Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính

1. 1. Sơ đồ khối máy tính

Là sơ đồ dạng hình khối dùng để mô tả các thiết bị trong hệ thống máy tính dựa

trên chức năng chính của nhóm thiết bị tương ứng

Các máy tính ngày nay có thiết kế nhỏ gọn với nhiều tính năng nhưng vẫn dựa

trên cấu trúc nền tảng như các máy tính của thời kỳ đầu gồm các phần chính là: khối

thiết bị nhập, khối thiết bị xuất, khối xử lý, khối bộ nhớ.

Sơ đồ khối máy tínhCác mô hình kiến trúc máy tính điển hình

Mô hình kiến trúc Von Neumann

Kiến trúc máy tính von-Neumann được nhà toán học John von-Neumann đưa

ra vào năm1945 trong một báo cáo vềmáy tính EDVAC như minh hoạ trên

Kiến trúc máy tínhvon- Neumann nguyên thuỷ.

Các máy tính hiện đại ngày nay sử dụng kiến trúc máy tính von-Neumann cải tiến –

còn gọi là kiến trúc máy tính von-Neumann hiện đại,như minh hoạ trên hình bên

dưới.

Kiến trúcmáy tính von-Neumann hiện đại

Các đặc điểm của kiến trúc von-Neumann

Kiến trúc von- Neumann dựa trên 3 khái niệm cơ sở:

(1) Lệnh và dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ đọc ghi chia sẻ-một bộ nhớ duy

nhất được sử dụng để lưu trữ cả lệnh và dữ liệu.

(2) Bộ nhớ được đánh địa chỉ theo vùng, không phụ thuộc vào nội dung nó lưu

trữ.

(3) Các lệnh của một chương trình được thực hiện tuần tự.

Quá trìnhthực hiện lệnh được chia thành3 giai đoạn (stages) chính:

(1) CPU đọc (fetch) lệnh từ bộ nhớ ,

(2) CPU giải mã và thực hiện lệnh;nếu lệnh yêu cầu dữ liệu, CPU đọc dữ liệu

từ bộ nhớ(3) CPU ghi kết quả thực hiện lệnh vào bộ nhớ (nếu có).

Mô hình kiến trúc Havard

Kiến trúc máy tính Harvard là một kiến trúc tiên tiến như minh hoạ trên

hình.

Kiến trúc máy tính Harvard

Kiến trúc máy tính Harvard chia bộ nhớ trong thành hai phần riêng rẽ: Bộ nhớ

lưu chươngtrình (Program Memory) và Bộ nhớ lưu dữ liệu (Data Memory). Hai hệ

thống bus riêng được sử dụng để kết nối CPU với bộ nhớ lưu chương trình và bộ nhớ

lưu dữ liệu. Mỗi hệ thống bus đều có đầy đủ ba thành phần để truyền dẫn các tín hiệu

địa chỉ, dữ liệu và điều khiển.

Máy tính dựa trên kiến trúc Harvard có khả năng đạt được tốc độ xử lý cao

hơn máy tính dựa trên kiến trúc von-Neumann do kiến trúc Harvard hỗ trợ hai hệ

thống bus độc lập với băng thông lớn hơn. Ngoài ra, nhờ có hai hệ thống bus độc lập,

hệ thống nhớ trong kiến trúc Harvard hỗ trợ nhiều lệnh truy nhập bộ nhớ tại một thời

điểm, giúp giảm xung đột truy nhập bộ nhớ, đặc biệt khi CPU sử dụng kỹ thuật

đường ống (pipeline).

1.2. Nguyên lý hoạt động của máy tính

Để có thể khởi động và sử dụng máy tính thì cần phải hiểu rõ một số quá trình

thực hiện cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản của máy tính.

- Quá trình khởi động (minh hoạ quá trình POST)

- Quá trình nhập dữ liệu

- Quá trình xử lý dữ liệu

- Quá trình hiển thị và xuất dữ liệu

- Quá trình lưu trữ

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 1

Trang 1

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 2

Trang 2

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 3

Trang 3

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 4

Trang 4

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 5

Trang 5

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 6

Trang 6

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 7

Trang 7

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 8

Trang 8

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 9

Trang 9

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 85 trang xuanhieu 9520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính

Giáo trình Phần cứng máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính
iod phát quang đèn LED. 
Máy Scanner: Là một thiết bị có khả năng quét ảnh và lưu vào đĩa cứng của PC 
 dưới dạng các file ảnh. 
 Các loại máy scan và sự tiến bộ của ngày nay: 
 Tất cả các máy scan đều có chung một nguyên lí phản xạ ánh sáng. 
Hình ảnh được đặt úp xuống bên trong máy scan nó có bao gồm nguồn sáng 
chiếu vào hình ảnh và những thiết bị cảm biến để thu nhận ánh sáng phản xạ 
từ nguồn sáng tới hình ảnh. 
 Khi thiết bị scan được giới thiệu lần đầu, nhiều nhà sản xuất dùng bóng 
đèn huznh quang làm nguồn sáng, và nó có nhiều điểm yếu. Vì thế các nhà sản 
xuất đã chuyển sang dùng đèn Cathode lạnh, chúng khác với đèn huznh quang 
là không có sợi tóc bóng đèn, họat động ở nhịêt độ thấp và vô cùng tin cậy. 
 Có rất nhiều hãng sản xuất máy scan như Kodak, Epson, Fujitsu, HP, 
 Canon,. i. Hãng Kodak 
Máy scan Kodak i1120 có tốc độ scan 20 trang/phút (40 ảnh/phút) ở độ phân 
giải quang học 600 dpi – scan màu, trắng đen hoặc xám. Nó có thể scan 1000 
trang/ngày và scan màu hai mặt với công nghệ scan CCD( Charge-Coupled 
Device: thiết bị đo sáng thu nhỏ mà xác định cường độ ánh sáng tương ứng 
với cường độ của điện áp tương tự). 
Các thành phần của 1 chiếc máy Scanner 
Phân loại máy Scanner 
 Máy scan phẳng - Flatbed Scanners 
 Sheet-Fed Scanners 
 Máy scan xách tay - Handheld Scanners 
BÀI TẬP KIỂM TRA 
 1. Kể tên các thiết bị ngoại vi thường gặp? 
 2. Pixel là gì? 
 3. So sánh màn hình CRT & LCD? 
 4. Chuẩn kết nối thiết bị ngoại vi tốc độ cao là? 
 5. Thiết bị dùng để đọc mã vạch là? 
 6. VGA port có bao nhiêu pin? 
 7. Card âm thanh rời thường được kết nối với máy tính qua khe cắm? 
 8. Touch Screen, Biometric là các thiết bị dùng để? 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 
 1. Làm gì để kiểm tra màn hình có bị điểm ảnh chết? 
 2. Nếu độ phân giải và tần số quét vượt quá khả năng hiển thị của Monitor 
thì phải làm gì? 
 3. Cần làm gì để bảo vệ Monitor khi không sử dụng máy tính? 
 4. Khi sử dụng các thiết bị ngoại vi kết nối qua cổng USB cần lưu ý các 
vấn đề gì? 
 5. Nếu kết nối thiết bị ngoại vi qua cổng USB, mà máy tính không thể 
 nhận diện được thiết bị đó, bạn cần làm gì? 
 BÀI 8. XÂY DỤNG CẤU HÌNH MÁY TÍNH 
8.1. Xây dựng cấu hình máy tính doanh nghiệp 
 Khi lựa chọn cấu hình để lắp ráp một bộ máy 
tính chúng ta cần nắm rõ nhu cầu và mục đích sử 
dụng, từ đó có sự lựa chọn, tư vấn phù hợp nhất cho 
người sử dụng. 
 Máy tính có cấu hình phù hợp sẽ phát huy hết 
hiệu suất, tiết kiệm chi phí và dễ dàng nâng cấp khi 
cần thiết. 
Cách chọn mua máy tính cho công ty, doanh nghiệp 
tối ưu nhất 
 Bộ vi xử lý CPU 
 Vỏ case 
 Bộ nhớ RAM 
 Mainboard 
 Ổ cứng 
 Bộ nguồn 
 Màn hình máy tính 
 Linh kiện chuột và bàn phím 
Kinh nghiệm chọn mua máy tính cho công ty,doanh nghiệp 
Xác định mục đích sử dụng: Tùy từng loại hình công ty, doanh nghiệp và tùy 
từng phòng bạn cần lựa chọn loại máy tính cũ cho công ty. Từ mục đích sử dụng 
của nhân viên công ty mà bạn có thể xây dựng sơ lược cấu hình bạn cần mua để 
có những lựa chọn sơ bộ và đánh giá tổng quan về cấu hình đó sẽ giúp bạn 
không tốn nhiều thời gian khi đi mua máy tính. 
Ví dụ: Với mục đích làm kế toán thông thường thì bạn chỉ cần sử dụng 1 bộ 
máy tính có cấu hình chip G630, ram 2Gb, mainboard H81 và màn hình máy 
tính 19 inch là đủ. Với mục đích thiết kế dự án thì bạn cần mua cấu hình máu 
cao hơn. 
Xác định ngân sách đầu tư: Đối với công ty, doanh nghiệp mới thì tài chính là 
vấn đề cần chú ý nhất. Khi lựa chọn máy tính cũ bạn cần chú ý đến ngân sách 
đầu tư cho dàn máy tính nhân viên. Không nên chọn những máy tính quá đắt 
vượt tầm ngân sách hoặc để tiết kiệm mà chọn những máy tính quá rẻ hoặc hàng 
mua theo lô. rất dễ bị hỏng hóc khi sử dụng. 
Lựa chọn theo các yếu tố đặc thù công việc: Khác với lựa chọn máy tính để bàn 
dành cho cá nhân, các doanh nghiệp khi lựa chọn máy tính để bàn cân nhắc đến 
nhiều yếu tố như tính bảo mật, đảm bảo tốt việc kiểm soát dữ liệu trong môi 
trường văn phòng, giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp, lại cần hiệu suất làm việc 
tốt. Yêu cầu cao hơn nữa là thiết kế đẹp phù hợp cho văn phòng hiện đại, gọn 
nhẹ. 
Lựa chọn cấu hình máy: Khi đã xác định được nhu cầu máy tính để bàn cho 
công ty, doanh nghiệp, bạn cần lựa chọn cấu hình máy thích hợp. Khác với hệ 
thống phần mềm có thể cài đặt lại được thì hệ thống phần cứng của máy có tính 
cố định hơn, tuy nhiên, bạn cũng có thể nâng cấp nếu dòng máy đó có hỗ trợ.4 
bộ phận gồm bộ vi xử lý, card đồ họa, bộ nhớ và ổ cứng là những yếu tố quan 
trọng quyết định đến sức mạnh của máy. 
Tìm thương hiệu uy tín: Máy tính để bàn hiện nay khá đa dạng, có nhiều thương 
hiệu với nhiều mức giá khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ 
trước khi mua. Trong phân khúc máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp thì 
Dell, HP, Lenovo, được xem là một trong những hãng công nghệ hàng đầu 
hiện nay. 
Cách chọn mua máy tính cho công ty, doanh nghiệp tối ưu nhất 
Hầu hết những công việc văn phòng hiện nay đều có nhu cầu sử dụng các công 
cụ máy tính rất nhiều. Do vậy, việc lựa chọn cấu hình với các linh kiện máy 
tính phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Mua máy tính bàn loại nào tốt? Với 
những gợi ý tư vấn cấu hình máy tính cho các công ty sau đây sẽ giúp việc lựa 
chọn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 
Ví dụ: Xây dựng cấu hình máy tính PC 
Main Gigabyte H81, Chip CPU Intel Core i3 4150, RAM 4GB, VGA GTX 
750/2GD5, Huntkey 400w , LCD 22″ 
– Main: Gigabyte H81M – DS2 
– Chip CPU: Intel Core i3-4150 (3.50GHz, 3MB L3 Cache, Socket 1150, 5GT/s 
DMI) 
– DDR4: 4GB/1600 Gskill 
– VGA: Galaxy GTX 750/2GD5 
– HDD: 250GB Seagater SATA 7200rpm 
– Nguồn: Huntkey 400w Fan 12 
– Vỏ case: Viettech T11 Gaming 
– Màn hình: Samsung, LG, Asus, HP 21,5” 
8.2. Cấu hình máy tính chuyên về xử lý đồ họa 
 Khách hàng chuyên về thiết kế, đồ họa 
 + CorelDraw 
 + Photoshop 
 + Illustrator CS 
 + Indegin 
 .. 
Tiêu chí của máy tính cho người làm đồ họa 
 Khác với các loại máy tính phục vụ mục đích làm việc hay giải chí thông 
thường khác, một cấu hình máy tính làm đồ họa cần phải đáp ứng được các tiêu 
chí sau: 
Tiêu chí lựa chọn RAM: Phần rất quan trong trong máy tính đồ hoạ, Ram 4 GB 
là tối thiểu, Ram càng cao thì dùng càng mượt. Nhưng cũng cần quan tâm đến 
BUS của nó, càng cao càng tốt.Tiêu chí lựa chọn CARD đồ họa: Nếu được ưu 
tiên chọn giữa Ram và Card màn hình thì bạn nên ưu tiên chọn Ram hơn. Card 
đồ hoạ khuyên dùng là Nvidia GeForce GTX 780. Dung lượng bộ nhớ chứa 
trong card màn hinh này là 3GB và tốc độ xử lý đồ họa lên tới 980 MHz, cấu 
hình như vậy khá là lý tưởng để thực hiện nhiều các phần việc tùy chỉnh phần 
hiển thị trực quan (visual settings) giúp chuyển sang đến mức tối đa. Nếu bạn 
lựa chọn máy vừa túi tiền thì card 2 GB cũng là một sự lựa chọn không tồi. 
 Tiêu chí lựa chọn CPU: Bạn nên chọn CPU càng nhiều nhân, nhiều luồng càng 
tốt, tối thiểu cần có là 4 nhân. Intel core i5 hay i7 là những sự lựa chọn hoàn 
hảo. 
Tiêu chí lựa chọn Màn hình: Bạn nên chọn máy có kích cỡ màn hình lớn để 
thuận tiện cho công việc thiết kế của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý 
tới chất lượng hình ảnh, độ phân giải màn hình của chiếc máy tính sắp mua. 
Màn hình IPS sẽ là một gợi ý tốt cho bạn, nó giúp hiển thị hình ảnh theo cách 
trung thực và sắc nét nhất. Nó cũng được giới chuyên môn đánh giá là ưu việt 
hơn tất cả những loại màn hình hiện nay. 
 Tiêu chí lựa chọn quạt tản nhiệt: Fan tản nhiệt cũng rất quan trọng, hãy 
chọn quạt tản nhiệt thật xịn để đảm bảo máy tính của bạn hoạt đông tốt và không 
bị sập nguồn đột ngột khi máy quá nóng. 
 Tiêu chí lựa chọn bo mạch chủ: Mainboard thì ưu tiên GIGA sau đó tới 
ASUS, các loại khác ko bàn, nếu dùng CPU AMD thì ưu tiên AROCK nhé bạn. 
VGA thì có nhiều người khuyên bạn nên chọn Quadro nhưng khác chat đấy. 
Tiêu chuẩn cấu hình máy tính đáp ứng các ứng dụng đồ họa phổ biến 
 Khi tư vấn cấu hình máy tính để bàn cho người làm đồ họa thì có 3 yếu tố 
quan trọng không thể bỏ qua chính là: CPU, RAM và SSD. Với những lựa chọn 
sản phẩm chất lượng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc thiết kế đồ họa – render. 
RAM là bộ phận rất quan trọng, RAM càng cao thì dự án bạn làm sẽ hoạt động 
ở tầm cỡ cao hơn. Vì vậy hãy sử dụng những loại RAM tốt cho máy tính đồ họa 
của bạn. 
Card đồ họa: Có rất nhiều loại card màn hình cho bạn lựa chọn, ví dụ bạn co 
thể chọn loại Nvidia Geforce GTX 780, vì đây là card màn hình có dung lượng 
bộ nhớ là 3GB, xử lí đồ họa với tốc độ lên tới 980MHz, khá lí tưởng để phục vụ 
công việc thiết kế đồ họa. 
CPU: bạn có thể chọn loại CPU intel core i5 hay i7, đây là loại CPU được sử 
dụng khá phổ biến hiện nay. 
Còn về màn hình cho máy tính đồ họa thì nên chọn những màn hình lớn, chất 
lượng, những máy tính có thể cho ra những màu sắc trung thực, sinh động mới 
có thể đáp ứng được nhu cầu công việc thiết kế đồ họa. 
Minh họa: Trọn bộ PC Gigabyte H110, Chip i5 6500, DDR4 8GB, VGA GTX 
1050, SSD 240GB, LCD 22” 
 Mainboard : Gigabyte H110M – DS2 
 + CPU : CPU Intel Core i5 6500 (Up to 3.6Ghz/ 6MB cache) 
 + DDR4 : 8GB/2133 Adata 
 + VGA : GIGABYTE GV-N1050OC-2GD 
 + SSD : 240GB 
 + Power : Huntkey 550W (GS 550) 
 + Vỏ Sama cao cấp : SAMA ESPORT-2 
 + Màn hình : Sam sung, LG, Asus, HP (kích thước 22”/20”) 
8.3. Cấu hình máy tính chủ 
Lựa chọn cấu hình máy chủ (server) như thế nào 
- CPU càng nhiều nhân càng tốt 
 Khi mua máy chủ, CPU là mối quan tâm trước nhất mà bạn không thể bỏ 
qua. Với việc ảo hóa các máy chủ, số lượng nhân (của CPU) luôn đem đến lợi 
thế hơn tốc độ của từng nhân. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không khỏi ngạc 
nhiên vì số lượng máy chủ ảo có được trong một thùng máy sử dụng các CPU 
chạy ở xung nhịp 1,7GHz, chẳng có gì quá khó khăn khi có nhiều nhân. 
 Quan niệm “CPU nhanh hơn, máy chủ nhanh hơn” đã quá cũ kĩ, nó chỉ 
đúng với xử lý đơn luồng, chuyên thực hiện các tính toán chuyên sâu. Còn ngày 
nay, trong quá trình hoạt động bình thường của các máy chủ, CPU ở tình trạng 
nhàn rỗi khá nhiều, và thậm chí cả khi tới lượt chúng phải xử lý, việc chậm trễ 
từ các thành phần khác trên hệ thống có thể khiến CPU lại phải chờ. Ví dụ như 
quá trình dữ liệu nạp từ đĩa, lấy từ RAM, hoặc truyền qua mạng. Nếu lựa chọn 
giữa CPU sáu, tám, hay mười hai nhân với tốc độ xung nhịp thấp hơn và CPU 
bốn hoặc sáu nhân với tốc độ xung nhịp cao hơn, hãy luôn luôn ưu tiên số lượng 
nhân nhiều hơn. 
 Nếu khả năng về tài chính của bạn cho phép, hãy trang bị máy chủ với các 
chip Westmere 2,93GHz của Inte, đây là khoản đầu tư hoàn toàn xứng đáng mà 
bạn sẽ không phải hối hận. Còn nếu không thể, đừng lo, các CPU AMD 6 nhân 
dòng Opteron 4000 với xung nhịp trong khoảng từ 1,7GHz tới 2,2GHz vẫn thực 
sự là lựa chọn hợp lý cho nhiều trường hợp. Đối với quy mô tầm trung, một số 
máy chủ lắp 2 CPU loại này đem đến năng lực ảo hóa đáng kinh ngạc không hề 
kém cạnh. 
- Thiết bị dự phòng 
 Việc bảo trì là việc cần có, không thể thiếu vắng trong quá trình vận hành 
máy chủ. Bạn cũng cần một hệ thống luôn sẵn sàng cho việc bảo trì. Nếu việc tắt 
một máy chủ vật lý trong 15 phút để thay thế một thanh RAM bị lỗi là không 
thể, vì các máy chủ còn lại không đủ năng lực xử lý luồng công việc thay cho 
máy bị hỏng, nghĩa là bạn đang có vấn đề, và bạn thực sự mất đi một trong 
những lợi ích chính của ảo hóa máy chủ, đó là: giảm thời gian tắt máy theo lịch 
trình. Khi bạn phải dừng một máy chủ vật lý để bảo trì, bạn phải ngừng hoạt 
động của một số máy chủ ảo để tránh việc toàn hệ thống bị quá tải. Vì vậy, đứng 
trên giác độ an toàn và dự trù ổn định, có thể khá tốn kém về mặt cho phí, nhưng 
việc vận hành tối thiểu N +1 máy cho nhu cầu N máy là hoàn toàn cần thiết, bạn 
chỉ có thể nhận ra sự quan trọng của điều này khi rơi vào trường hợp cần phải 
bảo trì hệ thống máy chủ. 
Kết nối mạng 
 Một điều vô cùng quan trọng mà bạn phải luôn ghi nhớ: Hệ thống mạng 
hỗ trợ tốc độ 1 Gigabit rẻ hơn so với hệ thống 10 Gigabit, nhưng các máy chủ 
vật lý với nhiều máy chủ ảo chạy trên chúng luôn cần băng thông cao cho các 
kết nối mạng để tránh hiện tượng nghẽn cổ chai. Thực tế cho thấy, các máy chủ 
ảo thông thường không sử dụng nhiều tới lưu lượng truy cập tốc độ 10 Gigabit 
cho các dịch vụ bình thường hoặc đọc/ghi dữ liệu trên đĩa, nhưng trái lại, một số 
ứng dụng giao dịch sẽ cần, vì vậy hãy thử để cân đối với nhu cầu của doanh 
nghiệp bạn. 
 Tối đa bộ nhớ RAM 
 Những thanh RAM DIMM 4GB và 8GB có giá cao hơn nhiều so với 
nhiều thanh DIMM 2GB, nhưng số khe cắm RAM trên máy là có hạn. Bạn 
không muốn phải mua thêm máy chủ vật lý chỉ để tăng cường RAM đúng 
không? Và rồi một loạt các chi phí phát sinh khác cho giấy phép sử dụng phần 
mềm bổ sung. 
 Dung lượng RAM quyết định số lượng máy chủ ảo bạn có thể chạy. Việc 
gắn 64GB RAM hoặc nhiều hơn vào một máy chủ với 12, 16, hoặc 24 nhân đem 
đến hiệu quả ảo hóa cao đáng kinh ngạc và cũng khiến giá máy tăng cao hơn. 
Khi bạn dự tính dùng các máy chủ ảo, hãy trang bị nhiều RAM nhất có thể, tầm 
nhìn xa trông rộng của chủ đầu tư doanh nghiệp chính là ở đây. 
Lưu trữ liên kết 
 Mọi nền tảng ảo hóa trên thực tế đều cần được xây dựng trên cơ sở lưu trữ 
chia sẻ. Nếu không có điều này, mỗi máy chủ về cơ bản là một “tháp ngà”, và 
các máy ảo chạy trên các máy chủ này không thể được bảo vệ chống lại lỗi của 
máy chủ vật lý. Nếu không áp dụng lưu trữ chia sẻ, việc xây dựng và mở rộng 
cơ sở hạ tầng ảo hóa sẽ gặp nhiều khó khăn và đơn điệu hơn. Trong đời sống 
thực tế, trừ khi chúng ta đang nói về việc xây dựng ảo hóa với quy mô cực kỳ 
nhỏ, thì việc sử dụng lưu trữ chia sẻ không phải là một lựa chọn, mà đây chính 
là một quy tắc bất di bất dịch. 
 Trong thực tế, nếu như bạn đang không nói về tốc độ mạng 10 Gigabit/s 
cho mỗi máy chủ, việc sử dụng các công nghệ lưu trữ có tốc độ nhanh hơn là 
không thực sự cần thiết. Giá đĩa cứng đang ngày càng rẻ, hãy bỏ qua RAID 5 
truyền thống vẫn được ưa dùng do tiết kiệm, hãy mạnh dạn áp dụng RAID 6 
hoặc lý tưởng hơn nữa là RAID 10 để tăng cường hiệu năng và an toàn cho dữ 
liệu doanh nghiệp. 
 Cho dù bạn có kế hoạch sử dụng iSCSI, NFS, hay Fiber-Channel, hãy 
xem xét những nhu cầu về xuất/nhập đĩa trước khi bạn bắt đầu mua thiết bị 
chuyển mạch (switch), HBA, và đĩa. Đối với nhiều trường hợp, nhìn chung các 
ổ đĩa SATA thích hợp cho máy ảo, và trong một số trường hợp khác, NFS sẽ 
làm tốt hơn iSCSI đối với những nhu cầu tính toán thường ngày. Điều này có thể 
dẫn tới việc bạn không chọn được thương hiệu lưu trữ ưa thích, nhưng trừ khi 
bạn đang nói về việc xử lý khối lượng lớn công việc với đĩa, có thể bạn không 
cần tới lưu trữ SSD hoặc các ổ đĩa cao cấp SAS (Serial Attached SCSI). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Nguyễn Đình Việt. Kiến trúc máy tính. Nhà xuất bản Đại học quốc Gia Hà 
 Nội. 2007. 
 [2]. Msc. Võ Văn Chín, Th.s. Nguyễn Hồng Vân. Giáo trình kiến trúc máy 
 tính. Khoa CNTT Đại học cần thơ. 2009 
 [3]. Tống Văn On, Hoàng Đức Hải. Hợp ngữ & Lập trình ứng dụng. Nhà xuất 
 bản lao động-xã hội. 2004 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_cung_may_tinh_nghe_quan_tri_mang_may_tinh.pdf