Giáo trình mô đun Kế toán thanh toán
Giới thiệu:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đói hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp. Vì thế trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự ăn cắp hoặc lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền.
- Xác định được các nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền.
- Trung thực, tuân thủ các nguyên tắc về kế toán vốn bằng tiền trong DN.
Nội dung:
1. Khái niệm
Vốn bằng tiền (VBT) là một bộ phận của tài sản lưu động trong DN tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất. VBT được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của DN, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí.
VBT được phản ánh ở tài khoản nhóm 01 gồm:
Tiền tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng, kho bạc Nhà nước
Tiền đang chuyển
2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền:
(1). Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm đê tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
(2). Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
(3). Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
(4). Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
- Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
- Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
(5). Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (BCTC), doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Kế toán thanh toán
àng hóa, cung cấp dịch vụ). Nghĩa vụ đối với NSNN trong giao dịch ủy thác xuất - nhập khẩu: - Trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu (hoặc các giao dịch tương tự), nghĩa vụ đối với NSNN được xác định là của bên giao ủy thác - Bên nhận ủy thác được xác định là bên cung cấp dịch vụ cho bên giao ủy thác trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết toán với NSNN (người nộp thuế hộ cho bên giao ủy thác). - TK 333 chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp. 2. Chứng từ sổ sách kế toán - Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn thông thường. - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, Giấy báo Có. - Các chứng từ gốc khác có liên quan,....... 3.Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 3331: TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT nộp thừa đầu kỳ Thuế GTGT phải nộp đầu kỳ Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã nộp cho Nhà nước Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại Thuế GTGT hàng nhập khẩu Tổng số Phát sinh Nợ Tổng số Phát sinh Có Thuế GTGT nộp thừa cuối kỳ Thuế GTGT phải nộp cuối kỳ Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 3331 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm. Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. + Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. 4.1. Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311) a) Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ: Khi xuất hóa đơn GTGT theo phương pháp khấu trừ, phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). b) Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có các TK 111, 112. 4.2. Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312) a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,... Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333) Có các TK 111, 112, 331,... b) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu: - Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312). - Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá,TSCĐ nhập khẩu, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,... Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312). c) Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) Có các TK 111, 112,... 4.3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ Định kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. 4.4. Kế toán thuế GTGT phải nộp được giảm Trường hợp doanh nghiệp được giảm số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi nhận số thuế GTGT được giảm vào thu nhập khác, ghi: Nợ TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp (nếu được trừ vào số thuế phải nộp) Nợ các TK 111, 112 - Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền Có TK 711 - Thu nhập khác. 4.5. Kế toán thuế GTGT đầu vào được hoàn Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT theo luật định do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 16.1: Phân biệt thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra? Câu 16.2: Công ty M sản xuất một số mặt hàng thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng 1, phòng kế toán có tài liệu liên quan đến các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách như sau: I. Số dư đầu tháng 3/2015: TK 333: 2.000.000đ Trong đó chi tiết TK 33311: 2.000.000đ. II. Phát sinh trong tháng: Công ty đã chi tiền mặt nộp thuế môn bài năm nay theo thông báo: 3.000.000đ. Nhận lại một số sản phẩm đã tiêu thụ tháng 2, nhập kho theo giá vốn 800.000đ, giá bán hàng trả lại 1.100.000đ (gồm thuế GTGT 100.000đ) trừ vào số tiền khách hàng còn nợ. (Giả sử) cuối tháng lập tờ khai thuế GTGT, số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tháng này là 12.000.000đ. Chuyển TGNH nộp thuế GTGT 2.000.000đ, thuế TTĐB 22.500.000đ, thuế TNDN tạm nộp, nộp hộ thuế TNCN cho CNV, đã nhận được giấy báo Nợ của NH. Yêu cầu: Trình bày bút toán ghi sổ. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Thế nào là thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp? Phân biệt thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT phải nộp? Tài khoản sử dụng? Kết cấu Tài khoản? Hạch toán được các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến thuế GTGT phải nộp Hình thức đánh giá: Hỏi – đáp và Tự luận (viết). BÀI 17: KẾ TOÁN PHẢI TRẢ KHÁC Giới thiệu: Trong mối quan hệ thanh toán, không dừng lại đơn thuần ở việc phát sinh các khoản phải trả giữa người mua – người bán do mua hàng, các khoản phải trả trong nội bộ (cấp trên – cấp dưới) mà còn có các khoản phải trả khác. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và nguyên tắc kế toán phải trả khác. - Trình bày được nội dung kết cấu về tài khoản phải trả khác. - Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phải trả khác. - Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp liên quan đến các khoản phải trả khác. Nội dung: 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán 1.1. Khái niệm Phải trả khác là các khoản phải trả ngoài phạm vi phải trả khách hàng, phải trả nội bộ. 1.2. Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 337). Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê lại tài sản (MĐ Kế toán TSCCĐ) Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm: - Số tiền trích và thanh toán BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương của CNV theo quyết định của toà án; - Các khoản thu hộ bên thứ ba phải trả . - Các khoản phải trả, phải nộp khác, như phải trả để mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ và các khoản hỗ trợ khác (ngoài lương) cho NLĐ. Các khoản phải trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ hoặc việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác đó phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo nguyên tắc: - Khi phát sinh nghiệp vụ: quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. - Khi thanh toán: quy đổi theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh; - Cuối kỳ, kế toán phải đánh giá lại số dư: theo tỷ giá giao dịch thực tế. 2. Chứng từ sổ sách kế toán - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, giấy báo Có. - Các chứng từ gốc có liên quan... 3.Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý; - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị; - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; - Các khoản đã trả và đã nộp khác. Bên Có: - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên; - Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể; - Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù; - Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán; - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ; - Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại; - Các khoản phải trả khác. Số dư bên Có: - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết; - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán; - Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381). - Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị. - Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị. - Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị. - Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hoá: - Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị. - Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. + Tiền nhận trước của người mua mà DN chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; + Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ. - Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK 3381 đến TK 3387. 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Kế toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ - Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi: Nợ các TK 622, 623,627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD) Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số trừ vào lương người lao động) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386). - Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386) Có các TK 111, 112,... - BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản..., ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả người lao động. - Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382) Có các TK 111, 112,... - Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382). Các khoản thừa tài sản phát hiện chưa xác định rõ nguyên nhân: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381). Ví dụ minh họa: Cuối tháng, kế toán tiền hành kiểm kê Tiền mặt tại quỹ, phát hiện thừa 300.000đ chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 111: 300.000đ Có TK 3381: 300.000đ CÂU HỎI, BÀI TẬP Trong tháng 01/2015 tại công ty Anh Tú có tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương cụ thể như sau: Tính tiền lương phải trả cho: Công nhân sản xuất trực tiếp: 50.000.000đ Nhân viên quản lý phân xưởng : 3.000.000đ Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 12.000.000đ Khấu trừ các khoản BHXH, BHYT, BHTN vào lương công nhân viên Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí theo quy định Nộp bảo hiểm cho cơ quan BHXH bằng tiền gửi ngân hàng ACB Nộp kinh phí công đoàn cho Liên Đoàn Lao Động bằng tiền mặt. Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản. Yêu cầu: Xác định bộ chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Hướng dẫn gợi mở NV1 + Bộ chứng từ: Bảng chấm công, bảng lương + Định khoản: Nợ TK 622: 50.000.000đ Nợ TK 6271: 3.000.000đ Nợ TK 6421: 12.000.000đ Có TK 3341: 65.000.000đ YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Kết cấu tài khoản phải trả khác? Điểm khác biệt giữa kế toán phải trả với phải trả khác. Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phải trả khác. Hình thức đánh giá: Tự luận (viết). CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN NVL : Nguyên vật liệu TK : Tài khoản NVKTPS : Nghiệp vụ kinh tế phát sinh TGNH : Tiền gửi ngân hàng DN : Doanh nghiệp CNV : Công nhân viên BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn TNCN : Thu nhập cá nhân TSCĐ : Tài sản cố định GTGT : Giá trị gia tăng TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt FI-FO : Nhập trước – Xuất trước SXKD : Sản xuất kinh doanh BCTC : Báo cáo tài chính DANH MỤC HÌNH ẢNH Số thứ tự Tên Trang 1 Hình 1: Sơ đồ tổng hợp các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến Tiền mặt 13 2 Hình 2: Mô hình hóa hoạt động thu Tiền mặt 17 3 Hình 3: Mô hình hóa hoạt động Chi Tiền mặt 18 4 Hình 4: Sơ đồ tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến Tiền gửi ngân hàng 29 5 Hình 5: Mô hình hóa hoạt động thu Tiền gửi ngân hàng 32 6 Hình 6: Mô hình hóa hoạt động chi Tiền gửi ngân hàng 34 7 Hình 7: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán Tiền đang chuyển 46 8 Hình 8: Các giao dịch kinh tế phát sinh Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1, NXB Tài chính, 2015. Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2, NXB Tài chính, 2015. Học viện tài chính, Kế toán tài chính, NXB tài chính, 2010. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - Bài tập, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015. GS.TS. Ngô Thế Chí, TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài chính, 2015. Giáo trình kế toán thương mại, NXB Thống kê. Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp thương mại, NXB Tài chính. TS. Nguyễn Phú Giang, Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính, NXB tài chính, 2010. Trần Xuân Nam, Kế toán Tài chính, NXB Tài chính, quý II/2015. PGS.TS. Võ Văn Nhị (chủ biên), Kế Toán Tài Chính (Tái Bản Lần Thứ 8), NXB Kinh Tế TP.HCM, Nhà phát hành: Kinh tế, 2015. Thông tư 200/TT – BTC ngày 24/12/2104, Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp. Thông tư 151/TT – BTC ngày 10/10/2014, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ - CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_ke_toan_thanh_toan.docx