Giáo trình Luật kinh tế (Mới)

Giới thiệu:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Luật kinh tế như khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh, chủ thể, vai trò của Luật kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm Luật kinh tế;

- Trình bày được lịch sử hình thành và phát triển của Luật kinh tế;

- Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Luật kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của xã hội;

- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu.

Nội dung chính:

1. Khái niệm Luật kinh tế

1.1. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế

a. Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế

- Điều chỉnh mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp như: Mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ, đây là nhóm quan hệ chủ yếu mà ngành Luật kinh tế điều chỉnh có các đặc điểm sau:

+ Phát sinh trực tiếp trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;

+ Chủ thể của nhóm quan hệ này là các doanh nghiệp;

¬¬+ Nhóm quan hệ này chủ yếu phát sinh thông qua Hợp đồng kinh tế.

- Điều chỉnh mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp

Quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với các Doanh nghiệp, có đặc điểm chung phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế, chủ thể tham gia nhóm quan hệ này có địa vị pháp lý khác nhau. Một bên là cơ quan quản lý kinh tế cấp trên, một bên là đơn vị kinh tế cấp dưới. Cơ sở pháp lý phát sinh quan hệ này là các văn bản quản lý.

Ví dụ: Quy định về ngành nghề kinh doanh; nghĩa vụ nộp thuế; các văn bản về bảo vệ tài nguyên môi trường .

- Điều chỉnh mối quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp: Các doanh nghiệp được cấu thành từng bộ phận, phân xưởng, đội sản xuất. việc sản xuất của bộ phận này được tiến hành trên cơ sở hạch toán nội bộ, hoặc chế độ khoán trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi bộ phận hợp thành có vai trò khác nhau trong việc tạo ra sản phẩm hay kết quả công việc giữa chúng phát sinh những quan hệ nhất định. Quan hệ đó người ta gọi là quan hệ nội bộ. Đặc điểm của nhóm quan hệ này là chúng phát sinh trong nội bộ một doanh nghiệp khi chúng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mỗi bộ phận hợp thành trong một doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân quan hệ nội bộ được điều chỉnh chủ yếu bằng các quy định của bản thân đơn vị đó nhưng phải phù hợp với Pháp luật.

Ví dụ: Quan hệ giữa các phân xưởng với nhau, giữa phân xưởng với các Phòng, ban, bộ phận.

b. Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế.

 - Phương pháp thoả thuận (bình đẳng): Là phương pháp chủ yếu điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp đó là các đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập với nhau. Theo phương pháp này những vấn đề mà các bên tham gia quan tâm đều được giải quyết trên cơ sở bình đẳng, thoả thuận bàn bạc.

- Phương pháp mệnh lệnh (quyền uy): Là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước chủ yếu để điều chỉnh quan hệ kinh tế phát sinh, trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh. Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí không bình đẳng, một bên là cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, một bên là các doanh nghiệp trực thuộc, bản chất của phương pháp này là thể hiện ở chỗ cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế có quyền đưa ra những quyết định bắt buộc đối với đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc ở mức độ nhất định, phương pháp này là sự cần thiết cho quản lý của Nhà nước.

Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (thuế), các quy định bắt buộc trong việc sản xuất kinh doanh, buôn bán, bảo vệ tài nguyên môi trường .

 

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 1

Trang 1

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 2

Trang 2

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 3

Trang 3

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 4

Trang 4

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 5

Trang 5

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 6

Trang 6

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 7

Trang 7

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 8

Trang 8

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 9

Trang 9

Giáo trình Luật kinh tế (Mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 74 trang xuanhieu 4620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật kinh tế (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật kinh tế (Mới)

Giáo trình Luật kinh tế (Mới)
5, 16, 17, 18 Luật phá sản 2004 bao gồm những người sau:
	- Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có đảm bảo một phần 
+ Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
+ Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.
	- Công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động.
	- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước: Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp đó;
	- Cổ đông các công ty cổ phần: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty;
	- Thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy công ty hợp danh đó lâm vào tình trạng phá sản;
	- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
	Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp một khoản tiền tạm ứng phí phá sản theo quy định của toà án trừ trường hợp người nộp đơn là đại diện người lao động.
b. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản (trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản là người lao động, thì ngày thụ lý đơn là ngày toà án nhận được đơn);
- Những trường hợp doanh nghiệp mở thủ tục phá sản rơi vào trường hợp đặc biệt như an ninh, quốc phòng, tài chính, ngân hàng hoạt động công ích thì toà án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi có đầy đủ các điều kiện nộp đơn theo quy định của Chính phủ.
- Các trường hợp sau đây, toà án phải ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Người nộp đơn không có quyền nộp đơn;
+ Có toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
+ Có căn cứ rõ dàng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có sự gian rối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;
+ Doanh nghiệp chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản.
- Sau khi thụ lý đơn doanh nghiệp phải cung cấp cho toà án những giấy tờ, tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật;
- Thủ tục phá sản có thể được kết thúc ngay ở giai đoạn nhận và thụ lý đơn nếu toà án ra quyết định tuyên bố phá sản vì thấy doanh nghiệp không còn tài sản hoặc không đủ để nộp tiền tạm ứng phí phá sản, hoặc thanh toán phí phá sản.
c. Thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản
	Theo luật phá sản 2004, thẩm quyền giải quyết phá sản được quy định cho tất cả toà án cấp tỉnh và cấp huyện.
- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại địa bàn cấp tỉnh đó.
- Trong trường hợp cần thiết, tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với vụ phá sản thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện.
d. Mở thủ tục phá sản
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tòa án phải xem xét và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, có một số hệ quả pháp lý phát sinh đối với doanh nghiệp là:
+ Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ chức quản lý, thanh lý tài sản;
+ Trong trường hợp cần thiết, nếu xét thấy người quản lý, điều hành của doanh nghiệp không có khả năng quản lý và điều hành hoặc điều hành doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp theo đề nghị của hội nghị chủ nợ, thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp bị cấm và bị hạn chế thực hiện một số hoạt động nhất định kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản như cắt giấu, tẩu tán tài sản, thanh toán nợ không có đảm bảo, từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ... 
- Sau khi quyết định mở thủ tục phá sản được đăng báo theo quy định các chủ nợ có quyền đòi nợ đối với doanh nghiệp. Khi thực hiện quyền đòi nợ, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến toà án trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng báo cuối cùng về quyết định mở thủ tục phá sản.
2.2 Tổ chức hội nghị chủ nợ và tổ chức lại hoạt động kinh doanh
a. Hội nghị chủ nợ
- Theo quy định của luật phá sản 2004, hội nghị chủ nợ là chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình giải quyết phá sản. Thẩm phán được phân công phụ trách thủ tục phá sản là người có thẩm quyền triệu tập hội nghị chủ nợ
- Thành phần của hội nghị chủ nợ bao gồm người có quyền và nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ.
+ Người có quyền tham gia hội nghị chủ nợ gồm: Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền;
+ Người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ là người nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản (chủ doanh nghiệp; cổ đông công ty cổ phần...);
- Điều kiện để hội nghị chủ nợ hợp lệ là:
+ Có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có đảm bảo tham dự;
+ Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ.
- Việc triệu tập hội nghị chủ nợ có thể được tiến hành một lần hoặc hai lần phụ thuộc vào điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ hoặc theo ý kiến của đa số chủ nợ có mặt ở hội nghị biểu quyết hoặc hội nghị chủ nợ;
- Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày hoãn hội nghị chủ nợ.
- Giấy triệu tập hội nghị chủ nợ phải được gửi cho người có quyền và nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc hội nghị.
b. Tổ chức lại hoạt động kinh doanh
- Xây dựng và thông qua phương án phục hồi sản xuất kinh doanh:
+ Theo điều 68 luật phá sản 2004, thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ;
+ Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do doanh nghiệp đó xây dựng hoặc có thể do bất cứ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng và được nộp cho toà án;
+ Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ;
+ Thời hạn xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là 30 ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, thẩm phán phải xem xét phương án phục hồi đó để có thể ra quyết định đưa phương án ra hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung phương án đó nếu thấy chưa bảo đảm các nội dung của một phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
+ Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét thông qua bằng nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần thứ 2. Hội nghị chủ nợ lần này được tổ chức trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thẩm phán quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ra hội nghị chủ nợ;
+ Sau khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết đó, nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên liên quan.
- Thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
+ Cứ 6 tháng một lần, doanh nghiệp phải gửi cho toà án báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi của mình;
+ Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là 3 năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của toà án công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi;
+ Phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể được các chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã thoả thuận để sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện và được thẩm phán ra quyết định công nhận;
- Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
	Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
+ Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.
- Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như khi có quyết định mở thủ tục phá sản;
- Khi có quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp đó được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản;
- Ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án đã bị đình chỉ khi có quyết định mở thủ tục phá sản của toà án sẽ được tiếp tục tiến hành.
- Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định toà án phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự để tiếp tục thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
2.3. Thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán nợ
a. Thủ tục thanh lý tài sản
	Thanh lý tài sản là thủ tục được áp dụng nhằm mục đích phân chia một cách hợp lý và công bằng tài sản còn lại của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cho các chủ thể có quyền lợi liên quan; 
	Theo điều 78, 79, 80 của luật phá sản 2004, thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu;
- Hội nghị chủ nợ không tán thành trong các trường hợp sau:
+ Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ hoặc đại diện người lao động;
+ Không đủ số chủ nợ quy định tham gia hội nghị chủ nợ sau khi hội nghị chủ nợ đã hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ hoặc đại diện người lao động.
- Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ;
- Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
+ Doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi họt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết;
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ.
- Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất;
+ Doanh nghiệp không xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết;
+ Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác.
b. Thanh toán nợ
	Theo luật phá sản 2004 việc phân chia tài sản được thực hiện theo những quy định sau:
- Các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được sử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn;
- Các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó;
+ Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
+ Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.
- Các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:
+ Giá trị tài sản của doanh nghiệp dùng để thanh toán phí phá sản;
+ Giá trị tài sản của doanh nghiệp được trả cho các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
+ Giá trị tài sản của doanh nghiệp dùng để thanh toán các khoản nợ không có bảo đảm của các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc, nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình, nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng;
- Khi doanh nghiệp không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản, thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
2.4. Tuyên bố phá sản
- Đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản;
- Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong các trường hợp đặc biệt như (không đủ để nộp tiền tạm ứng phí phá sản hay không đủ để thanh toán phí phá sản);
- Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, và đồng thời chấm dứt nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ chưa được thanh toán;
- Quyết định tuyên bố phá sản phải được gửi cho doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh và phải thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ doanh nghiệp bị phá sản, đồng thời phải được đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp;
- Sau khi nhận được quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
- Học sinh tự đưa ra các điều kiện cần và đủ để một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và tiến hành trình tự, thủ tục để giải quyết phá sản doanh nghiệp đó;
- Học sinh tập viết đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp theo nội dung đã học.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_luat_kinh_te_moi.doc