Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính

Mục tiêu:

Kiến thức: Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về mạng máy tính, các

mô hình mạng, cấu trúc mạng và địa chỉ IP.

Kỹ năng:

+ Phân biệt được các mô hình mạng.

+ Hiểu được nguyên lý hoạt động các mô hình mạng.

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần cứng của máy tính.

Nội dung:

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ

Lịch sử mạng máy tính:

Vào giữa những năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào

hoạt động thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng

kềnh và tốn nhiều năng lượng. Hồi đó việc nhập dữ liệu vào các máy tính được

thông qua các tấm bìa mà người viết bài trình đã đục lỗ sẵn. Mỗi tấm bìa tương

đương với một dòng lệnh mà mỗi một cột của nó có chứa tất cả các ký tự cần

thiết mà người viết bài trình phải đục lỗ vào ký tự mình lựa chọn. Các tấm bìa

được đưa vào một "thiết bị" gọi là thiết bị đọc bìa mà qua đó các thông tin được

đưa vào máy tính (hay còn gọi là trung tâm xử lý) và sau khi tính toán kết quả sẽ

được đưa ra máy in. Như vậy các thiết bị đọc bìa và máy in được thể hiện như

các thiết bị vào ra (I/O) đối với máy tính. Sau một thời gian các thế hệ máy mới

được đưa vào hoạt động trong đó một máy tính trung tâm có thể được nối với

nhiều thiết bị vào ra (I/O) mà qua đó nó có thể thực hiện liên tục hết chương

trình này đến chương trình khác.

Cùng với sự phát triển của những ứng dụng trên máy tính các phương

pháp nâng cao khả năng giao tiếp với máy tính trung tâm cũng đã được đầu tư

nghiên cứu rất nhiều. Vào giữa những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã

nghiên cứu thành công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Một

trong những phương pháp thâm nhập từ xa được thực hiện bằng việc cài đặt một

thiết bị đầu cuối ở một vị trí cách xa trung tâm tính toán, thiết bị đầu cuối này

được liên kết với trung tâm bằng việc sử dụng đường dây điện thoại và với hai

thiết bị xử lý tín hiệu (thường gọi là Modem) gắn ở hai đầu và tín hiệu được

truyền thay vì trực tiếp thì thông qua dây điện thoại.

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 1

Trang 1

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 2

Trang 2

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 3

Trang 3

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 4

Trang 4

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 5

Trang 5

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 6

Trang 6

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 7

Trang 7

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 8

Trang 8

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 9

Trang 9

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 59 trang xuanhieu 7140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính

Giáo trình Mạng máy tính căn bản - Nghề: Quản trị mạng máy tính
 các kết nối lên (up-link) và sử dụng công nghệ 
FastEthernet 100 BaseTX có băng thông 100Mbps. Trong tương lai, khi cần 
36 
nâng cấp các kết nối uplink thì có thể sử dụng thay thế công nghệ 1000BaseT 
với tốc độ Gigabit 
3.3. Xác định vị trí lắp đặt Hub, Switch 
− Trong cấu hình vẽ mạng máy tính cục bộ toà nhà điều hành có 1 switch phân 
phối có chức năng định tuyến (layer 3 switch). Switch này có tác dụng chuyển 
lưu lượng qua lại giữa các switch truy cập và một nhiệm vụ rất quan trọng là 
định tuyến giữa các LAN ảo. Bất kỳ một switch truy cập nào được kết nối đến 
switch phân phối bằng đường kết nối uplink 100Mbps và kết nối này đảm bảo 
cung cấp băng thông cho toàn bộ các máy tính kết nối đến switch truy cập. 
Switch phân phối sử dụng ở đây là thiết bị có nhiều cổng truy nhập 100Mbps . 
Các switch truy cập cung cấp 24 cổng 10/100 Mbps đảm bảo băng thông này 
cho từng máy trạm. Toàn bộ toàn nhà sẽ có 14 switch truy cập cung cấp số cổng 
tối đa cho khoảng 336 máy tính . Nếu số lượng máy tính trong toàn bộ toàn nhà 
phát triển lên, các switch truy cập có thể cắm xếp trồng để cung cấp số lượng 
cổng truy cập nhiều hơn hoặc các phòng ban có thể cắm switch mở rộng để cung 
cấp thêm số cổng truy nhập. Tuy nhiên, việc cắm thêm switch mở rộng cần tuân 
thủ nguyên tắc về việc xây dựng mạng tránh tình trạng cắm thiết bị mạng (HUB, 
switch) mở rộng tràn lan và làm giảm đáng kể tố độ truy cập các máy tính của 
phân mạng ở xa khi tập trung nhiều lưu lượng tải năng vào 1 switch truy cập và 
làm quá tải băng thông uplink từ switch đó lên switch phân phối. − Các switch 
truy cập được chia ra thành hai nhóm (gọi là closet) với mỗi nhóm 07 switch 
được đặt tại 2 phòng bao gồm 1 phòng thông tin và 1 phòng Trung tâm điều 
hành mạng trên tầng 3. Trung tâm điều hành mạng cũng là nơi đặt các máy chủ 
nội bộ và switch phân phối. Từ các phòng này có các phiến đấu cáp UTP và cáp 
được đưa đến các máy tính đặt rải rác trên nhiều phòng. Mỗi một nhóm switch 
do đó cung cấp truy cập cho một nửa của toà nhà .Thiết kế này cho phép các 
switch truy cập cung cấp được đủ số cổng cho các thiết bị máy tính của các 
khoa, phòng ban thoả mãn điều kiện dây cáp từ mỗi máy tính tới switch không 
vượt quá 100m, Đây là giới hạn độ dài vật lý khi sử dụng cáp mạng xoắn UTP 
CAT5 hoặc CAT5 với công nghệ 10/100FastEthernet. Mỗi một switch truy cập 
có 1 đường kết nối uplink lên switch. − Khi xây dựng các mạng LAN ảo, kỹ 
thuật cho phép gán 1 cổng trên một switch bất kỳ vào một phân mạng LAN 
riêng rẽ. Khi đó, mặc dù sử dụng chung một hệ thống switch, chỉ có các máy 
tính trong cùng một phân mạng LAN mới có thể nhận được các gói tin gửi qua 
lại cho nhau. Có được điều đó là do switch sẽ kiểm tra thông tin về phân mạng 
LAN với mỗi một khung tin và chỉ gửi đến các máy tính trong cùng phân mạng. 
Các kết nối uplink sẽ là các kết nối trunking cho phép mọi thông tin LAN ảo 
được đi qua. Chính vì chỉ sử dụng trong 1 môi trường mạng vật lý nên các phân 
mạng LAN phân chia logic như ở đây goi là các LAN ảo. Trong hình vẽ trên có 
miêu tả hoạt động của các phân mạng LAN ảo. Ví dụ : thông tin giữa các máy 
tính trong phân mạng LAN 1 sẽ không được nhận bởi các máy tính trong phân 
mạng LAN 2 hoặc phân mạng máy chủ nội bộ. Nếu muốn đi từ phân mạng LAN 
37 
1 sang phân mạng LAN 2 cần đi qua bộ định tuyến của switch phân phối. Tương 
tự vấn đề với việc trao đổi thông tin giữa mạng LAN 1 với mạng máy chủ dịch 
vụ. 
− Mạng máy chủ dịch vụ nội bộ tách rời trong một phân mạng LAN cho phép 
bảo mật tốt hơn và quản trị tập trung. Ví dụ : Khi có một phòng ban nào đó 
không cần truy nhập đến máy chủ dịch vụ nội bộ thì switch phân phối sẽ ngăn 
cản không cho liên lạc giữa phân mạng LAN đó với phân mạng LAN dành cho 
các máy chủ nội bộ và người quản trị có khả năng cho phép hoạt động qua lại 
giữa các LAN hoặc siết chặt an ninh, hạn chế truy cập với các phân mạng quan 
trọng. Nhờ các ưu thế về công nghệ giúp giảm bớt gánh nặng quản trị của người 
quản trị mạng và tạo ra được cơ hội phát triển mạnh mạng lưới. − Trong trường 
hợp các khoa, phòng, ban cần phát triển ứng dụng đặc thù cho nội bộ khoa mình 
cũng có thể đặt máy chủ tập trung tại Trung tâm điều hành mạng và sử dụng 
công nghệ mạng LAN ảo để định nghĩa máy chủ kết nối trong phân mạng nhỏ 
dành cho khoa, phòng, ban đó. Như thế sẽ đảm bảo quản lý thiết bị chung nhưng 
vẫn mềm dẻo trong việc phân chia cấp độ quản trị một cách tương đối độc lập và 
riêng rẽ. − Có thể xây dựng một phân mạng trung tâm máy tính tại khu máy chủ 
trung tâm để tạo điều kiên thuận lợi cho các cán bộ, giáo viên có thiết bị máy 
tính để thực hiện truy cập mạng lấy thông tin trong trường hợp cần thiết. − Khi 
mạng phát triển, để tăng cường độ tin cậy của mạng lưới và mở rộng năng lực 
mạng, sẽ sử dụng 2 switch phân phối và mỗi switch truy cập được kết nối đến 02 
switch phân phối bằng 02 đường uplink. Các switch phân phối cũng sẽ được kết 
nối với nhau theo một thủ tục cho phép thay thế lẫn nhau hoạt động của chức 
năng định tuyến trên các switch. 
3.4. Tính toán dây cable 
Hệ thống cáp Hệ thống cáp được chia thành 02 phần. Mỗi phần phụ trách cung 
cấp truy nhập cho các máy tính nằm trong một nửa toà nhà. Do các switch trong 
một closet đặt cùng với switch phân phối tại Trung tâm điều hành mạng tầng 3 
và các switch trong closet còn lại đặt trong 1 phòng đặt thiết bị trên cùng tầng 3 
nên các cáp nối uplink từ các switch trong closet thứ hai sang switch phân phối 
sử dụng cáp UTP 25 đôi. Các cáp uplink từ các switch trong closet 1 do nằm 
cùng với switch phân phối sẽ là cáp nhảy 4 đôi. Tại các phòng đặt các thiết bị 
switch sẽ có các patch panel AMP với 24 cổng RJ-45/1 patch panel để tập trung 
đấu nối cho cáp mạng. Cáp UTP nối giữa máy tính và switch truy cập là cáp 4 
đôi kéo thẳng từ các patch panel AMP tại một trong 2 phòng đặt thiết bị switch 
đến các outlet riêng rẽ đặt gắn trên tường phòng gần nơi đặt các máy tính của 
người sử dụng. Do dây cáp có 4 đôi nên có thể sử dụng 2 đôi thừa làm dây dự 
phòng. Quản lý và cấp phát địa chỉ IP Mạng máy tính thư viện là mạng máy tính 
dùng riêng, do vậy sẽ được đánh địa chỉ IP trong dải địa chỉ IP dùng cho mạng 
dùng riêng quy định tại RFC1918 (Bao gồm các địa chỉ từ 10.0.0.0 đến 
10.255.255.255, 172.16.0.0 đến 172.31.255.255 và địa chỉ 192.168.0.0 đến 
192.168.255.255). Số lượng máy tính cho 1 segment mạng đông nhất được tính 
38 
bằng một phần 4 số lượng máy tính dự tính sẽ có trong toàn nhà (Khoảng vài 
chục máy tính). Như vậy, có thể gán cho 2 segment máy tính bằng các phân lớp 
class C địa chỉ IP từ class C 192.168.0.0 đến 192.168.255.0 Hệ thống các máy 
chủ sẽ nằm trong phân mạng riêng và có địa chỉ IP gán trong phân lớp địa chỉ 
172.18.0.0. Để có thể truy cập ra Internet, một số các máy chủ cần có tính năng 
che dấu địa chỉ như Firewall hay Proxy và các máy chủ này cần có địa chỉ IP 
thật. Các máy tính bên trong mạng sử dụng địa chỉ của các máy chủ khi kết nối 
ra Internet . Nếu các máy chủ cần cung cấp thông tin cho người dùng Internet thì 
cần phải đánh lại địa chỉ IP cho các máy chủ này là địa chỉ do IANA cung cấp. 
Để kết nối với các phân mạng máy tính của trường và mạng quốc gia, cần tuân 
thủ một qui định đánh địa chỉ chặt chẽ để khỏi sử dụng trùng vùng địa chỉ mạng 
dùng riêng. Có thể sử dụng các kỹ thuật chuyển đổi địa chỉ NAT để tránh xung 
đột địa chỉ khi kết nối 2 mạng. Để thuận tiện cho công việc quản trị hệ thống, 
các thiết bị switch với khả năng hỗ trợ DHCP và cùng với việc thiết lập máy chủ 
DHCP, các máy tính trạm trong tòa nhà sẽ được cấp phát địa chỉ IP một cách tự 
động và tin cậy. 
3.5. Xác định nhu cầu và khả năng tài chính 
Xây dựng hệ thống File Server và chiến lược sao lưu phục hồi dữ liệu cho user 
trong hệ thống mạng của Cty với các yêu cầu sau: Mỗi Nhân viên đều có quyền 
tương ứng trên File Server Hệ thống File Server chứa tài nguyên phải được chia 
sẽ Mỗi Nhân viên khi logon vào hệ thống sẽ có 2 ổ đĩa mạng (dùng chung và 
dùng riêng). Mỗi Nhân viên khi làm việc dữ liệu phải được lưu trên File 
Server,Không cho phép nhân viên lưu trữ dữ liệu trên máy local. Xây dựng 
chiến lược sao lưu và phục hồi dữ liệu cho hệ thống File Server Giá thành hệ 
thống hợp lý, không vượt quá 500 triệu đồng cho cả hệ thống 
3.6. Lập bản dự trù thiết bị 
Các linh kiện cũ đã có : 
21 dàn máy core i3 cấu hình 
1 switch 24 port, 1 switch 16 port, 4 switch 8 port 
2 máy in LaserJet , 1 máy fax Các linh kiện cần mua mới : 
4 máy server 
1 modem ADSL của FPT 
4 switch 8 port 
1 máy in HP Laser 
1 dây cable RJ45 dài 500 m và 20 đầu nối 
39 
3.7. Tính giá thành thiết bị 
3.8. Dự tính nhân công 
40 
BÀI 4. THI CÔNG LẮP ĐẶT 
Mục tiêu: 
Kiến thức: Hướng dẫn học sinh các bước thi công lắp đặt một hệ thống mạng 
LAN theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp. 
Kỹ năng: 
+ Lắp ráp thành thạo các thiết bị phần cứng đối với hệ thống mạng LAN 
+ Cài đặt các chương trình theo yêu cầu của khách hàng 
Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các hệ thống mạng. 
Nội dung: 
4.1. Lắp đặt bàn ghế theo sơ đồ. 
4.2. Lắp đặt máy tính và Server 
41 
4.3. Lắp đặt Swicth 
4.4. Lắp đặt Modem 
42 
4.5. Đi dây mạng và bấm đầu mạng 
43 
44 
45 
4.6. Cài đặt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. 
4.7. Kiểm tra kết nối thông mạng 
46 
BÀI 5. CHIA SẺ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN 
Mục tiêu: 
Kiến thức: +Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về chia sẻ tài nguyên 
và khai thác tài nguyên mạng. 
+ Cách xử lý sự cố mấy không kết nối được mạng 
Kỹ năng: 
+ Chia sẻ tài nguyên phần cứng và phần mềm trong mạng 
+ Khai thác tài nguyên phần cứng và phần mềm 
+ Xử lý sự cố khi kết nối mạng 
Thái độ: Tích cực tìm hiểu cách xử lý sự cố máy không kết nối mạng. 
Nội dung: 
5.1. Chia sẻ tài nguyên mạng 
Bước 1: Kết nối cả hai PC với cáp LAN 
Kết nối cả hai máy tính với cáp LAN. Bạn có thể sử dụng cáp chéo hoặc cáp 
ethernet. 
Kết nối cả hai PC với cáp LAN 
Bước 2: Kích hoạt tính năng chia sẻ mạng trên cả hai PC 
Từ màn hình Desktop, kích chuột phải vào biểu tượng Hệ thống mạng 
(Network) trên thanh Taskbar, sau đó click chọn Open Network and Sharing 
Center. 
47 
Click chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Open Network and Sharing 
Center 
Lúc này trên màn hình xuất hiện một cửa sổ mới, tại cửa sổ này nhìn sang khung 
bên trái click chọn Change advanced sharing settings. 
Trong các bản Windows 10 mới, bạn sẽ thấy hiện ra cửa sổ cài đặt Windows sau 
khi chọn Open Network and Sharing Center ở bước 1, hãy click vào Network 
and Sharing Center > Change advanced sharing settings. 
Click Change advanced sharing settings 
Tại đây, bạn sẽ thấy 3 tùy chọn Network: Public, Private và All Network. 
Chọn All Network. 
48 
Chọn All Network trong cửa sổ Advanced sharing settings 
Tích chọn các tùy chọn như hình sau để các PC khác có thể nhận được dữ liệu 
của bạn thông qua cáp LAN rồi nhấn Save Changes. 
49 
Tích chọn 2 tùy chọn rồi nhấn vào Save Changes 
Lưu ý: Thực hiện thao tác này trên cả hai máy tính muốn truyền dữ liệu cho 
nhau 
Bước 3: Thiết lập IP tĩnh 
Bây giờ bạn đã kích hoạt tính năng chia sẻ mạng trên cả hai PC, bây giờ hãy đưa 
cả hai máy tính vào cùng một mạng. Chúng ta sẽ làm điều này bằng cách đặt 
một địa chỉ IP tĩnh. Cũng giống như bước trước, bạn cần thực hiện việc này trên 
cả hai PC. 
Tiếp tục với cửa sổ Network and Sharing Center, click vào mạng mà bạn đang 
kết nối, chọn Properties. 
50 
Click vào mạng mà bạn đang kết nối, chọn Properties. 
Lúc này trên màn hình xuất hiện một cửa sổ popup mới, tại đây bạn click 
chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), sau đó chọn Properties. 
51 
Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) 
Tại đây, bạn cần cấu hình hai PC với các cài đặt IP khác nhau. 
Với máy tính 1, bạn chọn dòng Use the folowing IP address và điền các thông số 
như sau: 
 IP address: 192.168.1.1 
Chú ý: 192.168.1 là bắt buộc vì đây là thông số của modem, bạn được phép 
thay đổi số 1 thành số khác). 
 Subnet mask: mặc định là 255.255.255.0 
 Default Gateway: 192.168.1.1 
52 
Điền các thông số cho máy tính thứ nhất 
Trên máy tính thứ hai, thực hiện các bước tương tự, nhưng thay đổi giá trị IP 
address và Default Gateway. 
 IP address: 192.168.1.2 
 Subnet mask: 225.225.225.0 
 Default gateway: 192.168.1.1 
53 
Điền các thông số cho máy tính thứ hai 
Sau khi xong, các bạn chọn OK là xong. 
Tiếp theo, mở File Explorer của Windows và nhấp vào tab Network ở bên trái 
của cửa sổ. 
54 
Nhấp vào tab Network trên File Explorer 
Nếu đã thiết lập chính xác, cả hai PC sẽ xuất hiện trong cửa sổ Network này trên 
cả hai máy tính. 
Cả hai PC sẽ xuất hiện trong cửa sổ Network này trên cả hai máy tính 
Bước 4: Chia sẻ thư mục 
Nhấn chuột phải vào dữ liệu muốn chia sẻ rồi chọn Share with > Specific 
people... 
55 
Trong hộp thoại File Sharing, hãy chọn Everyone rồi bấm Add > Share 
Tiếp đó, hãy mở máy tính muốn nhận dữ liệu rồi vào Computer > Network và 
chọn đúng tên máy tính chia sẻ dữ liệu. 
56 
Vào mục Network rồi tìm đúng tên máy tính chia sẻ dữ liệu 
5.2. Khai thác tài nguyên mạng 
57 
5.3. Ánh xạ mạng 
Truy cập vào các tệp từ ổ cứng cục bộ trên hệ thống là một trong những điều dễ 
dàng nhất bạn có thể làm trên máy tính của mình. Thế nhưng nếu bạn muốn truy 
cập vào các tệp nằm trong ổ cứng của các hệ thống khác thì thì làm thế nào? 
Việc này có thể thực hiện được bằng cách ánh xạ ổ đĩa mạng, tất nhiên là sẽ phải 
phức tạp hơn một chút so với việc truy cập vào các tệp từ ổ cứng cục bộ. 
Quá trình ánh xạ vị trí ngụ ý rằng bạn có thể tạo một shortcut đến ổ đĩa hoặc thư 
mục khác được chia sẻ trên hệ thống mạng của mình. Sau khi ánh xạ thành công, 
ổ đĩa mạng được ánh xạ sẽ hiển thị bên dưới mục This PC trong File Explorer 
trên hệ thống của bạn. 
Bạn có thể ánh xạ ổ đĩa mạng bằng cách sử dụng File Explorer hoặc từ control 
panel. Dưới đây là cách thức tiến hành. 
58 
5.4. Xử lý máy tính không kết nối vào mạng 
5.4.1.Xử lý đầu dây mạng không tiếp xúc. 
Khi ở chế độ thủ công, bạn sẽ ấn phím TEST trên thân máy để tín hiệu 
truyền trên từng dây một cho đến khi ấn phím TEST lần nữa để chuyển sang dây 
khác. 
Ở chế độ tự động (dùng trong trường hợp hai đầu cáp cách xa nhau và sử 
dụng với bộ nhận tín hiệu) thì tín hiệu sẽ tự động truyền tuần tự trên các dây. 
5.4.2.Xử lý sự cố về địa chỉ IP 
59 
Để một máy tính truy cập Internet thông qua mạng, nó cần phải có một địa chỉ 
IP hợp lệ. Cách dễ nhất để đảm bảo quá trình này xảy ra liền mạch là thông 
qua Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP). Đây là cài đặt cho phép 
router tự động gán địa chỉ IP cho từng thiết bị trên mạng. 
Tài liệu tham khảo 
 [1]. Giáo trình quản trị mạng – từ website www. ebook4you.org. 
 [2]. Ths Ngô Bá Hùng-Ks Phạm Thế phi , Giáo trình mạng máy tính Đại học 
Cần Thơ, NXB Giáo dục, Năm 01/2005. 
 [3]. TS Nguyễn Thúc Hải, Giáo trình mạng máy tính và các hệ thống mở , Nhà 
xuất bản giáo dục, năm 2000. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mang_may_tinh_can_ban_nghe_quan_tri_mang_may_tinh.pdf