Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính

Mục tiêu:

 Phân biệt được các loại thiết bị khác nhau của máy tính;

 Trình bày được chức năng của từng thiết bị;

 Phân biệt được các thiết bị tương thích với nhau;

 Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

Máy tính là thiết bị điện tử vừa phức tạp vừa đơn giản, phức tạp vì máy tính

chứa hàng triệu phần tử điện tử, nhưng đơn giản vì các thành phần được tích

hợp lại dưới dạng module. Vì vậy, việc lắp ráp và bảo trì máy tính ngày càng

trở lên đơn giản.

1.1. Giới thiệu tổng quan

Mục tiêu: phân loại được các thiết bị khác nhau của máy tính.

Mọi hệ thống máy tính có các thiết bị cơ bản sau:

1. Vỏ máy: Là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành khối như

nguồn, Mainboard, card v.v. và có tác dụng bảo vệ máy tính.

2. Nguồn điện: Cung cấp hầu hết hệ thống điện cho các thiết bị bên trong

máy tính.

3. Mainboard : Có chức năng liên kết các thành phần tạo nên máy tính và

là bảng mạch lớn nhất trên máy vi tính hiện nay.

4. CPU (Central Processing Unit): Bộ vi xử lý chính của máy tính.

5. Bộ nhớ trong (ROM, RAM): Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình

phục vụ trực tiếp cho việc xử lý của CPU. Có nghĩa là nó giao tiếp với CPU

không qua một thiết bị trung gian hay yêu cầu ngắt.

Mainboard14

6. Bộ nhớ ngoài: Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục vụ

cho CPU, bao gồm các loại: đĩa mềm, đĩa cứng, CDROM v.v. Khi giao tiếp

với CPU nó phải qua một thiết bị trung gian (thường là RAM) hay gọi ngắt.

7. Màn hình: Là thiết bị đưa thông tin ra giao diện trực tiếp với người

dùng. Đây là thiết bị xuất chuẩn của máy vi tính.

8. Bàn phím: Thiết bị nhập tin vào giao diện trực tiếp với người dùng.

Đây là thiết bị nhập chuẩn của máy vi tính.

9. Chuột: Thiết bị điều khiển trong môi trường đồ họa giao diện trực tiếp

với người sử dụng.

10. Máy in: Thiết bị xuất thông tin ra giấy thông dụng.

11. Các thiết bị như Card mạng, Modem, máy fax,. phục vụ cho việc lắp

đặt mạng máy tính và các chức năng khác.

1.2. Các thành phần chính bên trong máy PC

- Các thiết bị nội vi và ngoại vi

- Lắp ráp các thiết bị tương thích với nhau

1.3. Vỏ máy (Case)

Vỏ máy được ví như ngôi nhà của máy tính, là nơi chứa các thành phần

còn lại của máy tính. Vỏ máy bao g ồm các khoang đĩa 5.25” để chứa ổ đĩa

CD, khoang 3.5” để chứa ổ cứng, ổ mềm, chứa nguồn để cấp nguồn điện

cho máy tính. Vỏ máy càng rộng thì máy càng thoáng mát, vận hành êm.

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 201 trang xuanhieu 7260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính

Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Quản trị mạng máy tính
 muốn sử dụng sản phẩm Windows 8 ). 
Ở bước này, các bạn chọn vào ô I accept the license terms để đồng ý. 
Sau đó, click Next để tiếp tục. 
Màn hình tiếp theo, hiển thị trang Which type of installation do you want? Yêu 
cầu bạn lựa chọn hình thức cài đặt Windows 8. 
Ở đây có hai tùy chọn để cài đặt Windows 8: 
- Upgrade ( nâng cấp ) : Nếu bạn muốn nâng cấp hệ điều hành Windows hiện 
thời thì bạn click chọn vào lựa chọn này. 
- Custom (advanced): Đây là tùy chọn bạn sẽ cài đặt một hệ điều hành hoàn 
toàn mới. 
Chúng ta đang cài đặt hệ điều hành mới do đó các bạn chọn Custom 
(advanced). 
Màn hình tiếp theo yêu cầu bạn chọn partition để cài đặt Windows 8. 
nếu máy tính bạn có một partition thì bạn khá dễ dàng cho việc lựa chọn, nhưng 
nếu trên máy tính bạn có nhiều partition thì bạn cần phải cân nhắc cho việc lựa 
chọn partition nào. Thông thường, sẽ chọn cài đặt hệ điều hành lên partition C: 
Màn hình cài đặt Windows sẽ bắt đầu, nó có thể mất một ít thời gian. 
Toàn bộ quá trình cài đặt hoàn toàn tự động, trong quá trình cài đặt, 
Windows có thể sẽ khởi động lại máy để cài đặt các file và thư viện cần thiết. 
Người dùng không phải thao tác nhiều vì Windows 8 hoàn toàn tự động thực 
hiện gần như hết các tác vụ thay cho người dùng. 
Kết thúc quá trình cài đặt, Windows 8 sẽ yêu cầu thiết lập thông tin cá nhân của 
người sử dụng. 
Tiếp đến là thiệt lập mạng internet. 
Nhập mật mã của mạng internet nếu có. 
Màn hình Settings sẽ hiển thị ra để bạn có thể dễ dàng cài đặt các thành phần 
của Windows 8. 
Màn hình Sign in to your PC yêu cầu bạn nhập email để có thể lưu trữ các cài 
đặt của bạn vào mail. Hiện nay, Windows 8 chỉ hỗ trợ các mail thuộc hệ thống 
mail của hãng Microsoft. 
Sau khi đã hoàn thiện tất cả các bước, bạn dễ dàng sử dụng Windows 8 với giao 
diện metro hiện đại. 
2. Cài đặt Driver sử dụng phần mềm SkyDriver 
Như chúng tôi đã giới thiệu, bên cạnh các Driver được cung cấp bởi nhà sản 
xuất, download trên internet còn có chương trình tổng hợp rất nhiều các Driver 
cần thiết cho tất cả các dòng máy. 
Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềm tổng hợp Driver thông 
dụng nhất hiện nay là SkyDriver. 
Ưu điểm của phần mềm này chính là tự động dò tìm tất cả các Driver còn 
thiếu trong máy tính, từ đó bạn dễ dàng cài đặt cho bất kỳ máy tính nào. 
Các bạn có thể download chương trình SkyDriver trên internet. 
Kích đôi vào file DrvS3.exe để tiến hành cài đặt các Driver 
Kích đôi vào nút Start[S] ở bên phải để chương trình dò tìm thiết bị. 
Nhấn OK để tiến hành cài đặt các Driver còn thiếu. 
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, máy tính sẽ khởi động lại và tất cả Driver sẽ 
được cài đặt. 
Nếu vẫn còn thiết bị nào chưa nhận được Driver thì bạn phải thử tìm Driver 
theo phương pháp thủ công. 
PHỤ LỤC 2 : CÁC MÃ LỖI 
1. Sự cố bảng mạch chính (101 - 109) 
- 101 System interrup Failed : Sự cố này có thể là một vấn đề tranzito(hở 
mạch) không thường xuyên xảy ra hoặc board bổ sung đang xâm phạm tới 
chip điều khiển tín hiệu ngắt. Nếu bạn không thể vượt qua được mã 101, 
sẽ phải thay bản mạch chính. 
- 102 System Timer Failed : Chip bộ định thời trên bản mạch chính bị hư, 
phải thay bản mạch chính nếu lỗi thường xuyên xuất hiện. 
- 103 System Timer interrup Failed : Chip bộ định thời không có chip điều 
khiển tín hiệu ngắt để truyền tín hiệu ngắt zero ( tính ngắt định thời). 
- 104 Protecd Mode Operation Failed : Mã lỗi này chỉ áp dụng cho máy 
tính AT. 
- 105 8042 Command Not Accepted.Keyboard Communication Failed : 
Bị một chip điều khiển bàn phím 8042 hoặc bàn phím kém chất lượng. 
- 106 Post logic test Problem Logic Test Failed: Lỗi này có thể gây ra do 
board hệ thống bị hư hoặc các yếu tố khác như các thẻ mạch không chính 
xác cũng có thể gây ra lỗi. 
- 107 MNI Test Failed : Kiểm tra “ngắt không che được “ của bản mạch 
chính bị sự cố, một NMI là tín hiệu ngắt không thể được vô hiệu hoá bằng 
một tín hiệu khác. Nếu lỗi này vẫn còn, phải thay bộ xử lý. 
- 108 Failed System Timer Test : Chip bộ định thời trên bản mạch chính 
không làm việc. 
- 109 Probem With First 64K Ram, DMA Test Error : Mã này chỉ một 
vấn đề trong RAM 64K đầu tiên trong các PC ban đầu hoàn toàn là khả 
năng của bản mạch chính. Có thể tìm thay các chip không chính xác hoặc 
thay bản mạch chính. 
2. Các mã lỗi PS/2 
- 110 PS/2 System Board Error, Parity chek : Lỗi Board hệ thống, Kiểm 
tra chẵn lẻ. 
- 111 PS/2 Memry Adapter Error : Lỗi bộ phối hợp bộ nhớ. 
- 112 PS/2 Microchannel arbitration Error ,System Board : Lỗi phân xử 
lý kênh, Board hệ thống. 
- 113 PS/2 Microchannel arbitration Error ,System Board : Lỗi phân xử 
lý kênh, Board hệ thống. 
- 165 PS/2 System option not test :Các tuỳ chọn hệ thống không được đặt. 
- 166 PS/2 Microchannel adapter timeout Error : Lỗi thời gian không 
tính bộ phối hợp vi kênh. 
- 199 PS/2 Configuration not correct. Check Setup: Cấu hình không chính 
xác. Kiểm tra cài đặt. 
3. Các mã lỗi IBM 
Các mã lỗi này được sử dụng trong một số máy IBM và một số máy nhái đã 
được đặt tương tự. 
- 115 System Board ,CPU Error : Bản mạch hệ thống, lỗi CPU 
- 118 System Board memry Error : Lỗi bộ nhớ Board hệ thống. 
- 119 2,88MB diskette drive installed but not supported : Ổ đĩa 
mềm 2,88MB được cài đặt, nhưng không hỗ trợ. 
- 120 System Board processor, cache (bộ nhớ truy cập nhanh) Error : 
Lỗi bộ nhớ truy cập nhanh ,bộ vi xử lý hệ thống. 
- 121 Unexpected hardware interupts occurred: Các tín hiệu ngắt phần 
cứng bất ngờ xảy ra. 
- 130 POST-no operation System, check diskettes, configuration: Hệ điều 
hành không có POST, kiểm tra các đĩa mềm, cấu hình. 
- 131 Cassette interface test Failed, PS/2 System Board : Giao diện 
cassette bị sự cố Board hệ thống PS/2. 
- 132 DMA (direct memory access- truy cập bộ nhớ trực tiếp) 
extended registerss Error. Run diagnostics: Lỗi các thanh ghi bổ sung 
DMA. Chạy chương trình chuẩn đoán. 
- 133 DMA (direct memory access - truy cập bộ nhớ trực tiếp) Error. Run 
diagnostics: Lỗi DMA. Chạy chương trình chuẩn đoán. 
4. Các mã lỗi tổng quát 
- 162 sytem option not set, or Possible Bad Battery: 
Tuỳ chọn hệ thống không được cài đặt, hoặc pin có thể không chất lượng. 
- 162 sytem option not set, or invalid Checksum, or Configuration 
incorrect: Tuỳ chọn hệ thống không được cài đặt, hoặc tổng kiểm tra 
không giá trị, hay cấu hình không chính xác. 
- 163 Time and Date Not Set: Thời gian và ngày tháng không được cài đặt. 
- 106 Memory Size Error : Có vấn đề liên quan đến bộ nhớ CMOS. 
- 201 Memory Error : Lỗi Ram. 
- 202 Memory Address Error Lines 0-15,203 Memory Address Error16-
23: Chỉ một hoặc nhiều chip bộ nhớ bị hư. 
- 301 Keyboard Error : Lỗi đối với bàn phím. 
- 302 System Unit Keylock Is Locked : Bộ chuyển mạch khoá phím bị lỗi 
hoặc bàn phím bị liệt. 
- 303 Keyboard or System Unit Error , 304 Keyboard or System Unit 
Error , Keyboard Clockline Error : Kiểm tra các phím bị liệt, cáp nối 
bàn phím hoắc chính bàn phím bị hư. 
- 601 Disk Error : Chỉ vấn đề đĩa có thể do máy tính đó tìm một ổ đĩa mềm 
không có. 
- 602 Disk boot Record Error : Có thể do đĩa mềm bị hư hoặc một bộ điều 
khiển đĩa mềm bị hư. 
- 1701 Hard Disk Failure : Chỉ bộ điều khiển đĩa cứng không nhận được trả 
lời của đĩa cứng mà nó đang chờ. 
- 1780 Disk 0 Failure, 1790 Disk 0 Error, 1781 Disk 1 Failure, 1791 Disk 1 
Error: Bộ điều khiển đĩa cứng không nhận được trả lời của từ đĩa cứng 0 
hoặc 1. 
- 1782 Disk Controller Failure: Bộ điều khiển đĩa có thể bị hư. 
- 128 NOT OK, Parity Disa( Industry Atandard Architect - kiến trúc 
tiêu chuẩn công nghệ) Bled: 128 không được, chẵn lẻ bị vô hiệu hoá. 
- 8042 Gate - A20 Error: (cổng 8042-lỗi A20) thường do bàn phím bị hư. 
- Access Denied: truy cập bị từ chối. 
- Address Line Short! : Điều có thể là vấn đề của chip bộ nhớ và cũng có thể 
do bản mạch chính và phải thay. 
- Allocation Error ,Size Adjusted: Lỗi phân phối, kích thước bị điều chỉnh. 
- Attempted Write - Protect Violation : thử định dạng 1 đĩa mềm chống ghi. 
- Bad DMA PORT: Cổng truy cập bộ nhớ trực tiếp bi hư. 
- Bad Or Missing command interpreter: Bộ dịch lệnh bị hư hoặc mất. 
- Bad Patition Table, Error Reading/Writing the Patition Table: Bảng 
phần chia bị hư, lỗi đọc/viết bảng phần chia. 
- Nnnk Base Memory , Base Memory Size=nnk : Bộ nhớ cơ sở Nnnk, kích 
thước bộ nhớ cơ sở = nnK. 
- Bus timeOut NMI At Slot X : NMI không định thời gian Bus tại khe X. 
- C : Drive Error , Disk : Drive Error : Lỗi ổ đĩa C, D. Ổ đĩa C hoặc D 
không được cài đặt chính xác trong CMOS. 
- C : Drive Failure ,D : Drive Failure: Sự cố ổ đĩa C hoặc D . 
- Cache Memory bad , do Not Enable Cache: Bộ nhớ truy cập nhanh trên 
bản mạch chính bị lỗi. 
- CMOS display type mismatch: Không thích hợp loại màn hình CMOS. 
- CMOS Memory size mismatch: Không thích hợp kích thước bộ nhớ 
CMOS. 
- CMOS System Options not set: Các tuỳ chọn hệ thống CMOS không 
được cài đặt. 
- CMOS Time & Date not Set : Thời gian và ngày tháng CMOS không 
được cài đặt. 
- COM port does not Exit : Cổng COM không có. 
- Configuration Error For Slot n: Lỗi cấu hình đối với khe n. 
- Convert Directory to file? : Có chuyển đổi thư mục thành tệp không. 
- Convert Lost Chains to files(Y/N)? : Chuyển đổi móc nối bị mất thành tệp 
(C/K) ?. 
- Error Found, F Parameter Not Specified :Phát hiện lỗi ,Tham số F 
không rõ - sửa lỗi sẽ không được ghi vào đĩa. 
- Disk Bad : Đĩa hư. 
- Disk Boot Error , Replace and strike Key to retry : Lỗi khởi động đĩa, 
thay và gõ phím để thử lại. 
- Disk configuration Error : Lỗi cấu hình đĩa. 
- Hard Disk configuration Error : Lỗi cấu hình đĩa cứng. 
- Disk Boot Failure : Sự cố khởi động đĩa. 
- Disk Drive Failure : sự cố ổ đĩa. 
- Diskette Drive X Failure : Sự cố ổ đĩa mềm. 
- Diskette Read Failure : sự cố đọc đĩa mềm. 
- DMA (Direct Memory Access) Error : Lỗi truy cập bộ nhớ trực tiếp. 
- Drive not ready. Abort, Retry, Ignore, Fail ? : ổ đĩa không sẵn sàng. 
Huỷ, Thử lại, Bỏ qua, Hư ? 
- FDD controller Failure : Sự cố bộ điều khiển ổ đĩa mềm. 
- FDD A is not installed : ổ đĩa mềm A không được cài đặt. 
- File allocation table bad : Bảng phân phối tệp hư. 
- Fixed disk configuration error : Lỗi cấu hình đĩa cố định. 
- Fixed disk controller Failure : Sự cố bộ điều khiển đĩa cố định. 
- Fixed disk Failure : Chỉ bộ điều khiển đĩa cứng không nhận được trả lời 
của đĩa cứng mà nó đang chờ. 
- Hard Disk Failure : Sự cố đĩa cứng. 
- Invalid boot diskette : Đĩa mềm khởi động không hợp lệ. 
- Invalid configuration information. Please run setup program: Thông tin 
cấu hình không hợp lệ. Chạy chương trình cài đặt. 
- Keyboard bad : bàn phím hư 
- Keyboard data line Failure : Sự cố đường truyền dữ liệu của bàn phím. 
- Keyboard controller Failure : Sự cố bộû điều khiển bàn phím 
- Keyboard Error : Lỗi bàn phím 
- Non-system disk or disk error. Replace and Strike and key When Ready: 
Không có đĩa hệ thống hoặc đĩa bị lỗi.Thay và gõ phím bất kỳ khi sẵn sàng. 
- Non-system disk or disk error.Press A key to continue : Không có đĩa hệ 
thống hoặc đĩa bị lỗi.Ấn một phím để tiếp tục. 
- No a boot disk-strike F1 to retry boot : Không có đĩa khởi động, gõ phím 
F1 để thử khởi động lại. 
- Real time clock Failure : Đồng hồ thực hoặc pin hỗ trợ bị sự cố. 
- Track 0 bad - disk unsuable : Đĩa hư không sử dụng được track 0. Lỗi 
này có thể xảy ra khi định dạng đĩa mềm 1.44MB, hoặc đĩa mềm đó bị hư 
track 0. Nếu thông báo này trên đĩa cứng thì phải thay đĩa cứng. 
- Write protect error writing Drive X : Chốt bảo vệ ổ đĩa có thể chưa mở. 
- Cannot Chdir to (phatname).Tree past this point not processed: Không 
thể kiểm tra thư mục tới (tên đường dẫn). Một trong các tập tin của thư mục 
đã bị rác (lỗi). 
- Cannot chdir to Root: Không thể kiểm tra thư mục tới thư mục gốc. (Thư 
mục gốc đã bị rác). 
- Cannot Recover (.) Entry Processing Continue : Không thể phục hồi(.) 
Xử lý tiếp tục. 
- Cannot Recover (..) Entry Processing Continue : Không thể phục hồi(..) 
Xử lý tiếp tục. 
- Cannot Recover (..) Entry, Entry Has a bad attribute (or link or size) : 
Không thể phục hồi(..) nhập, nội dung có thuộc tính (hoặc liên kết hoặc 
kích thước) bị hư. 
- CMOS barrety state low: tình trạng pin cmos yếu (thay pin đồng hồ 
Cmos). 
- CMOS checksum Failure : Sự cố kiểm tra tổng quát CMOS. 
PHỤ LỤC 3: CÁC MÃ LỖI BIP 
1. CÁC MÃ AMI 
- Một ‘bip’: Sự cố làm tươi của DRAM. Nếu máy tính hiển thị thông tin 
tiêu chuẩn trên màn hình, bạn không gặp vấn đề gì; nếu có vấn đề trở ngại, 
máy tính sẽ thông báo lỗi trên màn hình. 
- Hai ‘bip’ : Sự cố hệ mạch chẵn lẻ / lỗi chẵn lẻ. 
- Ba ‘bip’ : Sự cố bộ nhớ 64K cơ sở 
- Bốn ‘bip’ : Bộ hẹn thời hệ thống không hoạt động. 
- Năm ‘bip’ : Sự cố bộ vi xử lý 
- Sáu ‘bip’ : Sự cố cửa A20 / bộ điều khiển bàn phím 8042 
- Bảy ‘bip’ : Lỗi ngoại lệ chế đọ thực/ lỗi ngắt ngoại lệ bộ vi xử lý 
- Tám ‘bip’ : Lỗi viết đọc bộ nhớ màn hình 
- Chín ‘ bip’ : Lỗi kiễm tra tổng quát ROM BIOS. Cho biết ROM BIOS bị 
hư. 
- Mười ‘ bip’ : Lỗi viết / đọc của thanh ghi bị CMOS đóng. 
- Mười một ‘bip’ : Bộ nhớ cache bị hư - không hữu hiệu hoá được cache. 
- Không có các ‘bip’ : N ếu không nghe thấy các ‘bip’ và không có hình 
ảnh trên màn hình, kiễm tra bộ nguồn bằng đồng hồ VOM. Kế đến, kiểm tra 
bản mạch chính nghi ngờ có kết nối lỏng ra không. Chip CPU, BIOS, sẽ gây 
ra cho bản mạch chính có vấn đề. 
2. CÁC MÃ PHOENIX 
Máy tính được cài BIOS phoenix sử dụng một nhóm ba bộ ‘Bip’ được tách 
ra và ở đây ghi những mã này theo số tiếng ‘Bip’ liên tiếp, ví dụ : 
1-1-3 nghĩa là ‘Bip’, ngưng, ’Bip’ , ngưng, ‘Bip’ ‘Bip’ ‘Bip’. 
Hơn nữa, còn có các mã đặc biệt sử dụng tiếng ‘Bip’ ngắn và ‘Bip’ kéo dài. 
- Một ‘bip’ : điều này thường không có vấn đề gì, ‘Bip’ phát ra khi việc tự 
kiểm tra hoàn tất trước khi DOS được tải. 
- Hai ‘Bip’ : Có thể cấu hình bị lỗi. 
- Một ‘Bip’ dài, một ‘Bip’ : Chỉ sự cố video. Kiểm tra các bộ cầu nhảy và 
các bộ chuyển mạch DIP trên thẻ mạch video hoặc bản mạch chính. 
- Một ‘Bip’ dài, một ‘bip’ ngắn, Một ‘Bip’ dài, một ‘bip’ ngắn : Chỉ sự 
cố của bộ phối hợp video đơn sắc và màu. BIOS đã thử khởi tạo, nhưng cả 
hai đều lỗi và không hiển thị. 
- 1-1-3 CMOS Write /read Failure : Máy tính không đọc được cấu hình 
được lưu trong CMOS. N ếu lỗi vẫn tiếp tục, thay bản mạch chính. 
- 1-1-4 Rom Bios checksum Error : Rom Bios đã bị hư và phải thay. 
- 1-2-1 Programmable interval timer Failure : Chip bộ định thời trên bản 
mạch chính bị hư và bản mạc chính sẽ phải thay. 
- 1-2-2 DMA initialization Failure : Chip DMA có thể bị hư. 
- 1-3-1 Ram refresh verification Failure : Có thể các bộ nhớ chíp bị hư, 
chip DMA bị hư hoặc các chip địa chỉ bộ nhớ trên bản mạch chính bị hư. 
- 1-4-2 parity Failure first 64K or Ram : Chip bộ nhớ bị hư, hoặc một 
trong các chip nhạy cảm với với việc kiểm tra lỗi chẵn lẻ. 
- 3-2-4 Keyboard controller test Failure : Chip điều khiển bàn phím 
không đáp ứng các tín hiệu lúc khởi động. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lap_rap_va_cai_dat_may_tinh_nghe_quan_tri.pdf