Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương

Giới thiệu:

Lao động - sức lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là quản lý lao động về mặt sử dụng lao động phải thật hợp lý, hay nói cách khác quản lý số người lao động và thời gian lao động của họ một cách có hiệu quả nhất, Bởi vậy cần phải phân loại lao động. Ở mỗi DN, lực lượng lao động rất đa dạng nên việc phân loại lao động không giống nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều kiện cụ thể của từng DN.

Ngoài việc giới thiệu tổng quan về kế toán tiền lương như: các khái niệm liên quan đến Tiền lương, nhiệm vụ và phân loại Tiền lương, bài này sẽ đề cập đến các tài khoản sử dụng trong kế toán tiền lương.

 Mục tiêu:

- Trình bày được các khái niệm về Tiền lương.

- Trình bày được nhiệm vụ của Kế toán Tiền lương trong Doanh nghiệp.

- Trình bày được cách thức phân loại Tiền lương.

- Phân biệt được các loại Tiền lương trong Doanh nghiệp.

- Xác định được các Tài khoản sử dụng trong Kế toán tiền lương

- Trung thực, chính xác thực hiện các quy định về Tiền lương.

Nội dung:

1. Các khái niệm về Tiền lương

Ở Việt Nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương. Một số khái niệm về tiền lương có thể được nêu ra như sau:

“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.

“Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm” .

“Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc”, “Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động”.

Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp động dân sự thuê mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động. (Ở Việt nam , trên thị trường tự do thuật ngữ “tiền công” thường được dùng để trả công cho lao động chân ta, còn “thù lao” dùng chỉ việc trả công cho lao động trí óc).

 

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 111 trang xuanhieu 10121
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương

Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương
h
Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (tùy yêu cầu của Phòng Lao động)
 DN tự xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho nhân viên, nhưng cần chú ý các điểm sau:
 (a). Mức lương thấp nhất (khởi điểm):
 - Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng.
 - Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. 
Ví dụ: Công ty Thuận Hưng đóng tại Cầu giấy, thuộc vùng 1. Theo Nghị định 103 thì mức lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 là: 3.100.000đ. Như vậy, nhân viên của công ty (đã qua học nghề) mức lương tối thiểu phải là: 
3.1000.000 + (3.1000.000 x 7%) = 3.317.000đ (có thể làm tròn lên: 3.500.000đ)
 - Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương làm việc trong điều kiện bình thường (Nếu là trường hợp đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%).
(b). Khoảng cách giữa các Bậc:
- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Ví dụ: Bậc 1 là: 5.000.000đ. Như vậy bậc 2 là:
5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000 đ.
Lưu ý: Những DN đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp.
Ví dụ về Hệ thống thang, bảng lương
Ví dụ về Công văn xin đăng ký thang bảng lương:
CÔNG TY THUẬN HƯNG
SỐ: 001 CV/KTTU-2015
V/v: Xin áp dụng mức lương tối thiểu và tự xây dựng bảng lương năm 2015
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-----o0o------
Hà Nội, ngày  tháng  năm 2015
 Kính gửi : Phòng Lao động Thương binh & Xã hội Quận ..
 CÔNG TY THUẬN HƯNG thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101639638 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10 tháng 08 năm 2014.
Địa chỉ: 173 Xuân thuỷ, cầu giấy, Hà Nội.
Mã số thuế: 0101639638
Điện thoại liên hệ: 0984 322 539
 Thực hiện theo Nghị Định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Căn cứ Quy định danh mục các địa bàn áp dụng mức lương tối thiếu vùng.
Căn cứ các văn bản liên quan.
 Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, CÔNG TY THUẬN HƯNG xin đăng ký mức lương tối thiểu vùng với Phòng Lao Động - Thương Binh và Xã hội quận ..là 3.100.000 đ kể từ ngày  và Công ty tự xây dựng thang bảng lương áp dụng cho toàn thể CBCNV trong Công ty.
 Rất mong nhận được sự hợp tác từ Quý cơ quan.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận: 
CÔNG TY THUậN HƯNG
+Như kính gửi
(Giám đốc ký tên và đóng dấu)
+Lưu VT
Ví dụ về Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương của DN:
 CÔNG TY THUẬN HƯNG
SỐ: 001 QĐ/KTTU-2015
V/v: Ban hành hệ thống thang 
bảng lương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-----o0o------
 Hà Nội, ngày . tháng  năm 2015
GIÁM ĐỐC 
CÔNG TY THUẬN HƯNG 
 Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103526396 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07 tháng 05 năm 2014.
 Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
 Căn cứ Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp.
 QUYẾT ĐỊNH
 Điều 1: Ban hành hệ thống bảng lương của CÔNG TY THUẬN HƯNG 
Điều 2: Thời gian thực hiện kể từ ngày ..
Điều 3: Các phòng ban Công ty và Các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm thực hiện quy định này.
Nơi nhận: 
CÔNG TY THUẬN HƯNG 
+Như kính gửi
(Giám đốc ký tên và đóng dấu)
+Lưu VT
Ví dụ về Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp (là kết quả của cuộc họp giữa doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên để gửi lên phòng LĐTBXH)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-----o0o------
Hà Nội, ngày . tháng . năm 2015
BIÊN BẢN
(V/v: Thông qua hệ thống thang bảng lương)
1. Thời gian: 8h 00 phút ngày . tháng  năm 2015
 2. Địa điểm: Tại phòng họp CÔNG TY THUẬN HƯNG 
 - P607, 163 Xuân Thuỷ, cầu giấy, Hà Nội
 3. Thành phần gồm :
- Ông: . - Giám Đốc.
- Bà : . - Thư ký
- Cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
 4. Nội dung cuộc họp :
	Thực hiện Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
	Căn cứ Quy định danh mục các địa bàn áp dụng mức lương tối thiếu vùng.
	Các thành viên trong Công ty nhất trí về hệ thống thang bảng lương mà Công ty đã đưa ra và áp dụng cho toàn thể Cán bộ công nhân viên CÔNG TY THUẬN HƯNG kể từ ngày 
	Biên bản được lập xong vào hồi 11h 00 ngày  tháng  năm 2015.
 5. Kết luận cuộc họp:
Tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty đồng ý với hệ thống thang bảng lương do phòng hành chính xây dựng và cam kết tuân thủ thực hiện đúng ( phụ lục kèm theo).
GIÁM ĐỐC
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký tê và đóng dấu)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ví dụ về Bảng quy định tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh
 STT
Chức danh
Trình độ
Kinh nghiệm
1
Giám đốc
- Tốt nghiệp đại học trở lên
- Thành thạo tin học văn phòng
Có kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty
2
Phó giám đốc
- Tốt nghiệp đại học trở lên
- Thành thạo tin học văn phòng
Có kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty
3
Trưởng phó các phòng ban
- Tốt nghiệp đại học trở lên
- Thành thạo tin học văn phòng
Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, và có kỹ năng quản lý, điều hành
4
Giảng viên
- Tốt nghiệp đại học trở lên
- Thành thạo tin học văn phòng
Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, và có kỹ năng giảng dậy
5
Nhân viên kinh doanh
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên
- Thành thạo tin học văn phòng
Một năm kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt
6
Nhân viên nhân sự
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên
- Thành thạo tin học văn phòng
Một năm kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt
7
Nhân viên kế toán
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên
- Thành thạo tin học văn phòng
Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, thành thạo phần mềm kế toán
8
Nhân viên phục vụ (Tạp vụ)
Không yêu cầu
Có sức khỏe tốt
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015
Công ty THUẬN HƯNG 
(Giám đốc ký tên và đóng dấu)
Ví dụ về Mẫu quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp cho người lao động
hoặc:
4. Bảng chấm công, Bảng tổng hợp chấm công.
4.1. Mẫu chấm công:
Bảng 4: Bảng chấm công
Bảng 5: Bảng chấm công làm thêm giờ
 Cách cách lập bảng chấm công:
Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm) phải lập bảng chấm công hàng tháng.
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.
Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
Cột 1 đến cột 31: ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).
Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
Cột 33: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.
Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.
Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.
Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa. Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4.
Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.
Phương pháp chấm công: Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
 	- 	Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
 + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
 + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
	- 	Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
	- 	Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian. 
Bảng tính lương
	Căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng lao động/ hợp đồng khoán, biên bản bàn giao công việc/công trình và các quy định về khen, thưởng, trợ cấp, kế toán thực hiện tính lương.
Mẫu số 08 – LĐTL: Hợp đồng giao khoán
Bảng thanh toán tiền lương tháng, bảng tiền lương làm thêm giờ.
Bảng 6: Bảng thanh toán tiền lương
 Bảng 7: Bảng thanh toán tiền thưởng
Bảng 8: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Bảng 9: Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Bài tập 7.1:
 Lập bảng chấm công và Bảng thanh toán tiền lương (& định khoản) tháng 1, 2, 7, 11 năm 2015 của công ty A, biết:
1/
Các ngày nghỉ trong năm:
- Nghỉ ngày CN
- Các ngày nghỉ lễ trong năm:
 + Tháng 1: Tết Tây - 1/1
 + Tháng 2: Tết âm lịch (nghỉ từ ngày 15/2 --> ngày 23/2)
 + Tháng 4: Giỗ Tổ Hùng Vương - 28/4, Giải phóng MN - 30/4
 + Tháng 5: Quốc tế LĐ - 1/5
 + Tháng 9: Quốc khánh 2/9
2/
Quy chế trả lương:
- Bộ phận văn phòng:
2 người: Kế toán, thủ quỹ (có phụ cấp ăn ca và đóng BH theo quy định)
- Bộ phận bán hàng:
phụ cấp ăn ca và đóng BH (6 tháng đầu 02 người, 6 tháng sau 01 người)
- Bộ phận sản xuất:
03 người (1 tổ trưởng, 2 nhân viên), phụ cấp ăn ca, bảo hiểm
- Lương cơ bản:
5,000,000
đồng
- Lương công việc:
+ Kế toán:
5,000,000
đồng
+ Thủ quỹ:
3,000,000
đồng
+ Tổ trưởng SX:
4,000,000
đồng
- Phụ cấp ăn ca/tháng:
900,000
đồng
Bài tập 7.2:
Hãy tự lựa chọn mức lương, ngày công, chế độ để tính lương 1 tháng bất kỳ trong năm 2015?
Bài tập 7.3: 
	Trong tháng 02/2014 tại công ty ABC có tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương như sau: (đơn vị tính: 1000đ)
Tính lương phải trả trong kỳ cho:
Công nhân sản xuất ở phân xưởng sản xuất chính: 320.000
Công nhân bảo dưỡng máy ở phân xưởng sản xuất chính: 16.000
Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính: 48.000
Công nhân phân xưởng sản xuất phụ: 16.000
Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ: 6.000
Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 80.000
Khấu trừ lương các khoản BHXH, BHYT, BHTN theo quy định
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN vào chi phí theo quy định
Tính trợ cấp tai nạn lao động cho công nhân phải trả: 15.000, trợ cấp cho công nhân viên trong thời gian thai sản: 8.000
Tính thưởng cho NLĐ từ quỹ khen thưởng: 60.000; tính thưởng cho công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật : 15.000
Thực nhận BHXH trả thay lương do cơ quan tài chính cấp bằng TGNH: 23.000
Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt 900.000 để thanh toán lương, thưởng và BHXH trả thay lương cho NLĐ(giả sử doanh nghiệp trả lương 1 lần trong tháng).
Chi tiền mặt để thanh toán lương, thưởng và BHXH trả thay lương cho NLĐ
Yêu cầu: 
Xác định bộ chứng từ ghi sổ
Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Xác định và lập được các chứng từ và sổ sách kế toán có liên quan đến tiền lương.
Lập được các thủ tục liên quan đến người Lao động trong DN.
Hình thức đánh giá: Tự luận (viết).
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
BHXH 	: 	Bảo hiểm xã hội 
BHYT 	:	Bảo hiểm y tế
BHTN 	:	Bảo hiểm thất nghiệp 
	CNV	:	Công nhân viên
DN	:	Doanh nghiệp
GTGT	:	Giá trị gia tăng
TGNH	:	Tiền gửi ngân hàng
TTĐB	:	Tiêu thụ đặc biệt
TNCN	:	Thu nhập cá nhân
TK	:	Tài khoản 
TSCĐ	:	Tài sản cố định
KPCĐ 	:	Kinh phí công đoàn 
NVL	:	Nguyên vật liệu
	NLĐ	:	Người lao động
SXKD	:	Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Bảng thống kê mức đóng BHXH theo từng thời kỳ	14
Bảng 1.2: Bảng thống kê mức đóng BHYT theo từng thời kỳ	15
Bảng 1.3: Bảng thống kê mức đóng KPCĐ theo từng thời kỳ	16
Bảng 1.4: Bảng thống kê mức đóng BHTN theo từng thời kỳ	19
Bảng 2: Quy định về Đơn giá tiền lương bộ phận sản xuất khi trả lương theo sản phẩm luỹ tiến	41
Bảng 3: Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh	62
Bảng 4: Bảng chấm công	93
Bảng 5: Bảng chấm công làm thêm giờ	94
Bảng 6: Bảng thanh toán tiền lương	96
Bảng 7: Bảng thanh toán tiền thưởng	96
Bảng 8: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương	99
Bảng 9: Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ	99
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương	53 
Hình 2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán các khoản trích theo lương	56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật gia. Quốc Cường, Chế độ tuyển dụng, thôi việc, kỷ luật và các chính sách mới đối với cán bộ công chức, người lao động, NXB Lao động – xã hội, 2006.
TS. Nguyễn Phú Giang, Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính, NXB tài chính, 2010. 
Học viện tài chính, Kế toán tài chính, NXB tài chính, 2010.
Qúi Lâm – Kim Phượng, Luật bảo hiểm xã hội và hướng dẫn mới nhất về bảo hiểm thất nghiệp, chế độ chi trả bảo hiểm, NXB Lao động, 2015.
Bộ luật Lao động – Quy định mối về tăng lương đối với công chức, viên chức, lực lượng vũ trang 2015, Quang Minh, NXB Lao động, 2015.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2015/NĐ-CP
Thông tư 200/TT – BTC ngày 24/12/2104: Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.
Thông tư 151/TT – BTC ngày 10/10/2014: hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ - CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
Nghị định 05/2015/NĐ – CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động số 10/2013/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2015.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_tien_luong.doc