Giáo trình Luật thú y

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục tiêu:

- Trình bày được các nguyên tắc hoạt động thú y; chính sách của Nhà nước về

hoạt động thú y; hệ thống cơ quan quản lý và trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y.

Phí, lệ phí về thú y và những hành vi bị nghiêm cấm

- Thực hiện các hoạt động thú y đúng nguyên tắc, chính sách Nhà nước

-Nghiêm túc chấp hành mọi luật định

10Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm

dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động

vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước

ngoài có liên quan đến hoạt động thú y tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Động vật bao gồm:

a) Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát,

ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;

b) Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư,

động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.

2. Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:

a) Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong

chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và

các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;

b) Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến

ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động

vật thủy sản.

3. Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân

loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phương pháp chế

biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn

nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.

4. Hoạt động thú y là công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động

phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm

động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;

kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

5. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là vùng, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng

thủy sản, sản xuất giống động vật được xác định không xảy ra bệnh truyền nhiễm

thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch trong một khoảng thời gian quy định

cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng, cơ sở đó bảo đảm

kiểm soát được dịch bệnh.

6. Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật

và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm.

117. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và

các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

8. Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc

Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.

9. Ổ dịch bệnh động vật là nơi đang có bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc

Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.

10. Vùng có dịch là vùng có ổ dịch bệnh động vật hoặc có tác nhân gây bệnh

truyền nhiễm mới đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.

11. Vùng bị dịch uy hiếp là vùng bao quanh vùng có dịch hoặc khu vực tiếp giáp

với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên

ngành thú y xác định.

12. Vùng đệm là vùng bao quanh vùng bị dịch uy hiếp đã được cơ quan quản lý

chuyên ngành thú y xác định.

13. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm

nguy hiểm giữa động vật và người.

14. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện

pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản

phẩm động vật.

15. Kiểm soát giết mổ là việc kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát

hiện, xử lý, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người

và môi trường.

16. Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật,

sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.

17. Kiểm tra vệ sinh thú y là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để

phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.

18. Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm vi sinh vật, ký

sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cho động vật, gây hại cho sức

khỏe con người.

19. Đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các vi sinh vật gây ô nhiễm, độc

tố vi sinh vật; yếu tố vật lý, hóa học; chất độc hại, chất phóng xạ; yếu tố về môi trường

ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật, con người, môi trường và hệ sinh thái.

20. Chủ hàng là chủ sở hữu động vật, sản phẩm động vật hoặc người đại diện

cho chủ sở hữu thực hiện việc quản lý, áp tải, vận chuyển, chăm sóc động vật, sản

phẩm động vật.

21. Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắcxin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm

12phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng,

sinh sản của động vật.

Giáo trình Luật thú y trang 1

Trang 1

Giáo trình Luật thú y trang 2

Trang 2

Giáo trình Luật thú y trang 3

Trang 3

Giáo trình Luật thú y trang 4

Trang 4

Giáo trình Luật thú y trang 5

Trang 5

Giáo trình Luật thú y trang 6

Trang 6

Giáo trình Luật thú y trang 7

Trang 7

Giáo trình Luật thú y trang 8

Trang 8

Giáo trình Luật thú y trang 9

Trang 9

Giáo trình Luật thú y trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 87 trang xuanhieu 1800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật thú y

Giáo trình Luật thú y
 giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ đăng ký
nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y.
5. Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y nhập khẩu quy định tại khoản 1, điểm a
khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu và
chỉ được nhập khẩu khi đạt chất lượng.
6. Cục Thú y thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu tại cửa khẩu
theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc thú y có quyền xuất khẩu thuốc
thú y theo quy định của pháp luật.
Điều 101. Kiểm nghiệm thuốc thú y
1. Thuốc thú y phải được kiểm nghiệm đạt chất lượng trước khi đăng ký lưu
hành tại Việt Nam và được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định.
2. Kiểm nghiệm thuốc thú y được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng của cơ
sở sản xuất đăng ký.
3. Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y:
a) Có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp;
b) Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú
y.
4. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y:
a) Có quyền từ chối tiếp nhận mẫu nếu không đạt yêu cầu về số lượng, bảo
quản, hồ sơ kèm theo;
b) Được cung cấp thông tin liên quan đến mẫu kiểm nghiệm;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc thú y đã kiểm
nghiệm;
d) Chỉ cung cấp thông tin kết quả, hồ sơ kiểm nghiệm khi có yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bồi thường theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do
kết quả kiểm nghiệm sai.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều
này.
Điều 102. Kiểm định thuốc thú y
1. Việc kiểm định thuốc thú y được thực hiện để đánh giá lại chất lượng thuốc thú y.
2. Thuốc thú y được kiểm định trong các trường hợp sau đây:
78
a) Có khiếu nại, tố cáo về chất lượng thuốc thú y;
b) Có yêu cầu, trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y
thực hiện việc kiểm định thuốc thú y quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 103. Nhãn thuốc thú y
Thuốc thú y lưu hành trên thị trường phải có nhãn đáp ứng yêu cầu sau đây:
1. Nhãn thuốc phải có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt;
2. Có đầy đủ thông tin về sử dụng thuốc thú y;
3. Trên nhãn phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”;
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
5. Phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với Cục Thú y.
Điều 104. Sử dụng thuốc thú y
1. Thuốc thú y phải được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc
của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y;
b) Yêu cầu cơ sở bán thuốc thú y hướng dẫn sử dụng thuốc thú y theo quy định
tại khoản 1 Điều này;
c) Được bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc thú y theo quy
định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và sức khỏe con
người thì ngừng sử dụng thuốc và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan
quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
Mục 4. THU HỒI, TIÊU HỦY THUỐC THÚ Y
Điều 105. Thu hồi thuốc thú y trên thị trường, xử lý thuốc thú y bị thu hồi
1. Thuốc thú y bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 của Luật này;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Không bảo đảm chất lượng;
d) Nhãn thuốc thú y không đúng quy định tại Điều 103 của Luật này.
79
2. Khi phát hiện thuốc thú y phải thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ
sở sản xuất, nhập khẩu thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc thú
y phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi toàn bộ thuốc thú y đó; trường hợp cơ sở sản
xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt
buộc thu hồi.
3. Các biện pháp xử lý thuốc thú y bị thu hồi bao gồm:
a) Tái xuất;
b) Tái chế;
c) Tiêu hủy;
d) Khắc phục lỗi ghi nhãn thuốc thú y.
4. Thẩm quyền xử lý thuốc thú y bị thu hồi được quy định như sau:
a) Cục Thú y quyết định các biện pháp và thời hạn xử lý thuốc thú y bị thu hồi
trên toàn quốc;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quyết định các biện pháp và
thời hạn xử lý thuốc thú y bị thu hồi trên địa bàn cấp tỉnh.
5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thuốc thú y bị thu hồi phải chịu mọi chi phí thu
hồi và xử lý.
Điều 106. Tiêu hủy thuốc thú y
1. Thuốc thú y bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 của Luật này;
b) Không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng và không thể tái chế; chứa hoạt
chất cấm sử dụng;
c) Thuốc thú y giả, thuốc thú y vô chủ, thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2. Trách nhiệm tiêu hủy thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân có thuốc thú y phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và bố trí kinh phí việc tiêu hủy đối với
thuốc thú y vô chủ;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tiêu hủy thuốc thú y có trách
nhiệm giám sát, xác nhận việc tiêu hủy.
80
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày các quy định chung về quản lý thuốc thú y, thuốc thú y không
được đăng ký lưu hành, đăng ký lưu hành thuốc thú y trong Luật thú y.
Câu 2: Trình bày quy định về gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận lưu
hành thuốc thú y.
Câu 3: Trình bày các khoản trong điều kiện buôn bán thuốc thú y, quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y.
Câu 4: Trình bày trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ
điều kiện buôn bán thuốc thú y
Câu 5: Trình bày việc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y.
Câu 6: Nêu danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
Câu 7: Nêu danh mục thuốc cấm lưu hành tại Việt Nam
81
Chương VI
HÀNH NGHỀ THÚ Y
Mục tiêu của chương: 
- Trình bày được các kiến thức về hành nghề thú y
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn do Nhà nước ban hành. 
- Nghiêm túc chấp hành mọi luật định
Điều 107. Các loại hình hành nghề thú y
1. Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan
đến lĩnh vực thú y.
2. Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.
3. Buôn bán thuốc thú y.
4. Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
Điều 108. Điều kiện hành nghề thú y
1. Đối với cá nhân hành nghề thú y:
a) Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
b) Có đạo đức nghề nghiệp;
c) Có đủ sức khỏe hành nghề.
2. Đối với tổ chức hành nghề thú y:
a) Có cá nhân đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo
quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 109. Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y
1. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của Luật này.
82
b) Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại khoản 4 Điều 107 của
Luật này.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú
y;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước
ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải có lý lịch tư
pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ cho cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1
Điều này. Hồ sơ bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được
cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không
gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 110. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y
1. Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, sai sót, hư hỏng;
b) Có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú
y.
2. Hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp lại;
b) Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ tới cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này;
83
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không
cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 111. Không cấp Chứng chỉ hành nghề thú y
Cá nhân không được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y trong trường hợp sau đây:
1. Không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
2. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của tòa án;
3. Đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn thú y;
4. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án; đang bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc;
6. Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Điều 112. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề thú y
1. Chứng chỉ hành nghề thú y bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký cấp
Chứng chỉ hành nghề thú y;
c) Có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này thu hồi
Chứng chỉ hành nghề thú y.
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề thú y
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có quyền sau đây:
a) Được hành nghề theo nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
b) Được đào tạo, tập huấn nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ thú y;
c) Được Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích khi tham gia hoạt động phòng, chống
dịch bệnh động vật tại địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật có liên quan trong
hành nghề; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong hành nghề thú y;
b) Cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; tuân
thủ và tham gia các hoạt động về thú y khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 114. Hội đồng thú y
1. Hội đồng thú y được thành lập ở trung ương, cấp tỉnh.
84
2. Hội đồng thú y làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có chức năng tư vấn cho
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về hoạt động thú y.
3. Thành phần Hội đồng thú y bao gồm đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y, đại diện các hội, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên gia trong
lĩnh vực thú y.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày điều kiện hành nghề thú y? theo em cấp, gia hạn Chứng chỉ
hành nghề thú y được quy định ở điều mấy của luật thú y? Trình bày điều luật đó.
Câu 2: Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp lại, không cấp, thu hồi quy định tại
điều khoản nào của luật thú y?
Câu 3: Chứng chỉ hành nghề thú y của anh An có thời hạn là đến hết ngày
31/12/2019. Anh An muốn gia hạn chứng chỉ hành nghề. Vậy anh An nên nộp hồ sơ
gia hạn vào thời điểm nào? Hồ sơ gia hạn cần những giấy tờ gì? Cơ quan nào sẽ tiếp
nhận hồ sơ của anh An?
Câu 4: Do lũ lụt nên chứng chỉ hành nghề thú y của chị C bị hư hỏng, chị C có
được cấp lại chứng chỉ hành nghề không, nếu được thì chị C cần có những hồ sơ nào
để xin cấp lại, chị A sẽ phải nộp hồ sơ của mình đến cơ quan nào?
85
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 115. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này
có hiệu lực thi hành.
3. Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y đã được
cấp trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa hết thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng
cho đến khi hết thời hạn.
Điều 116. Quy định chi tiết
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao
trong Luật.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pháp lệnh thú y của UBTVQH 11 ngày 29/11/2004 số 18 năm 2004.
2. Luật thú y 2015 số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015.
3. Giáo trình pháp lệnh thú y và kiểm nghiệm sản phẩm chăn nuôi nhà xuất bản Hà
Nội 2005.
4. Giáo trình kiểm tra thịt, trường THKT Nông nghiệp TW 1999.
5. Các Thông tư, Quyết định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
liên quan.
- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPNTN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành Quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên
cạn.
- Quyết định số 64/2005/QĐ-BNN ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc ban hành danh mục các bệnh phải công bố dịch; các bệnh
nguy hiểm của động vật; các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc. 
- Thông tư số 09/2016/TT-BNNPNTN ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú
y.
- Thông tư số 10/2016/TT-BNNPNTN ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử
dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành
tại Việt Nam.
- Thông tư số 13/2016/TT-BNNPNTN ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành Quy định về quản lý thuốc thú y.
- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPNTN ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Thông tư số 25/2016/TT-BNNPNTN ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
trên cạn.
87

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_thu_y.pdf