Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1)

1.1. BỐI CẢNH, Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC VÀ

NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI

Hiểu biết về quyền là điều kiện đầu tiên, không thể thiếu để có thể bảo

vệ và thúc đẩy các quyền con người trong thực tiễn một cách hiệu quả. Mọi

tri thức về các phương diện pháp lý, triết học, văn hóa, xã hội. của các quyền

và tự do cơ bản đều rất cần thiết cho việc hiện thực hóa các quyền.

Tuy nhiên, có một thực trạng phổ biến đáng buồn đó là “có hàng

triệu người sinh ra rồi chết đi mà không hề biết rằng họ là chủ thể của

các quyền con người ”1. Thực trạng đó chỉ có thể khắc phục được thông

qua giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người về quyền con người2.

Cũng như bất kỳ dạng kiến thức nào khác của loài người, tri thức về

quyền con người chỉ có thể được phổ biến và tiếp nhận thông qua các

hình thức giáo dục. Chính bởi tầm quan trọng và vai trò của giáo dục

trong việc phổ biến tri thức về quyền con người, trong Tuyên ngôn toàn

thế giới về quyền con người năm 1948, Liên hợp quốc đã khẳng định

rằng, một trong các mục tiêu của giáo dục là phải nhằm: “ thúc đẩy sự

tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người” (Điều 26(2)). Bên

cạnh đó, giáo dục quyền con người còn được đề cao trong nhiều văn kiện

quốc tế khác của Liên hợp quốc như Công ước quốc tế về các quyền kinh

tế, xã hội, văn hóa năm 1966 (Điều 13(1)), Công ước về quyền trẻ em năm

1989 (Điều 29(1,b)) và đặc biệt là trong Tuyên bố Viên và Chương trình

hành động được thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần

thứ hai tổ chức tại Viên (Áo) năm 1993 (các đoạn 78-82).

Để thúc đẩy giáo dục nhân quyền trên thế giới, Liên hợp quốc đã

lấy giai đoạn 1995-2004 làm Thập kỷ Giáo dục Nhân quyền (United

Nations Decade for Human Rights Education).1 Thêm vào đó, năm

1978, Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã

thiết lập Giải thưởng Giáo dục Quyền con người (Prize for Human

Rights Education) trao cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp lớn trong

việc truyền bá kiến thức, thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu về quyền con

người (gần đây, giải thưởng này được đổi tên thành Giải thưởng cho

việc Thúc đẩy một Nền văn hóa Quyền con người (Prize for the

Promotion of a Culture of Human Rights)).2

Mặc dù không có định nghĩa chung, song qua các văn kiện quốc tế

kể trên, có thể hiểu giáo dục quyền con người (human rights education)

theo nghĩa rộng, đó là những hoạt động giảng dạy, tập huấn và phổ

biến thông tin về quyền con người.3

Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, việc trở thành

thành viên của Liên hợp quốc và của các công ước quốc tế về quyền con

người đặt ra nghĩa vụ cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết

quốc tế trên lĩnh vực này, trong đó có nghĩa vụ về giáo dục, phổ biến

quyền con người. Để thực hiện cam kết này, trên thực tế, các quyền con

người đã được giảng dạy thông qua nhiều môn học, ở nhiều cấp học tại

Việt Nam, đặc biệt kể từ Đổi mới (1986) đến nay. Cụ thể, ở các cấp phổ

thông, một số nguyên tắc và tiêu chuẩn về quyền con người trong luật

quốc tế đã được lồng ghép vào các môn học Đạo đức (cấp tiểu học) và

Giáo dục công dân (các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông).

Trong giáo dục bậc cao, vấn đề quyền con người hiện đã được nghiên

cứu, giảng dạy ở một số trường đại học chuyên ngành luật, khoa học

chính trị, quan hệ quốc tế.4

Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về

quyền con người ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng cả về chiều

rộng và bề sâu. Hiện tại, Bộ Giáo dục-Đào tạo đang nghiên cứu xây

dựng chương trình giáo dục về quyền con người trong hệ thống giáo dục

quốc dân; còn ở giáo dục bậc cao, ngày càng có thêm nhiều trường đại

học, viện nghiên cứu đưa vào triển khai các chương trình, hoạt động

nghiên cứu và giảng dạy về quyền con người dưới nhiều hình thức tổ

chức và nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Sự phát triển đó nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong việc tìm hiểu về quyền con

người, xuất phát từ thực tế là vấn đề quyền con người đang được ứng

dụng và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống

chính trị, xã hội của Việt Nam.

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 75 trang xuanhieu 6600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1)

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 1)
việc bảo vệ tù nhân và những 
người bị giam giữ khỏi bị tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô 
nhân đạo hay hạ nhục, 1982 (Principles of Medical Ethics 
relevant to the Role of Health Personnel, particularly Physicians, 
in the Protection of Prisoners and Detainees against Torture and 
Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) 
(59). Các nguyên tắc về điều tra và thu thập chứng cứ có hiệu quả 
về những hành vi tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô 
nhân đạo hay hạ nhục, 2000 (Principles on the Effective 
Investigation and Documentation of Torture and Other 
Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment). 
(60). Những bảo đảm bảo vệ quyền của những người đối mặt với 
án tử hình, 1984 (Safeguards guaranteeing protection of 
the rights of those facing the death penalty). 
(61). Bộ quy tắc đạo đức của các quan chức thực thi pháp luật, 
1979 (Code of Conduct for Law Enforcement Officials). 
(62). Những nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và vũ khí áp dụng 
với các quan chức thực thi pháp luật, 1990 (Basic Principles on 
the Use of Force and Firearms by Law Enforcement Officials). 
(63). Những quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về các biện 
pháp không giam giữ (Các quy tắc Tôkiô, 1990) (United 
Chương III: Khái quát luật Quốc tế về quyền con người   
 143
Nations Standard Minimum Rules for Non-custodial 
Measures - The Tokyo Rules). 
(64). Các quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp với 
người chưa thành niên, 1985 (United Nations Standard 
Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice - The 
Beijing Rules). 
(65). Các hướng dẫn về làm việc với trẻ em trong hệ thống tố tụng 
hình sự, 1997 (Guidelines for Action on Children in the 
Criminal Justice System). 
(66). Các hướng dẫn của Liên hợp quốc về ngăn ngừa người chưa 
thành niên phạm tội, 1990 (United Nations Guidelines for 
the Prevention of Juvenile Delinquency - The Riyadh 
Guidelines). 
(67). Tuyên bố về những nguyên tắc cơ bản của công lý cho nạn nhân 
của tội phạm và lạm dụng quyền lực, 1985 (Declaration of Basic 
Principles of Justice for Victims of Crime and Abuse of Power). 
(68). Những nguyên tắc cơ bản về độc lập tư pháp, 1985 (Basic 
Principles on the Independence of the Judiciary). 
(69). Những nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư, 1990 (Basic 
Principles on the Role of Lawyers). 
(70). Những hướng dẫn về vai trò của công tố viên, 1990 
(Guidelines on the Role of Prosecutors). 
(71). Các nguyên tắc về ngăn ngừa và điều tra có hiệu quả những 
vụ hành quyết lén lút, tùy tiện và trái pháp luật, 1989 
(Principles on the Effective Prevention and Investigation of 
Extra-legal, Arbitrary and Summary Executions). 
(72). Tuyên bố về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích, 
1992 (Declaration on the Protection of All Persons from 
Enforced Disappearance). 
(73). Những nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản về quyền được phục 
hồi và bồi thường, 2005 (Basic Principles and Guidelines on 
the Right to a Remedy and Reparation). 
(74). Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi 
mất tích, 2006. 
Các văn kiện đề cập đến quyền về an sinh xã hội, tiến bộ và 
phát triển 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 144 
(75). Tuyên bố về Tiến bộ và phát triển xã hội, 1969 (Declaration 
on Social Progress and Development). 
(76). Tuyên bố toàn cầu về xóa bỏ nạn đói và suy dinh dưỡng, 
1973 (Universal Declaration on the Eradication of Hunger 
and Malnutrition). 
(77). Tuyên bố về việc sử dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục 
vụ hòa bình và cho lợi ích của nhân loại, 1976 (Declaration 
on the Use of Scientific and Technological Progress in the 
Interests of Peace and for the Benefit of Mankind). 
(78). Tuyên bố về quyền của các dân tộc được sống trong hòa 
bình, 1984 (Declaration on the Right of Peoples to Peace). 
(79). Tuyên bố về quyền phát triển, 1986 (Declaration on the 
Right to Development). 
(80). Tuyên bố toàn cầu về gen người và quyền con người, 1997 
(Universal Declaration on the Human Genome and 
Human Rights). 
(81). Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa, 2001 (Universal 
Declaration on Cultural Diversity). 
Các văn kiện đề cập đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người 
(82). Các nguyên tắc liên quan đến vị thế của các cơ quan 
quốc gia (Các nguyên tắc Pari, 1971) (Principles 
relating to the status of national institutions - The Paris 
Principles) . 
(83). Tuyên bố về quyền và trách nhiệm của các cá nhân, nhóm và tổ chức 
trong xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản 
của con người đã được thừa nhận trên toàn cầu, 1998 (Declaration 
on the Right and Responsibility of Individuals, Groups and 
Organs of Society to Promote and Protect Universally 
Recognized Human Rights and Fundamental Freedoms). 
Các văn kiện đề cập đến quyền về hôn nhân 
Chương III: Khái quát luật Quốc tế về quyền con người   
 145
(84). Công ước về tự nguyện kết hôn, tuổi kết hôn tối thiểu và việc 
đăng ký kết hôn, 1962 (Convention on Consent to Marriage, 
Minimum Age for Marriage and Registration of Marriages). 
(85). Khuyến nghị về tự nguyện kết hôn, tuổi kết hôn tối thiểu và việc 
đăng ký kết hôn, 1965 (Recommendation on Consent to Marriage, 
Minimum Age for Marriage and Registration of Marriages). 
Các văn kiện đề cập đến quyền về sức khỏe 
(86). Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS, 2001 (Declaration of 
Commitment on HIV/AIDS). 
(87). Công ước về chính sách tuyển dụng của ILO (Công ước số 
122, 1964 (Employment Policy Convention, 1964 - No. 122). 
Các văn kiện đề cập đến tự do lập hội 
(88). Công ước về tự do lập hội và bảo vệ quyền được tổ 
chức (Công ước số ILO 87 năm 1948 của ILO) (Freedon of 
Association and Protection of the Right to Organise 
Convention, 1948 - No. 87). 
(89). Công ước về quyền được tổ chức và thỏa ước tập thể (Công 
ước số 98 năm 1949 của ILO) (Right to Organise and 
Collective Bargaining Convention, 1949 - No. 98). 
Các văn kiện đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ, các thực 
tiễn tương tự như nô lệ và lao động cưỡng bức 
(90). Công ước về nô lệ của Hội quốc liên, 1926 (Slavery Convention). 
(91). Nghị định thư năm 1953 sửa đổi Công ước về nô lệ ký tại 
Giơnevơ ngày 25-9-1926 (Protocol amending the Slavery 
Convention signed at Geneva on 25 September 1926). 
(92). Nghị định thư bổ sung về việc xóa bỏ chế độ nô lệ, việc buôn bán 
nô lệ, các thể chế và tập tục tương tự nô lệ, 1956 (Supplementary 
Convention on the Abolition of Slavery, the Slave Trade, and 
Institutions and Practices Similar to Slavery). 
(93). Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 năm 1930 
của ILO) (Forced Labour Convention, 1930 - No. 29). 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 146 
(94). Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 105 
năm 1957 của ILO) (Abolition of Forced Labour Convention, 
1957 - No. 105) 
(95). Công ước về trấn áp nạn buôn người và bóc lột tình dục 
người khác, 1949 (Convention for the Suppression of the 
Traffic in Persons and of the Exploitation of the 
Prostitution of Others). 
(96). Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt nạn buôn 
người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công 
ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia, 
2000 (Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking 
in Persons, Especially Women and Children, supplementing 
the United Nations Convention against Transnational 
Organized Crime). 
(97). Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả người lao động 
di trú và các thành viên trong gia đình họ (ICPMW). 
(98). Nghị định thư về chống buôn bán người di cư bằng đường 
bộ, đường biển và đường không, bổ sung Công ước của Liên 
hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia, 2000 (Protocol 
against the Smuggling of Migrants by Land, Sea and Air, 
supplementing the United Nations Convention against 
Transnational Organized Crime). 
Các văn kiện đề cập đến vấn đề quốc tịch, người không 
quốc tịch, người tìm kiếm quy chế tỵ nạn và người tị nạn 
(99). Công ước về làm giảm số người không quốc tịch, 1954 
(Convention on the Reduction of Statelessness). 
(100). Công ước về vị thế của người tị nạn, 1954 (Convention 
relating to the Status of Stateless Persons). 
(101). Công ước về vị thế của người tị nạn, 1951 (Convention 
relating to the Status of Refugees). 
(102). Nghị định thư bổ sung Công ước về vị thế của người tị nạn, 
1967 (Protocol relating to the Status of Refugees). 
Chương III: Khái quát luật Quốc tế về quyền con người   
 147
(103). Tuyên bố về quyền của những người không phải là công dân 
của quốc gia nơi họ đang sinh sống, 1985 (Declaration on 
the Human Rights of Individuals Who are not 
Nationals of the Country in which They Live). 
Các văn kiện đề cập đến vấn đề tội phạm chiến tranh, 
tội phạm chống nhân loại, tội diệt chủng 
(104). Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, 1948 (Convention 
on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide). 
(105). Công ước về không áp dụng những hạn chế về thời hiệu tố tụng 
với những tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại, 
1968 (Convention on the Non-Applicability of Statutory 
Limitations to War Crimes and Crimes against Humanity). 
(106). Những nguyên tắc về hợp tác quốc tế trong việc điều tra, bắt 
giữ, trục xuất và trừng trị những kẻ phạm tội ác chiến tranh 
và tội ác chống nhân loại, 1973 (Principles of international 
co-operation in the detection, arrest, extradition and 
punishment of persons guilty of war crimes and crimes 
against humanity). 
(107). Quy chế của Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ, 1993 
(Statute of the International Tribunal for the Former 
Yugoslavia). 
(108). Quy chế của Tòa án hình sự quốc tế về Ruanđa, 1994 (Statute 
of the International Tribunal for Rwanda). 
(109). Quy chế Rôma về Tòa án hình sự quốc tế, 1998 (Rome 
Statute of the International Criminal Court) 
Các văn kiện của luật nhân đạo quốc tế liên quan mật thiết 
đến nhân quyền 
(110). Công ước Giơnevơ về việc đối xử với tù binh, 1949 (Geneva 
Convention relative to the Treatment of Prisoners of War). 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 148 
(111). Công ước Giơnevơ về bảo vệ thường dân trong thời gian 
chiến tranh, 1949 (Geneva Convention relative to the 
Protection of Civilian Persons in Time of War). 
(112). Nghị định thư bổ sung các Công ước Giơnevơ ngày 12/8/1949 
về bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang quốc tế 
(Nghị định thư I, 1977) (Protocol Additional to the Geneva 
Conventions of 12 August 1949, and relating to the Protection 
of Victims of International Armed Conflicts (Protocol I). 
(113). Nghị định thư bổ sung các Công ước Giơnevơ ngày 12-8-
1949 về bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang 
không mang tính quốc tế (Nghị định thư II, 1977) (Protocol 
Additional to the Geneva Conventions of 12 August 1949, 
and relating to the Protection of Victims of Non-
International Armed Conflicts (Protocol II)) 
Chủ đề thảo luận Chương III 
(114). Phân tích khái niệm và vị trí của luật nhân quyền quốc tế 
trong hệ thống công pháp quốc tế. 
(115). Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật nhân quyền quốc tế. 
(116). Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật nhân quyền 
quốc tế. 
(117). Phân tích các nguồn của luật nhân quyền quốc tế. 
(118). Phân tích mối quan hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp 
luật quốc gia. 
(119). So sánh luật nhân quyền quốc tế và luật nhân đạo quốc tế. 
(120). Phân tích quá trình hình thành và phát triển của luật nhân 
quyền quốc tế. 
(121). Phân tích vai trò của Liên hợp quốc với sự hình thành và 
phát triển của luật nhân quyền quốc tế. 
(122). Phân tích cấu trúc của hệ thống văn kiện luật nhân quyền 
quốc tế. 
(123). Phân tích lý do Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 
năm 1948 được coi là luật tập quán quốc tế và ý nghĩa của 
việc này. 
Chương III: Khái quát luật Quốc tế về quyền con người   
 149
Tài liệu tham khảo của Chương III 
(1). Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (Học viện Chính trị 
Quốc gia HCM), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, 
Nxb Chính trị quốc gia, 1998. 
(2). Hội Luật gia Việt Nam, Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc 
tế cơ bản về quyền con người, Nxb Tư pháp, 2007. 
(3). Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (Học viện Chính trị 
Quốc gia HCM), Các văn kiện cơ bản về Luật nhân đạo quốc 
tế, Nxb Lý luận chính trị, 2005. 
(4). Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (Học viện Chính trị 
Quốc gia HCM), Luật nhân đạo quốc tế - những nội dung cơ 
bản, Nxb Lý luận chính trị, 2005. 
(5). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hỏi – Đáp về quyền 
con người, NXB Công an Nhân dân, 2010. 
(6). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật nhân quyền quốc 
tế - Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động-Xã hội, 2011. 
(7). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của 
những người dễ bị tổn thương, NXB Lao động-Xã hội, 2011. 
(8). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Tuyên ngôn quốc tế 
nhân quyền 1948- Mục tiêu chung của nhân loại, NXB Lao 
động-Xã hội, 2011. 
(9). Lê Mai Anh (Chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, Trường ĐH 
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2006. 
(10). G.I.Tukin (Chủ biên), International Law, Moscow Progress 
Publisher, 1982. 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 150 
(11). Malcolm N.Shaw, International Law, Fifth Edition, 
Cambridge University Press, 2003. 
(12). Antonio Casessese, International Law, Second Edition, 
Oxford University Press, 2005. 
(13). Javaid Rehman, International Human Rights Law: A 
Practical Approach, University of Leeds, Longman, Pearson 
Education Limited, 2003. 
(14). Rhona K.M Smith, International Human Rights Law, 
Oxford University Press, 2007. 
(15). Paul Sieghart, The International Law of Human Rights, 
Oxford University Press, 1992. 
(16). Johannes Morsink, The Universal Declaration of Human 
Rights: Origins, Drafting, and Intent, Philadelphia: 
University of Pennsylvania Press, 1999. 
(17). Mary Ann Glendon, A World Made New: Eleanor Roosevelt 
and the Universal Declaration of Human Rights, Random 
House New York, 2001. 
(18). Michelin Ishay, The History of Human Rights: From 
Ancient Times to the Globalization Era, Berkeley: 
University of California Press, 2004. 
(19). ICJ, Advisory Opinion on Legal Consequences on the 
Construction of a Wall in the Occupied Palestinian Territory, 
2004. 
(20). Lauterpacht, H,.: International Law and Human Rights, 
London, 1950, reprinted in 1968. 
(21). Tolley Howard, Jr.,: The U.N. Commission on Human 
Rights, Westview Press, Colorado, 1987. 
(22). UN Department of Public Information: The United Nations 
and Human Rights 1945-1995, New York, 1995. 
(23). OHUNCHR, Fact Sheet No.2 (Rev.1), The International Bill 
of Human Rights, , Geneva, 1996. 
(24). Các Nghị quyết số 421 (V) năm 1950, số 543 (VI), số 545 
(VI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại 
documents/resga.htm 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_va_phap_luat_ve_quyen_con_nguoi_phan_1.pdf