giao người nhận số điện thoại chức vụ người giao GIAO HÀNG Hình 0-2. ER kinh điển hệ thống “Quản lý cung ứng vật tư” D_ĐƠN HÀNG Mã vật tư tên vật tư lượng đặt lượng nhận lượng trả tiền đơn giá đặt thành tiền tổng tiền Cho XUẤT KHO Tên phân xưởng Địa chỉ Số điện thoại PHÂN XƯỞNG Gồm D_XUẤT KHO SH xuất Tên phân xưởng Ngày phát theo có VẬT TƯ TỒN Mã vật tư Lượng yêu cầu D_DỰ TRÙ có 2. Chuyển từ ER kinh điển về ER hạn chế a. Các quy tắc chuyển đổi Quy tắc 4: Thay đổi ký hiệu đồ họa. Trong ERD hạn chế người ta không quan tâm đến tên của kiểu liên kết nữa nên để thể hiện kiểu liên kết người ta dùng các ký hiệu sau : liên kết 1 – 1 : liên kết 1 - n Quy tắc 5: Xử lý các kiểu liên kết 1 - 1. Có hai cách thực hiện Cách 1. Xem 1 - 1 là trường hợp riêng của 1 - nhiều và vẽ lại nó bằng 1 đường nối thẳng. Trong 2 kiểu thực thể xác định một cáI làm gốc và chuyển khóa của bên còn lại sang. Cách làm này vi phạm hạn chế của mô hình, hoặc dễ gây hiểu lầm nên ít dùng. Ví dụ chuyển thành Cách 2. Gộp hai kiểu thực thể có quan hệ 1 - 1 thành một kiểu thực thể duy nhất, bằng cách hoà trộn hai danh sách các kiểu thuộc tính với nhau. Theo cách 2 thì kiểu thực thể và kiểu liên kết trong ví dụ trên chuyển thành A B A B Quy tắc 6: Xử lý các kiểu liên kết 2 ngôi nhiều - nhiều và các kiểu liên kết nhiều ngôi: thực thể hoá mối liên kết đó bằng một kiểu thực thể mới có chứa các kiểu thuộc tính là khoá của các kiểu thực thể tham gia. Nối kiểu thực thể này với các kiểu thực thể tham gia liên kết bằng các liên kết 1 - nhiều với đầu nhiều quay về phía kiểu thực thể mới. chuyển thành Với kiểu liên kết nhiều ngôi Phßng Lo¹i phßng §Þa ®iÓm Phßng M· m«n M· líp Ngµy giê Thêi kho¸ biÓu M· líp Tªn líp M· m«n häc Tªn m«n häc Líp M«n häc chuyển thành Ta gọi một kiểu thuộc tính kết nối (hay khoá ngoài) là một kiểu thuộc tính vốn là khoá của một kiểu thực thể, nhưng lại xuất hiện trong một kiểu thực thể khác với nhiệm vụ mô tả mối quan hệ giữa hai kiểu thực thể. Quy tắc 7: Xác định kiểu thuộc tính kết nối cho các kiểu thực thể. Ta có quy luật sau: Nếu một kiểu thực thể B có chứa một kiểu thuộc tính kết nối, là khoá của một kiểu thực thể A, thì giữa A và B có một kiểu liên kết 1-nhiều (đầu nhiều về phía B). Quy tắc 8: Xác định khóa chính cho các kiểu thực thể. Trong ERD hạn chế tất cả kiểu thực thể đều có khóa chính. Đối với kiểu thực thể chính: khóa chính là khóa đơn gồm một kiểu thuộc tính định danh (đã được xác định trong ERD kinh điển). Đối M«n häc Thêi kho¸ biÓu M· m«n häc Tªn m«n häc Ngµy giê M· líp Tªn líp Líp Phßng Lo¹i phßng §Þa ®iÓm với kiểu thực thể phụ thuộc (là kiểu thực thể được sinh ra từ quy tắc 1, 2, 6): khoá chính là khóa bội bao gồm khoá chính của kiểu thực thể chính như một thành phần của khoá, và nó làm nhiệm vụ kết nối kiểu thực thể phụ thuộc với kiểu thực thể chính. Nhận xét: Trong ERD hạn chế, ta sử dụng một cách có hệ thống các thuộc tính kết nối để phản ảnh các kiểu liên kết 1-nhiều giữa các kiểu thực thể, vì vậy các đường nối 1-nhiều có thể xoá bỏ mà không làm mất đi mối quan hệ giữa các kiểu thực thể. Lúc đó mô hình chỉ còn là một tập hợp các kiểu thực thể. Vì vậy ERD hạn chế còn được gọi là mô hình thực thể (EM – Entity Model). Tuy nhiên ta vẫn giữ lại các đường nối 1- nhiều trong mô hình nhằm làm cho mô hình dễ đọc, dễ hiểu hơn. Ví dụ: Bài toán vật tư. Biểu diễn lại các quan hệ 1 - nhiều. Tách quan hệ nhiều - nhiều thành 1 - nhiều, xác định đầy đủ khoá cho các kiểu thực thể Ta có thể vẽ ER hạn chế của bài toán quản lý vật tư như sau Sè ho¸ ®¬n M· hµng Tªn hµng §¬n vÞ tÝnh Sè l−îng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn Dßng Ho¸ ®¬n Sè ho¸ ®¬n Tªn kh¸ch hµng §Þa chØ H×nh thøc TT Céng tiÒn ho¸ ®¬n Ngµy ho¸ ®¬n Ho¸ ®¬n XUẤT KHO SH xuất Tên phân xưởng Ngày phát D_XUẤT KHO SH xuất Mã vật tư Lượng phát PHÂN XƯỞNG Tên phân xưởng Địa chỉ Số điện thoại DỰ TRÙ SH dự trù Tên phân xưởng Ngày dự trù SH yêu cầu D_DỰ TRÙ SH dự trù Mã vật tư Lượng yêu cầu VẬT TƯ TỒN ĐƠN HÀNG SH đơn hàng Mã NCC tên NCC địa chỉ số điện thoại số tài khoản ngày đơn hàng thời gian giao địa điểm giao phương thức TT D_ĐƠN HÀNG SH đơn hàng Mã vật tư tên vật tư lượng đặt lượng nhận lượng trả tiền đơn giá đặt thành tiền tổng tiền MUA HÀNG SH yêu càu Ngày yêu cầu D_MUA SH yêu cầu Mã vật tư Lượng yêu cầu SH đơn hàng NCC Mã NCC Tên NCC Địa chỉ Số điện thoại Số tài khoản Điều kiện bán VẬT TƯ - NCC Mã NCC Mã vật tư Đơn giá chuẩn DM VẬT TƯ HÓA ĐƠN SH hoá đơn Tên NCC địa chỉ số điện thoại số tài khoản ngày hoá đơn hình thức TT D_HÓA ĐƠN Số hóa đơn Mã vật tư tên vật tư số lượng đơn vị tính đơn giá thành tiền SH giao hàng D_GIAO SH giao hàng Mã vật tư tên vật tư lượng giao SH đơn hàng GIAO HÀNG SH giao hàng Mã NCC tên NCC địa chỉ số điện thoại số tài khoản ngày giao người nhận số điện thoại chức vụ người giao Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng tồn Ngưỡng Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính Mô tả NHẬP KHO D_NHẬP KHO SH giao hàng Mã vật tư Lượng giao SH đơn hàng SH giao hàng tên NCC ngày giao nơi cất Hình 0-3. ER hạn chế của hệ thống “Quản lý cung ứng vật tư” 3. Xây dựng mô hình quan hệ của hệ thống a. Mã hóa tên gọi Mã hoá là phép gán tên gọi vắn tắt cho một đối tượng nào đó trong hệ thống. Các đối tượng như bản ghi, tài liệu, tệp dữ liệu hoặc tên biến của chương trình... đều cần tên gọi. Tên gọi phải ngắn gọn, xác định, không trùng nhau trong cùng một phạm vi và phải thể hiện được những thông tin quan trọng nhất. Mã hoá phải cố gắng đạt được một số yêu cầu về chất lượng sau không nhập nhằng, thích hợp với phương thức sử dụng, có khả năng mở rộng và xen thêm. Phải ngắn gọn, bởi vì mã càng dài thì việc xử lý càng khó khăn. Có tính gợi ý. Các yêu cầu này không thể thoả mãn đồng thời được, vì chúng có thể loại trừ nhau. Một số phương pháp mã hóa thông dụng Mã hoá liên tiếp Dùng các số liên tiếp để trỏ các đối tượng. Ví dụ: Mã hoá các khách hàng theo thứ tự thời gian: 001, 002, ..., 084, ... Phương pháp mã hoá này không nhập nhằng (nếu không dùng lại các mã số đã bị loại), đơn giản, mở rộng phía sau được (nếu không hạn chế về độ dài). Tuy nhiên, không xen thêm được; không gợi ý, cho nên phải có một bảng tương ứng mã và đối tượng; Không phân nhóm. Lưu ý: không nên dùng lại một mã đã dùng, dù nó đã bị loại Mã hoá theo đoạn Mã được phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn mang một ý nghĩa riêng. Ví dụ: Số bảo hiểm xã hội cho từng cá nhân Phương pháp mã hoá này không nhập nhằng, mở rộng và xen thêm được (nếu mỗi đoạn còn chỗ), dùng phổ biến, cho phép thiết lập các kiểm tra gián tiếp. Tuy nhiên, thường quá dài nên thao tác nặng nề khi có quá nhiều đoạn, mặt khác vẫn có thể bị bảo hoà và mã không cố định (ví dụ đổi nơi ở thì phải đổi số bảo hiểm) Mã hoá cắt lớp Chia tập đối tượng thành từng lớp. Trong mỗi lớp thường dùng kiểu mã hoá liên tiếp. Ví dụ: Biển số xe là một loại mã hoá cắt lớp, trong đó, mỗi tỉnh thành là một lớp lớn. Trong mỗi tỉnh, thành, mã lại được chia thành nhiều lớp nhỏ. Chẳng hạn trong biển số 29U31302 thì 29 chỉ biển số xe này thuộc Hà Nội, U3 tên một lớp con trong số các số ở Hà Nội, 1302 là số thứ tự trong lớp con U3 Phương pháp mã hoá này không nhập nhằng (nếu các lớp là tách rời, tức là không có một đối tượng thuộc vào 2 lớp khác nhau), đơn giản, mở rộng và xen thêm được. Tuy nhiên, vẫn cần dùng bảng tương ứng. Mã hoá phân cấp Cũng là phân đoạn, song mỗi đoạn trỏ một tập hợp các đối tượng và các tập hợp đó bao nhau theo thứ tự từ trái qua phải. Mục lục cuốn sách là một ví dụ về mã hoá phân cấp. Ví dụ 3.4.2 là mã chỉ mục 2, bài 4, chương 3. Phương pháp mã hoá này cũng có các uu điểm tương tự mã phân đoạn mặt khác còn cho phép tìm kiếm một đối tượng dễ dàng, bằng cách lần theo đoạn từ trái qua phải (tương ứng với một sự tìm kiếm trên cây). Tuy nhiên cũng vẫn cần dùng bảng tương ứng. Mã hoá diễn nghĩa Gán một tên ngắn gọn, nhưng hiểu được cho từng đối tượng. Ví dụ: HOADON là số hiệu hóa đơn. Ưu điểm: Tiện dùng cho xử lý thủ công. Nhược điểm: Không giải mã được bằng máy tính Ngoài ra người ta có thể sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp mã. Khi cần lựa chọn phương pháp mã hoá, cần phải căn cứ vào mục đích sử dụng mã sau này, số lượng các thực thể đối với từng loại dữ liệu, phân bố thống kê các đối tượng và ý kiến của người sử dụng, nếu dữ liệu đó có khâu nào đó được xử lý thủ công. Trong phân tích dữ liệu người ta dùng phương pháp mã hóa diễn nghĩa. b. Chuyển đổi từ ERD hạn chế về mô hình quan hệ i. Bước 1: Chuyển kiểu thực thể thành bảng quan hệ Mỗi kiểu thực thể trong ERD hạn chế chuyển thành một bảng quan hệ với tên bảng quan hệ được mã hoá tương ứng. ii. Bước 2: Chuyển kiểu thuộc tính của kiểu thực thể thành trường dữ liệu của bảng quan hệ Xét các kiểu thuộc tính của kiểu thực thể, khi chuyển thuộc tính nào sang bảng quan hệ ta thực hiện mã hoá chúng. o Kiểu thuộc tính khoá chính, khoá ngoại chuyển thành thuộc tính khoá chính, khoá ngoại của quan hệ tương ứng o Kiểu thuộc tính mô tả có thể kết xuất từ các kiểu thuộc tính khác bỏ đi o Kiểu thuộc tính mô tả không xuất hiện ở nhiều kiểu thực thể chuyển thành thuộc tính của quan hệ tương ứng o Kiểu thuộc tính mô tả xuất hiện ở nhiều kiểu thực thể: Xét xem các kiểu thuộc tính này mô tả chỉnh cho kiểu thực thể nào, giữ lại kiểu thuộc tính này ở bảng quan hệ tương ứng. Đối với những kiểu thực thể khác có chứa kiểu thuộc tính này, trong bảng quan hệ tương ứng không chuyển thuộc tính này sang. iii. Bước 3: Biểu diễn kiểu liên kết thành quan hệ Mỗi một kiểu liên kết trong ERD hạn chế tương ứng với một quan hệ trong mô hình quan hệ. iv. Bước 4: Vẽ mô hình quan hệ Ký hiệu sử dụng tương tự ERD hạn chế Bảng quan hệ giống kiểu thực thể Quan hệ giống kiểu liên kết Ví dụ: Bài toán vật tư idgiaohang idvattu luonggiao iddonhang DMVATTU idyeucau ngayycau D_GIAO idhoadon idncc ngayhoadon hinhthuctt HOADON idvattu tenvattu dvt soluongton nguong VATTUTON idyeucau idvattu luongycau iddonhang D_MUA iddutru idvattu luongycau D_DUTRU idvattu tenvattu dvt mota Hình 0-4. Mô hình quan hệ hệ thống “Quản lý cung ứng vật tư” III. Đặc tả bảng dữ liệu Đặc tả chi tiết bảng quan hệ: số hiệu, tên bảng, kiểu thuộc tính (khoá chính, mô tả, khoá ngoài). Xác định kiểu dữ liệu cho từng kiểu thuộc tính. Ví dụ: đặc tả “Dòng giao hàng” idncc tenncc diachi sodthoai sotaikhoan dkienban NCC MUAHANG iddutru tenpx ngaydutru idyeucau DUTRU iddonhang idvattu luongdat luongnhan luongtratien dongiadat (thành tiền) (tổng tiền) D_DONHANG tenpx diachi sodt PXUONG iddonhang idncc ngaydh tgiangiao ddiemgiao ptttoan DONHANG idxuat tenpx ngayphat idgiaohang idvattu luonggiao iddonhang D_NHAP idgiaohang (tên NCC) ngaygiao noicat NHAPKHO idgiaohang idncc ngaygiao nguoinhan sodt chucvu nguoigiao GIAOHANG idhoadon idvattu soluong dongia (thành tiền) idgiaohang D_HOADON idncc idvattu dongiachuan VATTU_NCC XUATKHO idxuat idvattu luongphat D_XUAT Hoàn thiện quá trình phân tích hệ thống Hợp nhất khía cạnh chức năng và dữ liệu: xác định mối quan hệ giữa các kho dữ liệu và các bảng quan hệ trong mô hình dữ liệu đích (mô hình quan hệ). Phải xác định được một kho dữ liệu này chứa các bảng quan hệ nào. Có thể dùng ma trận kho/thực thể minh hoạ trong đó có bảng quan hệ với thông tin được xác định trong kho dữ liệu. Ví dụ 1. Đơn hàng 2. NCCấp 3. Dự trù – ĐH 4. Nhận hàng 5. Vật tư tồn kho ... DONHANG x D_DONHANG x NCC x VATTU_NCC x DMVATTU x Chú ý: Để đơn giản người ta thường đồng nhất khái niệm kho dữ liệu trên DFD và bảng quan hệ trong mô hình dữ liệu. Điều đó có nghĩa là mọi vị trí kho dữ liệu trong DFD đều được thay đổi để chỉ ra bảng quan hệ thích hợp. Trong một số trường hợp chỉ việc đổi tên đơn thuần, trong một số trường hợp khác có nhiều bảng quan hệ bị rời chỗ. Đối với kho dữ liệu không cần thay đổi gì cả. Đối với bảng quan hệ, cứ ở đâu có những bảng quan hệ bao giờ cũng được lưu trữ và thâm nhập cùng nhau thì chúng có thể biểu thị trên DFD như một loại kho kép. Ví dụ, Đơn hàng và dòng đơn hàng. Sau khi thực hiện xong điều chỉnh cần kiểm tra tính nhất quán trong toàn bộ mô hình. Chẳng hạn kiểm tra xem liệu tất cả các bảng quan hệ của mô hình dữ liệu có được sử dụng trong hệ thống không. Nếu có một số bảng quan hệ nào đó không được sử dụng có nghĩa là các bảng quan hệ đó nằm ngoài giới hạn của hệ thống hay có một số chức năng nào đó bị bỏ qua cần xem lại mô hình chức năng. Một trong những công cụ lý tưởng nhất để đưa ra mối liên kết này là ma trận chức năng và thực thể. Các chức năng - các công việc trong phạm vi nghiên cứu. Các thực thể - các bảng dữ liệu trong mô hình dữ liệu đích. Ví dụ 1. Chọn nhà cung cấp 2. Lập đơn hàng ... DONHANG x x D_DONHANG x x NCC x VATTU_NCC x DMVATTU x Ma trận chức năng giúp ta phát hiện ra chức năng, bảng dữ liệu cô lập loại bỏ được các chức năng không có dữ liệu, hoặc các dữ liệu không cần thiết cho chức năng nào cả. Phát hiện các mối quan hệ thiếu. Sau khi hợp nhất xong, người phân tích cần xây dựng đặc tả các tiến trình: đặc tả chi tiết cho tất cả các chức năng mức thấp nhất về các xử lý và các ràng buộc xử lý. Xây dựng từ điển dữ liệu: gồm các mục từ, mỗi mục từ mô tả một tên, khái niệm mới hay một dòng dữ liệu của DFD. Chương 5. Thiết kế tích hệ thống 5.1. Thiết kế tổng thể 5.2. Thiết kế kiểm soát. 5.3. Thiết kế CSDL. 5.4. Thiết kế chương trình 5.5. Thiết kế giao diện Bài tập 4: Thiết kế hệ thống
File đính kèm:
- giao_trinh_phan_tich_thiet_ke_he_thong_thong_tin_nghe_ky_thu.pdf