Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội

Mục tiêu:

 - Kiến thức:

+ Hiểu được các khái niệm liên quan đến chính sách xã hội, đặc trưng và vai trò của chính sách xã hội.

+ Trình bày được các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội.

+ Phân loại được các chính sách xã hội.

 - Kỹ năng: Biết vận dụng các đặc điểm của chính sách xã hội để xây dựng các chính sách và dịch vụ trợ giúp đối tượng.

 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực trong học tập, nâng cao khả năng tự nghiên cứu trau dồi kiến thức; Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đường lối và chính sách đối với xã hội nói chung và đối tượng đặc thù nói riêng.

Nội dung chương:

 I. Các khái niệm có liên quan đến chính sách xã hội.

 1. Xã hội là gì?

 Theo nghĩa hẹp, nói đến "xã hội" là thường đề cập đến một nhóm người sống cùng trong một cộng đồng có lề lối, phong tục, nền kinh tế, thể chế chính trị giống nhau ví dụ như là xã hội Anh hoặc xã hội Mỹ

 Theo nghĩa rộng “xã hội” được hiểu như là tất cả những gì gắn với xã hội loài người nhằm phân biệt nó với các hiện tượng tự nhiên. Một xã hội là một tập hợp những sinh vật được tổ chức, có phân công lao động, tồn tại qua thời gian, sống trên một lãnh thổ, trên một địa bàn và chia sẻ những mục đích chung, cùng nhau thực hiện những nhu cầu chủ yếu của đời sống như nhu cầu tái sản xuất, nhu cầu an ninh, các nhu cầu tinh thần

 Cũng theo nghĩa rộng thì “xã hội” cũng không đồng nghĩa với quốc gia, mặc dù trong thế giới hiện nay, khái niệm xã hội thường ám chỉ một quốc gia, một nhà nước, bởi lẽ thông thường một thành viên của xã hội họ nghĩ rằng họ là thành viên của một quốc gia nhất định.

 Xã hội con người khác xã hội của loài vật, bởi lẽ con người có khả năng thay đổi hình thái và chức năng của xã hội để thích ứng với hoàn cảnh. Con người có khả năng xây dựng cho mình một nền văn hóa. Văn hóa cho phép con người sống trong xã hội không chỉ dựa trên sự phân công lao động mà còn chia sẽ những giá trị, những niềm tin chung.

 Theo Các - Mác và Ăng - ghen thì xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người và người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, “là sản phẩm của tác động qua lại giữa những con người”. (Các - Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 21)

 Từ những nội dung trên có thể hiểu: Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người sống chung trên cùng một lãnh thổ, có cùng chung những lợi ích, có các mối quan hệ đặc trưng, cùng một thể chế và có cùng nền văn hóa.

 

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 1

Trang 1

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 2

Trang 2

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 3

Trang 3

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 4

Trang 4

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 5

Trang 5

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 6

Trang 6

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 7

Trang 7

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 8

Trang 8

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 9

Trang 9

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 146 trang xuanhieu 5260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội

Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội
hoạt động với mục tiêu đặt ra. Nếu kết quả đã thoả mãn tiêu chuẩn đo, hoạt động đó được công nhận là đã hoàn thành với mức độ được đánh giá cụ thể. Nếu kiểm tra mà vẫn phát hiện thấy sai lệch thì cần tiếp tục tìm nguyên nhân, đưa giải pháp và sửa chữa lại. Nói cách khác, nhà quản lý cần thực hiện lại quy trình kiểm tra với tất cả các bước đã nêu. Vì vậy, có thể coi kiểm tra là một quy trình với các bước làm thành một vòng tròn khép kín như sau:
Thiết lập
thang đo
Kết quả
thực tế
So sánh
Thực tế - tiêu chuẩn
Phát hiện
sai lệch
Điều chỉnh
sai lệch
	Công tác kiểm tra được đánh giá là tốt khi thoả mãn các yêu cầu sau:
	- Thứ nhất, kiểm tra phải khách quan. Yêu cầu khách quan cần phải đảm bảo trong mọi bước kiểm tra: Từ việc đưa ra tiêu chuẩn, cách thức đo lường. Vấn đề này lại đặt ra yêu cầu về phẩm chất cán bộ kiểm tra, những người phải có phẩm chất tốt, có trách nhiệm, nhận thức được vai trò, ý nghĩa công việc mình đang làm. 
	- Thứ hai, kiểm tra phải mang tính khoa học. Cần xác định chủ thể nào được kiểm tra, kiểm tra ai, cái gì, mức độ kiểm tra đến đâu. Kiểm tra phải rất linh hoạt, không nên quá nhiều lần gây tâm lý không tốt cho người thực hiện. Mặt khác, kiểm tra cũng không nên quá lơi lỏng vì nó cần hoàn thành nhiệm vụ là tìm ra những sai sót và nguyên nhân của nó để giải quyết kịp thời.
	- Cuối cùng, kiểm tra phải tiết kiệm thời gian, tài chính, con người. 
	4.7. Phổ biến chính sách xã hội
	Để nâng cao hiệu quả một cách tối đa, chính sách xã hội không chỉ được phổ biến đến đối tượng thụ hưởng mà cần tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội. 
	Khi mọi người dân trong xã hội đều nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, mục đích của chính sách, việc thực hiện chính sách xã hội sẽ được thuận lợi hơn do nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ sức người, sức của trong cộng đồng. Hơn nữa, đây cũng là một biện pháp phát huy dân chủ ở cơ sở, để người dân hiểu chính sách, thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện. Những phát sinh trong khâu hiện thực hoá chính sách qua đó được phát hiện, phản ánh kịp thời, giúp nhà quản lý đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Mặt khác, các phương án chính sách tối ưu nhiều khi chỉ xuất lộ trong thực tiễn. Do đó, quá trình tuyên truyền chính sách và đảm bảo nguồn thông tin hai chiều sẽ là công cụ đắc lực giúp nhà hoạch định và quản lý có được những chính sách xã hội thành công, mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu người dân không có thông tin đầy đủ về chính sách có thể dẫn đến tình trạng hiểu sai, làm không đúng hoặc thậm chí nảy sinh những hành động chống đối, cản trở quá trình chính sách.
	Vì vậy, các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, truyền thanhphải trở thành công cụ chính yếu trong khâu tuyên truyền chính sách. Trên truyền hình cần có các buổi nói chuyện, phóng sự, giải đáp về chính sách mới ban hành. Hệ thống phát thanh (loa đài) của các địa phương phải có lịch phát sóng những nội dung cơ bản của chính sách đến từng thôn. Cấp cơ sở cần đặc biệt coi trọng và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội nghề nghiệpCác tổ chức này sẽ giúp chính quyền địa phương tổ chức các buổi học tập kinh nghiệm, nói chuyện về chính sách. Những hội viên sau khi tiếp thu chính sách sẽ tiếp tục tuyên truyền cho những người trong gia đình, làng xómTrước khi tổ chức các buổi họp phổ biến chính sách, cán bộ cơ sở cần được tập huấn đầy đủ. Đối với những vùng sâu vùng xa, cán bộ tuyên truyền cần đến từng bản làng, thâm nhập vào từng hộ gia đình để phổ biến kiến thức và vận động thực hiện chính sách. Ví dụ, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách giáo dục - đào tạo
5. Các hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện chính sách xã hội.
	5.1. Các hình thức tổ chức thực hiện chính sách xã hội
	Hình thức thực hiện một chính sách xã hội là cách biểu hiện của chính sách vào cuộc sống. Thực tế cho thấy, có các hình thức cơ bản như sau:
	5.1.1. Hình thức thực hiện chính sách “đối tượng bắt buộc”.
	Đây là hình thức mà tác động của chính sách được lượng hóa chi tiết, được đưa vào chế độ bắt buộc phải thực hiện đối với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách. Nguồn kinh phí để thực hiện do ngân sách các cấp (Trung ương, địa phương) cấp phát. Chính sách trợ giúp đặc biệt cho ngưòi có công vói cách mạng, chính sách trả lương hưu trí cho công chức nhà nưốc là các ví dụ của hình thức tổ chức này. Hình thức này có phạm vi tác động rõ ràng và sẽ hiệu quả nếu hệ thống thực thi chính sách là chặt chẽ, quy chế đơn giản nhưng rõ ràng, người thực hiện có ý thức và trách nhiệm cao, ngân sách nhà nước cấp đầy đủ.
	5.1.2. Hình thức tổ chức thực hiện chính sách“đối tượng tự nguyện”
	Trong hình thức thực hiện chính sách xã hội kiểu tự nguyện, đối tượng tác động được quy định rõ ràng nhưng có tính chất định hướng. Hình thức này được nhằm vào một diện tác động nhưng quy mô đối tượng chính xác không thể xác định trước được, vì nó còn phụ thuộc vào sự hưởng ứng của đối tượng. Ví dụ, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, đốĩ tượng tác động bao gồm tất cả những người lao động, nhưng khả năng tham gia của người lao động lại phụ thuộc vào nhận thức chính sách và thu nhập của họ, vì vậy không ấn định được số lượng người tham gia.
	5.1.3. Hình thức tổ chức thực hiên chính sách thông qua hệ thống các lĩnh vực khác nhau
	Đây là những hình thức thực hiện chính sách xã hội thông qua hệ thống hoạt động các lĩnh vực chung của xã hội. Ví dụ như đưa các nội dung thực hiện chính sách vào mạng lưới thông tin, internet, giáo dục, đào tạo...ở đây, vai trò của các cơ quan thực thi chính sách ở các cấp, các Bộ, ngành, cơ sở rất quan trọng. Trong hình thức tổ chức thực hiện chính sách xã hội này, nội dung các chính sách được thực hiện trong một thời gian dài, như chính sách phát hiện bồi dưỡng tài năng trẻ đất nước, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn ...).
	5.1.4. Hình thức tổ chức thực hiện“sốc”.
	Hình thức tổ chức thực hiện chính sách sách xã hội này áp dụng mang tính thời điểm và đột xuất, phải thực hiện dứt điểm trong một thòi gian ngắn. Thành công của chính sách thực hiện trong thời gian ngắn sẽ là tiền để tốt cho việc thực hiện các mục tiêu tiếp theo. Ví dụ như thực hiện chính sách bài trừ nạn ma tuý, buôn lậu...
	Vấn đề quan trọng khi sử dụng hình thức triển khai “sốc” trong tổ chức thực hiện chính sách là phải đưa ra được các cơ chế thực hiện rõ ràng, có cơ quan điều hành thực thi chính sách cụ thể; tránh cách làm theo kiểu phong trào rầm rộ được ít ngày rồi lại bỏ, khi bức xúc lại khuấy động lên một thời gian. Nếu như vậy hiệu quả thực hiện chính sách sẽ không như mong muốn.
	5.1.5. Hình thức tổ chức thực hiện“dần dần”.
	Đối với những chính sách xã hội quan trọng, thời hạn thực hiện dài, và không tùy thuộc hoàn toàn vào một phía là Nhà nước thì có thể sử dụng hình thức tổ chức thực hiện chính sách “dần dần” hay triển khai từ từ. Ví dụ, đốỉ với chính sách hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chính sách thu hút chất xám của kiều bào và ngưồi nước ngoài... Đây là một quá trình phức tạp mà hình thức thực hiện phải tinh tế và phải đi vào chiều sâu, phải tìm nhiều cách, nhiều cơ hội tiếp cận đối tượng của chính sách.
	Nói chung, việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội vào cuộc sống có thể thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Việc lựa chọn, xem xét sử dụng hình thức nào phụ thuộc vào năng lực của các chuyên gia và năng lực của các cơ quan thực thi chính sách.
	5.2. Các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách xã hội.
	Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách xã hội là tổng thể các cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng liên quan nhằm thực hiện được chính sách trên thực tế. Phương pháp tổ chức thực hiện một chính sách xã hội được hình thành dựa trên các phương pháp hoạt động quản lý của Nhà nước, mang tính thuyết phục và bắt buộc, về cơ bản, có thể chia thành một số nhóm phương pháp tổ chức thực hiện chính sách xã hội như sau:
	- Phương pháp thuyết phục;
	- Phương pháp cưỡng chế;
	- Phương pháp tổ chức;
	- Phương pháp kinh tế;
	- Phương pháp hành chính.
	Trong quá trình thực thi một chính sách xã hội, cần sử dụng một cách đúng đắn các phương pháp nói trên. Việc áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc điều kiện khách quan, trường hợp cụ thể, tùy thuộc năng lực quản lý của các cấp và năng lực của người lãnh đạo trong việc thực thi chính sách xã hội. Để đạt hiệu quả cao, việc tìm ra phương pháp tổ chức thực hiện chính sách xã hội cần tính đến các yêu cầu sau đây:
	- Phương pháp bảo đảm đi đến mục tiêu một cách nhanh chóng, đơn giản nhất.
	- Phương pháp bảo đảm đạt được tất cả mục tiêu nhánh của mục tiêu tổng thể.
	- Phương pháp có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trên cơ sở phân tích các ảnh hưởng khi áp dụng phương pháp đó.
	Một mặt cần chú trọng đến hiệu quả đạt được, mặt khác phải đảm bảo sự phù hợp với quan điểm chính trị, đặc trưng văn hoá và truyền thống nhân văn của dân tộc.
	5.2.1. Phương pháp thuyết phục.
	Phương pháp thuyết phục là phương pháp hữu hiệu trong tổ chức thực hiện các chính sách xã hội. Phương pháp này mang tính giáo dục, làm cho mọi ngưòi hiểu được mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách, đồng thời hiểu rõ được trách nhiệm của mình để thực hiện chính sách xã hội. Các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta thường hưống vào phương pháp giáo dục, thuyết phục để động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ xã hội nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Ví dụ, chính sách xã hội đối với những gia đình có công vói nước hướng vào giáo dục mọi người dân, mọi tổ chức, đoàn thể tri ân, tương trợ, giúp đỡ các gia đình có công với nước...
	Phương pháp thuyết phục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, có nghĩa là làm sao cho người dân phân biệt phải - trái, đúng - sai, lợi - hại...từ đó nâng cao tính tự giác trong thực hiện chính sách xã hội. Các hình thức thuyết phục cần phải phong phú, linh hoạt và hấp dẫn. Bên cạnh các phương pháp như mở lớp học tập, tổ chức hội thảo, truyền thông đại chúng, phim ảnh nghệ thuật, có thể giáo dục thông qua các điển hình người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua, học tập truyền thống...
	5.2.2. Phương pháp cưỡng chế
	Phương pháp cưỡng chế là việc sử dụng quyền lực đặc biệt của Nhà nước bắt buộc các đối tượng thực hiện các quy định đề ra trong chính sách xã hội. Ví dụ, chính sách lập lại trật tự đô thị, trong đó cần dẹp bỏ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè đường phố, xây dựng nhà lấn chiếm đất công cộng, sau khi thực hiện hình thức thuyết phục không có hiệu quả thì cần thiết sử dụng hình thức cưỡng chế.
	Tuy nhiên, việc sử dụng không hợp lý phương pháp cưỡng chế có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Nhưng nếu sử dụng hợp lý đúng lúc, đúng đối tượng thì phương pháp cưỡng chế là rất cần thiết. Chẳng hạn phương pháp này cần sử dụng trong cuộc đấu tranh với tội phạm ma tuý, xâm hại tài sản và an ninh quốc gia, trật tự xã hội... Bởi vì, đây là những tội phạm nghiêm trọng có thể gây ra những hậu quả tai hại khôn lường đối với đất nước.
	Thực tế cho thấy, kết hợp đúng đắn giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế là một yêu cầu quan trọng trong quá trình thực thi các chính sách xã hội. Những yêu cầu này xuất phát từ bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, với xu hướng dân chủ hóa, việc thực hiện các chính sách công ngày càng ít mang tính cưỡng chế, mà chú trọng phát huy tính dân chủ trong đời sống xã hội.
	5.2.3. Phương pháp tổ chức trong thực hiện chính sách xã hội
	Phương pháp này tác động lên các đối tượng chính sách xã hội thông qua các cơ quan, các tổ chức (Nhà nước, đoàn thể, tư nhân...). Ví dụ, để thực hiện trợ giúp người có công với cách mạng, Nhà nước thực hiện các biện pháp tác động lên các đối tượng thông qua một hệ thống từ Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Cục Thương binh - liệt sỹ và người có công đến các sở Lao động - thương binh và xã hội ở các địa phương, các Phòng Lao động - thương binh và xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội...
	5.2.4. Phương pháp kinh tế.
	Phương pháp kinh tế trong thực hiện chính sách xã hội là phương pháp tác động lên các đối tượng của chính sách, dựa vào các quy định cụ thể về thu hoặc chi, ví dụ như dùng lợi ích kinh tế để kích thích hoặc hạn chế một hoạt động hay hành vi nào đó.
	Tác động dựa trên lợi ích kinh tế cân bằng tạo ra động lực thúc đẩy cho việc thực hiện chính sách xã hội đạt hiệu quả. Động lực đó càng lớn nếu nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn với các lợi ích tồn tại trong hệ thống. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế chính là ở chỗ nó tác động vào lợi ích kinh tế của các đối tượng của chính sách xã hội, là chất xúc tác để các đối tượng của chính sách thực hiện đầy đủ các nội dung của chính sách xã hội.
	Phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của các đối tượng của chính sách, chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế, cho nên tác động rất nhạy bén, linh hoạt phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các đối tượng chính sách xã hội trong thực hiện chính sách. Phương pháp kinh tế là phương pháp quan trọng để tổ chức thực hiện chính sách xã hội thành công nhưng nó đòi hỏi có các quy định cụ thể có tính chất đòn bẩy kích thích lợi ích kinh tế, các chế độ thưởng phạt về kinh tế khi có thành tích hoặc vi phạm thực hiện chính sách xã hội.
	5.2.5. Phương pháp hành chính.
	Phương pháp hành chính trong thực hiện chính sách xã hội là phương pháp chủ thể quản lý tác động khách thể quản lý và đối tượng của chính sách thông qua các văn bản pháp quy, các mệnh lệnh hành chính và kiểm tra việc chấp hành các quy tắc, mệnh lệnh hành chính.
	Muốn thực hiện tốt một chính sách xã hội thì các cơ quan Nhà nước chỉ đạo triển khai chính sách đó phải có những quy định, thủ tục rõ ràng, đơn giản để người thực thi hiểu và làm theo. Ví dụ, để thực hiện chủ trương “đường thông hè thoáng”, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục để người dân trên địa bàn cư trú và người tham gia giao thông hiểu, thực hiện còn cần thiết sử dụng rộng rãi các biện pháp hành chính của chính quyền địa phương. Tự vệ, công an phường thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh, chặt chẽ các vi phạm nếu có.
CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH
1. Đặt vấn đề: Nêu lý do, tính cấp bách, cần thiết của chính sách.
2. Phân tích hiện trạng vấn đề.
3. Bối cảnh phát triển, Xu thế thế giới, Nhu cầu phát triển của Việt Nam, dự báo phát triển
4. Quan điểm chung.
5. Mục đích/ mục tiêu của chính sách (mục tiêu chung; mục tiêu cụ thể)
6. Các vấn đề ưu tiên đột phá.
7. Giải pháp thực hiện.
- Giải pháp tài chính.
- Giải pháp về CSVC.
- Giải pháp về nhân lực.
- Các giải pháp đặc thù.
8. Chu trình hành động, các giai đoạn hành động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế thực hiện - NXB Chính trị quốc gia - 1996
[2]. Chính sách lao động thương binh xã hội trong công cuộc đổi mới - NXB LĐXH 2001
[3]. Trần Xuân Kỳ - Giáo trình trợ giúp xã hội - NXB Lao động xã hội - 2008;
 [4]. Bùi Thị Chớm - Giáo trình Ưu đãi xã hội – NXB Lao động xã hội – 2009.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_luat_phap_ve_cac_van_de_xa_hoi.docx